Đánh Giá Về Tiềm Năng Và Thực Trạng Khai Thác Du Lịch Nông Thôn Tại

Thời gian thăm quan và chương trình tuỳ theo sự lựa chọn của du khách.

CHƯƠNG TRÌNH 2: Du lịch trang trại đồng quê - Tản Đà Resort 2 ngày

Ngày 01: Hà Nội – Nông Trại đồng quê (Ăn trưa, tối) 07h00: Xe và Hướng dẫn viên đón Quý khách tại điểm hẹn khởi hành đi Ba Vì. 09h00:Đến trang trại du lịch đồng quê. Nghỉ ngơi.

10h00: Đi bộ qua cánh đồng lúa sang nhà Đất. Tham quan nhà Đất và các nông cụ từ thời xưa:

+ Tham gia hoạt động nông nghiệp: tát nước gầu sòng, cấy lúa, xay lúa, giã gạo và nướng cá bằng rơm. (Có thể kết hợp team building với các hoạt động này như thi úp nơm bắt cá, thi cấy lúa thẳng hàng…).

+ Thưởng thức cá nướng đậm chất hương vị đồng quê cuốn rau thảo dược.

Tham quan vườn rau thảo dược bản địa an toàn sạch gốc thiên nhiên.

+ Tham gia lớp học tráng bánh cuốn và thưởng thức…

12h00: Trở về trang trại, nghỉ ngơi. Ăn trưa với các sản vật tươi lành từ trang trại. 14h00: Tham quan Trang trại đồng quê với khu rừng trúc, khu đồi đá và khu

trồng trọt, chăn nuôi nhỏ.

Tham gia vào các hoạt động thể thao và các trò chơi dân gian: đá bóng, billax, bóng bàn, bóng chuyền, kéo co…

16h30: Trở về Trang trại đồng quê nghỉ ngơi, mua sắm đồ lưu niệm.

Lên xe về Tản Đà Resort. Quý khách nghỉ đêm tại Tản Đà resort. Tự do tham quan và dạo chơi tại đây.

Ngày 02: Tản Đà Resort - Hà nội (Ăn sáng, trưa)

Quý khách dậy sớm, tận hưởng không khí trong lành của khu du lịch. Ăn sáng. Tự do ngâm mình trong bể khoáng nóng, thưởng thức phong cảnh thiên nhiên hữu tình, tham gia các hoạt động vui chơi giải trí tại khu Resort ( chi phí tự túc ).

11h00: Ăn trưa tại khu du lịch

12h30: Trả phòng khách sạn. Xe đón Quý khách trở về Hà Nội

2.3.2. Đánh giá về tiềm năng và thực trạng khai thác du lịch nông thôn tại

Ba Vì

2.3.2.1. Phân tích thực trạng khai thác du lịch nông thôn ở Ba Vì

Việc phát triển du lịch nông thôn ở Ba Vì đang ở tình trạng hoạt động nhỏ lẻ, manh mún, tự phát, thiếu sự định hướng, chỉ đạo sát sao và hỗ trợ kịp thời đồng bộ của các cấp quản lý.

Sự nhỏ lẻ trên thể hiện ở việc xuất hiện mô hình du lịch nông nghiệp nhỏ lẻ như các trang trại, trong đó có thể kể đến Trang trại Đồng Quê Ba Vì, cách trung tâm thành phố Hà Nội 65 km, toạ lạc trên một khu đồi nhỏ xinh xắn, tựa lưng vào dãy núi Ba Vì. Trang trại nằm trong vùng ngoại thành phía tây Hà Nội có địa hình thiên nhiên nông nghiệp rất đẹp và đa dạng (rừng, hồ, ao, suối, sông ngòi). Đến đây chúng ta được tham gia các hoạt động đặc biệt của trang trại như: đi xe công nông quanh làng, úp cá, cấy lúa, tự sao chè, hái chè, nướng cá ngoài trời, đi thuyền trên đầm sen, hái sen... Trang trại Đồng quê là thuộc loại hình Du lịch trang trại có quy mô nhỏ, chủ nhân là bà Ngô Kiều Oanh. Mô hình mới chỉ mô phỏng cuộc sống cũng như không gian làng quê Việt chứ chưa thật sự đi sâu vào Du lịch nông thôn.

Trang trại đồng quê Ba Vì – Nguồn https www google com vn search q trang tr E1 BA A1i C4 1Trang trại đồng quê Ba Vì – Nguồn https www google com vn search q trang tr E1 BA A1i C4 2


Trang trại đồng quê Ba Vì – Nguồn: https://www.google.com.vn/search?q=trang+tr%E1%BA%A1i+%C4%91

Theo thống kê của Phòng Văn hoá thông tin huyện Ba Vì, trong 3 năm qua tổng doanh thu du lịch đạt được 530 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 15,3%, doanh thu xã hội đạt 37 tỷ đồng; Tổng lượt khách đạt 6.606.400 lươt người. Riêng trong năm 2013 tổng lượt khách đến thăm quan tại Ba Vì là 2,3 triệu lượt khách. Đặc biệt việc đầu tư cơ sở hạ tầng từ nguồn ngân sách và từ các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn đã được quan tâm. Sau 3 năm, tổng nguồn vốn đầu tư đạt 675 tỷ đồng, trong đó vốn của các doanh nghiệp là 375 tỷ đồng chiếm 51%. Công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch được duy trì thường xuyên, có nhiều đổi mới cả về hình thức và nội dung như đăng tải hình ảnh du lịch

Ba Vì trên Website của Tổng cục Du lịch Việt Nam, tổ chức truyền hình trực tiếp chương trình khai trương Du lịch hàng năm từ đó đã thu hút được nhiều du khách đến với Ba Vì. Tuy nhiên, trong số kết quả đạt được trên thì số liệu của Du lịch nông thôn là rất ít hay thậm chí bị lẫn vào các loại hình du lịch khác. [51]

Công tác quản lý nhà nước về du lịch được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo, các đơn vị kinh doanh du lịch luôn chấp hành tốt các quy định của nhà nước về hoạt động du lịch. Hiện nay trên địa bàn huyện có 15 đơn vị kinh doanh du lịch với các sản phẩm chủ yếu như: Du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng, du lịch tâm linh và nghỉ dưỡng. Trong đó sản phẩm du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng đang là những lĩnh vực có hiệu quả nhất, thu hút nhiều du khách tham gia. Điền hình một số đơn vị đang hoạt động có hiệu quả cao như: Du lịch Ao Vua, Du lịch Khoang Xanh, Khu Du lịch Thiên Sơn Suối Ngà, Khu du lịch Tản Đà Resort. Như vậy, loại hình du lịch nông thôn tại đây chưa được các đơn vị lữ hành quan tâm hay chú trọng quảng bá.

Người nông dân cũng chưa được chuẩn bị bằng những lớp tập huấn về dịch vụ du lịch, nhà cửa chưa phù hợp với quy định và bấp bênh mức giá thuê.

Đã sáp nhập vào Thủ đô Hà Nội từ năm 2008, nhưng cho đến nay, du lịch Ba Vì nói chung và du lịch n ô n g t h ô n Ba Vì n ó i r i ê n g vẫn c h ư a có những bước phát triển vư ợ t bậc, vẫn c h ư a tạo đư ợ c một vị thế tương xứng với tiềm năng của vùng trong nghành du lịch nói chung của thủ đô.

Hiện nay, hoạt động du lịch của huyện chủ yếu tập trung khai thác các tài nguyên tự nhiên và nhân văn, bao gồm các danh lam, thắng cảnh, các di tích lịch sử văn hoá, các làng nghề truyền thống…và chủ yếu tập trung tại các điểm du lịch chủ yếu như Ao Vua, Khoang Xanh, Đầm Long…còn rất nhiều các điểm du lịch khác của huyện thì vẫn đang n h ư “giấu mình”. Nếu có chăng thì mới chỉ khai thác trên những cái có sẵn, chưa có sự đầu tư quy hoạch hợp lý, chưa liên kết các địa điểm và trải nghiệm ở làng quê lại với nhau.

Tại những nơi chưa được đầu tư khai thác hợp lý là vậy, nhưng chính tại các điểm du lịch đã và đang được khai thác cũng chưa được quan tâm đầu tư nâng cấp, các sản phẩm du lịch còn đơn điệu, thiếu sức hấp dẫn. Ngay tại các điểm du

lịch “lớn” của huyện như Khu du lịch Ao Vua, Khu du lịch Khoang Xanh, Khu du lịch Đầm Long thì ngoài việc tham quan phong cảnh du khách cũng chỉ có thể chơi ở các bể bơi, hay đi tàu siêu tốc – đều là các dịch vụ đã trở nên “quá cũ” đối với du khách. Tại những điểm du lịch nông thôn còn chưa xây dựng được các sản phẩm du lịch mới hấp dẫn, chưa tạo được thương hiệu riêng trong lòng du khách thì làm sao có thể giữ chân được du khách. Đó là lý do tại sao mà phần đông du khách chỉ đến Ba Vì một lần chứ không có lần thứ hai.

Trên địa bàn toàn huyện hiện có hơn 200 di tích lịch sử văn hoá – kiến trúc nghệ thuật các loại, trong đó một số di tích như Đình Tây Đằng, Đình Chu Quyến đư ợ c xếp vào loại di tích đặc biệt quan trọng cấp quốc gia; các đình Thụy Phiêu, Thanh Lũng, và Tây Đằng là 3 trong số 6 ngôi đình cổ nhất Việt Nam. Các di tích này đều có giá trị lớn về mặt lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật và đều có khả năng khai thác phục vụ du lịch. Tuy nhiên, thời gian qua, việc khai thác các tài nguyên này vào phục vụ du lịch vẫn chưa thực sự hiệu quả. Một thời gian dài những địa điểm này đã bị “lãng quên” do không được khai thác. Khách nào biết thì tự đến thăm. Vì vậy mà du khách không khỏi ngạc nhiên trước không khí vắng vẻ, trầm lặng nơi đây. Mới đây, đình cổ Tây Đằng cùng một số các di tích văn hoá lịch sử khác đã được đưa vào khai thác trong một số tuor du lịch, nhưng vẫn không có sự thay đổi lớn về lượng khách đến thăm.

Bên cạnh đó, huyện cùng Thành phố cũng đã có nhiều những dự án đầu tư nâng cấp các di tích này, đặc biệt là hai di tích đình Tây Đằng và đình Chu Quyến, trong đó riêng tổng số vốn đầu tư nâng cấp đình Tây Đằng đã lên đến ngót 6 tỉ đồng. Tuy nhiên, việc trùng tu lại không tuân theo nguyên bản gốc, dẫn đến phá vỡ cảnh quan và lối kiến trúc truyền thống, tước bỏ những giá trị về mặt thời gian và lịch sử to lớn của chúng.

Toàn huyện có 17 làng nghề được công nhận thuộc 4 nhóm nghành nghề là: chế biến chè búp khô, sản xuất nón lá, trông dâu nuôi tằm và chế biến tinh bột sắn. Nhưng việc khai thác các làng nghề này cho du lịch thì gần như chưa có. Hiện nay huyện mới đang có chủ trương đưa các làng nghề vào khai thác hoạt động du lịch, đặc biệt là sự kết hợp giữa các làng nghề và các yếu tố văn hoá địa phương. Nhưng

chủ trương thì vẫn cứ là chủ trương, còn không biết đến bao giờ chủ trương mới được hiện thực hoá.

Đó là những hạn chế rất to lớn khiến du lịch nông thôn tại huyện chưa phát huy được tiềm năng, chưa cải thiện được đời sống cho người dân ở các vùng nông thôn đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số trong huyện.

2.3.2.2. Đánh giá


Điểm mạnh

Điểm yếu

Ba Vì là huyện có rất nhiều tiềm năng để phát triển du lịch nông thôn:

- Vị trí địa lý thuận lợi nhất là khi mở rộng địa giới hành chính của Thủ đô Hà Nội.

- Ba Vì nổi tiếng là vùng đất đai khá màu mỡ, nông nghiệp là chủ yếu và phát triển đạt được năng suất cao.

- Cư dân cần cù, chất phác và mến khách.

- Hệ thống chính trị ổn định, điểm đến an toàn.

- Ba Vì có nhiều làng nghề nổi tiếng và có truyền thống lâu đời.

- Ở đây có rất nhiều những lễ hội truyền thống và di tích lịch sử.

- Những món ăn truyền thống, những sản vật địa phương như sữa, mật ong, khoai lang, mít… rất thu hút khách du lịch.

- Cơ sở vật chất kĩ thuật ở nông thôn còn chưa phát triển. Đường sá vào các làng quê tuy đã được đầu tư nhưng vẫn còn nhiều nơi gây khó khăn trong việc đi lại, tham quan.

- Nhân lực phục vụ du lịch ở các làng quê trình độ còn kém trong khi nhân lực chưa qua đào tạo thì lại đang thừa. Tỷ lệ đội ngũ cán bộ được đào tạo đúng chuyên ngành chưa cao, đội ngũ hướng dẫn viên tại một số điểm du lịch chưa được đào tạo bài bản.

- Vệ sinh môi trường tại các làng quê còn kém.

- Chưa tạo ra được thương hiệu cho du lịch nông thôn ở địa phương.

- Các dịch vụ phục vụ du lịch tại các điểm du lịch còn ít và không đạt chất lượng.

- Các sản phẩm du lịch còn chưa đa dạng, phong phú về mẫu mã, chủng loại nên không thu hút được nhu cầu mua sắm của khách du lịch.

- Sự liên kết giữa các doanh nghiệp kinh

doanh du lịch và chính quyền địa phương

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.



chưa chặt chẽ.

- Vốn ngân sách dành cho đầu tư phát triển hạ tầng du lịch gặp nhiều khó khăn.

- Cơ chế ưu đãi, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào kinh doanh du lịch còn chưa phù hợp.

- Sự phối kết hợp giữa các ngành, địa phương trong việc quản lý, phát triển hoạt động du lịch chưa chặt chẽ, đồng bộ.

- Công tác quy hoạch chung của huyện; quy hoạch, đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng tại các đơn vị du lịch còn chậm chưa đáp ứng được với điều kiện phát triển của xã hội. Công tác cải cách hành chính thực hiện còn thiếu đồng bộ, đặc biệt là các thủ tục hành chính

còn nặng về hình thức.

Thời cơ

Thách thức

- Trong những năm gần đây, loại hình du lịch nông nghiệp rất được khách du lịch quan tâm đặc biệt là du khách nước ngoài.

- Du lịch ngày càng được nhà nước và chính quyền địa phương quan tâm, là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, đặc biệt những làng quê ngày càng được quan tâm đưa vào khai thác du lịch.

- Sự đa dạng của một sản phẩm: mỗi

một làng quê, mỗi vùng mang một

- Nhu cầu của khách hàng luôn luôn thay đổi, rất phong phú. Vì vậy luôn đòi hỏi phải đổi mới sản phẩm để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách du lịch.

- Cơ sở vật chất kĩ thuật ở các làng quê đòi hỏi sự đầu tư một nguồn vốn lớn.

- Đã có rất nhiều nước, nhiều tỉnh thành trong cả nước phát triển thành công du lịch nông thôn nên thị trường khách du lịch nông thôn ở Ba Vì sẽ bị suy giảm.

- Môi trường nông thôn đang dần bị ô nhiễm

gây ảnh hưởng rất lớn đến sự bền vững của


vẻ đẹp riêng, một nét văn hoá riêng biệt vì vậy có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu rất đa dạng của khách du lịch.

du lịch nông thôn.

- Không gian sinh hoạt văn hóa ở nông thôn đang bị đe dọa trước sự xâm nhập của lối sống mới, những giá trị văn hóa truyền thống, di tích lịch sử,… đang đứng trước nguy cơ bị mai một. Việc phối hợp giữa khai thác và bảo tồn di tích chưa được nhịp

nhàng.


2.3.2.3. Nguyên nhân của hạn chế

Là vùng đất có tiềm năng du lịch nông thôn to lớn là vậy, và mặc dù Huyện uỷ, UBND huyện cũng đã có chủ trương đẩy mạnh phát triển kinh tế du lịch ở nông thôn, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo đà phát triển nông thôn mới, kéo gần khoảng cách đô thị với nông thôn. Nhưng trên thực tế thì du lịch nông thôn Ba Vì vẫn chưa có bước phát triển đột phá.

Theo Ông Bạch Công Tiến, Phó chủ tịch UBND huyện Ba Vì cho biết, do địa bàn rộng, trình độ dân trí không đồng đều là nguyên nhân khiến du lịch nông thôn phát triển chưa đúng khả năng của địa phương.

Thực tế hiện nay tại các xã nông thôn miền núi còn đang gặp rất nhiều khó khăn về giao thông và các hạ tầng xã hội khác. Do mặt bằng chung cơ sở hạ tầng còn thiếu, xây dựng manh mún và đã xuống cấp qua năm tháng chưa được tái đầu tư xây dựng. Những yếu tố trên gây ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển du lịch của làng quê.

Công tác quy hoạch chung của huyện; quy hoạch, đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng tại các đơn vị du lịch còn chậm chưa đáp ứng được với điều kiện phát triển của xã hội. Công tác cải cách hành chính thực hiện còn thiếu đồng bộ, đặc biệt là các thủ tục hành chính còn nặng về hình thức.

Chính quyền một số địa phương chưa tích cực tuyên truyền vận động nhân dân về chủ trương của Đảng và Nhà nước về khuyến khích đầu tư phát triển du lịch, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư phát

triển du lịch trên địa bàn; vẫn còn hiện tượng gây khó khăn cho các doanh nghiệp tại một số địa phương.

Việc xây dựng một số công trình cơ sở hạ tầng chưa tuân thủ đầy đủ các quy định của Nhà nước dẫn đến hiệu quả còn thấp, ảnh hưởng đến môi trường. Việc quản lý đất đai, quản lý quy hoạch du lịch của các ngành đối với các đơn vị hoạt động kinh doanh du lịch chưa đầy đủ, chặt chẽ.

Chưa có sự phối hợp liên kết giữa các điểm du lịch t ạ i c á c v ù n g n ô n g t h ô n t r o n g h u y ệ n, trong việc liên kết tuor du lịch nông thôn khép kín trên địa bàn, cũng như việc liên kết giữa các khu du lịch, các trang trại với những công ty du lịch lữ hành trong việc thu hút khách còn lỏng lẻo. Các đơn vị kinh doanh du lịch c h ư a tạo ra đư ợ c một thương hiệu, sản phẩm đặc trưng hấp dẫn để thu hút du khách đến thăm quan du lịch ở Ba Vì. Chính vì tư duy kinh doanh còn manh mún dẫn đến đầu tư không có quy hoạch “dài hơi”. Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch chủ yếu dựa vào khai thác những thứ có sẵn từ thiên nhiên. Và việc tác động quá nhiều vào thiên nhiên đã làm giảm tác dụng của sinh thái, môi trường nông thôn…gây phản cảm cho du khách.

Ba Vì là huyện có nhiều tiềm năng phát triển du lịch nông thôn và hiện nay các chương trình du lịch nông thôn cũng đang được khai thác trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, du lịch nông thôn của huyện vẫn chưa thực sự phát triển. Để làm được điều này, chúng ta cần phải có định hướng, cũng như những giải pháp kiến nghị để thúc đẩy sự phát triển du lịch nông thôn nói riêng, sự đa dạng của ngành du lịch Ba Vì nói chung.

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 20/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí