Thế Mạnh Phát Triển Du Lịch Nông Thôn Ở Huyện Ba Vì

nằm ở phía Bắc. Phía Tây giáp các huyện Lâm Thao, Tam Nông, Thanh Thủy của Phú Thọ. Phía Đông Bắc giáp huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc, ranh giới là sông Hồng. Huyện Ba Vì là một huyện bán sơn địa, diện tích tự nhiên là 428,0 km², lớn nhất Thủ đô Hà Nội. Huyện có hai hồ khá lớn là hồ Suối Hai, và hồ Đồng Mô (tại khu du lịch Đồng Mô). Các hồ này đều là hồ nhân tạo và nằm ở đầu nguồn sông Tích, chảy sang thị xã Sơn Tây, và một số huyện phía Tây Hà Nội, rồi đổ nước vào sông Đáy. Trên địa bàn huyện có vườn quốc gia Ba Vì. Ở ranh giới của huyện với tỉnh Phú Thọ có hai ngã ba sông là: ngã ba Trung Hà giữa sông Đà và sông Hồng (tại xã Phong Vân) và ngã ba Bạch Hạc giữa sông Hồng và sông Lô (tại các xã Tản Hồng và Phú Cường, đối diện với thành phố Việt Trì).[42]

Các điểm cực:

Cực Bắc là xã Phú Cường.

Cực Tây là xã Thuần Mỹ.

Cực Nam là xã Khánh Thượng.

Cực Đông là xã Cam Thượng.

2.1.1.2.Địa hình – Khí hậu

Địa hình của huyện thấp dần từ phía Tây Nam sang phía Đông Bắc, chia thành 3 tiểu vùng khác nhau: Vùng núi, vùng đồi, vùng đồng bằng ven sông Hồng.

Về khí hậu, Ba Vì nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Các yếu tố khí tượng trung bình nhiều năm ở trạm khí tượng Ba Vì cho thấy:

Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 10 với nhiệt độ trung bình 230C, tháng 6 và tháng 7 có nhiệt độ trung bình cao nhất là 28,60c. Tổng lượng mưa là 1832,2mm (chiếm 90,87% lượng mưa cả năm). Lượng mưa các tháng đều vượt trên 100 mm với 104 ngày mưa và tháng mưa lớn nhất là tháng 8 (339,6mm).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 3 với nhiệt độ xấp xỉ 200C

, tháng 1 có nhiệt độ thấp nhất 15,80C; Lượng mưa các tháng biến động từ 15,0 đến 64,4mm và tháng mưa ít nhất là tháng 12 chỉ đạt 15mm. [43]

Phát triển du lịch nông thôn tại Ba Vì – Hà Nội - 7

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Ba Vì là vùng đất được thiên nhiên ưu ái, ban tặng nhiều cảnh quan đẹp, lại là địa bàn quan trọng trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc nên rất thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch.

Vùng núi Ba Vì chiếm 42% diện tích toàn huyện, với trung tâm là ngọn núi Ba Vì cao 1.296 m, cùng hệ động thực vật phong phú, quý hiếm. Tập trung xung quanh núi là hàng trăm con suối, hàng chục các hồ lớn nhỏ khác nhau như: Ao Vua, Khoang Xanh, Thác Mơ, suối Tiên, hồ Suối Hai, đặc biệt suối khoáng nóng Thuần Mỹ có thể khai thác phục vụ du lịch dưỡng bệnh, nghỉ ngơi. Ngoài ra, Ba Vì còn có một loạt những di tích, địa danh đã đi vào lịch sử như khu căn cứ kháng chiến của tỉnh Sơn Tây, vùng rừng thông Đá Chông, khu tưởng niệm Bác Hồ và hàng loạt các đình, đền, chùa đã được xếp hạng (đình Tây Đằng được xếp hạng là một trong 12 di tích đặc biệt quan trọng). Hiện nay, hầu hết các điểm du lịch trên địa bàn huyện đã được đưa vào khai thác có hiệu quả.

Hàng năm, Ba Vì đón khoảng 2,3 triệu lượt khách. Trong chiến lược phát triển du lịch của huyện, huyện đã có chủ trương đầu tư, đẩy mạnh khai thác du lịch Vườn quốc gia Ba Vì và du lịch suối nước nóng, hướng tới phát triển các mô hình du lịch sinh thái và nghỉ ngơi cuối tuần.

Đây là vùng có nhiều dân tộc sinh sống nên nét văn hoá đặc trưng của người Dao, người Mường cũng là một điểm nhấn thu hút khách du lịch. Đặc biệt, xã Ba Vì có khoảng gần 2100 nhân khẩu người Dao và là nơi vẫn còn bảo lưu, giữ gìn được nhiều nét sinh hoạt văn hoá truyền thống của dân tộc này như phong tục Tết nhảy.

Nhận thức được những tiềm năng, lợi thế của địa phương, những năm qua Ba Vì đã xác định đưa hoạt động du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện. Để thực hiện mục tiêu này, huyện đã chú trọng quan tâm đến công tác quy hoạch, mời gọi đầu tư và quảng bá hình ảnh quê hương, con người và danh thắng Ba Vì. Hiện đã có 15 doanh nghiệp tham gia đầu tư kinh doanh dịch vụ du lịch ở đây. Hoạt động du lịch đã đóng góp tích cực vào tốc độ tăng trưởng kinh tế chung của huyện. Từ chỗ chỉ có 91,4 vạn lượt khách du lịch với doanh thu 42,1 tỷ đồng

năm 2007, đến năm 2009, đã có 1,1 triệu lượt khách đến tham quan, nghỉ dưỡng, doanh thu cũng tăng lên 70 tỷ đồng. Hiện nay, Về dịch vụ du lịch: Giá trị tăng thêm đạt 1.803 tỷ đồng, tăng 48,4% so với cùng kỳ. Doanh thu du lịch đạt 70 tỷ đồng, thu hút 1,3 triệu lượt khách đến với Ba Vì.[44]

Từ sự quan tâm như vậy mà tổng lượng khách đến tham quan du lịch huyện Ba Vì trong năm 2013 là 2,3 triệu lượt người, tương đương đạt 100% so với cùng kỳ năm 2012. Doanh thu du lịch ước đạt 240 tỷ đồng, đạt 120% kế hoạch năm. Khách đến tham quan du lịch huyện Ba Vì tập trung vào du lịch sinh thái và du lịch nghỉ dưỡng. Các khu du lịch thu hút nhiều du khách đến tham quan là Ao Vua, Khoang Xanh, Tản Đà, Thiên Sơn – Suối Ngà, Đền Thượng - Đền Trung - Đền Hạ…

Trong năm 2014, huyện Ba Vì tiếp tục đẩy mạnh công tác quảng bá du lịch, triển khai việc đầu tư vào các khu du lịch, phấn đấu doanh thu 300 tỷ đồng.[45]

2.2. Thế mạnh phát triển du lịch nông thôn ở huyện Ba Vì

2.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên

2.2.1.1. Vườn quốc gia Ba Vì

Từ trung tâm Hà Nội đi theo hướng Tây khoảng 50km, nhìn về phía tay trái trong làn mây trắng mỏng chúng ta sẽ thấy 3 đỉnh núi – Ba Vì mờ ảo xuất hiện, và cũng là lúc bắt đầu bước vào không gian lung linh huyền ảo của Vườn quốc gia Ba Vì.

Nơi đây phong cảnh ngoạn mục, cảnh sắc thiên nhiên hòa quyện với con người. Tổng diện tích Vườn Quốc gia Ba Vì rộng 11.372 ha; trong đó, rừng nguyên sinh trải rộng 2.752 ha, ở độ cao từ 100 - 1.296m của dãy núi Ba Vì hùng vĩ, có hệ thực vật nhiệt đới và á nhiệt đới khá điển hình ở Việt Nam; bốn mùa cây cối xanh tươi, khí hậu trong lành.

Từ thành phố Sơn Tây có đường 87 và 88 nối các điểm du lịch trong vùng khá thuận lợi, đặc biệt là con đường từ chân núi lên đỉnh Ba Vì dài 12km khá tốt. Và khoảng cách 50km với trung tâm thành phố Hà Nội với đường giao thông thuận lợi thì đây là một cự ly phù hợp với khách du lịch bởi từ trung tâm thành phố Hà Nội chỉ mất hơn 1 giờ đi ô tô hoặc xe máy và chỉ mất quãng đường

15 km để đi từ thành phố Sơn Tây để đến vườn quốc gia.

Với vị trí như vậy theo đánh giá về mức độ thuận lợi với du khách, vườn quốc gia Ba Vì có thể được đánh giá là rất thuận lợi.

Do địa hình núi cao, độ che phủ của rừng lớn tạo cho vùng Ba Vì có khí hậu rất mát mẻ, nhất là vào mùa hè (từ tháng 4 đến tháng 10 dương lịch). Về mùa đông, mây mù bao phủ tạo một cảnh quan rất ấn tượng. Ba Vì là một quần thể núi gồm 6 đỉnh, cao nhất là đỉnh Vua cao 1.296m, đỉnh Tản Viên cao 1.227m, đỉnh Ngọc Hoa cao 1.131m… Đỉnh Vua là nơi xây dựng đền thờ Bác Hồ. Đối diện đỉnh Vua lại là một mái núi “thắt cổ bồng” được lập đền Thượng, tương truyền là nơi hóa thân của Đức Thánh Tản - Sơn Tinh được dân gian tôn thờ là anh hùng chống lũ lụt, ngoại xâm, vị thần liên minh các bộ tộc Việt -Mường.

Ông Đỗ Hữu Thế, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ du lịch sinh thái và Giáo dục môi trường Ba Vì, cho biết, Ba Vì được ví như là “Lá phổi xanh của Thủ đô”. Nơi đây còn là nơi sinh sống của hàng trăm loài động vật hoang dã, có rất nhiều loài quý, hiếm có tên trong sách đỏ của Việt Nam.

Theo tài liệu thống kê của các nhà khoa học, hiện nay Vườn Quốc gia Ba Vì có 812 loài thực vật bậc cao có mạch, thuộc 427 chi và 136 họ. Nơi đây còn có 15 loài cây quý, hiếm như: bách xanh, thông tre, xỉ ba mũi, sến lá bạc, hoa tiên, dương xỉ thân gỗ… Khu vực Vườn Quốc gia Ba Vì có 45 loài thú, 115 loài chim, 27 loài lưỡng cư, 61 loài bò sát, 86 loài côn trùng; trong đó có 23 loài quý, hiếm có trong sách đỏ như: cu li lớn, gấu ngựa, tê tê vàng, công, gà lôi trắng, khỉ, báo, gấu, sóc bay…

Vườn quốc gia Ba Vì được chia làm 2 phân khu chức năng: Phân khu bảo tồn sinh thái từ cốt 400m trở lên.

Phân khu phục hồi sinh thái từ cốt 100m đến 400m, còn lại là vùng đệm.

Vùng đệm là nơi sinh sống của 10.125 hộ dân với 46.547 nhân khẩu thuộc 3 dân tộc: Kinh, Dao, Mường. Trong đó, dân tộc Mường có 2.720 hộ với

17.50 người, dân tộc Dao có 300 hộ, 1.676 người, 80% số hộ ở đây có nghề làm

thuốc cổ truyền.

Về khí hậu: Vườn quốc gia Ba Vì có khí hậu mát mẻ, nhiệt độ trung bình năm là 23,4 độ, nhiệt độ tháng 1 là 16,5 độ, vào tháng 7 là 28,7 độ. Do đây là vùng địa hình đồi núi nên khí hậu Ba Vì thay đổi theo độ cao. Trên 500m luôn có sương mù bao phủ đỉnh núi. Tại cốt 400m nhiệt độ trung bình là 20,6, độ ẩm là 81,6 %.

Được sự ưu ái của thiên nhiên về địa hình, khí hậu đã tại cho vườn quốc gia Ba Vì trở thành một trong 4 khu du lịch sinh thái vùng núi cao nổi tiếng (Đà Lạt, Sa Pa, Ba Vì và Tam Đảo). Không những thế, vùng núi Ba Vì còn là nơi du lịch tâm linh của người Việt. Hàng năm, Vườn quốc gia Ba Vì đón vài chục nghìn lượt người đến thăm quan và học tập. Đến đây, du khách được tận hưởng cái không khí trong lành mát dịu; hương vị núi rừng cây cối; chim hót, suối reo 2 bên đường.

Với hệ sinh thái và những tài nguyên hiện có VQG Ba Vì thích hợp cho những loại hình du lịch tâm linh, du lịch nghỉ dưỡng, đặc biệt là du lịch cuối tuần.[2]

2.2.1.2. Khu du lịch Ao Vua

Chỉ nằm cách Hà Nội khoảng chừng 60km, nếu đi bằng xe ô tô bạn có thể dễ dàng đến khu du lịch Ao Vua thuộc địa phận xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, Hà Nội. Nơi đây đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn, thu hút hàng trăm nghàn khách tham quan mỗi năm.

Khu du lịch sinh thái Ao Vua là một trong những địa điểm hiếm hoi ở ngoại vi Hà Nội còn giữ được cảnh núi rừng hoang sơ hùng vĩ, không gian đậm chất nhân văn và đặc biệt không khí trong lành rất phù hợp với kì nghỉ cuối tuần, nghỉ dưỡng.

Du khách tới Ao Vua có thể tìm về cội nguồn qua câu chuyện truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh giao chiến để được trở thành “phò mã” của Vua Hùng, tìm hiểu về Đức Thánh Tản Viên, một vị thánh giúp dân trị thủy, cấy lúa, dệt lụa, chữa bệnh… sống mãi trong tâm thức người Việt. Du khách có thể bơi lặn bên thác Ao Vua trong bể thác thiên nhiên, du thuyền trên mặt hồ, thưởng thức những món ăn đặc sản trong những ngôi nhà mái lá đủ hình thù, leo lên đỉnh núi nghe tiếng nước chảy rì rào, chiêm ngưỡng cảnh vật trời mây, non nước mộng mơ

và như có cảm giác đi du lịch mạo hiểm với những con đường đồi núi quanh co.

Lần đầu đến đây, du khách sẽ không khỏi bất ngờ trước một kiệt tác hoàn hảo của “đức mẹ tạo hóa” với cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, một món quà quý giá của thiên nhiên ban tặng cho con người.

Hiện khu du lịch Ao Vua đang được đầu tư mở rộng quy mô: vườn chim thú, vườn truyền thuyết cổ tích, vườn tượng châu Âu, trồng thêm nhiều loại cây quý nhằm tạo bóng mát và hoàn thiện hệ sinh thái rừng. Một khách sạn 3 sao, gồm 50 phòng, hội trường 500 chỗ, nhà ăn và phòng họp hội thảo trên diện tích 5.000m² cùng nhiều trò chơi hấp dẫn, mạo hiểm như: khu nhà đa năng, công viên vầng trăng, đường đua công thức 1 có thể phục vụ hàng ngàn người cùng một lúc.[2]

Khi ra về, du khách có thể mua nhiều loại sản phẩm du lịch, đó là những lọ hoa mỹ nghệ, những vật dụng tinh xảo, độc đáo, đẹp mắt được làm từ nguyên liệu tre, nứa bởi đôi bàn tay của chính con người nơi đây.

2.2.1.3. Khu du lịch Khoang Xanh - Suối Tiên


Nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 50km về phía Tây, khu du lịch Khoang Xanh – Suối Tiên thuộc xã Vân Hòa – Ba Vì, là nơi có phong cảnh sơn thủy hữu tình, núi rừng trùng điệp, có dòng suối Tiên thơ mộng, nước suối trong mát với nhiều dàn thác dạt dào đổ xuống tạo nên những âm thanh kì diệu.

Khu du lịch Khoang Xanh – Suối Tiên gắn liền với truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh, nơi mà công chúa Ngọc Hoa cùng các tiên nữ thường hay xuống tắm ở suối này. Ngày nay nơi đây vẫn còn nhiều dấu tích. Chuyện kể rằng: thuở hồng hoang có một nàng tiên nữ đã xuống dạo chơi phàm trần, nàng lạc bước vào thung lũng này và say xưa cảnh vật trần gian. Khi về trời đã bỏ quên tấm thảm màu xanh của mình, vô tình chàng hoàng tử đi săn qua đây bắt được. Chàng đã dõi theo nàng đang dần khuất trong làn mây trắng. Nàng tiên ngoái lại nhìn thấy đôi mắt âu yếm, đắm say của chàng hoàng tử, nàng liền quay trở lại cùng chàng tình tự. Nhưng “luật trời” nghiêm khắc nàng phải về. Không nỡ chia tay bạn tình trong lưu luyến, chàng hoàng tử níu nàng lại chẳng muốn rời xa.

Trong khúc hòa tấu của nhạc rừng rộn rã, nàng cùng chàng nằm trên tấm thảm xanh, nàng khe khẽ hát khúc ru ca của đất trời, ru hoàng tử vào giấc ngủ giữa yên ả thiên nhiên. Chàng hoàng tử tỉnh dậy, không thấy bạn tình đâu, chỉ còn tấm thảm xanh và cuộc tình ngắn ngủi mơ mộng. Kể từ đó tấm thảm xanh mà nàng tiên để lại cho bạn tình đã thành thung lũng Khoang Xanh mơ màng không có tuổi.

Tận dụng được lợi thế đó, năm 1995, công ty cổ phần du lịch Khoang Xanh đã đầu tư xây dựng khu vực này thành một điểm đến khá hấp dẫn đối với du khách. Tuy vậy, các dịch vụ còn nhiều hạn chế nên đối tượng khách thời này chủ yếu là sinh viên, học sinh đi dã ngoại. Đến năm 1999, công ty tiếp tục đầu tư xây dựng khu công viên nước, tạo cảm giác mạnh cho du khách với hồ tạo sóng biển nhân tạo.[2]

Hiện nay, tại đây, khu Trung tâm gồm khách sạn, hội trường, sân khấu, sân tenis, sân bóng đá...; khu suối, thác, rừng gồm rừng nguyên sinh cùng thảm thực vật phong phú; khu Thung lũng khủng long tái tạo cảnh vật hoang sơ thời tiền sử, kết hợp bảo tồn những động vật quý hiếm hiện có như cá sấu, gấu, khỉ…; khu tắm khoáng bùn bảo đảm sức khoẻ cho con người và khu công viên nước rộng 2,2ha với sóng biển nhân tạo dâng cao 0,5m, vỗ ì oạp khiến mỗi du khách khi đến đây có cảm giác được sống trong không gian thiên nhiên kỳ vĩ có rừng nguyên sinh, có suối, có động vật hoang dã và có biển…Có một nhà thơ khi đến đây đã phải thốt lên rằng: “Ai mang hồn biển đặt giữa rừng ?...”

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn, Ông Nguyễn Viết Thuận – Chủ tịch Hội đồng quản trị, Phó giám đốc khu du lịch Khoang Xanh – Suối Tiên cho biết: “Toàn khu có khoảng 200ha rừng nguyên sinh và 2km suối nước tự nhiên chảy suốt đêm ngày không bao giờ cạn. Đây là một phần diện tích của Vườn quốc gia Ba Vì nên chúng tôi phát triển du lịch gắn với bảo vệ thiên nhiên, bảo tồn và phát triển những loài động, thực vật quý hiếm…”.

Khoang Xanh – Suối Tiên đang nỗ lực phát triển du lịch để đón du khách trong nước và quốc tế về thăm một trong những điểm du lịch sinh thái hấp dẫn của Thủ đô Hà Nội.

2.2.1.4. Khu du lịch sinh thái Thác Đa


Với diện tích trải rộng gần 100ha, Khu du lịch sinh thái Thác Đa nằm ở thôn Mường Cháu, xã Vân Hòa, huyện Ba Vì, TP.Hà Nội là một điểm du lịch rất thuận lợi và lý tưởng cho kì nghỉ cuối tuần sau những ngày làm việc vất vả. Đến với Thác Đa, du khách sẽ cảm nhận được những nét mới mẻ ở đây so với những khu du lịch khác.

Một khung cảnh thật hấp dẫn, còn nguyên sơ, được bàn tay con người khéo khai thác, làm cho du khách có cảm giác được ngược dòng thời gian và sống trong bộ tộc của người Việt cổ, trong trận thắng năm xưa của bà Trưng, bà Triệu...Với một bầu không khí trong lành trên đỉnh núi cao 1.281m so với mặt nước biển của vùng núi Ba Vì, được nghỉ trong ngôi nhà sàn xinh xắn của dân tộc Mường với xung quanh là cây cối xanh tươi, những dòng suối trong mát, thanh tao sẽ làm du khách quên đi nỗi mệt nhọc của cuộc sống đời thường để tận hưởng những ưu đãi của thiên nhiên ban tặng.

Đến đây, bạn còn được hoà mình vào không khí lễ hội, bạn sẽ cùng vui múa xoè, nhảy sạp cùng các chàng trai, cô gái dân tộc ít người, say trong men rượu Cần của những đêm lửa trại bập bùng và thưởng thức các món nướng từ ngô, sắn, khoai…

Ở đây có đường đi lên các thác Dốc Mông, khuôn viên Tình Yêu, thác Mây…lên Tây Trúc rồi đến cây đa nghìn tuổi. Tại khu du lịch này, du khách không chỉ được thưởng thức vẻ đẹp tự nhiên vốn có của rừng nguyên sinh thuộc vùng núi Tản, với rừng cây lâu niên quý hiếm, cùng vườn trúc tự nhiên rộng gần 1ha có gần 20 loại chim, mà còn có hệ thống các sân chơi thể thao được bố trí hài hoà nằm xen với các đồi sim, đồi xanh, đồi phượng, đồi mai…để có thể thư giãn sau những hiệp đấu căng thẳng.

Thác Đa còn là một ngọn thác lớn nhất trong khu này. Đường tới Thác Đa lượn vòng uốn khúc. Trước khi tới Thác Đa hùng vĩ, du khách sẽ ghé thăm Khe Cạn. Gọi là Khe Cạn vì suối cạn nước quanh năm khoe những viên sỏi lấp lánh dưới ánh mặt trời.Dọc đường du khách sẽ còn được gặp một tên thác rất thú vị, đó

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/08/2023