Kiến Nghị Đề Xuất Với Chính Quyền Địa Phương (Cấp Huyện Xã)

3.3.2. Kiến nghị đề xuất với chính quyền địa phương (cấp huyện xã)

Chính quyền địa phương phải có những chính sách nhằm giới hạn việc khai thác du lịch làng quê. Mọi sự khai thác phát triển đều phải phù hợp với quy hoạch phát triển nông thôn. Đồng thời tuân theo những quy định của pháp luật, những luật lệ hương ước của làng xã.

Chính quyền địa phương phải phối hợp với người dân trong việc kiểm tra giám sát… nhằm bảo đảm an ninh trật tự, an toàn lợi ích cho cả người dân và khách du lịch.

Cần có các nghiên cứu cơ bản về từng vùng nông thôn trong kế hoạch phát triển của huyện. Xác định sức thu hút của tài nguyên du lịch trên địa bàn nông thôn trên cơ sở điều tra và đánh giá toàn diện tài nguyên trên 9 tiêu chí chính sau: Mức độ hấp dẫn của tài nguyên du lịch nông thôn của từng địa phương trong huyện, Thời gian khai thác các tài nguyên; Các yếu tố môi trường; Sức chứa của từng vùng; Độ bền vững trong khai thác tiềm năng du lịch nông thôn; Khả năng tiếp cận; Điều kiện hạ tầng; Khả năng phát triển; Hiệu quả kinh tế xã hội. Các tiêu chí trên giúp cho việc lượng hoá tài nguyên theo thang bậc tạo cơ sở để tổ chức khai thác và quản lý, phát triển tài nguyên trong du lịch của từng địa phương.

Thay đổi nhận thức trong sinh hoạt, vệ sinh môi trường của người dân, cần tuyên truyền cho người dân về lợi ích thiết thực của loại hình du lịch nông thôn mang lại để hộ giữ gìn, phát huy giá trị văn hoá bản địa của mình. Đồng thời, khuyến khích nhân dân củng cố, sưu tầm và phát triển rộng hơn nền nghệ thuật dân ca, dân vũ của mình để phục vụ khách du lịch.

3.3.3. Kiến nghị đề xuất với các công ty du lịch

Công ty du lịch cần có kế hoạch khai thác hợp lý tài nguyên du lịch ở nông thôn. Đồng thời không vì lợi ích trước mắt mà có những hành bi trái pháp luật, làm tổn hại đến cuộc sống của người dân, đến bản sắc văn hóa của làng quê, đến môi trường sống và không gian sống nơi làng quê.

Mặt khác ban quản lý các doanh nghiệp du lịch cũng cần có những hoạt động giám sát, kiểm tra các chương trình hoạt động của mình. Sự kiểm tra giám sát kịp thời sẽ tránh gây ra những hoạt động sai trái trong việc khai thác du lịch nông thôn.

Cần có sự phối hợp tốt giữa doanh nghiệp du lịch và chính quyền, cộng đồng địa phương để giảm thiểu những tổn hại do hoạt động du lịch gây ra.

Các doanh nghiệp khi xây dựng các chương trình du lịch nông thôn cần nghiên cứu kỹ đặc điểm của các địa phương có tài nguyên du lịch và có mối liên hệ chặt chẽ khác trong hệ thống du lịch là chính quyền, dân cư các địa phương và khách du lịch.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

3.3.4. Kiến nghị đề xuất với cộng đồng địa phương

Người dân không nên chạy theo lợi ích trước mắt mà có những hành động làm tổn hại đến cuộc sống lâu dài của làng xóm mình, xâm phạm bản sắc văn hóa của làng quê. Người dân cần có ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc nói chung và nét đẹp làng quê mình nói riêng.

Phát triển du lịch nông thôn tại Ba Vì – Hà Nội - 13

Hơn nữa người dân địa phương cần có thái độ thân thiện cởi mở chào đón du khách đến với làng mình, không nên tỏ thái độ tò mò, dò xét du khách. Chính điều đó sẽ tạo điều kiện cho hoạt động du lịch làng quê phát triển, nâng cao cuộc sống của chính mình.

Người dân địa phương cần có trách nhiệm bảo vệ môi trường du lịch đặc biệt là môi trường làng nghề, để gìn giữ tài nguyên cũng như đảm bảo tài nguyên phát triển du lịch bền vững.

Tiểu kết chương 3


Như các loại hình du lịch khác, du lịch nông thôn tại Ba Vì có những điểm thu hút khách du lịch đồng thời cũng có những hạn chế nhất định cần được quan tâm và giải quyết. Vấn đề quan trọng của phát triển là phải có sự tham gia của cộng đồng, của người dân. Đây là lực lượng chủ yếu cốt l i của Du lịch nông thôn, vì vậy chúng ta cần phải hướng dẫn, phải tạo cơ hội để giúp người nông dân đoàn kết lại với nhau, xây dựng thành công mô hình Du lịch này và đặc biệt để mỗi một hộ gia đình sẽ là những doanh nghiệp xã hội. Phát triển du lịch nông thôn tại Ba Vì gắn với việc bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống của làng quê, bảo vệ môi trường cảnh quan, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch. Bởi vậy, cần có sự phối hợp tốt giữa cộng đồng địa phương, du khách, chính quyền địa phương và những nhà kinh doanh du lịch sao cho các chương trình được thực hiện thành công nhất. Hơn nữa, ta cần đưa ra các giải pháp đồng bộ cũng như các kiến nghị đề xuất với chính quyền sở trại, đơn vị du lịch trên địa bàn huyện Ba Vì nói riêng và trên toàn đất nước nói chung, cũng như cộng đồng địa phương để phát huy những tiềm năng, phát triển loại hình du lịch nông thôn ở huyện Ba Vì.

KẾT LUẬN


Trong xã hội hiện đại ngày nay, quan niệm tiêu dùng của người dân đã có nhiều thay đổi. Nhu cầu về tinh thần, trong đó nhu cầu về du lịch nghỉ dưỡng và khám phá tăng nhanh. Đó chính là cơ hội cho các vùng kinh tế kém phát triển có thể chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang dịch vụ mà không qua thời kỳ phát triển công nghiệp.

Ba Vì là một huyện có nhiều tiềm năng, tài nguyên , hoàn toàn có khả năng đi theo con đường ưu tiên phát triển dịch vụ trên cơ sở phát triển du lịch xanh – du lịch nông thôn. Đó không chỉ là tiềm năng về tài nguyên tự nhiên mà còn là các tài nguyên nhân văn giá trị. Phát triển du lịch nông thôn ở Ba Vì sẽ giúp huyện tận dụng một cách hiệu quả những tiềm năng du lịch của địa phương, tạo công ăn việc làm cho người dân, làm thay đổi bộ mặt nông thôn và nâng cao đời sống nông dân.

Hiện nay, vấn đề khai thác tiềm năng du lịch nông thôn tại huyện vẫn chưa được chú trọng phát triển. Việc phát triển du lịch nông thôn ở Ba Vì đang ở tình trạng hoạt động nhỏ lẻ, manh mún, tự phát, thiếu sự định hướng, chỉ đạo sát sao và hỗ trợ kịp thời đồng bộ của các cấp quản lý. Huyện vẫn chưa khai thác hết tiềm năng, lợi thế cũng như xây dựng định hướng chủ trương phát triển du lịch nông thôn, sản phẩm du lịch nông thôn chưa phong phú đa dạng, chậm đổi mới, việc quy hoạch chi tiết các dự án du lịch chưa hoàn thành, sự kết hợp của các đơn vị du lịch trên địa bàn chưa chặt chẽ, chưa tạo thành các tour du lịch khép kín, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp, ứng xử văn hóa du lịch của một bộ phận cán bộ nhân viên còn thấp, công tác xúc tiến quảng bá du lịch nông thôn còn hạn chế chưa thực sự an lan tỏa.

Mặt khác, trong quá trình khai thác, du lịch Ba Vì sẽ phải gặp rất nhiều khó khăn như bị chia sẻ thị phần, tính cạnh tranh ngày càng gay gắt…. Nhu cầu của khách hàng luôn luôn thay đổi, rất phong phú. Vì vậy luôn đòi hỏi phải đổi mới sản phẩm để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách du lịch. Cơ sở vật chất kĩ thuật ở các làng quê đòi hỏi sự đầu tư một nguồn vốn lớn. Đã có rất nhiều tỉnh thành trong cả

nước phát triển thành công du lịch nông thôn nên thị trường khách du lịch nông thôn ở Ba Vì sẽ bị suy giảm. Môi trường nông thôn đang dần bị ô nhiễm gây ảnh hưởng rất lớn đến sự bền vững của du lịch nông thôn. Không gian sinh hoạt văn hóa ở nông thôn đang bị đe dọa trước sự xâm nhập của lối sống mới, những giá trị văn hóa truyền thống, di tích lịch sử,… đang đứng trước nguy cơ bị mai một. Việc phối hợp giữa khai thác và bảo tồn di tích chưa được nhịp nhàng.

Để có thể giải quyết được những khó khăn, những thách thức trên thì giải pháp, định hướng cho du lịch nông thôn ở Ba Vì là rất quan trọng.

Du lịch nông thôn muốn tồn tại và phát triển được thì phải xây dựng những chiến lược bền vững. Cụ thể hơn, nếu Ba Vì không xác định hướng đi đúng đắn cho mình thì kết quả mà du lịch nông thôn mang lại sẽ có nhiều hạn chế, tiêu cực đến chính loại hình này.

Vì vậy, việc đề ra các giải pháp nhằm phát triển Du lịch nông thôn ở huyện ngày càng cấp thiết. Đó là giải pháp đầu tư cho du lịch nông thôn gắn liền với bảo tồn các công trình lịch sử và các hoạt động truyền thống như các hoạt động văn hóa dân gian, lễ hội được phục hồi thông qua sự quan tâm của du khách. Sự phát triển đó mang lại sự thịnh vượng mới cho các vùng nông thôn nghèo, giải phóng sức lao động dư thừa trong cơ cấu lao động xã hội cân bằng môi trường và điều kiện phát triển. Như vậy, có thể nói du lịch nông thôn có lợi ích lâu dài là du lịch trong đó nông nghiệp, các mô hình sinh hoạt nghề truyền thống, cảnh quan môi trường, khai thác sử dụng nguồn tài nguyên du lịch dành cho du khách đi sâu tiếp xúc trải nghiệm với đời sống nông thôn ăn những thức ăn tươi ngon, rau củ quả sạch tự mình thu hoạch và chế biến. Thêm vào đó, nhờ có du lịch mà nhu cầu nông nghiệp tăng thêm các giá trị văn hóa có hướng kế thừa truyền thống, tăng nội lực phát triển dồi dào. Nói cách khác du lịch nông thôn là cơ hội mở rộng kinh doanh tiêu thụ các sản phẩm nông sản ở khu vực nông thôn được kết hợp theo hướng phát triển du lịch nông nghiệp bền vững. Mặt khác, một khi du lịch nông thôn phát triển thành công sẽ kéo theo sự thay đổi tăng trưởng về mặt kinh tế- xã hội, phục hồi môi trường sinh thái tại địa phương làm cho ý thức văn hóa của người dân tự giác tăng cao “Người

người làm du lịch, nhà nhà làm du lịch” càng thêm sôi động, họ mạnh dạn đầu tư mở rộng và phát triển các loại hình du lịch nông thôn như nhà hàng nông gia, dịch vụ ẩm thực tại nhà người dân sử dụng rau và các loại thực phẩm tại nông thôn, dịch vụ Homestay lưu trú tại nhà dân, được trải nghiệm chính cuộc sống của người dân, trải nghiệm với mua sắm các sản phẩm ngành nghề truyền thống, giao lưu với nghệ nhân thông qua kỷ năng tài nghệ hoàn thiện các sản phẩm, trình độ của người dân tái hiện lịch sử văn hóa nông thôn thông qua các buổi trình diễn nghệ thuật…

Xu hướng hình thành và phát triển trên ngày càng có lợi thế cạnh tranh, cần quan tâm đầu tư chiều sâu hơn nữa tạo ra “Thương hiệu” mới nhằm khơi dậy tiềm năng, cơ hội phát triển du lịch nông thôn góp phần đa dạng hóa các sản phẩm du lịch đặc thù.

Hy vọng rằng đề tài luận văn của tôi sẽ góp phần nhỏ trong việc đưa ra các giải pháp để phát triển loại hình du lịch nông thôn này, để trong tương lai không xa, Ba Vì sẽ tạo ra được thương hiệu riêng không chỉ trong nước mà trên toàn thế giới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tiếng Việt

1. Lê Huy Bá (Chủ biên) - Du lịch sinh thái- (xuất bản lần 2). NXB KH & KT, 2009.

2. Báo cáo về đặc điểm tài nguyên du lịch huyện Ba Vì, Phòng VHTT huyện Ba Vì, năm 2010.

3. Báo cáo về tình hình phát triển du lịch huyện Ba Vì giai đoạn 2006-2010. Phương hướng nhiệm vụ năm 2010 và những năm tiếp theo, của UBND huyện Ba Vì.

4. Ceballos – Lasairain, 1996, tổ chức bảo vệ thiên nhiên thế giới (IUCN) đưa ra – trang 22.

5. Đại học QG Hà Nội – Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường - Kỷ yếu hội nghị khoa học về môi trường phát triển bền vững - (Kỷ niệm 20 năm thành lập trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường 1985 – 2005), NXB KH & KT, Hà Nội, 2005.

6. Đỗ Quang Đạt (Người dịch) - Du lịch đồng quê là gì - (Chương trình Thông tin Quy hoạch vùng và Tài nguyên môi trường năm 2008).

7. Nguyễn Văn Mạnh – Trần Huy Đức - Phát triển du lịch nông thôn để thúc đẩy hiện đại hóa nông thôn ở Hà Nội - Khoa du lịch và Khách sạn ĐHKTQD, Hà Nội 2010.

8. Nguyễn Thị Hồng Hà - Trung tâm hỗ trợ phát triển – CDA) - Những mô hình thành công trong xóa đói giảm nghèo – HN, Tháng 10 – 2008.

9. Lưu Đức Hải – TS Nguyễn Ngọc Sinh - Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững - NXB ĐHQG, 2008.

10. Bùi Thị Lan Hương – Du lịch nông nghiệp và du lịch nông thôn – Nội san nghiên cứu khoa học, Trường cán bộ quản lí nông nghiệp và phát triển nông thôn 2, thành phố Hồ Chí Minh, 1/2010.

11. Tô Duy Hợp (Chủ biên) - Sự biến đổi của làng xã Việt Nam ngày nay ở đồng bằng sông Hồng - NXB Chính trị Quốc gia, 2004.

12. Lê Trung Vũ – Lê Hồng Lý - Lễ hội Việt Nam – NXB VHTT,tr.488

13. Bùi Xuân Nhàn (số 3,4/2009), Du lịch với vấn đề phát triển nông thôn hiện nay ở nước ta, Báo du lịch Việt Nam, tr 18 – 19.

14. Tổng cục du lịch – Non nước Việt Nam – NXB VHTT, 2008.

15. Tổng cục du lịch - Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 1995 – 2010 - Viện nghiên cứu phát triển du lịch, 1994.

16. Lê Anh Tuấn – Kinh nghiệm phát triển du lịch nông thôn ở một số quốc gia trên thế giới – Tạp chí Du lịch Việt Nam số 2/2010.

17. Lê Anh Tuấn (2008) – Du lịch nông thôn định hướng phát triển ở Việt Nam - Báo du lịch Việt Nam, số 2, tr.32-33,71.

18. Bùi Thị Hải Yến – Tài nguyên du lịch - NXB Giáo dục, 2007.

19. Bùi Thị Hải Yến – Tuyến điểm du lịch – NXB Du lịch, 2009.

II. Tiếng Anh

20. Curtis E. Beus – Agritourism: Cultivating tourists on the farm – Small FarmsTeam, Washington State University, 2006.

21. Duncan Hilchey – Agritourism in New York State: Opportunities and challenges in farm-based recreation and hospitality – Farming Alternatives Program, Department of Rural Sociology, Cornell University, 1993.

III. Các trang thông tin điện tử, website:

22. Bùi Xuân Nhàn - Phát triển du lịch nông thôn ở nước ta hiện nay (14/9/2009),http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/NghiencuuTraodoi/2009/13 50/Phat-trien-du-lich-nong-thon-o-nuoc-ta-hien-nay.aspx

23. Đình làng – văn hóa Việt Nam , http://tieuluan.hopto.org:25000/download.php?file=DinhLangVanHoaVietNam

24. Thu Hương – Cây đa biểu tượng truyền thống làng quê Việt Nam , http://e- cadao.com/tieuluan/vanhoa/caydadaulang.htm

25. Báo nông thôn Việt Nam – Cổng làng biểu tượng truyền thống của làng quê Việt Nam (Thứ 4 – 10/7/2013), http://www.nguoivietodessa.com/goc-van-nghe/867- cong-lang-bieu-tuong-truyen-thong-cua-lang-que-viet-nam.html

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/08/2023