Khu Du Lịch Suối Khoáng Nóng Tháp Bà



Hình 2 8 Khu du lịch Suối khoáng nóng Tháp Bà Khu du lịch Con Sẻ Tre Hãy một lần 1


Hình 2 8 Khu du lịch Suối khoáng nóng Tháp Bà Khu du lịch Con Sẻ Tre Hãy một lần 2

Hình 2.8: Khu du lịch Suối khoáng nóng Tháp Bà


Khu du lịch Con Sẻ Tre

Hãy một lần đến với điểm du lịch Con Sẻ Tre cùng nằm trên đảo Hòn Tre nhưng có phong cách khác biệt với Hòn Ngọc Việt. Nơi đây được thiết kế theo phong cách cổ, dân dã, gần gũi với thiên nhiên. Ðặt chân lên đảo, du khách sẽ bắt gặp những mặt người ngộ nghĩnh được vẽ trên đá như đang hân hoan chào đón bạn.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.

Nét độc đáo ở đây là toàn bộ hệ thống nhà cửa, nhà hàng, nhà vườn, cầu, bàn ghế, giường, cột điện... đều làm bằng tre.

Con Sẻ Tre tựa lưng vào đồi với rừng cây xanh tươi tốt cùng hoa lá đủ mầu. Thấp thoáng trong rừng cây xanh là những nhà nghỉ khép kín xinh xắn và thơ mộng. Bạn sẽ cảm nhận được sự hào phóng của gió biển nguyên chất, nước biển xanh nồng nàn, tiếng sóng vỗ dịu êm làm cho tâm hồn bạn thư thái và khoan khoái. Bạn thỏa sức hít căng lồng ngực không khí trong lành, tinh khiết nơi đây và quên đi bao âu lo, căng thẳng đời thường. Con Sẻ Tre rất phù hợp với việc nghỉ ngơi thư giãn, tắm biển, lặn biển, câu cá, Nét đặc trưng của Con Sẻ Tre là lò nướng dân gian lộ thiên theo kiểu La Mã. Lò nướng hình tròn, khá lớn được xây thành hai tầng. Sáu ụ gạch cao chừng 4 mét của lò nướng được thắp sáng như 6 ngọn đuốc thiêng. Chủ nhân của khu du lịch cho biết: 5 ngọn tượng trưng cho 5 châu, còn ngọn thứ 6 tượng trưng cho người và đảo này. Những hải sản tươi rói được xếp lên lò gạch nướng lộ thiên như tôm hùm xiên que nướng, mực nướng xả ớt, sò nướng mỡ hành... Mùi khói thơm trộn lẫn với tiếng xè xè của những hải sản nướng làm thức dậy tất cả vị giác. Trong khung cảnh ấm cúng và thanh bình đó bạn sẽ thích thú hơn khi được nghe tiếng đàn ghi-ta thùng thánh thót, nghe những giọng ca lãng tử.

Với cảnh quan thiên nhiên ưu đãi, nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, khí hậu lý tưởng, nhiều di tích lịch sử và công trình văn hoá nên Nha Trang đã trở thành một trong mười trung tâm du lịch lớn của cả nước, đặc biệt là du lịch biển với rất nhiều bãi tắm nổi tiếng như như bãi biển Nha Trang, Bãi Tiên,.

Về mặt sinh thái, vịnh Nha Trang là một trong những hình mẫu tự nhiên hiếm có của hệ thống vũng, vịnh trên thế giới bởi nó có hầu hết các hệ sinh thái điển hình, quý hiếm của vùng biển nhiệt đới. Đó là hệ sinh thái đất ngập nước, rạn san hô, rừng ngập mặn, thảm cỏ biển, hệ sinh thái cửa sông, hệ sinh thái đảo biển, hệ sinh thái bãi cát ven bờ. Đặc biệt, khu vực Hòn Mun của Vịnh Nha Trang có đa dạng sinh học cao nhất với 350 loài rạn san hô chiếm 40% san hô trên thế giới.

Trữ lượng hải sản thuộc vùng biển ước khoảng 150 nghìn tấn, trong đó chủ yếu là cá nổi (70%). Khả năng cho phép hàng năm khai thác khoảng 70.000 tấn.


Ngoài các hải sản như cá, mực và các loại ốc, biển Nha Trang còn là nơi trú ngụ của chim yến, hàng năm cho phép khai thác khoảng 2.000 kg yến sào. Đây là một đặc sản quý mà không phải tỉnh nào trong cả nước cũng có thể có được, là nguồn nguyên liệu quý cho công nghiệp chế biến dược liệu bổ dưỡng cao cấp. Là một trong những đặc sản nổi tiếng thu hút khách du lịch thưởng thức.


Hình 2 9 Khu du lịch Con sẻ tre 2 2 1 2 Tài nguyên du lịch nhân văn a Di tích văn hóa 3



Hình 2 9 Khu du lịch Con sẻ tre 2 2 1 2 Tài nguyên du lịch nhân văn a Di tích văn hóa 4


Hình 2.9 Khu du lịch Con sẻ tre


2.2.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn

a) Di tích văn hóa lịch sử

Hàng năm, thành phố Nha Trang thu hút rất đông khách du lịch đến tham quan và nghỉ dưỡng. Ngoài những thắng cảnh nổi tiếng như bãi biển dài với bãi cát trắng tuyệt đẹp, các hòn đảo nổi tiếng như Hòn Tre, Hòn Tằm với đủ các trò chơi trên biển, khu nghỉ dưỡng Vinpearland, vịnh Vũng Rô, bãi dài Cam Ranh...Nha Trang còn có rất nhiều điểm đến văn hóa và lịch sử nằm ngày trong thành phố.

Nhà thờ Núi

Nằm trên độ cao 12 mét giữa trung tâm thành phố, Nhà thờ đá Nha Trang là địa điểm thu hút rất nhiều du khách, các nhà quay phim và nhiếp ảnh trong và ngoài nước. Tên chính thức của nhà thờ là Nhà thờ Chánh tòa Kitô Vua, nhưng thường được người dân trong vùng nhắc đến với tên gọi giản dị là nhà thờ đá, nhà thờ Nha Trang, nhà thờ Ngã Sáu. Phổ biến hơn cả vẫn là tên gọi Nhà thờ Núi. Nhà thờ là một trong những nét kiến trúc độc đáo mang đậm phong cách Pháp. Với tư tưởng truyền bá lối sống cao đẹp của Công giáo tại Nha Trang, giáo sĩ Louis Vallet (1869

– 1945) đã dành tâm huyết của ông để xây dựng nhà thờ. Sau khi mất, mộ của ông được đặt ở dưới chân núi của nhà thờ. Ngày 3 tháng 9 năm 1928, nhà thờ được khởi công xây dựng trên một mõm núi nhỏ có tên là núi Bông. Cái tên nhà thờ Núi cũng do đó mà có. Điểm thú vị là để tạo mặt bằng trên đỉnh núi, người ta đã sử dụng khoảng 500 vỏ trái mìn. Nhà thờ được xây dựng hoàn toàn theo lối kiến trúc nhờ thờ Công giáo phương Tây. Lối kiến trúc này giống với nhà thờ ở Sapa và một số địa điểm khác tại Việt Nam. Một gác chuông cao ở chính giữa có treo 3 quả chuông là điểm dễ nhận biết của các nhà thờ Công giáo phương Tây. Nhà thờ là một không gian đẹp được những nhà nhiếp ảnh và quay phim rất ưa thích. Những cặp tình nhân cũng lựa chọn nhà thờ để làm nơi chụp những tấm ảnh cưới của mình. Nhà thờ mở cửa đón khách tất cả các ngày trong tuần từ 8h sáng và vẫn duy trì các buổi giảng đạo vào buổi sáng và buổi chiều.



Hình 2 10 Nhà thờ núi Viện Hải Dương Học Đ ược thành lập năm 1923 là một 5


Hình 2.10: Nhà thờ núi

Viện Hải Dương Học

Được thành lập năm 1923, là một trong những cơ sở nghiên cứu khoa học được ra đời sớm nhất ở Việt Nam. Viện Hải dương học nằm trên một khu đất cao ráo, rộng rãi kề ngay cảng Cầu Đá, cách trung tâm thành phố Nha Trang khoảng 6km về hướng Đông Nam. Đến thăm Viện, du khách sẽ được tận mắt xem Bảo tàng sinh vật biển với trên 20.000 mẫu vật của hơn 4.000 loại sinh vật biển và nước ngọt đã được sưu tầm, gìn giữ từ nhiều năm, bên cạnh những mẫu vật sống được nuôi thả trong những bể kính. Nơi đây có cả bộ xương cá voi khổng lồ dài tới gần 26m, cao 3m với 48 đốt sống được phục chế đầy đủ phục vụ nghiên cứu khoa học và khách tham quan du lịch.

Chùa Long Sơn

Chùa Long Sơn hay còn gọi là Chùa Phật trắng trước có tên là Đăng Long Tự, tọa lạc ở số 22 đường 23 tháng 10, phường Phương Sơn dưới chân đồi Trại Thủy ở Nha Trang. Ngôi chùa này được xây dựng cách đây hơn một trăm năm, trải qua nhiều lần trùng tu, và đến nay là ngôi chùa nổi tiếng nhất Khánh Hòa. Trên đỉnh đồi là bức tượng Kim Thân Phật tổ (còn gọi là tượng Phật trắng) ngồi thuyết pháp, tượng cao 21 m, đài sen làm đế cao 7 m, rất dễ nhìn thấy tại một khu vực rộng xung


quanh Chùa. Tượng được xây từ năm 1963 do sự đóng góp của tăng ni phật tử của vùng lân cận. Xung quanh đài sen là chân dung bảy vị hòa thượng, đại đức đã tự thiêu để phản đối chính sách đàn áp Phật giáo của Ngô Đình Diệm trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 9 năm 1963. Dưới chân đài sen là bức tường chia thành những ngăn nhỏ để chứa hài cốt do các gia đình Phật tử gửi.

Hình 2 11 Tượng Phật trắng Chùa Long Sơn Các di tích lịch sử của vương quốc 6

Hình 2.11: Tượng Phật trắng (Chùa Long Sơn)

Các di tích lịch sử của vương quốc Chămpa

Khánh Hòa có nhiều di tích lịch sử của vương quốc Chămpa. Trong đó Tháp Bà có lẽ là di tích nổi tiếng nhất. Tháp do vua Chămpa là Harivácman xây dựng vào những năm 813 - 817. Trải qua mưa nắng của thời gian, tháp bị hư hại nhiều. Thời Pháp thuộc, trường Viễn Đông Bác Cổ đã tổ chức dùng gạch xây lại nhiều phần và đắp một số tượng lên thân tháp. Mặt bằng thứ nhất của tháp được lát gạch, có 14 trụ và các bậc liên tiếp. Mặt bằng thứ hai là một cụm gồm bốn tháp, cả bốn tháp đều được xây dựng theo kiểu tháp của người Chăm gạch xây rất khít mạch, không nhìn


thấy chất kết dính. Lòng tháp rỗng tới đỉnh, cửa tháp quay về hướng Đông. Mặt ngoài thân tháp có nhiều gờ, trụ và đấu. Trên đỉnh các trụ thường đặt gạch trang trí hoa văn hình vòm tháp, trông như chiếp tháp nhỏ đặt trên một tháp lớn trên thân tháp còn có nhiều tượng và phù điêu bằng đất nung, trong đó có hình thần Ponagar, thần Tenexa, các tiên nữ, các loài thú như nai, ngỗng vàng, sư tử...Tháp chính thờ thần Ponagar, tượng trưng cho sắc đẹp, nghệ thuật và sự sáng tạo. Các tháp khác thờ thần Siva, thần Sanhaka và thần Ganeca. Hàng năm, vào tháng 3 âm lịch người dân đến lễ bái ở Tháp Bà rất đông. Ngoài Tháp Bà, Khánh Hòa còn nhiều di tích Chămpa khác như Thành Hời, miếu Ông Thạch, Am Chúa, Bia Võ Cạnh...

Hinh 2 12 Tháp Bà Ponagar b Các lễ hội Gắn liền với những di tích lịch sử 7

Hinh 2.12: Tháp Bà Ponagar

b) Các lễ hội

Gắn liền với những di tích lịch sử đẹp là những lễ hội gây ấn tượng sâu trong lòng khách du lịch đến thăm Nha Trang.

Lễ hội Tháp Bà: Đây là lễ hội lớn nhất trong khu vực để tưởng niệm nữ thần Mẹ Xứ sở (phiên âm tiếng Chăm là Po Ino Nogar). Theo truyền thuyết, Bà Mẹ Xứ sở là người có công tạo lập xứ sở, duy trì nòi giống, tìm ra cây lúa, dạy dân trồng trọt.. Lễ hội được tở chức từ ngày 20 đến 23 tháng 3 âm lịch hàng năm


Nghi lễ có 2 phần chính:

Lễ Thay y (ngày 20/3): tháo bỏ xiêm y, mũ miện cũ, tắm rửa tượng nữ thần bằng nước lá thơm và thay xiêm y, mũ miện mới.

Lễ Cầu cúng (ngày 23/3) được tiến hành rất tôn nghiêm ca ngợi công đức Bà Mẹ Xứ sở và cầu mong cho dân sống yên bình, ấm no và hạnh phúc.

Sau phần lễ là phần hội chủ yếu là múa bóng (điệu múa có động tác uốn người, ưỡn hông như các vũ nữ Chămpa có ở phù điêu tại khu di tích Tháp Bà), múa dâng bông và hát bộ diễn các tích tuồng cổ trước ngôi đền chính. Trước đây còn kèm theo các cuộc đua thuyền thúng dưới chân tháp. Lễ hội Tháp Bà không chỉ thu hút đông đảo bà con người Việt, người Chăm ở Nha Trang, Khánh Hoà mà nhiều người ở khắp nơi trong nước cũng nô nức kéo về dự hội.

Lễ hội Cá voi: Từ xưa, ngư dân vùng ven biển đã cho rằng cá voi là một loài cá hiếm, không làm hại ai và thường giúp họ khi gặp giông bão trên biển. Lợi dụng điều này một số người đã thêu dệt thêm nhiều huyền thoại về cá voi, gắn cá voi với cuộc đời bôn tẩu của Nguyễn Ánh, tô vẽ chuyện cá voi đã cứu sống Nguyễn Ánh trong một vụ đắm thuyền, dùng thần quyền đề cao nhân vật này.

Sau khi xưng vương, Gia Long đã phong cá voi tước hiệu "Nam hải cự tộc ngọc lân Thượng đẳng Thần". Các vua triều Nguyễn sau đó phong sắc cho cá voi với danh hiệu "Đại càng quốc gia Nam Hải". Càng tin vào sự giúp đỡ của cá voi, ngư dân tổ chức việc thờ cúng hết sức thành kính. Họ kiêng gọi cá voi mà gọi là Cá Ông hoặc Ông Nam Hải, xây lăng thờ cúng gọi là Lăng Ông. Trong lăng có hòm chứa xương cá voi (gọi là Ngọc Cốt). Hàng năm, người ta tổ chức ngày giỗ đúng vào ngày ông lỵ (cá voi chết) và hai kỳ xuân tế thu tế, cúng cầu ngư vào mùa đánh bắt của mỗi năm. Nghi lễ cúng như nghi lễ tế đình, điều khác biệt là màn hát bá trạo kết thúc lễ tế và mở đầu cho hội hát chầu (có khi kéo dài đến 5-7 ngày).

Lễ hội Đền Hùng vào ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm: Đền Hùng gắn liền với lịch sử huyền thoại của tổ tiên nước Việt: Lạc Long Quân lấy bà Âu Cơ sinh trăm trứng, nở thành trăm con, 50 con theo cha xuống biển, 50 con theo mẹ lên núi. Người con cả ở lại nối ngôi cha và truyền được 18 đời Vua Hùng.

Xem tất cả 140 trang.

Ngày đăng: 10/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí