Số Ngày Lưu Trú Bình Quân Của Khách Du Lịch Đến Nha Trang


Bảng 2.5: Số ngày lưu trú bình quân của khách du lịch đến Nha Trang

(ĐV: Ngày)


Ngày khách lưu trú BQ

2.14

Khách quốc tế

2.62

Khách trong nước

2.03

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch Nha Trang Khánh Hòa theo hướng bền vững - 12

(Nguồn: Kết quả điều tra của nhóm nghiên cứu)

Số ngày lưu trú bình quân của khách nội địa là 2,03 ngày thấp hơn số ngày lưu trú bình quan của khách quốc tế (2,62 ngày). Số ngày lưu trú bình quân chung của khách du lịch là 2,14 ngày. Lý do của sự chênh lệch này là khách nội địa hiểu biết rõ hơn về vị trí địa lý của Nha Trang, mặt khác nhu cầu du lịch của khách nội địa chủ yếu là ngắm cảnh quan thiên nhiên ít chú trọng đến các sản phẩm du lịch khác. Trong khi đó nhu cầu của khách quốc tế là ngoài ngắm cảnh quan thiên nhiên ra, họ còn chú trọng vào việc hưởng thụ các sản phẩm du lịch khác như tìm hiểu phong tục tập quán, mua các loại sản phẩm truyền thống, ...

Tỷ lệ các rủi ro về sức khỏe do du lịch/tổng số khách

Rất may mắn cho những du khách đến tham quan du lịch ở TP.Nha Trang – nơi có khí hậu tương đối mát mẻ, quanh năm khá ôn hòa, do vậy mà tỷ lệ rủi ro về sức khỏe do du lịch chiếm rất ít.

Một kết quả bất ngờ từ cuộc điều tra là tỷ lệ du khách nội địa gặp rủi ro về sức khỏe lại lớn hơn tỷ lệ du khách quốc tế. Phải chăng du khách quốc tế có tình trạng sức khỏe tốt hơn người Việt Nam, hay là do khách quốc tế thích nghi tốt hơn với vấn đề thay đổi thời tiết khí hậu mà môi trường sống.

Bảng2.6 : Tỷ lệ rủi ro về sức khỏe do du lịch tại Nha Trang


ChỈ tiêu

Khách trong nước

Khách quốc tế

Tỷ lệ ốm

5/250

1

Tỷ lệ rủi ro do tai nạn

1/250

0

(Nguồn: Kết quả điều tra của nhóm nghiên cứu)


2.3.1.2. Đánh giá tính bền vững của du lịch lên phân hệ sinh thái tự nhiên

Lượng chất thải chưa được xử lý: Theo thống kê của Sở tài nguyên môi trường tỉnh Khánh Hòa. Hiện nay lượng rác thải sinh hoạt và rác thải từ các hoạt động kinh doanh, dịch vụ du lịch là rất lớn. So với các địa phương khác thì TP Nha Trang có tỷ lệ rác thải được xử lý là lớn - 80%. Tuy nhiên lượng rác thải còn lại – 20% cũng là một tác nhân lớn gây ô nhiễm môi trường và có tác động xấu tới ngành du lịch.

Lượng nước tiêu thụ của mối du khách: Điều tra ở các khách sạn cho thấy có sự tăng lên về lượng nước tiêu thụ của các khách sạn qua các năm. Điều này được giải thích là do số lượng du khách ngày càng nhiều, mặt khác lượng nước bình quân mỗi du khách sử dụng trong một ngày cũng tăng.

Lượng điện tiêu thụ của mỗi du khách : Chất lượng dịch vụ ngày càng được nâng cao, du khách cư trú tại các khu lưu trú ngày càng được chăm sóc tốt hơn, có nhiều sự lựa chọn hơn bởi sự đa dạng của các dịch vụ. Do vậy mà lượng điện tiêu thụ của mỗi du khách đang có chiều hướng tăng lên. Năm 2007, bình quân mỗi du khách sử dụng 10 kWh/ngày, năm 2008, bình quân mỗi du khách sử dụng 10,3 kWh/ngày, năm 2009, bình quân mỗi du khách sử dụng 11 kWh/ngày, năm 2010, bình quân mỗi du khách sử dụng 12 kWh/ngày, năm 2011, bình quân mỗi du khách sử dụng 12,7 kWh/ngày. Sự tăng lên về mức sử dụng điện của khách du lịch này đang tạo áp lực lớn cho ngành điện lực Nha Trang, đòi hỏi phải thay đổi công nghệ dịch vụ, sử dụng thiết bị tiết kiệm điện.

Diện tích cảnh quan bị xuống cấp : Nhờ sự quản lý tốt của các ban ngành cũng như ý thức bảo về tài nguyên thiên nhiên của người dân địa phương mà Nha Trang vẫn bảo tồn và duy trì được cảnh quan thiên nhiên của địa phương. Không những thế, hiện nay ban quản lý khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang đã trồng được tổng cộng 6,5 ha rừng ngập mặn ở khu vực đầm Bấy, tại thêm nét đẹp tự nhiên cho khu du lịch Nha Trang.

Mức độ tiêu thụ các sản phẩm động, thực vật quý hiếm: Thực tế điều tra các khách du lịch cho thấy rằng việc tiêu thụ các sản phẩm động, thực vật quý hiếm vẫn


còn xảy ra với tỷ lệ lớn, 10,38% trong tổng số khách du lịch sử dụng loại sản phẩm này. Đó là các loại động vậy như nai, hoẵng, lợn rừng, nhím, rắn, …

2.3.1.3. Đánh giá tính bền vững của du lịch lên phân hệ kinh tế

Trên phân hệ kinh tế, tính bền vững của du lịch được đánh giá qua một số chỉ tiêu sau :

Tỷ lệ số lao động trong ngành du lịch dành cho người địa phương so với tổng số lao động địa phương: giải quyết việc làm cho người lao động là một trong những nhiệm vụ của ngành du lịch. Hiện nay trên toàn TP Nha Trang có tổng cộng 83 nghìn lao động hoạt động trong tất cả các ngành, trong đó lao động trong ngành du lịch chiếm 7,95%. Tuy con số này đang thấp so với các ngành khác, nhưng nó góp phần không nhỏ vào việc ổn định trật tự xã hội, nâng cao đời sống cho người dân địa phương.

Tỷ lệ GDP của kinh tế địa phương do du lịch mang lại: Tuy lao động của ngành du lịch chỉ chiếm tỷ trọng thấp nhưng tỷ lệ GDP mà ngành du lịch đóng góp cho kinh tế địa phương lại rất lớn – chiếm 42% tổng GDP. Đây là một kết quả bất ngờ, nó chứng minh cho ngành du lịch – một ngành phục vụ cho bậc nhu cầu cao của con người.

Tỷ lệ giá trị hàng hóa địa phương trên tổng giá trị hàng hóa tiêu dùng cho du lịch: Hàng hóa tiêu dùng cho du lịch được tạo từ hai nguồn, do địa phương cung cấp và nhập khẩu từ các nơi khác về. Nha Trang chú trọng vào phát triển lĩnh vực du lịch dịch vụ nhưng không có nghĩa là không chú trọng vào các lĩnh vực linh tế khác. Tuy nhiên tỷ lệ hàng hóa tiêu dùng cho du lịch do địa phương cung cấp vẫn chưa cao, chỉ chiếm 12,33%. Do vậy TP Nha Trang nói riêng và tỉnh Khánh Hòa nói chung đang xây dựng các giải pháp vừa đẩy mạnh du lịch dịch vụ, vừa chú trọng vào công nghiệp hàng tiêu dùng để tận dụng nguồn lực du lịch của địa phương.

2.3.1.4. Đánh giá tính bền vững của du lịch lên phân hệ xã hội – nhân văn

Trên cơ sở điều tra phỏng vấn các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch, tình bền vững của du lịch lên phâ hệ xã hội – nhân văn tại TP Nha Trang được đánh giá như sau :


Về dịch bệnh liên quan tới du lịch : Đây là điều ko thế không có trong mỗi khu du lịch, tuy nhiên mức độ cao hay thấp là do biện pháp quản lý của chính quyền địa phương và ý thức của người dân. Xét ở phạm vi TP Nha Trang, tình trạng dịch bệnh liên quan tới du lịch có xảy ra nhưng xảy ra ở mức độ thấp, như dịch bệnh tay chân miệng ở người . Tuy nhiên do có được sự quản lý sát sao của chính quyền và có các biện pháp phòng chống kịp thời, hữu hiệu nên tình trạng dịch bện đã giảm đi rất nhiều.

Về tệ nạn xã hội liên quan đến du lịch: Các khu du lịch là một trong những địa điểm để những thành phần bất hảo của xã hội thực hiện những hành vi xấu liên quan đến tệ nạn xã hội như sử dụng chất kích thích, ma túy, mại dâm, trong đó mại dâm là tệ nạn phổ biến nhất. Vừa qua Công an TP Nha Trang đã bắt được ổ mại dâm lớn tại khách sạn Thiên Bình 2 (25 Tô Hiến Thành) và khu vực đường Bến Chợ và đường Trương Định. Ngoài ra còn có các vụ khác liên quan đến sử dụng ma túy và chất kính thích (thuốc lắc) tại các phòng hát karaoke giải trí cho khách du lịch.

Hiện trang các di tích lịch sử văn hóa của địa phương: Hiện nay các di tích lịch sử văn hóa tại Nha Trang đang được bảo tồn và bảo vệ nghiêm ngặt.

Độ thương mại hóa của các sinh hoạt văn hóa truyền thống: lễ hội, ma chay, cưới xin, phong tục, tập quán… là những phong tục truyền thống thu hút nhiều du khách đến tham quan tìm hiểu. Các phong tục này đã được giới thiệu đến du khách và nhận được nhiều sự quan tâm của các du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài. Tuy nhiên, các phong tục này chỉ nằm ở mức độ giới thiệu, việc đưa các phong tục này thành các sản phẩm du lịch mang lại doanh thu chưa được quan tâm nhiều.

2.3.2. Đánh giá chung về du lịch Nha Trang‌

2.3.2.1. Thành tựu

Tốc độ tăng trưởng cao, hiệu quả kinh tế - xã hội ngày càng lớn

Về khách du lịch: Lượng khách năm 2007 đạt hơn một triệu, đã về trước kế hoạch 1 năm và vượt dự báo của Tổ chức Du lịch thế giới 6 năm. Từ 2007 đến 2011 lượng khách du lịch luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng . Khách du lịch quốc tế


tăng 1,77 lần từ 1.230.563 lượt (năm 2007) lên 2.180.008 lượt (năm 2011). Khách du lịch nội địa ước tăng 2,46 lần, từ 886.005 lượt năm 2007 lên khoảng 3.494.755 lượt năm 2008.

Về thu nhập du lịch: Du lịch mang lại thu nhập ngày một lớn cho xã hội. Hoạt động du lịch thu hút sự tham gia của các thành phần kinh tế và mọi tầng lớp nhân dân, mang lại thu nhập không chỉ cho những đối tượng trực tiếp kinh doanh du lịch mà gián tiếp đối với các ngành liên quan, xuất khẩu tại chỗ và tạo thu nhập cho các cộng đồng dân cư địa phương.

Hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động du lịch ngày càng rõ nét, góp phần xóa đói giảm nghèo và làm giàu cho xã hội

Du lịch phát triển đã góp phần tăng tỷ trọng GDP của ngành Du lịch trong khu vực dịch vụ. Ở đâu Du lịch phát triển, ở đó diện mạo đô thị, nông thôn được chỉnh trang, sạch đẹp hơn, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt; tạo ra khả năng tiêu thụ tại chỗ cho hàng hóa và dịch vụ, thúc đẩy các ngành khác phát triển; khôi phục nhiều lễ hội và nghề thủ công truyền thống; góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế cả nước và từng địa phương, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo và vươn lên làm giàu, mở rộng giao lưu giữa các vùng, miền trong nước và với nước ngoài. Ước hiện nay, hoạt động du lịch đã tạo ra việc làm cho trên 2.000 lao động trực tiếp và khoảng 4.000 lao động gián tiếp cho nhiều tầng lớp dân cư, đặc biệt là thanh niên mới lập nghiệp và phụ nữ.


Bảng 2.8: Kết quả đạt được từ hoạt động du lịch tại Nha Trang



Chỉ tiêu

Năm

2007

Năm

2008

Năm

2009

Năm

2010

Năm

2011

Số lượt khách

(triệu lượt)

1230563

1377000

1531224

1672103

2180008

Doanh thu(tr.đ)

1.086.066

1.301.107

1.561.328

1.873.288

2.252.674

GDP

32%

33,19

36,87

39,86

42%

(Nguồn : Sơ Văn hóa- Du lịch Khánh Hòa)


* Về cơ sở vật chất kỹ thuật:

Trong những năm qua TP Nha Trang đã tập trung chỉ đạo đúng mức, hình thành nên các điểm du lịch, hệ thống cơ sở vật chất đủ điều kiện phát triển nhanh về số lượng từng bước đáp ứng nhu cầu ăn nghỉ và vui chơi giải trí của du khách.

+ Cơ sở lưu trú du lịch:

Bao gồm các khách sạn từ 1 đến 5 sao, khu du lịch ( Resort )…phát triển hợp lý các loại hình cơ sở lưu trú không những tạo sự độc đáo hấp dẫn khách mà còn mang lại lợi ích kinh tế, nâng cao hiệu quả đầu tư.

Đến năm 2010 toàn TP có 145 cơ sở lưu trú với tổng số 2.103 phòng với 3595 giường, trong đó.

Khách sạn 5 sao: 09 cơ sở Khách sạn 4 sao: 08 cơ sở Khách sạn 3 sao: 31 cơ sở Khách sạn 2 sao: 62 cơ sở Khách sạn 1 sao: 19 cơ sở Khu nghỉ Resort: 06 điểm

+ Cơ sở ăn uống:

Các cơ sở ăn uống du lịch bao gồm các nhà hàng, làng ẩm thực, quán cà phê, quán rượu có phục vụ ăn uống… Các cơ sở phục vụ ăn uống nằm trong các cơ sở lưu trú, phục vụ nhu cầu ăn uống, nghỉ ngơi, hội họp và giao lưu của khách đang lưu trú tại các khách sạn. Các cơ sở ăn uống nằm độc lập bên ngoài các cơ sở lưu trú, ở các điểm tham quan du lịch, trong các cơ sở vui chơi giải trí… nhằm phục vụ khách tham quan du lịch và các tầng lớp dân cư địa phương.

Ngoài ra còn có rất nhiều các quán ăn có qui mô từ 40 đến 50 ghế/quán, phục vụ các món ăn với giá cả phù hợp khả năng và nhu cầu đa dạng khách du lịch. Tại thời điểm hiện nay số lượng các nhà hàng ăn uống của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trên địa bàn huyên đảm bảo yêu cầu phục vụ khách du lịch.

+ Các điểm tham quan, dịch vụ vui chơi giải trí và các tiện nghi khác:


Hệ thống các điểm tham quan và vui chơi giải trí đã được quan tâm đầu tư xây dựng, nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu hiện nay của khách du lịch. Hiện nay hoạt động tiêu khiển chính của khách chủ yếu là dựa vào cảnh quan thiên nhiên như: Đi bộ dạo phố, ngắm cảnh quan thiên nhiên, đi chợ và tham quan tìm hiểu các nét văn hoá dân tộc

+ Phương tiện vận chuyển, đưa đón khách:

Những phương tiện vận chuyển khách du lịch Nha Trang chủ yếu là các phương tiện chuyên chở khách du lịch đường bộ và đường biển. Các phương tiện này phần lớn thuộc sở hữu của các doanh nghiệp tư nhân và các thành phần kinh tế khác. Phương tiện vận chuyển khách du lịch trên bộ hiện có 75 xe từ 04 đến 45 chỗ ngồi với sức chứa 1200 khách, khoảng 15 đầu xe taxi chủ yếu thuộc các thành phần kinh tế trên địa bàn thành phố Nha Trang và các laoij tàu thuyền phục vụ tham quan vịnh và biển.

+ Nâng cao số lượng và chất lượng lao động ngành du lịch

Số lượng và chất lượng lao động trong ngành du lịch đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch. Trong những năm gần đây, số lượng lao động trong ngành du lịch gia tăng một cách đáng kể. Cùng với sự gia tăng không ngừng về số lượng, chất lượng lao động cũng được nâng cao, trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, thái độ và khả năng giao tiếp của nhân viên phục vụ từng bước được hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu của du khách .

Du lịch thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, mở rộng giao lưu văn hoá và nâng cao dân trí, phát triển nhân tố con người, đảm bảo an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội

Hoạt động du lịch đã tạo thêm nguồn thu để tôn tạo, trùng tu các di tích, di sản và nâng cao ý thức, trách nhiệm giữ gìn, phát triển di sản văn hoá vật thể và phi vật thể; khôi phục lễ hội, làng nghề truyền thống, truyền tải giá trị văn hoá đến các tầng lớp nhân dân và bạn bè quốc tế... tạo thêm sức hấp dẫn thu hút khách du lịch. Thông qua du lịch các ngành kinh tế xã hội khác phát triển; mở thêm thị trường tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ cho các ngành khác, thúc đẩy hoạt động thương mại và mang


lại hiệu quả cao với hình thức xuất khẩu tại chỗ thông qua du lịch. Các ngành nông nghiệp, thuỷ sản, giao thông, xây dựng, viễn thông, văn hoá nhờ phát triển du lịch mà những năm qua đã có thêm động lực phát triển, diện mạo của nền kinh tế - xã hội được cải thiện và nâng lên trình độ cao hơn. Điểm mấu chốt là thông qua du lịch đã kích cầu có hiệu quả cho các ngành kinh tế khác phát triển. Hoạt động du lịch phát triển đã kéo theo sự mở rộng giao lưu kinh tế văn hoá giữa các vùng, miền và với quốc tế, góp phần giáo dục truyền thống, đào tạo kiến thức và rèn luyện, bồi dưỡng thể chất, tinh thần cho mọi tầng lớp dân cư.

Trong quá trình phát triển du lịch, nhiệm vụ quốc phòng an ninh và đối ngoại được đặc biệt coi trọng. Từ các chủ trương đến các công việc điều hành cụ thể hoạt động du lịch liên quan đến an ninh, quốc phòng đều có sự phối hợp chặt chẽ với Bộ Quốc phòng và Bộ Công an. Trong chỉ đạo phát triển du lịch, nhất là phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, tổ chức các tour du lịch..., vấn đề an ninh quốc gia luôn được nhấn mạnh. Cán bộ công nhân viên chức và người lao động ngành du lịch, đặc biệt là các cán bộ quản lý những người tiếp xúc trực tiếp với khách và cán bộ làm công tác xúc tiến du lịch, hội nhập kinh tế quốc tế đã phối hợp chặt chẽ với lực lượng an ninh, quốc phòng và có ý thức bảo vệ Tổ quốc, nêu cao tinh thần cảnh giác. Hoạt động du lịch trong thời gian qua rất sôi động, nhưng cơ bản vẫn giữ được an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch và các doanh nghiệp du lịch đã quan tâm xây dựng lực lượng tự vệ, chấp hành tốt qui định về sĩ quan dự bị, thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội. Việc phát triển du lịch ở các vùng biên giới, hải đảo đã góp phần rất tích cực khẳng định chủ quyền quốc gia trên biển và đất liền.

2.3.2.2. Tồn tại

Sự phát triển du lịch Nha Trang chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của một trong 21 khu vực du lịch trọng điểm của Quốc gia. Du lịch Nha Trang chưa có những sản phẩm đặc trưng, dịch vụ du lịch thiếu tính độc đáo, chưa tạo được thị trường khách riêng cho mình, mối quan hệ liên kết với các tỉnh trong nước còn hạn chế, chưa phát huy hết hiệu quả.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/09/2023