Các Nguyên Tắc Phát Triển Du Lịch Nông Nghiệp‌


Bảng 1.1. Sự khác nhau giữa DLNN và DLNT


Các điểm

khác biệt

Du lịch nông nghiệp

Du lịch nông thôn


Loại hình


Là một loại hình du lịch đơn lẻ

Tổng hợp liên kết nhiều loại hình du lịch ở địa phương. (du lịch sinh thái nông thôn, văn hóa, tâm linh, thể thao,…)


Tài nguyên

Tài nguyên sản xuất nông nghiệp đơn thuần

Tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn tại địa phương và tài nguyên các

loại hình du lịch khác.

Chủ thể tham

gia

Nông dân trực tiếp tham

gia

Bao gồm chủ cơ sở du lịch và cộng đồng

dân cư

Không gian

Trang trại, đồng ruộng

Tất cả những nơi có tài nguyên du lịch ở

địa phương

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch nông nghiệp thành phố Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng - 4

Nguồn: (Bùi Thị Lan Hương, 2010)

- DLNT không chỉ gói gọn trong một loại hình du lịch nhất định, nó có thể bao gồm nhiều loại hình du lịch trong một không gian lãnh thổ của địa phương nào đó như: du lịch sinh thái nông thôn, phong tục tập quán, văn hóa, tâm linh, thể thao,... Phát triển DLNT là phát triển theo hướng mở rộng và khai thác các mối liên kết giữa các loại hình du lịch ở địa phương nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích của tổ chức làm du lịch và lợi ích của cộng đồng địa phương, có sự tham gia của cộng đồng và quan tâm chỉ đạo của chính quyền địa phương nhằm góp phần phát triển nông thôn của địa phương theo định hướng bền vững.

- DLNN đơn thuần chỉ là một loại hình du lịch. Phát triển DLNN là phải phát triển du lịch theo hướng chuyên môn sâu nhằm khai thác tối đa hiệu quả tài nguyên từ sản xuất nông nghiệp, cung cấp nhiều sản phẩm du lịch tốt nhất cho du khách trong một phạm vi quản lí thuộc một đơn vị tổ chức sản xuất nông nghiệp như hộ gia đình, trang trại, hợp tác xã hay doanh nghiệp nông nghiệp.


1.1.4. Các nguyên tắc phát triển du lịch nông nghiệp‌

DLNN là một loại hình du lịch đang trên đà phát triển mạnh, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế. Như vậy để phát triển DLNN một cách toàn diện cần phải dựa theo những nguyên tắc sau:

- Người nông dân phải tham gia trực tiếp và được trao quyền để đảm bảo quyền sở hữu và minh bạch trong quản lý

- Thiết lập mối quan hệ đối tác với các bên liên quan nhằm thúc đẩy DLNN phát

triển

- Đạt được những chứng nhận tiêu chuẩn từ các cơ quan ban ngành và tổ chức có

liên quan

- Cải thiện phúc lợi xã hội cho nhân dân trong vùng làm nông nghiệp cũng như du lịch

- Tăng cường kết nối với các ngành kinh tế khác nhằm phát triển nền kinh tế ở địa phương và khu vực.

- Tôn trọng văn hóa và truyền thống địa phương

- Đóng góp vào việc bảo tồn nguồn tài nguyên tự nhiên

- Cải thiện chất lượng trải nghiệm của khách du lịch thông qua việc tăng cường những hoạt động tương tác có ý nghĩa giữa cộng đồng địa phương và khách du lịch.

Xác định sức thu hút của tài nguyên DLNN trên cơ sở điều tra và đánh giá toàn diện tài nguyên thông qua 9 tiêu chí chính sau: (1) mức độ hấp dẫn của tài nguyên du lịch nông nghiệp của từng địa phương; (2) thời gian khai thác các tài nguyên; (3) các yếu tố môi trường; (4) sức chứa của từng vùng; (5) độ bền vững trong khai thác tiềm năng du lịch nông nghiệp; (6) khả năng tiếp cận; (7) điều kiện hạ tầng; (8) khả năng phát triển; (9) hiệu quả kinh tế và xã hội. Các tiêu chí trên giúp cho việc lượng hóa tài nguyên theo thang bậc tạo cơ sở để tổ chức khai thác và quản lý, phát triển tài nguyên trong du lịch của từng địa phương.

1.1.5. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới phát triển du lịch nông nghiệp‌

* Nhóm các yếu tố tự nhiên

- Vị trí địa lí: Là nhân tố cá biệt hóa, có ý nghĩa to lớn trong việc hình thành, phát triển và tồn tại lâu dài của DLNN. Hầu hết các điểm DLNN đều nằm ở những nơi có


vị trí địa lí thuận lợi về giao thông, nguồn nước, địa hình, khí hậu, sinh vật,...Ngược lại, tại một nơi nào đó tuy có nhiều tiềm năng phát triển DLNN nhưng lại có vị trí địa lí khó khăn, hiểm trở thì việc thu hút khách du lịch đến thăm là việc không hề dễ dàng. Ngoài ra, vị trí địa lí còn là yếu tố quyết định không gian sản xuất, loại cây trồng, mùa vụ, sự ổn định an ninh chính trị,…

- Thổ nhưỡng: Là một trong những nhân tố quan trọng vì nó là tư liệu không thể thay thế được trong sản xuất nông nghiệp. Đất sản xuất nông nghiệp bao gồm đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm. Đất đai ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu và phân bố nông nghiệp (đặc biệt là trồng trọt).

Tùy theo các nhân tố, điều kiện hình thành và sự tác động của con người mà các loại đất có sự phân hóa khác nhau. Ở những nơi đất đai tốt thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp thì cảnh quan tự nhiên ở đây sẽ là điều kiện thuận lợi cho việc tham quan, tìm hiểu văn hóa, học hỏi kinh nghiệm trồng trọt. Đối với những vùng đất đai cằn cỗi, cảnh quan tự nhiên từ nông nghiệp sẽ ít và không phong phú, sẽ không thuận lợi cho việc phát triển du lịch.

- Địa hình: Địa hình cùng các yếu tố khác như thực vật, khí hậu, nguồn nước và các công tình nhân tạo đã tạo nên phong cảnh thiên nhiên thu hút khách du lịch. Địa hình bao gồm 2 dạng chính là: địa hình đồng bằng và địa hình đồi núi.

Địa hình đồng bằng là nơi thuận lợi cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Đây cũng là cơ sở hình thành nên các điểm DLNN - một loại hình du lịch mới ở Việt Nam hiện nay. Các hoạt động canh tác nông nghiệp, hình thức sản xuất, đời sống sinh hoạt hay văn hóa của người nông dân có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động du lịch. Với ưu thế dạng địa hình này là bằng phẳng và rộng lớn, thuận tiện cho việc đi lại, tham quan, tìm hiểu văn hóa, cắm trại hay dã ngoại. Ngoài ra, đồng bằng cũng là nơi tập trung dân cư đông đúc và có rất nhiều tài nguyên du lịch nhân văn độc đáo có thể kết hợp nhiều loại hình du lịch khác nhau.

Địa hình đồi núi có những thắng cảnh hoang sơ, cách thức sinh sống, khí hậu ôn hòa (lạnh) và phương thức canh tác của người dân bản địa của từng vùng lại riêng biệt đã tạo nên nét độc đáo cho dạng địa hình này. Có thể cùng một loại cây trồng là lúa nước, nhưng nếu ở đồng bằng thì sẽ là những dải lúa rộng thẳng cánh cò bay bao quanh


là mương dẫn nước tưới vào ruộng. Nhưng ở đồi núi, cây lúa sẽ được trồng ở các ruộng theo từng cấp đất hay còn gọi là ruộng bậc thang, tạo nên một bức tranh đồng lúa lạ mắt thu hút nhiều khách du lịch tham quan.

- Khí hậu: Khí hậu là một trong những yếu tố thành tạo nên thời vụ du lịch, tính mùa vụ du lịch, vùng du lịch đặc trưng,…

Sự khác biệt của khí hậu đã tạo nên những nét đặc trưng riêng cho từng vùng, miền. Có những nơi mà các loại sản vật này có, những nơi có thể trồng được nhưng lại có những nơi khác không trồng được, hoặc có thể là cùng một loại sản vật nhưng lại có cách thức trồng trọt khác nhau. Có thể nói chính khí hậu đã tạo nên những hệ sinh thái độc đáo là cơ sở để tạo nên điểm DLNN. Thời vụ canh tác tạo ra sản phẩm nông nghiệp như cây trồng, vật nuôi,.. phục vụ du lịch. Ngoài ra, khí hậu còn ảnh hưởng rất lớn đến năng suất trồng trọt.

“Mùa du lịch” cũng phụ thuộc vào khí hậu. Ví dụ, mùa nóng oi bức ở Sài Gòn người ta xu hướng đi du lịch ở những nơi có thời tiết mát mẻ hơn như Đà Lạt, Sa Pa,… để nghỉ ngơi, tránh nóng. Hoặc là những nước có khí hậu mùa đông lạnh lẽo, giá buốt họ sẽ tìm đến nơi ấm áp hơn để thư giãn. Từ đó, xuất hiện “mùa du lịch”, mùa này thường bắt đầu từ cuối năm cho đến đầu năm sau, thời tiết khá đẹp để đi du lịch. Mỗi vùng du lịch đều có kiểu khí hậu khác nhau.

Mỗi chuyến đi du lịch có mang lại kết quả tốt đẹp hay không là nhờ vào điều kiện thời tiết. Vì thế cho nên, vào mùa mưa khách đi du lịch nói chung và DLNN nói riêng có xu hướng sụt giảm. Họ không thể hao phí thời gian, tiền bạc một cách vô nghĩa để nằm dài ở khách sạn mà không được đi chơi, tham quan, mua sắm, chụp ảnh kỉ niệm, quay phim,…

Có thể nói điều kiện khí hậu là một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến ngành kinh tế du lịch. Những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên các thiên tai ngày càng nhiều hơn : bão, lũ lụt, mưa lớn,… Điều này gây khó khăn cho việc phát triển du lịch, một mặt làm giảm lượng khách du lịch đáng kể vào lúc này. Mặt khác, thời tiết xấu gây ảnh hưởng đến việc trồng trọt sản xuất hoặc có thể phá hủy cây trồng, vật nuôi, cảnh quan thiên nhiên, các công trình kiến trúc,…làm giảm hiệu suất kinh tế cho điểm du lịch đó.


- Nước: Nước là yếu tố rất cần thiết cho đời sống và nhu cầu sản xuất sinh hoạt của con người. Các nguồn nước ngầm cũng rất dồi dào có thể giải quyết được vấn đề nước tưới cho mùa khô. Mùa mưa cũng tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Trong nông nghiệp, nước dùng để tưới tiêu cây trồng, rửa sạch các dụng cụ lao động cần thiết.

Không chỉ là phục vụ quá trình sản xuất của nhân dân mà khách du lịch cũng cần một lượng lớn nước ngọt để đáp ứng nhu cầu của bản thân mình khi ở điểm du lịch. Ở một điểm DLNN mà có đủ nước ngọt để du khách tắm rửa, sử dụng nguồn nước ấy để sơ chế và chế biến các món ăn mình vừa thu hoạch ở đồng ruộng (trang trại) sẽ thõa mãn được nhu cầu của khách du lịch. Ngược lại, nếu nơi ấy không đảm bảo được nguồn nước sạch để vệ sinh, cứ vài tiếng lại cúp nước hay đang sơ chế thức ăn thì nguồn nước ấy lại hết có thể làm cho du khách cảm thấy khó chịu và sẽ không quay lại vào lần sau.

- Sinh vật: Tài nguyên sinh vật càng đa dạng thì sản phẩm du lịch cũng phong phú, thu hút được phần đông khách du lịch. Các loài sinh vật, các hệ sinh thái là yếu tố cơ bản hình thành nên những giá trị thiên nhiên đặc biệt như phong cảnh đẹp, không khí trong lành,…

Các hệ sinh thái còn là nơi lưu trữ các nguồn gen quý hiếm cần được bảo tồn, đây là nguồn tài nguyên du lịch quan trọng trong việc thúc đẩy các hoạt động du lịch. Sinh vật còn cung cấp nguồn thực phẩm thiên nhiên có giá trị dinh dưỡng cao phù hợp cho du khách có nhu cầu ẩm thực.

Phát triển DLNN kết hợp với tham quan các khu rừng, hệ sinh thái cũng là đưa con người trở về với thiên nhiên. Đồng thời, cũng là thúc đẩy việc học hỏi, nghiên cứu khoa học và cũng là giáo dục về ý thức bảo vệ môi trường của người dân.

Các yếu tố tự nhiên trên luôn tác động qua lại lẫn nhau, yếu tố này hỗ trợ cho yếu tố kia, có thể yếu tố này tác động mạnh hơn, yếu tố kia tác động ít hơn. Tuy nhiên, việc đánh giá tiềm năng của một địa điểm DLNN để phát triển toàn diện cần phải kết hợp đầy đủ các yếu tố: Vị trí địa lí, khí hậu, nguồn nước, địa hình và sinh vật.


* Nhóm các yếu tố kinh tế - xã hội

- Dân cư và nguồn lao động: Nguồn lao động ở đây chủ yếu là nguồn lao động truyền thống - họ có kinh nghiệm sản xuất lâu đời. Công việc hằng ngày là sản xuất nông nghiệp, cho nên dù có khách du lịch hay không thì họ vẫn làm việc thường ngày: nhổ cỏ, thu hoạch sản phẩm nông nghiệp, trồng cây, tỉa lá, bắt sâu,... Lao động ở nông thôn vừa là lực lượng sản xuất nông nghiệp chính, vừa là thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp.

Ở những vùng DLNN phát triển, một mặt người nông dân vẫn thu lợi nhuận từ việc làm nông nghiệp. Mặt khác, họ lại có thu nhập từ khoản phục vụ khách du lịch. Tuy nhiên, người nông dân khi tham gia vào hoạt động du lịch thì chưa được trải qua lớp tập huấn nào nên vẫn giữ nét chất phác, thật thà, không đẩy giá dịch vụ du lịch lên quá cao; điều này làm cho khách du lịch cảm thấy thoải mái như đang ở nhà người quen chứ không phải đang đến một nơi xa lạ. Điều này, đã giúp cho người nông dân góp phần vào công cuộc quảng bá địa điểm du lịch của địa phương.

- Cơ sở hạ tầng: Muốn du lịch phát triển cần đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng. Trong đó, yếu tố quan trọng nhất vẫn là: giao thông vận tải, hệ thống bảo quản, hệ thống điện nước và thông tin liên lạc.

Việc vận chuyển và di chuyển của khách du lịch trong suốt thời gian đi du lịch phụ thuộc vào giao thông vận tải. Một địa điểm du lịch dù có hấp dẫn đến đâu nhưng nếu thiếu yếu tố giao thông vận tải thì cũng sẽ không thể thu hút được khách du lịch. Bên cạnh đó, không thể thiếu hệ thống bảo quản giúp chất lượng sản phẩm du lịch luôn được duy trì ở trạng thái liên tục. Hệ thống điện nước giúp nông dân phục vụ sản xuất nông nghiệp và cung cấp đầy đủ nhu cầu khách du lịch.

DLNN và cơ sở hạ tầng từ lâu đã có mối quan hệ khăng khít, tác động qua lại lẫn nhau. Mối quan hệ đó xuất phát từ đặc điểm của hai ngành có những nét tương đồng, phụ thuộc lẫn nhau. Tại những nơi hoạt động du lịch phát triển thì hệ thống giao thông nơi đó cũng được trú trọng đầu tư hơn, ngược lại những nơi có hệ thống giao thông hoàn chỉnh càng tạo điều kiện giúp cho du lịch diễn ra thuận lợi hơn. Không những phải phát triển giao thông vận tải mà còn phát triển điện, nước, thông tin liên lạc,.. để ngày càng hoàn thiện phát triển DLNN một cách toàn diện.


- Vật chất kĩ thuật: Cùng với sự phát triển của công nghệ - kĩ thuật của thế giới, nền nông nghiệp Việt Nam cũng có những máy móc hiện đại nhập khẩu từ nước ngoài. Điều này đã giúp cho việc canh tác nông nghiệp diễn ra một cách dễ dàng, người nông dân không phải tốn quá nhiều sức lực vì đã có máy móc hỗ trợ từ việc chăm sóc gieo trồng cho đến việc thành tạo sản phẩm. Để tạo ra một sản phẩm chất lượng cần có cơ sở lai tạo giống tốt, việc bảo quản và chế biến sản phẩm cũng phải có quy trình nghiêm ngặt, phương tiện máy móc an toàn, chất lượng.

Việc chăm sóc sức khỏe với người lao động cũng được đưa lên hàng đầu, bởi vì sức khỏe của người lao động có ý nghĩa quyết định đến năng suất và chất lượng lao động. Cho nên, các trang thiết bị y tế sử dụng đều là những thiết bị đạt chuẩn về chất lượng và kĩ thuật theo tiêu chuẩn của quốc tế.

Các tài nguyên du lịch thường được khai thác tại chỗ để tạo ra các sản phẩm. Chính vì vậy muốn phát triển du lịch nói chung và DLNN nói riêng cần quan tâm chuẩn bị tốt các cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.

- Chính sách phát triển: Đây là một nhân tố quan trọng trong việc phát triển du lịch theo hướng bền vững, nếu muốn đưa một điểm nông nghiệp trở thành điểm DLNN thì nhất thiết phải có sự chung tay của chính quyền địa phương. Một chủ trương của chính quyền có thể tạo ra vô số những thuận lợi cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cũng như cho khách du lịch.

Vì vậy, địa phương cần có những chính sách về đầu tư, thuế cũng như thị trường tiêu thụ phù hợp để khuyến khích các nhà đầu tư phát triển du lịch một cách hiệu quả. Một địa điểm du lịch có hướng đi đúng hay không đều phụ thuộc vào chính sách phát triển, đó là chìa khóa dẫn đến thành công trong du lịch.

1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển du lịch nông nghiệp‌

1.2.1. Kinh nghiệm phát triển DLNN ở một số nước trên thế giới‌

Cùng với sự phát triển và hình thành của ngành đường sắt ở Châu Âu đã manh nha xuất hiện khái niệm DLNN. Tuy nhiên, cho đến những năm đầu của thập niên cuối của thế kỉ XX , DLNN mới được xem như một loại hình du lịch và phổ biến ở hầu hết các quốc gia ở Châu Âu như: Pháp, Thụy Điển, Hà Lan, Hungari, Bungari,... Lúc bấy


giờ khái niệm DLNN được quan niệm tương đồng với các loại hình du lịch nông trại, du lịch di sản, du lịch xanh, du lịch nhà nghỉ ở nông thôn, DLNT,...

Sự khác biệt về DLNN ở các quốc gia phát triển và quốc gia đang phát triển là ở chỗ: ở các nước đang phát triển, người ta xem DLNN là đa dạng hóa thu nhập từ nông nghiệp, góp phần chống đói nghèo, phát huy sức mạnh nội lực của cộng đồng, bảo tồn các giá trị bản sắc văn hóa truyền thống và bảo vệ môi trường. Vì vậy, DLNN ở các nước này phát triển theo chiều rộng. Còn các quốc gia phát triển thì lại phát triển theo chiều sâu vì các khu vực nông thôn ngày càng bị thu hẹp lại.

* Ở Pháp

Một trong những quốc gia xuất hiện loại hình DLNN đầu tiên là Pháp. Ở đây có rất nhiều mạng lưới nông thôn như : “Nhà ở nước Pháp”, mạng lưới “Đón tiếp nông dân”, mạng lưới “Chào đón ở nông trại”,... Hộ nông dân nào muốn tham gia vào mạng lưới này phải sửa chữa nhà cửa của mình cho phù hợp với tiêu chuẩn của hệ thống du lịch. Đó không phải nhà mới xây dựng với các tiện nghi hiện đại mà là các nhà truyền thống có ngăn cách các phòng cho khách ở với các tiện nghi tối thiểu và phải giữ phong cách địa phương.

Sau khi tham gia, Ban quản lí sẽ huấn luyện về dịch vụ du lịch, kiểm tra và xếp hạng nông dân theo tiêu chuẩn từ 1 đến 5 sao đồng thời quy định giá thuê song song với việc phát hành các sách hướng dẫn du lịch để thông tin cho khách hàng. Các mạng lưới du lịch nông thôn của Pháp còn xây dựng những mô hình chuyên biệt nhằm đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng như:

- Nhà khách: tiếp khách như “bạn” của gia đình, có phòng ngủ, bàn ăn và món ăn cổ truyền.

- Nhà đón tiếp trẻ con: đón nhóm khoảng 10 trẻ em thành thị muốn về sống ở nông thôn vài ngày để tìm hiểu thực tiễn. Trẻ em được vui chơi, ăn ngủ với trẻ em nông thôn và có người phụ trách.

- Trại hè: là một miếng đất gần một di tích lịch sử văn hóa được tổ chức để có thể căng lều trại, có nhà vệ sinh, bếp ăn ngoài trời có thể tiếp các nhóm khoảng 20 thanh thiếu niên về và du lịch ở quanh vùng.

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 25/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí