Định Hướng, Giải Pháp Và Kiến Nghị Để Phát Triển Du Lịch Nông Thôn Huyện Ba Vì

Tiểu kết chương 2

Ba Vì là huyện có nhiều tiềm năng phát triển du lịch nông thôn với nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhăn văn phong phú. Hiện nay, các chương trình du lịch nông thôn cũng đã và đang được khai thác trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, du lịch nông thôn của huyện vẫn chưa thực sự phát triển. Việc phát triển du lịch nông thôn ở Ba Vì đang ở tình trạng hoạt động nhỏ lẻ, manh mún, tự phát như mô hình các trang trại đồng quê, thiếu sự định hướng, chỉ đạo sát sao và hỗ trợ kịp thời đồng bộ của các cấp quản lý. Huyện vẫn chưa khai thác hết tiềm năng, lợi thế cũng như xây dựng định hướng chủ trương phát triển du lịch nông thôn, sản phẩm du lịch nông thôn chưa phong phú đa dạng, chậm đổi mới, việc quy hoạch chi tiết các dự án du lịch chưa hoàn thành, sự kết hợp của các đơn vị du lịch trên địa bàn chưa chặt chẽ, chưa tạo thành các tour du lịch khép kín, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp, ứng xử văn hóa du lịch của một bộ phận cán bộ nhân viên còn thấp, công tác xúc tiến quảng bá du lịch nông thôn còn hạn chế chưa thực sự an lan tỏa. Tất cả những tồn tại trên phần nào đã ảnh hưởng đến phát triển du lịch Ba Vì trong những năm qua.

Để làm được điều này, cần phải có định hướng, cũng như những giải pháp kiến nghị để thúc đẩy sự phát triển du lịch nông thôn nói riêng, sự đa dạng của ngành du lịch Ba Vì nói chung.

CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN HUYỆN BA VÌ

3.1. Định hướng của các cấp, các ngành để phát triển du lịch nông thôn ở huyện Ba Vì

3.1.1. Phát triển du lịch nông thôn gắn với phát triển cộng đồng

Phát triển du lịch nông thôn là phát triển theo hướng mở rộng và khai thác các mối liên kết giữa các loại hình du lịch ở địa phương nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích của tổ chức làm du lịch và lợi ích của cộng đồng địa phương, có sự tham gia của cộng đồng và quan tâm chỉ đạo của chính quyền địa phương nhằm góp phần phát triển nông thôn của địa phương theo định hướng bền vững. Theo đó phát triển du lịch nông thôn phải theo hướng tạo điều kiện cho những hộ gia đình nông dân, ngư dân thành chủ thể cung cấp dịch vụ cho hoạt động du lịch làng quê. Thông qua những hoạt động đó các hộ gia đình có thể sử dụng được các lao động dư thừa lúc nông nhàn, khai thác phát huy được giá trị sử dụng của các cơ sở vật chất hiện có, bán và tiêu dùng được các nông sản và các sản phẩm khác, từ đó người dân địa phương có thêm thu nhập, nâng cao được mức sống, góp phần cải thiện đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần cho cộng đồng. Điều đặc biệt quan trọng là hình thức và quy mô của hoạt động du lịch nông thôn phải phù hợp với môi trường và đời sống tại địa phương. Để xác định được điều này đòi hỏi phải: xác định những mong muốn và ưu tiên của địa phương, đánh giá tạm thời sức tải hay mức độ thay đổi mà địa phương có thể chấp nhận được; xác định mức độ dự kiến sẽ lồng ghép du lịch vào các hoạt động cộng đồng và xác định vấn đề quản lý và sử dụng đất tại địa phương. Xem xét các mối quan ngại và nguyện vọng của địa phương và thảo luận những tiềm năng và khó khăn tiềm ẩn là những việc cần thiết để xác định triển vọng phát triển du lịch và xây dựng sự đồng thuận của cộng đồng.

Vấn đề quan trọng nhất của phát triển là phải có sự tham gia của cộng đồng, của người dân. Đây là lực lượng chủ yếu cốt lõi của Du lịch nông thôn vì vậy chúng ta cần phải hướng dẫn, phải tạo cơ hội để giúp người nông dân đoàn kết lại với

nhau, xây dựng thành công mô hình Du lịch này và đặc biệt để mỗi một hộ gia đình sẽ là những doanh nghiệp xã hội (social entrepreneur).

Chủ động tích cực lập kế hoạch tập huấn nghề du lịch cho lao động nông thôn nhằm nâng cao ý thức cộng đồng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

3.1.2. Phát triển du lịch nông thôn gắn với việc bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống của làng quê

Việc đề cao và bảo tồn các giá trị văn hóa, truyền thống và tín ngưỡng của địa phương có vai trò quan trọng đối với việc phát triển du lịch nông thôn cũng như đối với các cộng đồng địa phương. Một khi các cộng đồng làm mất đi những điều khiến họ trở nên đặc biệt thì sự độc đáo của họ bị giảm đi và nguồn du lịch của họ bị cạn kiệt. Sự phụ thuộc lẫn nhau về quyền lợi này sẽ khiến mọi người phải sử dụng một cách bền vững những nguồn tài nguyên này.

Phát triển du lịch nông thôn tại Ba Vì – Hà Nội - 11

Nếu được phát triển với những mục đích kém sáng suốt, du lịch nông thôn có thể làm hủy hoại những khía cạnh nông thôn quan trọng thông qua quá trình thương mại hóa và cái gọi là “hiệu ứng thể hiện” (do người dân địa phương muốn bắt chước theo du khách tới mức từ bỏ tập quán và truyền thống của chính họ và từ bỏ phương thức kiếm sống truyền thống của mình). Tình trạng thương mại hóa dẫn tới hủy hoại các giá trị văn hóa nông thôn thường là kết quả của việc người ngoài địa phương (hoặc người địa phương) khai thác kinh tế từ các cộng đồng địa phương không được tổ chức.

3.1.3. Phát triển du lịch nông thôn gắn với việc bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiên

Những năm gần đây, trước xu hướng hội nhập cùng với tiến trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, huyện Ba Vì đã tập trung phát triển các làng nghề, phát triển kinh tế trang trại. Bên cạnh những mặt tích cực thì người nông dân cũng đang đứng trước nguy cơ ô nhiễm môi trường. Tình trạng ô nhiễm không khí, mùi hôi từ nước thải và phân gia súc không được xử lý, ô nhiễm ở các làng nghề đang là vấn đề nan giải. Vì vậy, toàn tỉnh cần phải tập trung vào việc giải quyết tình trạng ô nhiễm để giữ cho môi trường và cảnh quan luôn sạch đẹp từ đó mới có thể phát triển được du lịch nông thôn bền vững.

3.1.4. Phát triển theo phương châm mỗi làng một sản phẩm

Du lịch nông thôn dựa trên cơ sở phát huy những tài nguyên vốn có của người dân địa phương. Để du lịch nông thôn phát triển hơn nữa, việc đa dạng hóa các sản phẩm du lịch làng quê, mỗi làng phát triển một sản phẩm đặc thù sẽ có vai trò rất quan trọng. Yếu tố này sẽ giúp thu hút khách và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể phát triển hệ thống sản phẩm du lịch nông thôn đa dạng hơn.

3.2.Một số giải pháp phát triển du lịch nông thôn tại huyện Ba Vì

3.2.1. Đầu tư nâng cấp, phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch nông thôn.

Cần đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng như đường xá, giao thông, hệ thống điện, hệ thống cấp thoát nước, thông tin liên lạc... cùng với phát triển cả về cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch.

* Cơ sở hạ tầng:

+ Hệ thống giao thông:

Đầu tư hoàn thiện hệ thống giao thông, từ đó tạo tiền đề cho sự phát triển lâu dài của du lịch.

Nâng cấp hệ thống giao thông hiện có như đường nối liền khu du lịch VQG Ba Vì – Hồ Tiên Sa – Khu du lịch Ao Vua, đường tỉnh lộ 87, 88. Triển khai một số dự án đường giao thông như đường từ xã Tản Lĩnh đi Yên Bài đến đường Láng – Hoà Lạc, cầu suối Bươn; đường nối sườn Tây với sư ờ n Đông núi Ba Vì để tạo thành một vùng du lịch liên hoàn; đường vành đai Khu du lịch hồ Suối Hai để tạo đà cho dự án du lịch hồ Suối Hai đang hình thành với quy mô mang tầm cỡ quốc tế.

Thành phố đã thi công công trình đường cao tốc Láng – Hoà Lạc, nối thẳng từ thành phố Hà Nội đến Sơn Tây, công trình này được hoàn thành là một thuận lợi rất lớn thúc đẩy du lịch của huyện phát triển, vì vậy huyện cần tiếp tục đầu tư nâng cấp hệ thống giao thông nông thôn miền núi, nhất là những nơi có tài nguyên du lịch, hoàn thiện hệ thống giao thông trong vùng. Hiện nay thành phố Hà Nội cũng đang có dự án xây dựng một đường cao tốc nối thẳng từ trung tâm thành phố Hà Nội đến chân núi Ba Vì. Nếu dự án được thực hiện thì khoảng cách

giữa trung tâm Hà Nội đến huyện Ba Bì sẽ được rút ngắn, và lượng khách đến với huyện sẽ tăng theo.

+ Hệ thống thông tin liên lạc:

Tuy hệ thống thông tin liên lạc của huyện đã tương đối phát triển, đặc biệt là hệ thống mạng cố định, nhưng so với mặt bằng chung thì hệ thống thông tin liên lạc của huyện vẫn còn rất hạn chế, nhất là trong xu hướng phát triển của công nghệ thông tin hiện nay, đặc biệt là tốc độ của việc sử dụng điện thoại di động và mạng internet. Huyện cần phải chú trọng đầu tư hơn nữa hệ thống thông tin liên lạc, đầ tư công nghệ đường truyền tốc độ nhanh, nâng cao hiệu quả phát triển của mạng công nghệ thông tin tại huyện.

+ Hệ thống điện, nước, y tế:

Hiện nay, hệ thống điện, nước và y tế của huyện cũng đã phát triển, đáp ứng được nhu cầu của người dân địa phương. Tuy nhiên, để tạo điều kiện cho du lịch phát triển thì huyện cần phải hoàn thiện các dự án lớn và hiện đại hoá hệ thống này, đặc biệt là hệ thống nước sinh hoạt.

Cần xây dựng hệ thống thoát nước đổ ra sông, suối. Tuy nhiên, trước khi đổ ra sông, suối phải đảm bảo nước thải đã được xử lý, đảm bảo không gây ô nhiễm các nguồn nước.

Tập trung hoạch định, đầu tư lưới điện trung thế, hạ thế, các trạm biến áp, hệ thống cấp nước sạch để phục vụ cho các khu, điểm du lịch trên địa bàn huyện.

* Cơ sở vật chất kỹ thuật:

+ Hệ thống các cơ sở lưu trú:

Trước hết chúng ta phải cải thiện tiêu chuẩn tại các khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng. Để phát triển du lịch nông thôn ở Ba Vì có thể xây dựng các homestay. Đây không phải là các nhà mới xây dựng với tiện nghi hiện đại mà là các nhà cổ truyền có ngăn các phòng cho khách ở với các tiện nghi vệ sinh tối thiểu. Các nhà phải giữ được phong cách địa phương. Nông dân nào muốn tham gia vào mạng lưới du lịch nông thôn phải sửa chữa nhà cửa của mình cho phù hợp với tiêu chuẩn do chính quyền địa phương đưa ra. Ba Vì có thể xây dựng các loại sau:

Nhà khách: tiếp khách như “bạn” của gia đình, có phòng ngủ, bàn ăn với món ăn cổ truyền.

Nhà đón tiếp trẻ em: đón từng nhóm khoảng 10 trẻ em thành thị muốn sống ở nông thôn vài ngày để biết thế nào là nông thôn. Trẻ em được vui chơi, ăn ngủ với trẻ em nông thôn và có người phụ trách.

Trại hè: là một miếng đất gần một di tích văn hóa, lịch sử được tổ chức để có thể căng lều trại, nhà vệ sinh, bếp ăn ngoài trời có thể tiếp các nhóm khoảng 20 thanh thiếu niên về ở và du lịch quanh vùng.

Trạm dừng chân: là nhà nghỉ chân trên các lộ trình du lịch đi bộ, xe đạp, xe máy gần các di tích lịch sử để các đoàn du lịch có thể nghỉ chân, ăn uống.

Nhà nghỉ: có thể đón tiếp các gia đình về nghỉ ở nông thôn trong vài

ngày.

Nhà sàn vui chơi: tổ chức các nhóm 3 đến 25 nhà sàn có thể tiếp 6

người ăn, ngủ. Xung quanh có các nơi vui chơi như đi câu, đi xe đạp, dạo chơi... ở các di tích lịch sử, văn hóa.

+ Các cơ sở phục vụ ăn uống:

Hệ thống các cơ sở phục vụ ăn uống trên địa bàn huyên hiện nay phần lớn chỉ là quy mô nhỏ, chỉ đủ đáp ứng nhu cầu khách nội địa và một phần khách du lịch quốc tế, chưa kể đến việc có làm hài lòng du khách hay chưa.

Vì vậy, huyện cần có các biện pháp để không chỉ mở rộng về số lượng, quy mô các nhà hàng mà còn phải quan tâm đến việc nâng cao chất lượng phục vụ tại các nhà hàng đó.

Tại những điểm du lịch trọng điểm, thường xuyên phải phục vụ đông khách cùng một lúc, thì huyện cần đầu tư xây dựng thêm các nhà hàng, hoặc mở rộng quy mô các nhà hàng hiện có. Song cũng cần tính toán đến vấn đề môi trường và sức chứa của các điểm du lịch đó.

Việc đầu tư xây dựng các nhà hàng cần chú trọng đến việc tạo cảnh quan gần gũi với thiên nhiên, mang tính quê hương. Đồng thời phải kiểm soát được vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở này, đảm bảo an toàn thực phẩm phục vụ du khách.

Có thể xây dựng một số các nhà hàng chế biến các món ăn đặc sản địa phương phục vụ du khách. Có thể kết hợp cùng với một số loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống của địa phương.

+ Hệ thống các khu vui chơi giải trí:

Nhằm mục đích tăng sức hút đối với khách du lịch, huyện cần chú trọng hơn nữa tới việc nâng cao chất lượng các hoạt động kinh doanh dịch vụ, các sản phẩm du lịch nhằm từng bước xây dựng những sản phẩm du lịch chất lượng cao như: các khu nghỉ cao cấp để thu hút khách du lịch có khả năng chi trả cao. Để đạt được ý tưởng này, huyện sẽ định hướng và khuyến khích các điểm du lịch hiện có tiếp tục nâng cấp cơ sở vật chất, chất lưuợng dịch vụ, chất lượng sản phẩm, tạo cảnh quan môi trường để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách.

Tăng cường xây dựng các cơ sở vui chơi giải trí về thể thao, văn nghệ. Chúng là cơ sở của việc kinh doanh các dịch vụ bổ sung trong dịch vụ du lịch. Nó góp phần tăng doanh thu du lịch cũng như tăng sức hấp dẫn đối với khách du lịch.

Tại các điểm du lịch trọng điểm cần xây dựng, mở rộng quy mô và đa dạng hơn nữa các loại hình vui chơi giải trí. Còn tại những nơi chưa khai thác tốt nguồn tài nguyên cũng cần phải đầu tư xây dựng các trung tâm vui chơi giải trí để thu hút khách du lịch, tiến tới cân bằng với các điểm du lịch khác trong huyện.

Trong quá trình xây dựng cũng như mở rộng quy mô cần tính đến sức chứa tại các điểm du lịch đó, tránh vượt quá khả năng cho phép gây ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường và ảnh hưởng đến chính cả nguồn tài nguyên du lịch tại điểm đó.

3.2.2. Tiếp thị DLNT, xây dựng quảng cáo

Muốn mô hình du lịch đến được với khách hàng thì khâu quảng bá đóng vai trò rất quan trọng. Các phương tiện truyền thông đóng vai trò là cầu nối giữa sản phầm du lịch với khách, đưa đến cho du khách những thông tin hữu ích nhất về điểm đến. Với tốc độ phát triển có quy mô rộng rãi, phong phú và chi phí cho quảng bá Du lịch nông thôn chiếm một khoản không nên các nhà kinh doanh lữ hành nên có sự chọn lọc các phương tiện sao cho hiệu quả.

Các kênh truyền hình quen thuộc quảng bá cho du lịch Việt Nam như: BBC, CNN, VCTV, TVB…

Radio AM, FM: là những kênh thông tin có số lượng đông đảo thính giả nhất, đặc biệt là giới trẻ, sinh viên các trường Đại học.

Các báo du lịch - văn hóa: baodulich.net, baodulich.com.vn, toquoc.gov.vn, baovanhoa.com.vn,…

3.2.3. Không ngừng đảm bảo, nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như sự phong phú sản phẩm của DLNT

Đa dạng các sản phẩm du lịch, phát huy hết tiềm năng sẵn có mang đến nét mới hơn cho du lịch là một hoạt động cần thiết. Theo đó, loại hình du lịch nông thôn sẽ mang đến sự mới lạ, phong phú hơn cho ngành “công nghiệp không khói” ở Việt Nam.

Xác định rõ nội dung chủ yếu để khai thác tài nguyên du lịch trên địa bàn nông thôn là phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hóa với phương thức đa dạng hóa chủ thể tham gia. Tài nguyên du lịch nông thôn sẽ được khai thác để tổ chức các loại hình du lịch mới, gắn kết các chương trình du lịch hiện có với các sản phẩm và dịch vụ mới, nâng cao chất lượng các chương trình. Đặc biệt coi trọng mối quan hệ liên kết, đối tác trong cung ứng các dịch vụ phục vụ tối đa nhu cầu của du khách.

Tăng cường đầu tư cùng người dân khắc phục lại kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật và sản phẩm du lịch làm cho các làng quê Việt Nam trở nên dễ tiếp xúc hơn và tạo thuận lợi trong liên kết giữa các làng, các khu vực trong thu hút khách du lịch.

3.2.4.Giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phục vụ hoạt động du lịch nông thôn

Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp du lịch, đưa chương trình đào tạo phát triển du lịch nông thôn vào các chương trình đào tạo. Ba Vì cần xây dựng và thực hiện chiến lược đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nguồn nhân đến năm 2020. Từ chiến lược đó ngành du lịch có thể lên được những kế hoạch ngắn hạn và dài hạn để phát triển du lịch nông thôn. Thường xuyên tổ chức các cuộc thi chuyên

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/08/2023