Đẩy Nhanh Và Tăng Cư Ờ N G Hiệu Quả Công Tác Quy Hoạch Phát Triển Du Lịch.

môn nghiệp vụ để khuyến khích việc rèn luyện nâng cao tay nghề của các cán bộ công nhân viên công tác trong ngành du lịch.

Có các chính sách thu hút các nguồn nhân lực trẻ có trình độ chuyên ngành cao về du lịch. Có những biện pháp thu hút nhân tài về tỉnh, tạo điều kiện để những sinh viên mới ra trường có cơ hội được làm việc trong các đơn vị quản lý du lịch của huyện.

Cần phải tổ chức, đào tạo bồi dưỡng kiến thức cộng đồng về phát triển du lịch cho nhân dân bản địa. bởi người nông dân sẽ là những hướng dẫn viên trên chính mảnh đất của mình. Từ đó người dân có thể nhận thức được lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài nhằm tăng cường ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, văn minh du lịch và bảo vệ môi trường cảnh quan du lịch tại các điểm du lịch của tỉnh.

3.2.5 Đẩy nhanh và tăng cư ờ n g hiệu quả công tác quy hoạch phát triển du lịch.

Cần có các chiến lược, chính sách về công tác quy hoạch phát triển du lịch thống nhất, đồng bộ từ Trung ương tới địa phương, từ toàn thành phố tới từng khu vực cụ thể. Việc quy hoạch cần được đưa ra các phương án tối ưu đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội cao.

Đẩy mạnh đầu tư quy hoạch phát triển du lịch theo hướng phát triển bền vững. Trong công tác xây dựng quy hoạch cần tính đến vấn đề khai thác sử dụng hợp lý và phát triển các nguồn tài nguyên du lịch, đảm bảo sự phát triển bền vững của hệ sinh thái đồng thời bảo tồn được các giá trị của các tài nguyên đó.

Chú ý tập trung nâng cao chất lượng quản lý thực hiện quy hoạch. Tổ chức tuyên truyền rộng rãi trên mạng internet, trên các phương tiện thông tin đại chúng...các quy hoạch đã được phê duyệt. Phát huy vai trò của các cộng đồng dân cư trong việc xây dựng và quản lý quy hoạch. Đối với một số quy hoạch lớn, quan trọng, cần có sự tham gia của các chuyên gia quốc tế hoặc do các tổ chức quốc tế thực hiện.

Căn cứ vào quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của thành phố tiến hành rà soát lại những quy hoạch đã có, hoàn thành dứt điểm những quy hoạch còn dở dang; chuẩn bị khai thác các khu du lịch trọng điểm còn chưa quy hoạch.

Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm để xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch: du lịch văn hoá, du lịch lễ hội, nhất là du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí tại các điểm du lịch. Lập quy hoạch chi tiết khu du lịch sườn Tây núi Ba Vì, xúc tiến đầu tư triển khai dự án khu du lịch Hồ Suối Hai, dự án cụm di tích lịch sử - văn hoá: Đền Hạ - Đền Trung - Đền Thượng; khu du lịch Hồ Cẩm Quỳ, nước khoáng nóng Thuần Mỹ…

Hoàn thiện quy hoạch chi tiết và xúc tiến đầu tư các điểm du lịch mới; phối hợp với các ngành của thành phố, đẩy nhanh tiến độ thực hiện quy hoạch chi tiết khu du lịch Suối Hai, khu du lịch sườn Tây núi Ba Vì, cụm di tích lịch sử văn hoá: Đền Hạ - Đền Trung - Đền Thượng; khu du lịch Hồ Cẩm Quỳ; quy hoạch khu vực nước khoáng nóng Thuần Mỹ; quy hoạch du lịch nông nghiệp, du lịch cộng đồng, tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư khai thác du lịch trên địa bàn huyện.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

3.2.6. Đa dạng hoá các sản phẩm du lịch.


Phát triển du lịch nông thôn tại Ba Vì – Hà Nội - 12

Để phát triển du lịch nông thôn bền vững, chúng ta cần xây dựng sản phẩm du lịch nông thôn ở Ba Vì mới lạ, hấp dẫn, bền vững. Du khách được trực tiếp tham gia vào những công việc rất giản dị như lội ruộng, tát cá, trồng rau, làm ra các sản phẩm thủ công truyền thống...kết hợp với việc thăm quan các cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hoá của địa phương.

Sau đây là ví dụ một vài chương trình du lịch được tác giả luận văn xây dựng với mục đích giới thiệu:

Tour 1: Về với tuổi thơ.

Thời gian: 2 ngày 1 đêm (cuối tuần).

Phương tiện: Ô tô + Xe đạp (Áp dụng cho đoàn hay cá nhân).

Ngày 01: Hà Nội – Làng Phú Châu.

Sáng: Du khách tập trung tại điểm hẹn và bắt đầu hành trình “Về với tuổi thơ”. Đến làng, du khách sẽ tham quan các địa điểm đặc trưng của Làng Phú Châu sau đó trở về mỗi một nhà dân.

Trưa: Du khách thưởng thức cơm quê đạm mạc cùng với người dân và nghỉ ngơi.

Chiều: Du khách tham gia các cuộc thi do Công ty Du lịch tổ chức với sự hướng dẫn của người dân như: cấy lúa, bắt cá, trồng rau, thổi cơm…

Tối: Du khách thưởng thức các sản phẩm của mình và tham gia chương trình giao lưu văn nghệ “Cây nhà là vườn” với người dân trong thôn. Ngủ đêm tại nhà dân.

Ngày 02: Tham quan làng nghề nón lá.

Sáng: Du khách đạp xe đạp đi tham quan làng nghề nón lá, học các kỹ thuật làm nón của người dân trong vùng.

Trưa: Du khách trở lại nhà dân để ăn trưa.

Chiều: Nghỉ ngơi và mua sắm quà quê tại Chợ quê của làng. Sau đó trở về Hà Nội. Kết thúc chuyến đi.

Tour 02: Ngày mùa

Thời gian: vào vụ sản xuất chè.

Phương tiện: Ô tô + Xe đạp (hoặc theo nhu cầu của khách)

- TOUR 1 ngày: Nông dân đích thực.

Sáng: Du khách tập trung tại điểm hẹn và trở về làng Đá Chông, xã Minh Quang. Du khách sẽ được cung cấp những nông cụ thiết yếu để tham gia vào công việc thu hoạch và sản xuất chè: giỏ đựng chè, nón, mũ,…

Trưa: Du khách thưởng thức các món ăn đậm chất nông thôn (cơm – cà – rau – nước tương…).

Chiều: Du khách tham quan làng nghề chế biến chè khô: học các kỹ thuật xao, ướp chè...của các hộ gia đình. Sau đó, du khách mua sắm quà quê tại Chợ của làng và trở về điểm xuất phát.

- TOUR 2 ngày: K9 Đá Chông – Làng nghề chế biến chè khô Ngày 01: Thăm quan Đá Chông.

Sáng: Du khách tập trung tại điểm hẹn và lên đường thăm K9. Sau đó lên đường về thôn Minh Quang.

Trưa: Du khách thưởng thức các món ăn đậm chất nông thôn (cơm – cà – rau – nước tương…) tại làng.

Chiều: Du khách tham gia các trò chơi đậm chất dân gian đầy hấp dẫn và sôi động.

Tối: Tham gia giao lưu văn hóa văn nghệ với bà con nông dân địa phương.

Ngày 02: Làm người nông dân thực thụ.

Sáng: Du khách tham quan làng nghề chế biến chè khô. Sau đó ăn trưa.

Chiều: Du khách sẽ được người dân hướng dẫn các công đoạn làm chè khô. Du khách có thể thưởng thức và mua sản phẩm của mình về làm quà cho bạn bè, gia đình và đồng nghiệp.

Sau đó, Du khách trở về Hà Nội, trên đường đi ghé mua đặc sản sữa Ba Vì. Du khách về điểm hẹn ban đầu, kết thúc chuyến đi.

Bên cạnh đó, đối với mỗi đối tượng khách có nhu cầu khác nhau thì chúng ta sẽ đưa ra những chương trình cụ thể sao cho phù hợp. Đặc biệt là các sinh viên Việt Nam học của Việt Nam hay nước ngoài có nhu cầu nghiên cứu về văn hóa làng quê Việt Nam cần tạo ra chương trình DLNT chuẩn để đáp ứng mục đích nghiên cứu và học tập của họ.

3.2.7. Phát triển Du lịch nông thôn theo hướng bền vững

Để phát triển bền vững Du lịch nông thôn thì cần phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

Phải thể hiện r vai trò của nhà nước (đường lối, chính sách, ngân sách phát triển du lịch nông thôn của nhà nước Trung ương và địa phương) .

Đảm bảo công bằng cho các chủ thể tham gia.

Chủ thể tham gia sản xuất du lịch chính là nông dân và đem lại lợi ích cho họ.

Du lịch phải dựa vào cộng đồng và phát huy nội lực của địa phương.

Du lịch phải dựa trên giá trị văn hóa, lối sống truyền thống của cư dân bản địa làng xã và bảo vệ môi trường; luôn đổi mới và tạo sự khác biệt.

Mô hình phát triển du lịch nông thôn ở mỗi địa phương phải bảo đảm tăng cường liên kết theo chiều dọc và chiều ngang để làm phong phú thêm sản phẩm; thống nhất hành động trên cơ sở phân chia lợi ích giữa các chủ thể tham gia vào hoạt động kinh doanh du lịch .

Các nguyên tắc này là cơ sở để tạo ra chuỗi sản phẩm DLNT. Chuỗi cung cấp sản phẩm du lịch nông thôn được tạo ra bởi một hệ thống các nhà cung cấp. Hệ thống này bao gồm.


Chuỗi sản phẩm DLNT


Các trung gian marketing: các phương tiện truyền thông, các đại lý du lịch, các hãng lữ hành, hệ thống phân phối sản phẩm du lịch qua mạng internet, hệ thống đặt

chỗ.

Các tổ chức

/doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hỗ trợ: ngân hàng, bảo hiểm, y tế , thể thao, văn hóa , giáo dục, ngoại giao, xuất nhập cảnh, giao thông, ban quản

lý…

Các nhà cung cấp


Các nhà cung cấp đầu vào: điện, nước, thực phẩm, đồ uống, vật liệu xây dựng, phương tiện giao thông


Các tổ chức/cá nhân cung ứng dịch vụ: lưu trú, nhà hàng, vận chuyển khách, vui chơi giải trí,

Các cơ quan quản lý Nhà nước trực tiếp về DL ở Trung Ương và địa phương: Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch....


Để phát triển du lịch nông thôn, chúng ta cần phải đảm bảo các nguyên tắc trên. Nếu phát triển không hợp lý sẽ dẫn đến các hệ lụy sau đây:

- Phát triển nhanh, quá tải về sức chứa cả vật lý, tâm lý và môi trường, ùn tắc giao thông, thay đổi văn hóa truyền thống của cộng đồng làm cho nông thôn trở thành thành thị.

- Xung đột về lợi ích giữa các thành phần tham gia vào kinh doanh du lịch: Công ty lữ hành, chính quyền địa phương, người dân…

Tại đại hội X, Đảng ta đã xác định “Hiện nay và trong nhiều năm tới, vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn vẫn có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng. Phải luôn luôn coi trọng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn”[52].

Tuy xuất hiện trước du lịch sinh thái, nhưng du lịch nông thôn ít được biết đến, bởi sức ảnh hưởng của du lịch nông thôn bấy giờ chỉ ở mức độ các hoạt động trong trang trại và được coi như là một nguồn thu nhập thêm của các trang trại. Trong khi đó, du lịch sinh thái ra đời trong bối cảnh hình thành những loại hình du lịch có trách nhiệm với môi trường. Du lịch sinh thái đã thu hút sự quan tâm của nhiều tổ chức bảo tồn thiên nhiên và của nhiều quốc gia thế giới. Du lịch sinh thái phát triển mạnh đến mức trở thành một hiện tượng của ngành du lịch. Không dừng lại ở đó, tiếp nối các loại hình du lịch có trách nhiệm với môi trường là các loại hình du lịch có trách nhiệm với cộng đồng ra đời, từ đó chúng ta có các khái niệm du lịch chống đói nghèo, du lịch bản địa, du lịch cộng đồng... và khái niệm du lịch bền vững ra đời.

3.2.8. Giải pháp về tăng cường công tác quản lý của địa phương

Hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý dịch vụ du lịch, mở các lớp cho cán bộ chính quyền các địa phương nâng cao nhận thức về phát triển du lịch, xây dựng các quy ước của các làng trong khai thác du lịch, tránh tình trạng làm ăn chụp giật.

Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân thành phố kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về du lịch từ thành phố xuống đến huyện, đề nghị bổ sung biên chế chuyên trách về du lịch tại phòng kinh tế huyện. Kiện toàn và hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý tại các khu, điểm du lịch trọng điểm của huyện. Thành lập các ban quản lý khu du lịch trực thuộc Sở Văn hóa Thể thao và du lịch tại các địa phương, khu du lịch sinh thái, làng nghề trên địa bàn huyện. Với các chức năng nhiệm vụ chủ yếu như quản lý và bảo vệ tài nguyên du lịch theo quy hoạch, quản lý quy hoạch và các hoạt động đầu tư xây dựng trong khu du lịch, quản lý các hoạt động khai thác tài nguyên kinh doanh du lịch, quản lỳ và điều tiết các nguồn thu từ vé danh lam, phí khai thác tài nguyên nộp vào ngân sách huyện, cấp phép kinh doanh dịch vụ du lịch cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch đủ điều kiện.

Đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách, cụ thể hóa các văn bản luật, các văn bản quản lý khai thác tài nguyên du lịch có sự tham gia của nhiều ngành, nhiều cấp tạo nên hành lang pháp lý thống nhất cho hoạt động

khai thác tài nguyên du lịch. Căn cứ vào các hướng dẫn thi hành Luật du lịch năm 2009 của chính phủ, ngành du lịch huyện cần tập trung tham mưu cho Uỷ ban nhân dân thành phố xây dựng và ban hành quy chế quản lý khai thác bảo vệ tài nguyên du lịch, nội quy, quy định về kinh doanh dịch vụ trong khu du lịch làm cơ sở pháp lý cho việc quản lý khai thác tài nguyên của các ban quản lý khu du lịch trong giai đoạn tới.

3.2.9. Giải pháp nâng cao nhận thức cộng đồng

Một trong những những nhiệm vụ quan trọng trong công tác phát triển du lịch nông thôn là nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư về loại hình du lịch này. Đây là một công việc có tính xã hội hoá, là nhiệm vụ của toàn dân, của cộng đồng cư dân huyện Ba Vì. Nếu không có sự hỗ trợ và tham gia của người dân sống trong huyện thì công tác bảo vệ các các giá trị của cảnh quan nông thôn sẽ không thể đạt kết quả tốt. Do đó, việc tuyên truyền nâng cao nhận thức cũng như tạo điều kiện thuận lợi và nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng dân cư trong huyện là yếu tố then chốt để đảm bảo thành công trong công tác phát triển du lịch nông thôn.

3.2.10. Giải pháp liên kết giữa cộng đồng với các doanh nghiệp lữ hành

Việc liên kết giữa hai lực lượng này là một điều quan trọng giúp du lịch nông thôn phát triển. Bởi các công ty lữu hành có vai trò rất to lớn để tạo nguồn khách về vùng nông thôn, là người khai thác các giá trị ở một điểm nông thôn đưa vào sản phẩm du lịch của công ty, là cầu nối giữa người dân, hộ dân cung cấp dịch vụ tại địa phương với khách du lịch. Để làm được điều này doanh nghiệp du lịch cần xác định người nông dân là chủ thể trong chuỗi giá trị sản phẩm du lịch nông thôn. Doanh nghiệp cần hỗ trợ xây dựng sản phẩm du lịch bằng cách tạo ra sự khác biệt về dịch vụ, sản phẩm giữa địa phương này với địa phương khác, hộ này với hộ khác. Quảng bá hình ảnh du lịch địa phương tới khách hàng. Một công ty lữ hành có tiềm năng nên nhận đỡ đầu cho ít nhất một hộ dân hay một hoạt động nào đó phục vụ cho du lịch tại địa phương. Doanh nghiệp du lịch tham gia hướng dẫn và đào tạo người dân cung cấp dịch vụ phục vụ khách du lịch. trong việc phát triển du lịch nông thô ty lữ hành trong việc phát triển du lịch nông thôn

3.3.Các kiến nghị để phát triển du lịch nông thôn ở huyện Ba Vì

3.3.1. Kiến nghị với Thành phố


Trong những năm qua hoạt động du lich trên địa bàn huyện Ba Vì luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ của các cấp, các ngành. Song việc phát triển kinh tế của huyện Ba Vì còn nhiều khó khăn, tiềm năng phát triển du lịch rất lớn nhưng việc đầu tư các dự án còn chậm, chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch. Để công tác phát triển du lịch của huyện Ba Vì được thành công, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố :

- Đề nghị Thành uỷ, UBND, các Sở, ngành của Thành phố Hà Nội chỉ đạo sớm triển khai thực hiện dự án khu du lịch Hồ Suối Hai; cụm di tích Lịch sử - Văn hoá: Đền Hạ - Đền Trung - Đền Thượng; khu du lịch Hồ Cẩm Quỳ, khu du lịch sườn Tây núi Ba Vì.

- Đầu tư kinh phí cho các dự án quy hoạch: du lịch sườn Tây núi Ba Vì, khu điều dưỡng nước khoáng nóng Thuần Mỹ, rà soát quy hoạch tổng thể phát triển du lịch huyện Ba Vì.

Tiếp tục hỗ trợ về nguồn vốn để đầu tư cơ sở hạ tầng đến các điểm du lịch như: đường giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống điện, cấp nước sạch. Trước mắt là đường vào khu du lịch xung quanh Hồ Suối Hai, đường nối VQG Ba Vì – Ao Vua, đường vào khu du lịch Suối Mơ.

- Đề nghị với Thành phố, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn có quy chế nhằm khai thác du lịch khu VQG Ba Vì, các làng nông nghiệp có hiệu quả.

Đề nghị Trung tâm thông tin và xúc tiến du lịch Hà Nội:

- Tạo điều kiện giúp UBND huyện Ba Vì xây dựng Website du lịch nhằm cung cấp thông tin cho khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp du lịch quảng bá hình ảnh của mình tới du khách trong và ngoài nước.

- Kết nối các tuor du lịch về với các khu du lịch Ba Vì.

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 20/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí