Một Số Giải Pháp Phát Triển Sản Phẩm Du Lịch Ẩm Thực Đường Phố Tại Nha Trang (Khánh Hòa)

thông đều đa số tập trung cho ẩm thực nhà hàng khách sạn. Điều này khiến du khách mất thêm một cơ hội biết đến loại hình sinh hoạt của phố biển này.

Trong những năm gần đây, du lịch Nha Trang ít nhiều có sự quan tâm về ẩm thực. Tuy nhiên sự khai thác này lại chỉ mới chú trọng vào hệ thống ẩm thực nhà hàng, khách sạn chứ hầu như không phát triển mạnh về ẩm thực đường phố. Ngay cả những người đứng đầu cơ quan du lịch, chính quyền thành phố và tỉnh Khánh Hòa đều chưa thực sự quan tâm đúng mức tới ẩm thực đường phố Nha Trang.

Mới đây Lễ hội ẩm thực toàn quốc – Nha Trang 2019 diễn ra từ ngày 18/10 đến ngày 21/10 là hoạt động nằm trong năm du lịch quốc gia 2019 diễn ra tại Nha Trang, do Tổng cục Du Lịch với UBND Khánh Hòa tổ chức cũng chỉ là nơi cho các nhà hàng, khách sạn hay resort lớn của thành phố quảng bá với du khách

Tựu chung, cho tới thời điểm này có thể nhận thấy hoạt động tuyên truyền, quảng bá cho du lịch ẩm thực đường phố Nha Trang là chưa có nhiều chuyển biến tích cực để thu hút sự quan tâm của du khách gần xa. Từ đó, dẫn đến du khách khó có nhiều cơ hội tiếp cận được với ẩm thực đường phố Nha Trang.

2.3. Đánh giá chung

2.3.1. Những mặt tích cực

Về chất lượng món ăn đường phố: Nha Trang có sẵn hệ thống các món ăn ẩm thực đường phố hấp dẫn dựa trên nguồn tài nguyên hải sản phong phú, hấp dẫn do thiên nhiên ban tặng. Các món ăn đường phố Nha Trang được đa phần du khách đánh giá cao. Dạo quanh một số con đường trung tâm rất dễ bắt gặp các quán ăn đường phố được bày bán rất đông thực khách.

Về thương hiệu du lịch: Nha Trang từ lâu là một điểm đến về du lịch đã có thương hiệu được định vị trong tâm trí nhiều du khách trong và ngoài nước. Nổi tiếng với nhiều bãi tắm đẹp và thời tiết Nha Trang vô cùng lý tưởng cho các hoạt động tham quan nghỉ ngơi ngoài trời

Về người dân bản địa: Con người Nha Trang thân thiện, hòa đồng, để lại nhiều ấn tượng tốt cho phần đông du khách về sự an toàn an ninh được đảm bảo.

Về giá cả: giá cả các món ăn đường phố vô cùng phải chăng, phù hợp với nhiều tầng lớp người dân và khách du lịch. Tổng thể mặt bằng chung giá cả hợp lý đồng thời chất lượng vẫn đảm bảo.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Về địa điểm tập trung: Các con đường giữa các quán ăn đường phố nổi tiếng gần trung tâm, thuận lợi cho khách hàng đi lại, nếu xây dựng tour ẩm thực đường phố thì rất thích hợp.

2.3.2. Những mặt hạn chế

Phát triển sản phẩm du lịch ẩm thực tại Nha Trang Khánh Hòa - 9

Về mức độ hoạt động ẩm thực đường phố: chưa đạt được sự thống nhất và đồng bộ về quy chuẩn giữa các quán ăn, gây sự thiếu an tâm cho du khách. Các hoạt động tại quán kết thúc sớm và rất sớm, hầu như trước 22h trong ngày, khiến du khách, đặc biệt khách quốc tế đến Nha Trang không có sự lựa chọn khi khám phá thưởng thức ẩm thực đường phố vào buổi đêm.

Về cơ sở vật chất, trang thiết bị: nhiều quán ăn chưa nhận được sự đánh giá cao từ du khách. Các chủ cơ sở chưa đầu tư vào không gian ngồi ăn của khách, bàn ghế khá sơ sài và qua loa

Về VSATTP đối với món ăn đường phố Nha Trang: là vấn đề du khách đánh giá chưa cao, ở các điểm kinh doanh, xoay quanh các vấn đề: chưa có thùng rác dưới chân khách, các thực phẩm chưa được bảo quản đúng cách, người chế biến và phục vụ chưa dùng găng tay, khu vực xử lý chất thải của quán và rửa dụng cụ chưa đảm bảo cách ly riêng biệt với khu vực ngồi ăn của khách. Chủ các cơ sở kinh doanh món ăn đường phố chưa ý thức được mối nguy hại do không đảm bảo VSATTP mang lại. Công tác kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm còn lỏng lẻo, các quy định chế tài hình phạt chưa đủ sức răn đe và xử lý vi phạm còn mang tính cả nể từ phía các cơ quan chức năng.

Về đội ngũ nhân viên: chưa thực sự chuyên nghiệp thái độ và thành thạo về kỹ năng vì đa phần chưa qua đào tạo, nên làm theo cảm tính là chính. Do đó nhiều lúc khiến khách không hài lòng.

Về tổ chức quản lý hoạt động ẩm thực đường phố: chưa có tuyến phố ẩm thực đường phố đúng nghĩa trọn vẹn, chưa được sự quan tâm đúng mức của các cấp

quản lý, chưa có sự sắp xếp, quy hoạch cụ thể: các quán bán hàng, xe hàng, lấn chiếm lòng lề đường.

Về hoạt động xúc tiến quảng bá ẩm thực đường phố: quảng bá, giới thiệu cho ẩm thực đường phố chưa được chú trọng. Chủ yếu là các hình thức quảng bá tự phát, nhỏ lẻ từ các cơ sở kinh doanh món ăn đường phố, từ các doanh nghiệp du lịch có quy mô nhỏ với hình thức chủ yếu qua Internet. Chính vì kinh phí thấp nên các hình thức quảng bá không mang tính độc đáo và hấp dẫn đối với du khách. Ngành Du lịch Khánh Hòa chưa thực sự đầu tư nhân lực, vật lực cho sự phát triển của văn hóa ẩm thực tỉnh nhà nói chung và ẩm thực đường phố Nha Trang nói riêng.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Chương 2 của luận văn nghiên cứu thị trường khách du lịch đến Nha Trang, nhu cầu của du khách đối với ẩm thực đường phố Nha Trang và thực trạng khai thác ẩm thực đường phố Nha Trang (Khánh Hòa)

Qua nghiên cứu cho thấy Nha Trang là một điểm đến có nhiều tiềm năng phát triển loại hình du lịch ẩm thực đường phố với nhiều món ăn đặc sản bản địa hấp dẫn. Nó góp phần làm tăng tính đa dạng của các sản phẩm du lịch, giúp thu hút và giữ chân du khách ở lại Nha Trang lâu hơn. Tuy nhiên các hoạt động quy hoạch tổ chức về ẩm thực đường phố chưa được triển khai triệt để, các chương trình khám phá ẩm thực đường phố của các công ty du lịch chưa nhiều về số lượng lẫn chất lượng và vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm chưa được coi trọng đã mang tới những trở ngại cho sự phát triển của ẩm thực đường phố Nha Trang. Đây được xem là những hạn chế trọng tâm đối với việc khai thác ẩm thực đường phố để phục vụ phát triển du lịch ở Nha Trang.

Từ thực trạng du lịch Nha Trang và đánh giá về sản phẩm du lịch ẩm thực đường phố Nha Trang là cơ sở để tác giả đề xuất các giải pháp phát triển và hoàn thiện sản phẩm du lịch ẩm thực đường phố Nha Trang ở chương 3 của luận văn.

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ẨM THỰC ĐƯỜNG PHỐ TẠI NHA TRANG (KHÁNH HÒA)

3.1. Cơ sở đề ra giải pháp phát triển du lịch ẩm thực đường phố tại Nha Trang

3.1.1. Định hướng phát triển du lịch Nha Trang

Về quan điểm phát triển

Tạo được sự đồng thuận, tham gia tích cực của toàn xã hội trong thực hiện chiến lược phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Khánh Hòa. Nâng cao vai trò, trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành và phát huy mạnh mẽ vai trò động lực tham gia phát triển du lịch của doanh nghiệp, cộng đồng dân cư.

Đẩy mạnh xã hội hóa, ưu tiên nguồn lực, sử dụng hiệu quả tài nguyên của địa phương tập trung cho đầu tư phát triển du lịch. Qua đó, đảm bảo mục tổng thu từ du lịch chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tổng sản phẩm quốc nội; giải quyết nhiều việc làm, góp phần đảm bảo an sinh xã hội.

Phát triển đồng thời các loại hình du lịch biển – đảo, du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, trong đó xác định du lịch biển – đảo là thế mạnh của tỉnh. Phát triển du lịch luôn gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, giữ gìn cảnh quan, môi trường; phát triển du lịch mang tính bền vững, có trọng tâm, trọng điểm, theo hướng nâng cao chất lượng, chuyên nghiệp và hiệu quả

Đa dạng thị trường khách du lịch, tôn trọng và đối xử bình đẳng đối với khách du lịch đến từ tất cả các thị trường trong và ngoài nước.

Về mục tiêu phát triển

Mục tiêu tổng quát

Khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch biển - đảo trở thành thế mạnh của du lịch Khánh Hòa và là một trong những trọng điểm của du lịch quốc gia. Phát triển đô thị du lịch hiện đại, khu du lịch, điểm du lịch với các cơ sở dịch vụ cao cấp, đủ sức cạnh tranh trong khu vực Châu Á. Phấn đấu đến năm 2020, đưa du lịch Khánh Hòa cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế của tỉnh; hoạt động du lịch là động lực để phát triển các ngành, lĩnh vực khác trong tổng thể ngành kinh tế - xã hội của tỉnh.

Mục tiêu cụ thể

Đến năm 2020 là phấn đấu thu hút 8,5 triệu lượt khách, trong đó có 3,5 triệu lượt khách quốc tế; tổng thu từ khách du lịch đạt trên 70.000 tỷ đồng; về cơ sở lưu trú du lịch: có trên 40.000 buồng, phòng khách sạn, trong đó, tỷ lệ buồng, phòng khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 3 đến 5 sao chiếm 70%; tạo công ăn việc làm cho trên

50.000 lao động trực tiếp. Đến năm 2030, phấn đấu tăng trưởng gấp đôi các chỉ tiêu đã đạt được vào năm 2020.

3.1.2. Cơ sở thực tiễn

Từ những kết quả đạt được; tồn tại, hạn chế của sản phẩm du lịch ẩm thực đường phố Nha Trang cho thấy:

Cần nâng cao ý thức của các chủ cơ sở kinh doanh ẩm thực đường phố và cả người dân về tầm quan trọng của VSATTP.

Cần làm mới nội dung các chương trình khám phá ẩm thực đường phố để tăng sức hút với du khách.

Cần có chiến lược quy hoạch tuyến phố đi bộ để du khách có thể tham quan và thưởng thức ẩm thực đường phố Nha Trang để từ đó có thể kiểm soát và quản lý tình hình hoạt động kinh doanh của các cơ sở ẩm thực đường phố.

Cần đẩy mạnh hơn nữa công tác quảng bá ẩm thực Nha Trang trên tất cả phương tiện truyền thông bằng nhiều hình thức và phương pháp khác nhau

3.2. Giải pháp hoàn thiện và phát triển sản phẩm du lịch ẩm thực đường phố Nha Trang

3.2.1. Cải thiện vấn đề VSATTP

Truyền thông thường xuyên

Triển khai công tác truyền thông, nâng cao nhận thức cho người hành nghề và người tiêu dùng về các quy định về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đối với các cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố. Các quy định, nghị định về điều kiện, lợi ích mang lại cũng như tác hại nên được đơn giản hóa bằng các hình ảnh minh họa hay sử dụng ngôn từ dễ hiểu, phù hợp với mọi đối tượng. Treo băng rôn trên các tuyến phố chính, xem việc tuyên truyền về an toàn vệ sinh thực phẩm như một hình thức quảng cáo và phải đo lường hiệu quả mức độ tuyên truyền để kịp thời có điều chỉnh về truyền thông theo hướng phù hợp.

Cung cấp các thông tin về các nguồn xuất xứ của nguyên liệu thực phẩm trong chuỗi thực phẩm an toàn đến các cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố.

Tổ chức thường xuyên các lớp huấn luyện về hướng dẫn cách chọn mua, chế biến, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm an toàn, nâng cao vai trò, trách nhiệm, tầm quan trọng của việc thực hiện tốt các quy định về vệ sinh cơ sở, vệ sinh trang thiết bị, dụng cụ chế biến thực phẩm, vệ sinh cá nhân trong việc phòng ngừa nguy cơ ô nhiễm thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm.

Tuyên truyền, phổ biến, giám sát việc thực hiện điều kiện cơ sở kiến thức và sức khoẻ của người trực tiếp chế biến thực phẩm, vệ sinh an toàn trong chế biến, vận chuyển, bảo quản, kinh doanh, sử dụng thực phẩm và phụ gia thực phẩm góp phần vào giảm thiểu ngộ độc thực phẩm.

Biểu dương các tổ chức, cá nhân tích cực tham gia các hoạt động bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm đồng thời phê phán, đưa tin các cơ sở, cá nhân vi phạm các quy định pháp luật về bảo đảm VSATTP. Từ đó tạo động lực, lan truyền ý thức đảm bảo VSATTP đối với người bán hàng đường phố.

Ngoài ra, đẩy mạnh nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng cũng hết sức cần thiết. Cần có những hoạt động tuyên truyền để người tiêu dùng biết trách nhiệm và quyền lợi của họ khi sử dụng thức ăn đường phố. Chính người tiêu dùng phải có ý thức tự bảo vệ mình. Nếu người tiêu dùng có ý thức nhắc nhở người bán hàng không đeo găng tay hoặc không đảm bảo vệ sinh, thậm chí tẩy chay không mua, về lâu dài sẽ tạo hiệu ứng để người bán thức ăn đường phố thay đổi thói quen. Vì người tiêu dùng chính là đầu ra cho sản phẩm, có người tiêu dùng, mới có hoạt động của các cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố.

Cải thiện điều kiện an toàn thực phẩm tại các địa điểm, cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố

Chủ trương vận động các mạnh thường quân, trích quỹ hỗ trợ trang thiết bị như: dụng cụ gắp thức ăn, găng tay, tạp dề, khẩu trang, dụng cụ thu gom rác. Cấp phát tủ kính cất giữ thức ăn đối với các hộ kinh doanh thức ăn đường phố gặp khó khăn.

Quản lý, giám sát, kiểm tra và xử lý vi phạm quy định VSATTP

Cần tăng cường và duy trì thanh tra, kiểm tra đột xuất tại nơi kinh doanh dịch vụ ăn uống, truy rõ nguồn gốc thực phẩm cung cấp. Cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp cần tiếp tục chỉ đạo các ban, ngành đoàn thể phối hợp chặt chẽ ngành y tế và các đơn vị liên quan, tiến hành thực hiện công tác an toàn thực phẩm thức ăn đường phố

Cần có quy định các khu vực được bán hàng rong, không bán những nơi ô nhiễm hoặc có nguy cơ ô nhiễm. Mặt khác, cơ quan nhà nước tăng cường công tác kiểm định nguồn thực phẩm, kiểm soát việc buôn bán các chất phụ gia...

Nên tăng mức xử phạt đánh vào lợi nhuận của người bán hàng ăn đường phố là biện pháp răn đe tích cực, góp phần tạo ý thức cho người bán hàng. Cơ quan chức năng cần phải thực hiện nghiêm minh, công khai, công bằng. Tránh trường hợp kiểm tra, giám sát, xử phạt cho có, phong trào. Mặt khác, để quy định xử phạt thật sự răn đe, thông tin người bị xử phạt phải được lưu lại cẩn thận, công khai. Đối với những cá nhân cố tình vi phạm, bị xử phạt nhiều lần, cần phải tăng mức xử phạt. Các cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố không đạt tiêu chuẩn sẽ bị kiểm tra, xử lý nhẹ thì cảnh cáo, thông báo lên các phương tiện thông tin đại chúng, nặng sẽ buộc phải ngưng kinh doanh.

3.2.2. Xây dựng nội dung các chương trình khám phá ẩm thực đường phố

Xây dựng kế hoạch liên kết có sự ràng buộc quyền lợi và nghĩa vụ giữa các cơ sở kinh doanh ẩm thực đường phố với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch để họ đầu tư mở các tour khám phá ẩm thực đường phố.

Tìm kiếm các quán ăn đường phố cung cấp món ăn phải ngon và an toàn, quán là nơi thu hút được nhiều người dân địa phương lui tới ăn uống; quán phải có bề dày lịch sử đủ thành câu chuyện để kể cho khách nghe.

Nhà điều hành tour có cách sắp xếp điểm dừng, bài trí món ăn để thực khách không bị bội thực, và nếu gặp quán hợp ý, khách có thể thoải mái ngồi chơi, bỏ qua những điểm đến còn lại.

Tổ chức lồng ghép vào chương trình tour khám phá với các nội dung như để du khách quan sát trực tiếp cách thức chế biến món ăn hay pha chế một loại đồ uống, hoặc tự khách chọn lựa nguyên liệu thực phẩm, được hướng dẫn để du khách

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 02/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí