Công Tác Tuyên Truyền Xúc Tiến Và Quảng Bá Du Lịch


Không những phát triển về số lượng lao động mà du lịch còn giúp cho người lao động ngày càng cải thiện được đời sống của mình trên cơ sở tăng thu nhập bình quân.

Bảng 2.2: Lao động trong ngành du lịch tại TP Nha Trang


Chỉ tiêu

2006

2007

2008

2009

2011

Tổng số lao động

3147

4358

4689

5312

6238

Thu nhập bìnhquân(1.000đ)

1450

1575

1685

1895

2155

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch Nha Trang Khánh Hòa theo hướng bền vững - 11

(Nguồn : Sở văn hóa – Du lịch Khánh Hòa) Năm 2006, thu nhập bình quân của người lao động mới chỉ đạt 1,45 triệu đồng/người/tháng thì đến năm 2011 thu nhập đã đạt 2,155 triệu đồng/người/tháng.

Đây là một điểm tích cực trong hoạt động du lịch của Nha Trang.

Lực lượng lao động của ngành du lịch Thành phố tuy đông nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập, chất lượng lao động nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển du lịch trong xu thế hội nhập và phát triển. Công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch của thành phố trong những năm qua đã và đang được quan tâm.

Du khách nước ngoài đến Nha Trang không chỉ để thư giãn, giải trí mà còn đánh giá nền văn hóa của nước ta qua mỗi chuyến đi. Chính vì vậy, văn hóa nhân lực du lịch là yếu tố quan trọng trong việc phát triển du lịch nước nhà.

Hiện nay các nhà đầu tư thường xem việc xây dựng cơ sở vật chất là điều kiện đầy đủ để đi vào hoạt động kinh doanh, mà ít ai coi trọng việc đào tạo tay nghề cho nhân viên để phục vụ trong các cơ sở to lớn đó. Tình trạng xây xong cơ sở vật chất mới tuyển nhân viên và không tuyển được người có năng lực chuyên môn, dẫn đến khách sạn thì to lớn lộng lẫy hiện đại nhưng nhân viên thì yếu kém. Nhiều doanh nghiệp nhà hàng, khách sạn có khuynh hướng xem trọng nhân viên quản lý, xem thường nhân viên phục vụ tiếp tân. Do quan niệm đó nên việc huấn luyện chuyên môn cũng như chế độ lương bổng cho nhân viên bồi bàn không được quan tâm đúng mức, khiến đội ngũ này làm việc không ổn định.


Không chỉ thiếu sự đầu tư mà chương trình đào tạo cho đội ngũ lao động phục vụ trong lĩnh vực du lịch vẫn còn không ít bất hợp lý. Nhiều chuyên gia cho rằng việc đào tạo sinh viên ngành du lịch không nhất thiết phải cần đến tiến sĩ mà chỉ cần những giáo viên có kinh nghiệm chuyên môn, trong khi những người này lại chỉ tập trung làm ở nhà hàng khách sạn mà không tham gia giảng dạy. Việc đào tạo nguồn lao động trong lĩnh vực này không chỉ có đào tạo kỹ năng mà còn đào tạo phong cách, văn hóa và phẩm chất cho nhân viên. Phần lớn trong các trường, việc đào tạo còn mang nặng tính lý thuyết trong khi đây là ngành đòi hỏi phải có những hoạt động thực tế.

2.2.4.7. Hiện trạng về hợp tác phát triển du lịch

a) Hợp tác trong nước

Nhằm khai thác tốt hơn tiềm năng du lịch của TP Nha Trang nói riêng và tỉnh Khánh Hòa nói chung, Khánh Hòa đã xây dựng các chương trình hợp tác phát triển du lịch với các khu du lịch trong nước và đạt được nhiều thành tựu.

Giai đoạn 2005 - 2010, chương trình hợp tác phát triển du lịch TP. Hồ Chí Minh và Khánh Hòa đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận. Ngành Du lịch 2 địa phương đã phối hợp quảng bá hình ảnh, sản phẩm du lịch của mỗi địa phương thông qua các sự kiện văn hóa du lịch như: Ngày hội du lịch TP. Hồ Chí Minh, Hội chợ du lịch quốc tế TP. Hồ Chí Minh (ITE), lễ hội các món ngon. Sở VH-TT-DL TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức các đoàn famtrip khảo sát du lịch, tổ chức cho các doanh nghiệp tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Khánh Hòa. Đến nay, trên địa bàn Khánh Hòa có 26 dự án du lịch do các nhà đầu tư TP. Hồ Chí Minh làm chủ đầu tư với tổng số vốn trên 6.000 tỷ đồng, trong đó có 5 dự án đã đi vào hoạt động kinh doanh và đạt hiệu quả cao. Ngoài ra, ngành Du lịch 2 địa phương cũng đã trao đổi kinh nghiệm trong công tác quản lý; hợp tác bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực du lịch; hợp tác xây dựng, phát triển các sản phẩm du lịch như tổ chức đón khách du lịch tàu biển… Tại hội nghị, lãnh đạo 2 Sở VH-TT-DL TP. Hồ Chí Minh và Khánh Hòa đã ký kết chương trình hợp tác phát triển du lịch giai đoạn 2012 - 2017. Theo đó, việc hợp tác phát triển du lịch giữa 2 địa phương sẽ tập trung vào 5 lĩnh vực: trao đổi thông tin


về tình hình phát triển du lịch; xúc tiến, quảng bá du lịch; bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực du lịch; phát triển sản phẩm du lịch; quy hoạch, kêu gọi đầu tư. Sở VH- TT-DL Khánh Hòa và TP. Hồ Chí Minh sẽ tổ chức họp sơ kết định kỳ 2 năm 1 lần để đánh giá tình hình hợp tác phát triển du lịch giữa 2 địa phương.

b) Hợp tác quốc tế về du lịch

Cùng với một số nước tại châu Á và châu Phi, Việt Nam đã lọt vào danh sách các nước được Tổ chức Du lịch thế giới của Liên hợp quốc (UNWTO) triển khai dự án đào tạo kỹ năng hoạt động trong ngành du lịch cho khu vực tư nhân ở các nước đang phát triển. Đây là một cơ hội lớn cho TP.Nha Trang nâng cao các kỹ năng cho nhân viên trong các lĩnh vực du lịch then chốt nhằm tăng cường kỹ năng quản lý và kinh doanh du lịch để tăng doanh thu và có sức phục hồi tốt trong các tình huống khủng hoảng.

Ngày 20/01/2012, Việt Nam và Luxembourg đã ký Nghị định thư Dự án “Tăng cường năng lực nguồn nhân lực ngành Du lịch và Khách sạn Việt Nam” mang tên VIE/031. Dự án VIE/031 được thực hiện trong 3 năm tại Huế, TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Vũng Tàu, Đà Nẵng, Đà Lạt, Nha Trang, Hải Phòng và Cần Thơ. Tổng vốn của Dự án là 3.384.000 EUR, trong đó tài trợ của Luxembourg là

2.950.000 EUR và vốn đối ứng của Việt Nam là 434.000 EUR. Đây là Dự án tiếp nối 3 dự án mà Chính phủ Đại công quốc Luxembourg đã tài trợ cho Du lịch Việt Nam từ năm 1997 (Dự án VIE/002, VIE/009 và VIE/015) để tăng cường năng lực nguồn nhân lực ngành Du lịch và Khách sạn tại Việt Nam. Dự án VIE/031 sẽ tập trung vào việc tiếp tục phát triển chất lượng nguồn nhân lực du lịch đạt đến trình độ quốc tế. Trong đó, có ưu tiên mở rộng và nâng cấp các cơ sở đào tạo hiện có, đáp ứng tốt nhu cầu của ngành Du lịch và góp phần nâng cao tính bền vững trong hoạt động đào tạo.

Ngoài ra còn có nhiều chương trình hợp tác quốc tế về du lịch như: Dự án Phát triển nguồn nhân lực đã phối hợp với Viện Quản lý và Phát triển châu Á đã tổ chức các chương trình tập huấn "Nâng cao nhận thức du lịch" cho các cán bộ của Tổng cục Hải quan và Tổng cục An ninh tại Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Đà Lạt, Đăk lăk,


Quy Nhơn, Nha Trang, Quảng Bình, Hòa Bình; Hợp tác, trao đổi, kinh nghiệm giữa 2 nước ViỆT – Trung để tạo ra các sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn, phù hợp với du khách Trung Quốc cũng như khảo sát, học tập kinh nghiệm tại Trung Quốc; Chương trình Du lịch Thanh niên +3 tại Thái Lan – cơ hội hợp tác quảng bá du lịch mỗi nước trong khối ASEAN…

2.2.4.8. Công tác tuyên truyền xúc tiến và quảng bá du lịch

Trong giai đoạn 2009 đến 2011, TP.Nha Trang đã thực hiện nhiều hoạt động xúc tiến du lịch với nhiều hình thức khác nhau trên phạm vi trong nước và quốc thế. Nhìn chung, công tác xúc tiến, quảng bá du lịch đã đi sâu vào trọng tâm, trọng điểm, gắn kết được với các thị trường du lịch, doanh nghiệp và các điểm tham quan du lịch Nha Trang.

Đài Phát thanh Truyền hình Khánh Hòa, tăng cường phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam và các Đài Truyền hình các tỉnh bạn, các Công ty quảng cáo sản xuất các chương trình có lồng ghép nội dung quảng bá du lịch theo hướng xã hội hóa.

Báo Khánh Hòa, Hội nhà báo: Tăng cường công tác tuyên truyền quảng bá du lịch trên Báo điện tử, mạng VietNamNet; viết các tác phẩm về Du lịch.

Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, thực hiện in và phát hành tập sách ảnh “Nét đẹp xứ Trầm Hương”, tái bản sách “ Khánh Hòa những địa chỉ văn hóa và danh thắng ” dùng cho Hướng dẫn viên du lịch.

Trung tâm xúc tiến du lịch thực hiện nhiều chương trình xuvs tiến du lịch như: Năm 2009, Khánh Hòa thực hiện Chương trình phát triển Du lịch. Từ ngày

28/8-02/9/2009, Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Khánh Hoà đã tổ đoàn cho các doanh nghiệp tham gia gian hàng quảng bá du lịch tại Hội chợ Sao Vàng Đất Việt được tổ chức tại Cung Văn hóa Hữu Nghị Việt Xô-Hà Nội. Gian hàng du lịch Nha Trang - Khánh Hoà được sự phối hợp chung của nhiều đơn vị du lịch đã tạo thành một mối liên kết và gây được nhiều ấn tượng cho du khách khi đến tham quan gian hàng. Ngoài việc giới thiệu các sản phẩm du lịch, gian hàng du lịch Khánh Hòa cũng giới thiệu đến khách tham quan các sản phẩm đặc sản của Nha Trang – Khánh


Hòa như yến sào, mỹ nghệ và hàng hàng hải sản Nha Trang. Trong thời gian hội chợ, gian hàng Khánh Hòa đã thu hút được hàng ngàn lượt khách đến tham quan, tìm hiểu về du lịch Nha Trang-Khánh Hòa. Đây là cơ hội để Du lịch Khánh Hoà quảng bá, xúc tiến du lịch đến thị trường trọng điểm tại Hà Nội, là thị trường khách du lịch nội địa tiềm năng của Du lịch Nha Trang- Khánh Hoà hiện nay và trong thời gian tới.

Ngày 07/04/2011, Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Khánh Hòa đã tổ chức đoàn tham gia Ngày hội Du lịch TP Hồ Chí Minh lần VII – 2011 được tổ chức từ ngày 07/4 đến 10/4/2011 tại Công viên 23/9, quận 1, TP Hồ Chí Minh. Tại gian hàng hội chợ du lịch, Trung tâm đã cùng các doanh nghiệp giới thiệu, quảng bá các sản phẩm du lịch biển đặc sắc của Nha Trang-Khánh Hòa và trưng bày các ấn phẩm của các doanh nghiệp để giới thiệu các điểm đến. Trong thời gian diễn ra hội chợ du lịch, Trung tâm Suối khoáng nóng Tháp Bà còn tổ chức chương trình “Đắp mặt nạ bùn khoáng miễn phí” cho khách hàng đến tham quan gian hàng du lịch Nha Trang- Khánh Hòa, KDL Cát Trắng Dốc Lết có chương trình khuyến mại cho khách, các chương trình đã thu hút được nhiều khách tới tham quan và tìm hiểu về các sản phẩm du lịch. Ngoài ra, trong khuôn khổ Ngày hội du lịch, Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch còn tham dự liên hoan tôn vinh thương hiệu du lịch Việt.

Năm 2011, Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Khánh Hòa đã phối hợp với các đơn vị để thực hiện các chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch Nha Trang - Khánh Hòa, chuẩn bị các nội dung thông tin bằng tiếng Nga, hình ảnh đẹp về Nha Trang, các ấn phẩm và tài liệu quảng bá tại hội chợ Otdykh Leisure Moscow (Liên bang Nga).

Hội chợ Otdykh Leisure Moscow sẽ diễn ra tại trung tâm hội chợ IEC Grocus Expo – Matiw trong thời gian từ ngày 18/9 – 25/9/2011 với nhiều hoạt động như: Khảo sát nghiên cứu về lịch sử, văn hóa kiến trúc bảo tàng, và các công trình nghệ thuật, mỹ thuật, tham gia các diễn đàn về phát triển du lịch quốc tế vùng và từng lãnh thổ tại Nga nhằm kết nối các hãng lữ hành, Hiệp hội du lịch cùng các chuyên gia du lịch Nga đến với du lịch Nha Trang-Khánh Hòa nói riêng và du lịch Việt


Nam nói chung. Theo kế hoạch đoàn công tác xúc tiến du lịch của tỉnh sẽ kết hợp với chương trình “ Những ngày Văn hóa Việt Nam tại Liên Bang Nga ” do Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tổ chức trong thời gian từ ngày 20 – 27/9/2011 để có cơ hội tham gia tổ chức xúc tiến, quảng bá du lịch Nha Trang-Khánh Hòa đến với thị trường khách du lịch Nga, một thị trường đầy tiềm năng của du lịch Nha Trang- Khánh Hòa.

Tuy nhiên, công tác xúc tiến, quảng bá vẫn còn một số hạn chế như chưa đáp ứng yêu cầu, chưa có hoạt động xúc tiến du lịch tạo ra sự hấp dẫn thường xuyên. Nội dung triển khai chưa nhiều, còn bị động, tính chuyên nghiệp chưa cao, thiếu sự hợp tác, chia sẻ và hỗ trợ từ các doanh nghiệp du lịch.

2.2.4.9. Đầu tư và phát triển du lịch

Kinh tế của TP Nha Trang tiếp tục chuyển dịch theo cơ cấu: dịch vụ - du lịch 44,19%, công nghiệp - xây dựng 42,23%. Do đó, hàng trăm nhà đầu tư cũng đến với Nha Trang như một điểm hấp dẫn đầu tư, đặc biệt là du lịch và bất động sản.

Theo quy hoạch được phê duyệt ở vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh Khánh Hòa, số lượng các dự án phát triển du lịch khá lớn, trong đó tập trung ở Khu miền Tây TP Nha Trang, hiện tại có 31 dự án được UBND tỉnh cho phép đầu tư với số vốn đưng ký lên đến gần 14 nghìn tỷ đồng.

Với nhiều lợi thế hơn hẳn các nơi khác, Nha Trang đã thu hút được nhiều nhà đầu tư tiềm lực tài chính và năng lực kinh nghiêm trong đầu tư, quản lý điều hành dự án và kinh doanh có hiệu quả. Nhiều khách sạn được đầu tư xây dựng đạt tiêu chuẩn từ 4 đến 5 sao như Vinpearland; Novotel; Sheraton; Evasion Six Senses Hideway…

Ở khu vực Bãi Dài, hầu hết phần diện tích phía Đông đại lộ Nguyễn Tất Thành (giáp Biển) đã được UBND tỉnh cho phép các nhà đầu tư lập dự án tại đây. Hiện có 5 nhà đầu tư đã được cấp phép xây dựng, các nhà đầu tư còn lại đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư và đang tiến hành các bước xin cấp phép xây dựng.

Đáng chú ý, từ năm 2010, khá nhiều khu đô thị mới được hình thành và phát triển nhanh chóng, đặc biệt là về phía Tây thành phố Nha Trang. Thống kê của


Savills Việt Nam cho thấy, số dự án ở phía Tây chiếm đến hơn 50% tổng số dự án tương lai của Nha Trang. Một số dự án khu đô thị lớn như Venesia, Mỹ Gia, Phước Long đều nằm ở phía Tây Thành phố.

Mô hình đang được coi là hình ảnh của một Nha trang trong tương lai là khi toàn bộ khu đô thị sẽ sử dụng năng lượng gió, nước và rác thải của khu đô thị để cung cấp cho các ngôi nhà. Toàn bộ cảnh quan sẵn có của thiên nhiên sẽ được giữ lại và tôn tạo để người dân được hưởng lợi từ thiên nhiên. Nha trang sẽ thành một thành phố xanh, nơi cuộc sống của con người được hòa cùng với thiên nhiên sẽ tạo nên một sự khác biệt cho Nha trang.

Hiện tại UBND thành phố Nha Trang đã có kế hoạch thuê các chuyên gia tư vấn trong nước và cả các chuyên gia nước ngoài nghiên cứu và lập quy hoạch phát triển Nha Trang trở thành “Thành phố sự kiện” như đã đề ra, đồng thời, có những khu đô thị mới thân thiện với môi trường. Điều đó cũng phù hợp với xu hướng xanh hóa mà các khu đô thị lớn trên thế giới đang hướng đến.

2.3. Cơ hội thách thức phát triển bền vững du lịch Nha Trang‌

2.3.1. Đánh giá nhanh tính bền vững của du lịch Nha Trang dựa vào hệ thống chỉ tiêu‌

2.3.1.1. Về đáp ứng nhu cầu của du khách

Tỷ lệ số khách quay lại trên tổng số khách

Theo điều tra của http://vietbao.vn/Kinh-te/, Số lượng khách nước ngoài quay trở lại Việt Nam chỉ đạt 15%, đây là con số được đánh giá là quá thấp.

Nghiên cứu của một tác giả khác trong Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng Số 5 (40) 2010 tiến hành điều tra 300 khách du lịch nội địa, trong đó 41% khách có nhu cầu trung bình và thấp về sự đa dạng và 59% khách du lịch có nhu cầu cao về sự đa dạng, kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ số lượng khách du lịch nội địa quay trở lại Nha Trang như sau:


Bảng 2.3 : Tỷ lệ khách quay lại Nha Trang năm 2010




Chỉ tiêu

Nhóm có nhu cầu trung

bình và thấp về sự đa dạng

Nhóm có nhu cầu cao về sự đa dạng

Tỷ trọng mẫu

41%

59%

Quyết định quay trở lại Nha

Trang

84%

66%

(Nguồn:Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng Số 5(40)2010)

Theo kết quả điều tra của nhóm điều tra cho nghiên cứu này, điều tra 300 mẫu khách du lịch, trong đó có 50 khách quốc tế và 250 khách nội địa, kết quả cho thấy tỷ lệ du khách quay trở lại Nha Trang như sau:

Bảng 2.4: Tỷ lệ khách quay lại Nha Trang năm 2011


Chỉ tiêu

Khách nội địa

Khách quốc tế

Tỷ trọng mẫu

83,33%

16,67%

Quyết định quay trở lại

Nha Trang

84,8%

48%

(Nguồn: Kết quả điều tra của nhóm nghiên cứu)

Theo bảng số liệu ta thấy được tỷ lệ khách nội địa quay trở lại Nha Trang là lớn, chiếm 84,8%. Tỷ lệ khách quốc tế quay trở lại Nha Trang còn thấp, chỉ chiếm 48%, tuy nhiên đây lại là một tỷ lệ lớn so với các khu du lịch khác ở Việt Nam.

Số ngày lưu trú bình quân

Điều tra các khu lưu trú của khách du lịch bao gồm 5 khách sạn từ 1 đến năm sao, kết quả điều tra cho thấy ngày lưu trú bình quân của khách du lịch nội địa và quốc tế như sau:

Xem tất cả 140 trang.

Ngày đăng: 10/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí