Phát Triển Du Lịch Nông Nghiệp Ở Vùng Đông Nam Bộ Và Tây Nguyên‌


- Nhà sàn vui chơi: tổ chức 3 đến 25 nhà sàn có thể tiếp 6 người ăn ngủ. Xung quanh có các nơi vui chơi đi câu, đi chơi, đi săn, đi xe đạp, dạo chơi,.. ở các di tích lịch sử văn hóa hay có phong cảnh đẹp.

Tuy nhiên, mỗi mô hình DLNN ở Pháp không thể áp đặt hoàn toàn ở Việt Nam vì giữa hai quốc gia có sự khác biệt hoàn toàn về văn hóa, điều kiện sản xuất sinh hoạt, đời sống và phong cảnh tự nhiên cũng khác nhau.

Cái mà Việt Nam cần học ở đây là sự hướng đến nhu cầu đa dạng của khách du lịch để thiết kế các loại hình du lịch nông nghiệp đặc trưng, chẳng hạn xây dựng nên những mô hình “nông trại Family” hướng tới đối tượng du lịch là gia đình, hay mô hình “nông trại vui vẻ” hướng tới đối tượng khách du lịch là thanh thiếu niên, hoặc “nông trại tình yêu” với đối tượng là các cặp đôi đang yêu nhau,... và những chương trình du lịch phù hợp với đối tượng khách du lịch là nước ngoài và khách nội địa đến từ các thành thị.

Đối với khách du lịch nước ngoài cần hướng đến khai thác khía cạnh văn hóa địa phương là chủ yếu. Trong khi đó, khách nội địa đến từ thành thị nhằm mục đích nghỉ ngơi, thư giãn sau những áp lực cuộc sống đô thị mang lại.

* Cộng hòa Liên Bang Đức:

Bên cạnh những khó khăn trong việc sản xuất kinh doanh nông nghiệp, đồng thời với nhu cầu DLNN công chúng ở Đức tăng lên mạnh mẽ, đã dẫn đến việc hộ nông dân tham gia vào kinh doanh nhà nghỉ gia đình để phục vụ khách du lịch. Hiện nay, hàng năm có khoảng 150 -180 hồ sơ xin đăng kí kinh doanh nhà nghỉ gia đình để phục vụ khách du lịch.

Tại Đức có 2 loại hình nhà nghỉ gia đình tại các vùng nông thôn bao gồm: B&B (Bed & Breafast) cung cấp dịch vụ ăn uống, buồng ngủ và các loại hình du lịch khép kín.

Việc kinh doanh các loại hình nhà nghỉ gia đình phục vụ nhu cầu của khách du lịch được quan tâm từ xã hội và các cơ quan chức năng. Các cơ quan quản lí du lịch, các Bang đã ban hành sách hướng dẫn DLNN. Nội dung hướng dẫn chủ yếu là cách thức kinh doanh nhà nghỉ ở vùng nông thôn, đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Tư


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

vấn cho các nông gia tham gia các hoạt động kinh doanh về việc hướng dẫn sử dụng nguyên liệu, các loại cây trồng,... trong quá trình phục vụ du lịch.

* Ở Ý:

Phát triển du lịch nông nghiệp thành phố Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng - 5

Năm 1970 đến khoảng 1980, tại Ý tình trạng bỏ nghề nông tăng mạnh và xu hướng ào ạt đổ về thành phố kiếm việc làm. Trong 10 năm đó, có khoảng 400.000 hộ nông dân chuyển sang nghề khác, chính phủ Ý đã phải đối mặt với những khủng hoảng trầm trọng. Tình trạng như vậy cũng diễn ra tương tự cũng diễn ra ở Nhật Bản, Pháp, Mỹ,... Để giải quyết các vẫn đề trên chính phủ của các nước phát triển phải đề ra những biện pháp ngăn chặn, trong đó có một hướng được triển khai rất hiệu quả và chứng minh qua vài chục năm hoạt động là có tác dụng rất tốt đối với thu nhâph của người nông dân, thay đổi bộ mặt của nông nghiệp. Đó là việc chính phủ hướng sự quan tâm của công đồng toàn xã hội về việc phát triển du lịch nông nghiệp.

Việc phát triển các loại hình DLNN tại một số nước đã đưa ra những kết quả kinh tế rất đáng khích lệ, như ở Ý trong 5 năm 1985 -1990 doanh thu hoạt động du lịch này tăng gấp 2 lần. Trong 10 năm từ 1990- 2000 đã tăng lên 50%. Tại một số quốc gia đã được cơ quan quản lí nhà nước quan tâm, đầu tư hỗ trợ trong việc phát triển loại hình DLNN.

* Vương quốc Anh

Từ những năm 20 của thế kỉ XX, tốc đô thị hóa ở Anh diễn ra rất nhanh khiến cho cảnh quan nông thôn tại nhiều khu vực có xu hướng bị phá vỡ trên phạm vi rộng lớn. Điều này đã thúc đẩy chính phủ Anh quan tâm hơn đến việc sử dụng đất đai ở những khu vực nông thôn nhằm đẩm bảo duy trì sản xuất nông nghiệp và cảnh quan nông thôn.

Hiện nay, ở Anh có khoảng 14.000 trang trại tham gia vào tổ chức các hoạt động kinh doanh DLNN chiếm khoảng 7% tổng số trang trại nông nghiệp ở Anh. Có loại hình du lịch nông thôn : phục vụ cho việc nghỉ dài ngày, bao gồm các hộ kinh doanh nhà nghỉ hay căn hộ có nấu bếp; kinh doanh theo hình thức cho thuê chỗ cắm trại cho nông trại.

Năm 1987, tại Anh “ Hiệp hội những người kinh doanh loại hình nhà nghỉ gia đình tại các nông thôn” được thành lập. Hội viên phải là những người am hiểu vè canh


tác nông nghiệp hoặc chăn nuôi trồng trọt, đồng thời hội viên này phải có nguồn thu nhập nào đó liên quan đến nông nghiệp. Ngoài ra, hội viên nhất thiết phải là thành viên của tổ chức liên kết tại địa phương như là một xã viên của hợp tác xã.

* Nhật Bản

DLNN cũng được quan tâm phát triển ở Nhật Bản vào những năm 80 của thế kỷ trước. Nguyên nhân của việc phát triển loại hình du lịch này là do quá trình phát triển kinh tế và đô thị hoá, quá trình di dân cơ học của lao động vùng nông thôn đã làm cho sản xuất và phát triển ở các vùng nông thôn, miền núi và ven biển ở Nhật Bản có xu hướng đình trệ. Đồng thời, vấn đề phân cách hoặc tách rời giữa các vùng thành thị và nông thôn trở lên ngày càng rõ nét. Chính vì lí do đó việc áp dụng loại hình DLNN được lựa chọn và được quan tâm đầu tư phát triển.

Với mục đích của nó là khôi phục lại sự phát triển của các vùng nông thôn, tăng cường giao lưu giữa cư dân thành thị và các vùng nông thôn, tăng cường sự hiểu biết và nâng cao nhận thức của những người dân thành thị đối với các hoạt động sản xuất cũng như các giá trị văn hoá tại các vùng nông thôn.

Tiêu biểu là mô hình ở Moku Moku, nay là một tổ hợp bao gồm trang trại, nhà hàng, siêu thị nông nghiệp, khu nghỉ dưỡng, suối nước nóng, lớp dạy nông nghiệp, lớp dạy làm bánh, nấu bia, vườn thú, cửa hàng quà tặng, café…

Với 45.000 khách hàng thường xuyên (câu lạc bộ người dùng trung thành) và lượng khách du lịch 500.000 người/năm, Moku Moku là mô hình nông nghiệp thành công nhất ở Nhật, đã được viết thành sách cũng như thu hút một lượng lớn những người quan tâm nông nghiệp (từ Nhật và nước ngoài) đến học hỏi.

* Trung Quốc

Từ năm 1990, chính phủ đã xây dựng chương trình DLNN nhằm mục đích chống đói nghèo tại các tỉnh Vân Nam, Quảng Đông, vùng ven đô Thượng Hải.... Nông nghiệp kết hợp du lịch Trung Quốc trung bình mỗi năm đã tiếp đón hơn 700 triệu người, có hơn 1,5 triệu cửa hàng kinh doanh miệt vườn, có hơn 28 nghìn khu nông nghiệp đạt quy mô nhất định, hơn 15 triệu nông dân được hưởng lợi ích, hàng năm doanh thu dự kiến vượt quá 150 tỷ Nhân dân tệ, trở thành con đường mới giúp nông dân tìm việc làm và tăng thu nhập. Về các mặt kế thừa văn hóa canh tác nông nghiệp,


mở rộng chức năng nông nghiệp, thúc đẩy nhất thể hoá thành phố và nông thôn, nông nghiệp kết hợp du lịch đều phát huy tác dụng quan trọng.

* Hàn Quốc

Năm 1984, DLNN bắt đầu từ một dự án “Khám phá làng nông thôn truyền thống” do cơ quan Phát triển Nông thôn Hàn Quốc (RDA) với thí điểm 141 làng nhằm tăng thu nhập cho người dân. Mục đích của dự án là lôi kéo người dân thành phố về khám phá đời sống nông thôn.

Có một điểm đặc biệt là các ngôi làng của Hàn Quốc có quy mô nhỏ, khoảng 30- 50 hộ dân sinh sống với khoảng 150 người. Khi tham gia dự án này mỗi hộ nông dân được nhận khoản tiền đầu tư là 200.000 USD nhằm tiếp thị và duy trì bộ máy quản lí dự án cấp cơ sở, ví dụ mỗi làng lập ra một trang web giới thiệu những nét đặc sắc của mình tới du khách. Các làng tham gia dự án được yêu cầu giản lược tối đa nét sinh hoạt thành thị đã du nhập, duy trì đúng lối sống nông thôn.

Tại Việt Nam, muốn áp dụng mô hình này để phát triển DLNN cần phải: Thứ nhất, cần phát triển những chương trình dự án DLNN theo hướng bền vững với sự phối kết hợp giữa các làng quê, các vùng, giữa chính quyền và nông đân, giữa công ty du lịch và địa phương. Thứ hai, cần có một cơ quan quản lí nhà nước đứng ra định hướng xây dựng và điều phối toàn bộ hoạt động DLNN.

Việc học tập kinh nghiệm của các nước khác là cần thiết tuy nhiên không nên quá rập khuôn, máy móc vì điều kiện kinh tế, xã hội, tự nhiên và văn hóa của mỗi quốc gia là khác nhau nên hình thức DLNN cũng khác nhau để phù hợp với từng quốc gia.

Thậm chí, cùng trong một quốc gia, nhưng mỗi vùng địa lí khác nhau cũng có thể áp dụng những mô hình du lịch khác nhau, vì vậy để phát triển mô hình này một cách hiệu quả, cần xây dựng một đề án chi tiết, cần có sự chung tay của chính quyền địa phương và người nông dân. Trong một tương lai không xa, DLNN sẽ là loại hình du lịch đem lại nhiều lợi thế cạnh tranh lớn cho du lịch Việt Nam.

1.2.2. Phát triển du lịch nông nghiệp ở Việt Nam‌

Là đất nước sở hữu nền sản xuất sinh thái nông nghiệp có truyền thống văn hóa, lịch sử lâu đời, Việt Nam có lợi thế lớn để phát triển DLNN. Ðây là hai ngành có mối quan hệ hữu cơ. Tiềm năng nông nghiệp gắn với những cánh đồng lúa, vườn cây ăn


quả, làng nghề truyền thống, trang trại, miệt vườn… trải dài từ bắc vào nam chính là cơ sở tiền đề để thúc đẩy du lịch. Và ở chiều ngược lại, phát triển du lịch dựa trên tài nguyên nông nghiệp cũng làm gia tăng giá trị các sản phẩm nông nghiệp, góp phần ổn định đời sống nông dân, qua đó bảo tồn, phát huy các giá trị tự nhiên, văn hóa truyền thống nông thôn.

Lượng khách quan tâm tới DLNN sẽ ngày càng lớn bởi trong guồng quay đô thị hóa, một không gian sống thực và thoáng đạt mang tính đồng quê với cộng đồng nông nghiệp làng xã ấm cúng luôn có sức lôi cuốn đặc biệt với du khách ở mọi lứa tuổi. Vùng quê với những đồng quê cổ kính, cánh đồng bát ngát, phì nhiêu, những nét văn hóa truyền thống đặc sắc (đặc biệt là văn hóa nông nghiệp), những vùng đất có lịch sử hình thành lâu đời, nơi lưu giữ nhiều di tích lịch sử, văn hóa tập tục từ xa xưa,... là điều kiện thuận lợi để phát triển loại hình DLNN. Người nông dân Việt Nam trải qua bao bước thăng trầm lịch sử với những phẩm chất cần cù vượt khó, nhân hậu, vượt khó và giàu lòng mến khách, yêu hòa bình và đôi bàn tay khéo léo cùng với trí thông minh đã làm nên những nét đặc sắc trong nền văn hóa truyền thống đặc sắc Việt Nam. Làng quê với những hoạt động nghề nông, những hoạt động thủ công là một trong những nguồn tài nguyên lớn của DLNN.

Mặc dù loại hình DLNN ở Việt Nam chỉ mới xuất hiện một vài năm trở lại đây và chưa được nhắc tới trong các văn bản pháp lí nhưng lại có những bước phát triển ban đầu. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi và các sản vật phong phú, đa dạng: lúa, nho, chôm chôm, rau củ quả nhiệt đới, sầu riêng, thanh long,... đây là những điều kiện rất cần thiết cho việc phát triển loại hình DLNN. Đối tượng tham gia không chỉ là khách quốc tế mà còn khách nội địa cũng có thể tham quan các trang trại, làng bản, cùng ăn ở với người dân bản địa và tham gia cắt cỏ, cấy lúa, bắt tôm cua cá, hái chè,... Những lần trải nghiệm này giúp cho du khách có những bài học cho riêng mình làm cho chuyến du lịch thêm thú vị và bổ ích hơn.

Ở Việt Nam, DLNN là loại hình mới được hình thành và phát triển. Với loại hình du lịch mới mẻ này, du khách được trực tiếp tham gia các hoạt động thường ngày của người dân như: cấy lúa, tát nước, bắt cá, nhổ cỏ,... và các hoạt động trồng trọt và chăn


nuôi khác. Hiện nay đã có một số địa phương đã phát triển loại hình du lịch này điển hình như:

- Tại thành phố Hà Nội: hàng loạt mô hình tham quan trang trại, miệt vườn… cũng đã được tổ chức tại các huyện: Thanh Trì, Gia Lâm, Phúc Thọ... Đặc biệt là mô hình “Trang trại đồng quê ở Ba Vì” du khách có thể tham quan các làng sản xuất nông nghiệp, hưởng thụ không khí thiên nhiên trong lành. Ngoài việc nghỉ ngơi, du khách sẽ được tham quan các làng sản xuất nông nghiệp có truyền thống lâu đời xung quanh trang trại với các cảnh quan đẹp, được hưởng thụ các đặc sản thiên nhiên tươi lành trong khung cảnh gia đình ấm cúng. Cũng như có cơ hội tham gia trực tiếp vào các hoạt động du lịch nông nghiệp mang đậm dấu ấn văn hoá đồng quê Việt Nam chủ yếu dựa vào thiên nhiên như: cấy lúa, bắt cá cua ốc bằng những dụng cụ làm bằng tre, trồng và hái các loại rau rừng và rau thảo dược, xem cách làm mật ong, tự hái và sao chè khô, cho đà điểu, dê, thỏ, bò sữa ăn v.v. Đi thăm những vườn chè, những cánh đồng ngô bạt ngàn ven các dòng sông mẹ của miền Bắc Việt Nam hàng nghìn năm đã bồi đắp nên vùng châu thổ sông Hồng. Tại trang trại còn tổ chức những cuộc giao lưu hát múa với các đội văn nghệ của hai dân tộc thiểu số Mường, Dao sống tại các làng sát trang trại.

- Tại tỉnh Quảng Nam: điển hình là Trà Quế mỗi ngày đều đón hàng trăm du khách trong và ngoài nước đến tham quan, tìm hiểu về nghề trồng rau độc đáo duy trì từ hàng trăm năm qua. Những du khách nước ngoài đa phần tỏ ra ngạc nhiên thú vị về cách “nông dân đô thị” vun luống trồng rau, bón phân hay gánh nước tưới cho từng luống cải, hành, húng, quế… Chính họ lại được xắn quần xuống ruộng để thử sức cày cấy, tuốt lúa…

Hay Vinpearl Nam Hội An là một trong những mô hình DLNN chất lượng cao đầu tiên của Việt Nam, du khách không chỉ được tận hưởng những dịch vụ nghỉ dưỡng đẳng cấp, mà còn có cơ hội trải nghiệm khu vườn mát lành trong hệ thống nhà kính hiện đại bậc nhất với tầng tầng lớp lớp rau củ và cây trái và sử dụng những công nghệ tiên tiến hàng đầu thế giới, từ các nước Pháp, Singapore, Nhật Bản và Israel hiển diện mặt tại khu vườn xanh mát.


- Tại tỉnh An Giang: đã xây dựng các điểm du lịch nông nghiệp tại 3 xã Mỹ Hòa Hưng (Long Xuyên); Tân Trung (huyện Phú Tân) và Văn Giáo (huyện Tịnh Biên); mỗi xã có từ 10-15 hộ nông dân tham gia làm du lịch. Các dịch vụ bao gồm homestay, ẩm thực đồng quê, du thuyền trên sông, tham quan rừng tràm Trà Sư, săn cá bông lau... thu hút nhiều du khách trong và ngoài tỉnh, kể cả khách quốc tế. Bình thường mỗi hộ nông dân thu nhập khoảng 2 triệu đồng/tháng nhưng kể từ khi kết hợp làm du lịch, thu nhập của nhiều hộ tăng lên 10 - 15 triệu đồng.

Tuy nhiên, DLNN vẫn còn một số hạn chế, bất cập, như chưa có tầm nhìn dài hạn, hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu, nhiều nơi phát triển mang tính tự phát, nhỏ lẻ, manh mún; sản phẩm trùng lắp, phần lớn sản phẩm nông nghiệp mới chỉ đáp ứng nhu cầu tham quan, ăn uống, trải nghiệm của du khách ở mức đơn giản, chưa tận dụng được hết lợi thế để thu hút khách, cũng như tăng khả năng chi tiêu từ khách qua khai thác các dịch vụ bổ trợ; vấn đề tiếp thị, quảng cáo sản phẩm nông nghiệp chưa được chú trọng; nhiều nông hộ chủ yếu chú ý việc tạo ra sản phẩm, ít quan tâm đến vấn đề tiếp cận thị trường, cũng như kỹ năng phục vụ du lịch nông nghiệp; nguồn nhân lực còn thiếu và yếu… Đặc biệt, việc liên kết phát triển DLNN giữa các địa phương trong tỉnh và giữa các tỉnh trong vùng còn hạn chế.

1.2.3. Phát triển du lịch nông nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên‌

- Tây Nguyên: là vùng đất có vị trí đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội của Việt Nam, là giao điểm của hai khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam và ven biển miền Trung, có chung đường biên giới với Lào và Campuchia. Tây Nguyên có lợi thế rất lớn về tài nguyên thiên nhiên, có nền khí hậu ôn hòa cùng hệ thống sông ngòi cung cấp nguồn nước phong phú, thuận lợi cho việc trồng các loại cây công nghiệp và cây ăn quả có giá trị cao, hệ thống sông suối có nhiều thác nước hùng vĩ, cảnh quan đẹp và 54 dân tộc anh em cùng sinh sống với nhiều nét văn hóa độc đáo… là tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch nông nghiệp, du lịch sinh thái, văn hóa, tiềm năng cảnh quan rừng và sản xuất nông lâm nghiệp gắn với khác giá trị lịch sử, văn hóa của các dân tộc để hình thành và phát triển các sản phẩm du lịch độc đáo của vùng.

Đăk Lăk là địa phương có phong trào phát triển chăn nuôi mạnh ở khu vực Tây Nguyên, nhất là bò sữa. Đặc biệt, trong những năm gần đây khi tỉnh đẩy mạnh phát


triển chăn nuôi theo định hướng hàng hóa thì ngành chăn nuôi được quan tâm nhiều hơn, nhất là công tác cải tạo con giống để lai tạo ra các giống bò sữa cho chất lượng cao. Những mô hình trang trại nuôi bò sữa lớn này đã thu hút nhiều khách du lịch đến thăm quan khu nuôi bò và trải nghiệm cùng người nông dân các công việc hàng ngày. Tại đây, du khách có thể tham gia hoạt động vắt sữa cùng các cô chú công nhân, hay thái cỏ, cho bò ăn… Ngoài ra, du khách sẽ được chiêu đãi sữa tươi nguyên chất miễn phí ngay tại trang trại. Không chỉ được trải nghiệm các công đoạn chăm sóc bò, du khách còn được thăm quan nhà máy chế biến sữa.

Cũng ở tại Đăk Lăk, cây cà phê tuy là loại cây trồng phổ biến của vùng Tây Nguyên, nhưng nếu các nông hộ, hợp tác xã hay doanh nghiệp của địa phương xây dựng một mô hình nhà vườn sản xuất cà phê khép kín phục vụ khách thì không phải địa phương nào cũng có. Đó là mô hình sản xuất cà phê sạch để du khách tham gia từ trồng trọt, chăm sóc, bảo quản đến chế biến. Sản phẩm làm ra du khách có thể thưởng thức hoặc bán ngay tại chỗ sẽ gây được cảm tình và tạo thêm nguồn thu cho nhà vườn.Việc phối hợp với doanh nghiệp xây dựng thành vườn cao su du lịch, hồ tiêu du lịch đặc biệt là mùa cao su thay lá, mùa thu hoạch, thăm các nhà máy chế biến… cũng khiến du khách tìm thấy cảm giác mới lạ, hiểu hơn về công đoạn lao động, sản xuất của người Tây Nguyên…

Các mô hình nông nghiệp nói trên đã thu hút một lượng lớn khách đến tham quan hằng năm. Hầu hết du khách đều ngỡ ngàng thích thú trước những sản phẩm “cây nhà lá vườn” của Đăk Lăk. Bên cạnh việc tìm hiểu về quy trình, kỹ thuật sản xuất, trồng trọt, du khách nào cũng sẵn sàng mua các sản phẩm này về sử dụng và làm quà cho người thân.

Trên thực tế, mô hình nông nghiệp đặc trưng của địa phương hiện mới chỉ khai thác ở giá trị sản phẩm thuần nông, chưa khai thác đúng tiềm năng từ sự kết nối du lịch sinh thái nông nghiệp nông thôn. Du khách đến hầu hết đều thông qua đợt kết nối giao lưu, tham quan học tập của các đơn vị nhà nước từ các tỉnh bạn.

- Đông Nam Bộ: là cánh cửa tiếp nhận, chuyển tải và giao lưu văn hóa – xã hội giữa hai miền Bắc và Nam. Không những thế, vùng Đông Nam bộ hội tụ đa dạng tài

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/04/2023