Bảng 4.2: Bảng kết quả thông tin mẫu khảo sát điều tra
TẦN SỐ | TỶ LỆ % | ||
GIỚI TÍNH | Nam | 116 | 53 |
Nữ | 102 | 47 | |
QUỐC TỊCH | Việt Nam | 183 | 84 |
Khác | 35 | 16 | |
ĐỘ TUỔI | Dưới 18 tuổi | 22 | 10 |
Từ 18-30tuổi | 98 | 45 | |
Từ 31-50 tuổi | 82 | 38 | |
Trên 50 tuổi | 16 | 7 | |
TRÌNH ĐỘ VĂN HÓA-CHUYÊN MÔN | Dưới trung học phổ thông | 17 | 8 |
Trung học phổ thông | 74 | 34 | |
Trung cấp-Cao đẳng-Đại học | 125 | 57 | |
Trên Đại học | 2 | 1 | |
NGHỀ NGHIỆP | Học Sinh- Sinh Viên | 25 | 12 |
Trồng trọt – Chăn nuôi | 12 | 6 | |
Buôn bán | 66 | 30 | |
Công nhân viên | 110 | 50 | |
Khác | 5 | 2 | |
THU NHẬP | Dưới 10 triệu đồng | 77 | 35 |
Từ 10-20 triệu đồng | 81 | 37 | |
Từ 21-30 triệu đồng | 21 | 10 | |
Trên 30 triệu đồng | 39 | 18 | |
QUÊ QUÁN | Trong tỉnh | 62 | 28 |
Các tỉnh ĐBSCL | 30 | 14 | |
TP. Hồ Chí Minh | 80 | 37 | |
Khác | 46 | 21 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thống Kê Lượng Khách Du Lịch Đền Bến Tre Năm 2015
- Các Bước Nghiên Cứu Của Đề Tài
- Khẩu Hiệu Ngành Du Lịch Việt Nam Qua Các Giai Đoạn
- Biểu Đồ Đánh Giá Về Giá Cả Các Mặt Hàng, Dịch Vụ Tại Bến Tre
- Đánh Giá Những Đóng Góp Và Hạn Chế Của Luận Văn:
- Phát triển du lịch làng nghề tại Bến Tre - 13
Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.
Phân bổ theo Giới tính
(Nguồn: tác giả phân tích tổng hợp)
Thông qua bảng kết quả thống kê kết quả khảo sát (bảng 4.2) thể hiện sự phân bổ theo cơ cấu giới tính, có 116 trường hợp tham gia trả lời phỏng vấn điều tra là nam chiếm tỷ lệ 53% trong số 218 mẫu khảo sát hợp lệ và có 102 trường hợp tham gia trả
lời phỏng vấn điều tra là nữ chiếm tỷ lệ 47%. Trong mẫu nghiên cứu này, khi xem xét theo cơ cấu giới tính ta nhận thấy có sự chênh lệch tỷ lệ giới tính nam - nữ không cao.
Phân bổ theo Quốc tịch
Thông qua bảng kết quả thống kê kết quả khảo sát (bảng 4.2) thể hiện sự phân bổ theo cơ cấu quốc tịch, có 183 trường hợp tham gia trả lời phỏng vấn điều tra là người Việt Nam chiếm tỷ lệ 84% trong số 218 mẫu khảo sát hợp lệ, có 35 trường hợp là người nước ngoài chiếm tỷ lệ 16%. Trong mẫu nghiên cứu này, khi xem xét theo cơ cấu quốc tịch ta nhận thấy có sự chênh lệch tỷ lệ theo quốc tịch khá cao và phần lớn là trường hợp là người Việt Nam.
Nhưng trong những năm qua số lượng du khách nước ngoài đến Bến Tre ngày càng tăng. Đây là dấu hiệu khả quan, cho thấy ngành du lịch Bến Tre cần quảng bá rộng rãi hình ảnh làng nghề Bến Tre trên thị trường quốc tế.
Phân bổ theo Độ tuổi
Thông qua bảng kết quả thống kê kết quả khảo sát (bảng 4.2) thể hiện sự phân bổ theo cơ cấu độ tuổi, có 22 trường hợp có độ tuổi dưới 18 tuổi chiếm tỷ lệ 10%, 98 trường hợp có độ tuổi từ 18-30 tuổi chiếm tỷ lệ 45%, 82 trường hợp có độ tuổi từ 31- 50 tuổi chiếm với tỷ lệ 38%, và còn lại là 16 trường hợp có độ tuổi trên 50 tuổi chiếm với tỷ lệ 7% trên tổng số 218 phiếu điều tra khảo sát hợp lệ. Trong mẫu nghiên cứu này, khi xem xét theo cơ cấu độ tuổi ta nhận thấy sự chênh lệch tỷ lệ giữa các yếu tố độ tuổi không đồng đều, chủ yếu là trường hợp có độ tuổi từ 18-50 tuổi, do trong tuổi lao động nên du khách chọn loại hình du lịch làng nghề để tìm hiểu về văn hóa và cuộc sống của vùng đất Bến Tre.
+ Phân bổ theo trình độ văn hóa-chuyên môn
Thông qua bảng kết quả thống kê kết quả khảo sát (bảng 4.2) thể hiện sự phân bổ theo cơ cấu trình độ văn hóa - chuyên môn, có 17 trường hợp có trình độ là dưới trung học phổ thông chiếm tỷ lệ 8%, 74 trường hợp có trình độ đã tốt nghiệp Trung học phổ thông ấp chiếm tỷ lệ 34%, 125 trường hợp có trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học chiếm tỷ lệ 57% và còn lại 2 trường hợp có trình độ trên đại học chiếm tỷ lệ là 1% trên tổng số 218 phiến điều tra khảo sát hợp lệ. Trong mẫu nghiên cứu này, khi xem xét theo cơ cấu trình độ văn hóa-chuyên môn ta nhận thấy sự chệnh lệch tỷ lệ giữa các yếu tố trình độ văn hóa-chuyên môn khá cao, chủ yếu tập trung vào đối tượng có trình độ trung học phổ thông – trung cấp - cao đẳng - đại học.
Phân bổ theo Nghề nghiệp
Thông qua bảng kết quả thống kê kết quả khảo sát (bảng 4.2) thể hiện sự phân bổ theo cơ cấu nghề nghiệp, có 25 trường hợp là học sinh – sinh viên chiếm tỷ lệ 11%, có 12 trường hợp làm nghề trồng trọt – chăn nuôi chiếm tỷ lệ 6%, 66 trường hợp buôn bán chiếm tỷ lệ 30%, có 110 trường hợp là công nhân viên chiếm tỷ lệ 50% và 5 trường hợp là ở các ngành nghề khác chiếm với tỷ lệ 2% trên tổng số 218 phiếu điều tra phỏng vấn. Trong mẫu nghiên cứu này, khi xem xét theo cơ cấu Nghề nghiệp ta nhận thấy sự chênh lệch tỷ lệ giữa các yếu tố Nghề nghiệp chủ yếu là Công nhân viên.
Phân bổ theo Thu nhập
Thông qua bảng kết quả thống kê kết quả khảo sát (bảng 4.2) thể hiện sự phân bổ theo cơ cấu thu nhập có 77 trường hợp có thu nhập dưới 10 triệu đồng chiếm tỷ lệ 35%, 81 trường hợp có thu nhập từ 10-20 triệu đồng chiếm tỷ lệ 37%, 21 trường hợp có thu nhập từ 10-20 triệu đồng chiếm tỷ lệ 10% và còn lại là 39 trường hợp có thu nhập trên 30 triệu đồng chiếm tỷ lệ 18% trên tổng số 218 phiếu điều tra phỏng vấn hợp lệ. Trong mẫu nghiên cứu này, khi xem xét theo cơ cấu thu nhập ta nhận thấy sự chênh lệch tỷ lệ theo cơ cấu thu nhập có sự phân hóa thành hai cấp độ: (1) Từ 20 triệu đồng trở xuống, (2) Từ 20 triệu đồng trở lên. Trong đó, cấp độ (1) chiếm khá cao. Có 18% thu nhập trên 30 triệu đa phần đây là du khách nước ngoài(thu nhập trên 1500 USD).
Phân bổ theo Quê quán
Thông qua bảng kết quả thống kê kết quả khảo sát (bảng 4.2) thể hiện sự phân bổ theo cơ cấu quê quán có 62 trường hợp là người dân trong tỉnh chiếm tỷ lệ 28%, 30 trường hợp sống ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long chiếm tỷ lệ 14%, 80 trường hợp là sinh sống tại Tp. Hồ Chí Minh chiếm tỷ lệ 37%, 46 trường hợp từ các nơi khác đến chiến tỷ lệ 21 %. Trong mẫu nghiên cứu này, khi xem xét theo cơ cấu quê quán, ta nhận thấy có sự chênh lệch ở các lựa chọn, đa phần khách du lịch đến từ thành phố Hồ Chí Minh và khách quốc tế.
4.3.3 Thông tin về điều tra chất lượng dịch vụ:
Trong số 218 phiếu trả lời hợp lệ, có 172 khách du lịch với mục đích du lịch làng nghề và 46 người dân địa phương tại các làng nghề Bến Tre với kết quả như sau:
Bảng 4.3: Bảng kết quả thông tin về điều tra chất lượng dịch vụ
ĐỐI TƯỢNG | Đánh giá (%) | |||
Hấp dẫn/tốt (%) | Bình thường (%) | Không hấp dẫn/không tốt (%) | ||
1. Khuôn viên, cảnh quan | Khách du lịch | 23.26 | 66.86 | 9.88 |
Dân địa phương | 30.43 | 63.04 | 6.53 | |
2. Sản phẩm của làng nghề | Khách du lịch | 61.63 | 36.63 | 1.74 |
Dân địa phương | 67.39 | 30.44 | 2.17 | |
3. Nhà trọ / Khách sạn | Khách du lịch | 25.00 | 62.21 | 12.79 |
Dân địa phương | 23.91 | 65.22 | 10.87 | |
4. Ăn Uống | Khách du lịch | 68.61 | 30.23 | 1.16 |
Dân địa phương | 65.22 | 32.61 | 2.17 | |
5. Quà lưu niệm | Khách du lịch | 24.42 | 68.02 | 7.56 |
Dân địa phương | 39.13 | 54.35 | 6.52 | |
6. Đặc sản | Khách du lịch | 63.37 | 34.30 | 2.33 |
Dân địa phương | 67.91 | 30.44 | 2.15 | |
7. Giá cả | Khách du lịch | 44.19 | 52.91 | 2.90 |
Dân địa phương | 41.30 | 54.35 | 4.35 | |
8. An ninh, trật tự | Khách du lịch | 52.33 | 46.51 | 1.16 |
Dân địa phương | 47.83 | 50.00 | 2.17 | |
9. Giao thông | Khách du lịch | 28.49 | 55.23 | 16.28 |
Dân địa phương | 23.91 | 47.83 | 28.26 | |
10. Thái độ phục vụ | Khách du lịch | 23.26 | 63.95 | 12.79 |
Dân địa phương | 30.44 | 60.87 | 8.67 | |
11. Vệ sinh an toàn thực phẩm | Khách du lịch | 41.28 | 54.07 | 4.65 |
Dân địa phương | 39.13 | 56.52 | 4.35 | |
12. Các địa điểm vui chơi, giải trí | Khách du lịch | 11.63 | 36.05 | 52.32 |
Dân địa phương | 17.39 | 28.26 | 54.35 | |
13. Dịch vụ vận chuyển du khách đến làng nghề | Khách du lịch | 30.81 | 52.91 | 16.28 |
Dân địa phương | 21.74 | 52.17 | 26.09 | |
14. Sự thân thiện của người dân | Khách du lịch | 56.40 | 37.79 | 5.81 |
Dân địa phương | 67.39 | 21.74 | 10.87 | |
15. Các hình thức hỗ trợ du khách | Khách du lịch | 10.47 | 26.74 | 62.79 |
Dân địa phương | 10.87 | 28.26 | 60.87 |
(Nguồn: tác giả phân tích tổng hợp)
Khuôn viên, cảnh quan
80.00%
70.00%
66.86%
63.04%
60.00%
50.00%
40.00%
30.00%
30.43%
23.26%
Khách du lịch
Dân địa phương
20.00%
9.88%
10.00%
6.53%
0.00%
Hấp dẫn/tốt
Bình thường
Không hấp dẫn/không
tốt
Biểu đồ 4.2: Biểu đồ đánh giá mức độ hài lòng về khuôn viên, cảnh quan các địa điểm du lịch làng nghề tại Bến Tre
Qua biểu đồ ta có thể thấy khuôn viên, cảnh quan các địa điểm du lịch làng nghề tại Bến Tre chỉ ở mức bình thường (63.04% - 66.86%) chứng tỏ địa phương chưa thực sự đầu tư vào cảnh quan tại các khu du lịch, khiến du khách chưa thực sự cảm giác được “viễn cảnh”. Mặc dù hầu hết mục đích của du khách là tham quan làng nghề nhưng bên cạnh đó, con người luôn có nhu cầu thưởng thức phong cảnh đẹp. Kể cả những người dân địa phương, họ sinh ra và lớn lên tại nơi này, cũng đánh giá thực sự chưa cao về cảnh quan nơi đây, tự nhiên luôn luôn đẹp nhưng cần phải tô điểm thêm nhiều công trình kiến trúc sinh động thì mới có thể giữ chân du khách lâu hơn.
Sản phẩm của làng nghề
80.00%
70.00%
60.00%
50.00%
40.00%
30.00%
20.00%
10.00%
0.00%
67.39%
61.63%
36.63%
30.44%
Khách du lịch
Dân địa phương
1.74% 2.17%
Hấp dẫn/tốt Bình thường Không hấp dẫn/không
tốt
Biểu đồ 4.3 Biểu đồ đánh giá các sản phẩm của làng nghề tại Bến Tre
Qua biểu đồ ta có thể thấy sản phẩm của các làng nghề tại Bến Tre ở mức cao (61.63% - 67.39%) chứng tỏ các sản phẩm do làng nghề tạo ra có sức hút với du khách từ cách sản xuất cho đến kiểu dáng và chất lượng. Đây là một thế mạnh cần phát huy để ngày càng hấp dẫn du khách hơn nữa. Sản phẩm là yếu tố sống còn của một làng nghề, nếu sản phẩm không được xã hội chấp nhận hay khách du lịch không cảm thấy thấy hứng thú thì khó mà tồn tại lâu dài được. Vì thế làng nghề càng phải nâng cao về chất lượng, an toàn vệ sinh, mẫu mã đảm bảo được sự hài lòng của du khách. Bên cạnh đó, phải giữ được truyền thống văn hóa trong cách sản xuất, nếu chạy theo công nghệ hiện đại thì làng nghề phải cẩn trọng vì dễ đánh mất cái đặc trưng của làng nghề đó là thủ công.
70.00%
60.00%
50.00%
40.00%
30.00%
20.00%
10.00%
0.00%
Nhà trọ, khách sạn
65.22%
62.21%
25.00%
Khách du lịch
23.91%
12.79%
Dân địa phương
10.87%
Hấp dẫn/tốt Bình thường Không hấp dẫn/không
tốt
Biểu đồ 4.4 Biểu đồ đánh giá về dịch vụ nhà trọ, khách sạn tại Bến Tre
Biểu đồ cho ta thấy dịch vụ về nhà trọ và khách sạn tại Bến Tre chỉ ở mức bình thường. Chưa có nhiều khách sạn cao cấp nên mức độ phục vụ chỉ ở tầm trung, đặc biệt sức cạnh tranh của nhà trọ cao hơn so với khách sạn. Tuy nhiên, 25% khách du lịch đánh giá tốt dịch vụ này cho thấy 1 sự khởi sắc và tiềm năng rất cao để phát triển loại hình dịch vụ này trong tương lai.
Ăn, uống
80.00%
70.00%
60.00%
50.00%
40.00%
30.00%
20.00%
10.00%
0.00%
68.61%
65.22%
30.23%32.61%
Khách du lịch
Dân địa phương
1.16% 2.17%
Hấp dẫn/tốt
Bình thường
Không hấp dẫn/không
tốt
Biểu đồ 4.5: Biểu đồ đánh giá về dịch vụ ăn uống tại các địa điểm du lịch làng nghề
Ở biểu đồ này, khách du lịch cũng như người dân đều hài lòng về các dịch vụ ăn uống tại địa phương. Bến Tre là nơi nổi tiếng với rất nhiều món ăn ngon và đặc trưng của làng quê Nam bộ cùng với sự khéo léo chế biến đã tạo được ấn tượng tốt về ẩm thực của địa phương. Khách du lịch hài lòng với các dịch vụ ăn uống là 68.61% thực tế cho thấy rằng người dân địa phương luôn cố gắn mang đến cho du khách nhưng món ăn ngon nhất về ẩm thực quê mình, đó cũng là 1 kênh thông tin cho du khách gần xa khi đến tham quan du lịch tại Bến Tre.
Quà lưu niệm
80.00%
70.00%
60.00%
50.00%
40.00%
30.00%
20.00%
10.00%
0.00%
68.02%
54.35%
39.13%
24.42%
Khách du lịch
Dân địa phương
7.56% 6.52%
Hấp dẫn/tốt Bình thường Không hấp dẫn/không
tốt
Biểu đồ 4.6: Biểu đồ đánh giá về chất lượng quà lưu niệm tại Bến Tre
Theo biểu đồ, tỉ lệ đánh giá về chất lượng quà lưu niệm tại làng nghề Bến Tre chỉ ở mức bình thường. Các làng nghề có quà lưu niệm nhưng không phong phú và chưa đủ hấp dẫn để du khách có thể mua kỷ niệm hoặc mang về làm quà như các khu du lịch ở các địa phương khác. 6.52% người dân địa phương đánh giá ở mức độ không tốt cũng cho thấy nhu cầu cần một sản phẩm đặc trưng của Bến Tre cũng cần phải xem xét.
Đặc sản
80.00%
70.00%
60.00%
50.00%
40.00%
30.00%
20.00%
10.00%
0.00%
63.37%
67.39%
34.30%
30.44%
Khách du lịch
Dân địa phương
2.33% 2.17%
Hấp dẫn/tốt
Bình thường
Không hấp dẫn/không
tốt
Biểu đồ 4.7: Biểu đồ đánh giá về đặc sản tại Bến Tre
Trái ngược với quà lưu niệm, Bến Tre được thiên nhiên ưu đãi với nhiều món đặc sản như cơm dừa, đuông dừa, bánh tráng, bánh phồng, bánh xèo, bánh canh bột xắt, gỏi củ hủ dừa, kẹo dừa… Do đó, chất lượng cũng như hình thức sản phẩm cũng ngày càng được nâng cao. Với mức đánh giá 63.37% của du khách và 63.39% của người dân ở mức độ tốt cho thấy nguồn thu từ các món đặc sản có khả năng góp phần phát triển du lịch làng nghề, với nhiều món ngon mà khiến du khách phải quay lại lần nữa. 34.30% du khách cho rằng chỉ ở mức bình thường và 2.33% du khách đánh giá không tốt cũng cho thấy các nhà sản xuất cần có những hình thức mới, hấp dẫn hơn để thu hút phân khúc khách hàng khó tính này.