1302602 lượt (77,9%). Năm 2011, số lượt khách quốc tế do các cơ sở lưu trú phục vụ chỉ chiếm 440390 lượt (20,2%) trong khi đó số lượt khách trong nước chiếm 1739618 lượt (79,8%). Tỉ lệ khách quốc tế giảm dần không phải do số lượt khách quốc tế giảm mà do tốc độ tăng số lượt khách trong nước lớn hơn tốc độ tăng số lượt khách quốc tế. (Phụ lục 3 – Bảng 2.1)
Sự biến động về số lượng các loại khách du lịch được thể hiện qua đồ thị sau :
1739618
1171014
1302602
36021
36950
44039
0
0
1
Lượt khách
2000000
1500000
1000000
500000
0
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Khách quốc tế Khách trong nước
(Nguồn : Sở văn hóa – Du lịch Khánh Hòa)
Biểu đồ 2.1 : Số lượng khách du lịch giai đoạn 2009 - 2011
Số lượng khách du lịch tăng lên qua các năm dẫn đến số ngày khách quốc tế do các cơ sở lưu trú phục vụ cũng tăng lên. Năm 2009 số ngày khách do các cơ sở lưu trú phục vụ là 3898902 ngày thì đến năm 2011, con số này lên tới 4649030 ngày. Điều này mang tới nguồn thu không nhỏ cho các cơ sở lưu trú trong hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch.
Năm 2009, số ngày khách quốc tế do các cơ sở lưu trú phục vụ là 1032460 ngày (26,48%) trong khi đó số ngày khách trong nước là 2866441 ngày (chiếm 73,52%). Năm 2010, số ngày khách quốc tế do các cơ sở lưu trú phục vụ là 1107896 ngày (26,28%) trong khi đó số ngày khách trong nước là 3108077 ngày (chiếm 73,72%). Năm 2011, số ngày khách quốc tế do các cơ sở lưu trú phục vụ là 1154275 (chiếm 24,83%) trong khi đó số ngày khách trong nước là 3494755 (chiếm
75,15%). Sự biến động về số lượng ngày khách du lịch do các cơ sở lưu trú phục vụ được thể hiện qua đồ thị sau :
3494755
2866441
3108077
10324
11078
11542
75
96
61
4000000
3500000
3000000
(ngày)
2500000
2000000
1500000
1000000
500000
0
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Khách quốc tế Khách trong nước
(Nguồn : Sở văn hóa – Du lịch Khánh Hòa)
Biểu đồ 2.2 : Số lượng ngày khách do các CSLT phục vụ giai đoạn 2009 – 2011
2.2.4.3. Doanh thu từ du lịch
Số lượng khách du lịch ngày càng tăng đã tạo điều kiện cho các tác nhân tham gia kinh doanh dịch vụ du lịch nâng cao kết quả kinh doanh của mình. Do vậy mà doanh thu từ hoạt động du lịch cũng tăng qua các năm.
Về doanh thu du lịch năm 2009 đạt 1.561 tỷ đồng, tăng 19,9% so với 2008, năm 2010 đạt 1.873 tỷ đồng, tăng 19,99% so với năm 2009; năm 2011 đạt 2.253 tỷ đồng, tăng 14,41% so với năm 2010.
Về cơ cấu doanh thu, doanh thu từ dịch vụ lưu trú luôn luôn chiếm tỉ lệ cao nhất ở các năm (chiếm 53% đến 54%), doanh thu bán hàng ăn uống có tỷ lệ cao thứ 2 (24%-25%). Các loại doanh thu vận chuyển hành khách, dịch vụ vui chơi giải trí, doanh thu bán hàng hóa và doanh thu khác chiếm tỉ lệ thấp nhưng cũng là nguồn thu đáng kể cho các tác nhân tham gia kinh doanh. Kết quả này được minh họa trên đồ thị dưới đây:
Bảng 2.1 Doanh thu từ hoạt động du lịch từ năm 2009 – 2011
(ĐVT: Triệu đồng)
Năm 2009 | Năm 2010 | Năm 2011 | ||||
Giá trị | Cơ cấu (%) | Giá trị | Cơ cấu (%) | Giá trị | Cơ cấu (%) | |
Tổng DT | 1.561.328 | 100 | 1.873.288 | 100 | 2.252.674 | 100 |
Doanh thu cho thuê buồng ngủ | 847.645 | 54,29 | 1.017.008 | 54,29 | 1.208.333 | 53,64 |
Doanh thu lữ hành | 19.204 | 1,23 | 23.041 | 1,23 | 39.394 | 1,75 |
Doanh thu vận chuyển hành khách | 24.357 | 1,56 | 29.223 | 1,56 | 42.198 | 1,87 |
Doanh thu dịch vụ vui chơi giải trí | 79.940 | 5,12 | 95.912 | 5,12 | 98.732 | 4,38 |
Doanh thu dịch vụ khác | 35.754 | 2,29 | 42.898 | 2,29 | 46.551 | 2,07 |
Doanh thu bán hàng hóa | 99.457 | 6,37 | 119328 | 6,37 | 116.649 | 5,18 |
Doanh thu bán hàng ăn uống | 380.808 | 24,39 | 456.895 | 24,39 | 585.182 | 25,98 |
Doanh thu khác | 74.163 | 4,75 | 88.981 | 4,75 | 115.635 | 5,13 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tiềm Năng Và Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Nha Trang
- Khu Du Lịch Suối Khoáng Nóng Tháp Bà
- Vai Trò, Vị Trí Của Du Lịch Trong Sự Phát Triển Kinh Tế Xã Hội Ở Nha Trang
- Công Tác Tuyên Truyền Xúc Tiến Và Quảng Bá Du Lịch
- Số Ngày Lưu Trú Bình Quân Của Khách Du Lịch Đến Nha Trang
- Nguyên Nhân Của Những Tồn Tại Trong Quá Trình Phát Triển Du Lịch Nha Trang
Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.
(Nguồn : Sở văn hóa – Du lịch Khánh Hòa)
2.2.4.4. Sản phẩm du lịch
Hiện nay Nha Trang đã phát triển nhiều loại hình và sản phẩm du lịch dựa trên tài nguyên du lịch biển là hệ thống sản phẩm truyền thống và thế mạnh của địa phương, bên cạnh đó cần chú trọng phát triển du lịch sinh thái núi và du lịch văn hoá để góp phần làm phong phú thêm loại hình và sản phẩm du lịch. Để thực hiện được mục tiêu trên, hướng phát triển loại hình và sản phẩm du lịch Nha Trang được định hướng theo địa bàn lãnh thổ và theo nhu cầu của thị trường khách du lịch.
a) Loại hình và sản phẩm du lịch theo lãnh thổ: Du lịch Nha Trang tiếp tục tổ
chức và xây dựng các loại hình du lịch trên cơ sở sự phân bố tài nguyên du lịch theo lãnh thổ như quy hoạch 1996 đã đề xuất để khai thác có hiệu quả hơn lợi thế tiềm năng du lịch. Ngoài ra, cần khai thác mối quan hệ du lịch khu vực để phát triển các loại hình du lịch mang tính điển hình, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch.
Căn cứ vào tiềm năng, đặc điểm và sự phân bố tài nguyên du lịch cũng như các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật trên địa bàn, những loại hình du lịch chủ yếu của Nha Trang từ nay đến năm 2020 vẫn chủ yếu là du lịch biển đảo, bao gồm:
- Nghỉ dưỡng biển, vui chơi giải trí, tham quan, thể thao mạo hiểm, khám phá đáy biển và các đảo ven bờ... phát triển ở dải không gian ven biển;
Ngoài ra phát triển các loại hình du lịch bổ trợ, với vai trò làm phong phú thêm sản phẩm du lịch là :
- Du lịch sinh thái núi: Nghỉ mát, thể thao leo núi...phát triển ở không gian phía tây tỉnh Khánh Hoà.
- Du lịch văn hoá:Tham quan lễ hội, các di tích lịch sử văn hoá...trên toàn tỉnh, tìm hiểu bản sắc văn hoá các dân tộc ít người ở các huyện miền núi (Khánh Sơn, Khánh Vĩnh);
- Du lịch MICE: Hội nghị hội thảo, hội chợ, khen thưởng chủ yếu ở Thành phố Nha Trang và các đảo trên vịnh Nha Trang;
- Du lịch công vụ, thăm thân : Phát triển chủ yếu ở khu vực thành phố Nha Trang và phụ cận ;
- Du lịch tàu biển : Phát triển ở khu vực thành phố Nha Trang và phụ cận (kết hợp với các di tích lịch sử văn hoá, các điểm danh lam thắng cảnh...).
b) Phát triển loại hình và sản phẩm du lịch theo thị trường:
- Khách du lịch quốc tế : Đẩy mạnh phát triển các loại hình sản phẩm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí cao cấp và du lịch văn hoá bản địa.
- Khách du lịch nội địa : Khách du lịch Việt Nam nói chung có thể tham gia nhiều loại hình du lịch phong phú. Hướng khai thác đối với thị trường khách nội địa là đẩy mạnh các tour ngắn ngày, tour du lịch hành hương lễ hội, tour du lịch cuối
tuần với các hình thức nghỉ dưỡng, tắm biển và vui chơi giải trí hiện đại...
Để phù hợp với thị hiếu của các thị trường khách và khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch..., du lịch Nha Trang đến năm 2020 định hướng phát triển loại hình và sản phẩm du lịch tỉnh chủ yếu gắn với tài nguyên biển, đảo. Bên cạnh đó để góp phần đa dạng hoá sản phẩm du lịch, kéo dài thời gian lưu trú của khách, Nha Trang đang tiếp tục phát triển các sản phẩm du lịch bổ trợ như sinh thái núi, văn hoá.v.v...Cụ thể là :
- Hướng phát triển chủ yếu :
+ Nghỉ dưỡng biển, vui chơi giải trí, tham quan, thể thao mạo hiểm, khám phá đáy biển và các đảo ven bờ, du lịch tàu biển...;
- Các loại hình và sản phẩm bổ trợ :
+ Du lịch sinh thái núi ;
+ Du lịch văn hoá;
+ Du lịch MICE;
2.2.4.5. Trình độ tổ chức quản lý du lịch
a) Tổ chức cụm, trung tâm và điểm du lịch :
- Về giới hạn lãnh thổ : Cụm du lịch thành phố Nha Trang và phụ cận bao gồm phần lãnh thổ đất liền và phần biển đảo ven bờ với TP. Nha trang là trọng tâm. Phần ven biển trải dài từ phía nam TP. Nha Trang lên đến phía nam bán đảo Hòn Khói (một phần lãnh thổ huyện Ninh Hoà). Phần lãnh thổ đất liền của cụm bao gồm khu vực phía tây nam huyện Ninh Hoà (phía nam QL 26) và lãnh thổ các huyện Khánh Vĩnh, Diên Khánh...dọc theo hành lang tỉnh lộ 2 tạo thành hành lang du lịch đông - tây ở khu vực trung tâm
- Về đặc điểm tài nguyên: Khu vực Nha Trang và phụ cận nổi trội tài nguyên du lịch biển, đảo với vịnh Nha Trang và quần thể các đảo trong lòng vịnh như Hòn Tre, Hòn Mun, Đảo Yến, Hòn Tằm, Hòn Một, Hòn Miểu, Hòn Mát...là hạt nhân ; khu vực đầm Nha Phu với đặc trưng riêng của tài nguyên biển đảo của các đảo hòn Thị, hòn Hèo.... Khu vực cảnh quan núi cao thuộc Khánh Vĩnh, Diên Khánh có nhiều tài nguyên du lịch núi như Suối Tiên, thác Yang Bay...Bên cạnh tài nguyên tự
nhiên, hệ thống các di tích lịch sử văn hoá ở khu vực thành phố Nha Trang, huyện Ninh Hoà cũng là đặc điểm nổi bật của cụm.
- Về tổ chức khai thác loại hình du lịch :
+ Du lịch sinh thái biển : Nghỉ mát, tắm biển, thể thao nước, tham quan đảo, lặn biển, câu mực, câu cá.v.v…;
+ Du lịch văn hoá: Tham quan hệ thống di tích trên địa bàn như chùa Pô Naga, bảo tàng, Viện Hải dương học...; hành hương lễ hội;
+ Du lịch MICE : Thương mại, công vụ, hội chợ, hội thảo, festival, hội thao, khen thưởng, hoặc kèm theo các sự kiện đặc biệt khác (như đua thuyển buồm) …;
+ Du lịch tàu biển : Kết hợp du lịch biển và tham quan các di tích lịch sử, thắng cảnh trên đất liền khu vực thành phố Nha Trang và huyện Diên Khánh, Khánh Vĩnh.
+ Du lịch đồng quê: Kết hợp với các loại hình du lịch trên để khai thác đặc trưng các miền quê vùng phụ cận thành phố Nha Trang.
+ Cụm du lịch Nha Trang và phụ cận với các thế mạnh đặc biệt có khả năng thu hút khách cao và là cụm du lịch và nghỉ dưỡng lớn của khu vực duyên hải Nam Trung Bộ.
- Trung tâm du lịch: Thành phố Nha Trang là trung tâm kinh tế, chính trị và văn hoá của tỉnh Khánh Hoà, nơi có cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phát triển, có vị trí giao lưu thuận lợi được xác định là trung tâm du lịch của tỉnh Khánh Hoà và của cụm du lịch TP. Nha Trang và phụ cận. Không những thế, Nha Trang với vai trò to lớn về du lịch đối với khu vực, điều chỉnh quy hoạch TTPT Du lịch Việt Nam định hướng phát triển thành trung tâm du lịch của tiểu vùng du lịch duyên hải Nam Trung Bộ. Ngoài ra, có thể xác định các trung tâm phụ trợ như các thị trấn Ninh Hoà, Diên Khánh và Khánh Vĩnh.
- Hệ thống tuyến, điểm, khu du lich, đô thị du lịch:
+ Các điểm du lịch chính :
Bãi tắm Nha Trang, Hòn Tre (Bao gồm Con sẻ tre, hòn Ngọc Việt..); Hòn Mun, Hòn Tằm, Hồ cá Trí Nguyên, Đảo Yến, Hòn Một, Hòn Mát, Hòn Chồng,
Tháp bà Pô Naga, Viện Hải dương học, Bảo tàng Khánh Hòa, Thư viện của Bác sĩ Yersin, Chợ Đầm Nha Trang, Di tích Am Chúa, Đền thờ Trần Quý Cáp, Bia Võ Cạnh, Chùa Long Sơn, thành cổ Diên Khánh, Lăng Bà Vú, cụm đảo hòn Thị, hòn Hèo, Hòn Lao, bán đảo Hòn Khói, nước nóng Trường Xuân, Ba Hồ,...
+ Khu du lịch:
Khu du lịch quốc gia: Vịnh Nha trang kết hợp hệ thống đảo Hòn Mun, Hòn Tre là khu du lịch quốc gia. Với đặc điểm là vịnh có cảnh quan đẹp (một trong 29 vịnh đẹp nhất Thế giới), trong không gian lãnh thổ vịnh có nhiều đảo đặc thù (Hòn Tre, Hòn Mun...) lại nằm bên thành phố biển Nha Trang thơ mộng..., theo hướng của điều chỉnh quy hoạch TTPT du lịch Việt Nam đến năm 2010, định hướng phát triển du lịch tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 xác định khu du lịch quốc gia Khu du lịch quốc gia vịnh Nha Trang là một trong những khu du lịch biển hàng đầu của Việt Nam. Quy mô bao gồm Vịnh Nha Trang và phần đất liền dọc bờ vịnh, các đảo nằm trong khu vực vịnh. Diện tích đất liền ước khoảng 1.500ha.
b) Tuyến du lịch
- Các tuyến du lịch nội tỉnh:
+ Tuyến du lịch quốc gia :
+ Tuyến du lịch dọc theo quốc lộ IA và tuyến đường sắt Bắc Nam : Vân Phong – Nha Trang - Cam Ranh ;
+ Tuyến du lịch khám phá (tiềm năng) Thành phố Nha trang đi Trường Sa.
+ Tuyến du lịch địa phương :
Tuyến Nha Trang - Ninh Hoà - Vạn Ninh ; Tuyến Nha Trang - Cam Ranh - Khánh Sơn ; Tuyến Nha Trang - Diên Khánh - Khánh Vĩnh.
Tuyến du lịch đường biển Thành phố Nha Trang đi các đảo ven bờ ;
- Các tuyến du lịch ngoại tỉnh:
+ Nha Trang - thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (QL. 1A, đường sắt hoặc đường biển);
+ Nha Trang - Phan Rang - Đà Lạt (QL.21 qua đèo Ngoạn Mục);
+ Nha trang và các tỉnh Tây Nguyên gắn với tuyến du lịch con đường xanh Tây Nguyên (QL.20 và 26) là tuyến du lịch mới;
+ Nha Trang - Đà Nẵng - Huế - Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ (Đường hàng không, đường sắt, QL1A, đường biển)
+ Nha Trang - Diên Khánh - Khánh Vĩnh đi Lâm Đồng
+ Tuyến du lịch tàu biển : Phục vụ khách tàu biển chủ yếu lận cận thành phố Nha Trang và dọc theo trục không gian Nha Trang - Diên Khánh;
2.2.4.6. Hiện trạng nguồn nhân lực phục vụ du lịch
7000
6000
5000
4000
3000
2000
1000
0
4358
4689
5312
6238
3147
2007 2008
2009
Năm
2010
2011
Số người
Nguồn nhân lực trực tiếp kinh doanh du lịch của Thành phố thời gian qua có sự phát triển nhanh về số lượng. Năm 2007 lao động trong lĩnh vực u lịch mới chỉ có hơn 3 nghìn người thì tính đến tháng 8 năm 2011, toàn ngành có hơn 6 nghìn lao động hoạt động trong lĩnh vực du lịch.
Biểu đồ 2.3: Số lượng lao động du lịch tại Nha Trang
(Nguồn : Sở văn hóa – Du lịch Khánh Hòa)