Đánh Giá Chung Về Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Ở Huyện Củ Chi Trên Quan Điểm Phát Triển Bền Vững‌

đòi hỏi cần có những chiến lược đầu tư, xây dựng mới nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch. Tiến hành đa dạng hóa các loại hình dịch vụ du lịch, đặc biệt là các dịch vụ có khả năng thu hút khách du lịch, tăng khả năng chi tiêu của du khách và giữ chân du khách ở lại lâu hơn. Để làm được điều đó đòi hỏi du lịch huyện Củ Chi cần tạo ra sản phẩm du lịch hoàn hảo hơn và chất lượng hơn để tương xứng với những tiềm năng vốn có của mình.

2.5. Đánh giá chung về thực trạng phát triển du lịch ở huyện Củ Chi trên quan điểm phát triển bền vững‌

2.5.1. Đánh giá chung‌


Trong những năm qua cùng với sự phát triển chung của ngành du lịch thành phố, ngành du lịch huyện Củ Chi đã có nhiều nổ lực đánh thức tiềm năng của huyện. Các chỉ tiêu về lượt khách, doanh thu có sự tăng trưởng đáng kể là lượt khách quốc tế có sự tăng lên, bên cạnh những du khách của các thị trường quen thuộc còn có thêm sự xuất hiện các nguồn khách mới.

Bên cạnh đó, huyện cũng đã có những chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất

– kỹ thuật phục vụ cho du lịch. Đã bắt đầu xuất hiện những khách sạn đạt tiêu chuẩn để phục vu du khách. Thu hút được cộng đồng dân cư địa phương tham gia vào hoạt động du lịch, các hướng dẫn viên, buôn bán hàng lưu niệm,…

Để đưa du lịch huyện Củ Chi lên một tầm cao mới, ngành du lịch huyện cũng đã chú trọng hơn đến công tác đầu tư, quảng bá du lịch địa phương với bạn bè trong nước và quốc tế, bước đầu đã có những thành công nhất định. Tạo cơ hội thu hút đầu tư của các doanh nghiệp trong cũng như ngoài nước tham gia vào phát triển du lịch của huyện nhà.

Các điểm du lịch cũng có những kế hoạch tổng thể và chi tiết để xây dựng nhiều loại hình vui chơi tạo ra nhiều sản phẩm du lịch để phục vụ du khách, tạo ra sự kết nối giữa các điểm, các khu du lịch. Đặc biệt, xu hướng mới là du lịch trải nghiệm rất phù hợp với địa phương, sẽ tạo cảm giác thích thú cho khách du lịch khi tham gia khám phá về vùng đất này.

Tuy nhiên, mức độ khai thác tài nguyên du lịch vẫn còn hạn chế. Chủ yếu tập trung vào các di tích lịch sử, các khu du lịch sinh thái. Chưa khai thác hết tiềm năng vốn có của tài nguyên. Các hệ thống du lịch đường sông chưa được khai thác phục vụ du lịch. Các điểm có tiềm năng phát triển du lịch bị bỏ quên “ phim trường, xã Hòa Phú”. Khai thác nhưng chưa có kế hoạch đầu tư lâu dài, dẫn đến một số khu du lịch xuống cấp như “ Khu du lịch Một

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

thoáng Việt Nam”, “Khu công viên nước Củ Chi”, một số công trình đưa vào hoạt động nhưng không có kế hoạch đầu tư để tôn tạo. Các công trình kiến trúc văn hóa nghệ thuật chỉ phục vụ cho nhu cầu tín ngưỡng của người dân địa phương mà chưa có hướng khai thác thành sản phẩm du lịch để phục vụ nhu cầu của du khách. Các làng nghề có nguy cơ mai một vì không tìm được đầu ra cho sản phẩm. Các vườn cây ăn trái được đưa vào quy hoạch phát triển du lịch nhưng vẫn còn hoạt động tự phát không theo quy hoạch chung, chủ yếu theo mùa vụ.

Các loại hình du lịch còn đơn giản, đa số du khách đến huyện Củ Chi để tham quan di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi, một số ít khách nội địa đến tham quan kèm theo vui chơi giải trí. Mặc dù đã có nhiều loại hình du lịch được bổ sung vào các khu du lịch như mạo hiểm hay trải nghiệm khám phá nhưng còn thiếu tính chất đặc sắc nên chưa thu hút được nhiều sự quan tâm của du khách, đặc biệt là giới trẻ.

So với tiềm năng của huyện thì lượng du khách đến với du lịch huyện chưa tương xứng với tiềm năng phát triển. Có rất nhiều điểm tham quan du lịch nghỉ dưỡng thu hút rất ít khách nội thành vào các dịp cuối tuần. Các điểm du lịch còn lại chưa có chính sách đầu tư quảng bá, giới thiệu điểm du lịch của mình đến với du khách. Tạo điều kiện tối đa để khách du lịch có dịp tiếp xúc với các thông tin về điểm du lịch, khơi gợi cho du khách sự tò mò thích thú khám phá và đặc biệt là phải có những thay đổi mới mẻ nhằm tránh cho du khách cảm thầy buồn chán khi có dịp quay lại lần sau.

2.5.1.1. Tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên môi trường

Sự phát triển của bất kì ngành kinh tế nào cũng gắn liền với vấn đề môi trường, điều này có ý nghĩa đối với sự phát triển của ngành kinh tế tổng hợp mang tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao như ngành Du lịch. Môi trường được xem là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, tính hấp dẫn của các sản phẩm du lịch, qua đó ảnh hưởng đến khả năng thu hút khách, đến sự tồn tại của hoạt động du lịch.

Hiện nay không chỉ du lịch mà cả các ngành kinh tế khác cũng phải đang đối phó với những thách thức không nhỏ bởi sự suy thoái môi trường tự nhiên, đặc biệt là ô nhiễm môi trường nước, môi trường không khí, các khu dân cư, khu du lịch, làng nghề,…Bên cạnh đó, sự suy giảm đa dạng sinh học, sự gia tăng tai biến và sự cố môi trường cũng có ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch bền vững.

2.5.1.2. Hoạt động du lịch làm tăng áp lực về chất thải sinh hoạt, góp phần làm tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước và môi trường không khí.

Ô nhiễm môi trường do tác động của hoạt động du lịch xuất hiện từ những nhân tố chủ quan ( hoạt động của các cơ sở kinh doanh dịch vụ, phục vụ khách du lịch: khách sạn, nhà hàng, phương tiện vận chuyển khách du lịch). Phạm vi tác động của hoạt động du lịch đối với môi trường chủ yếu tại các khu du lịch, các điểm tham quan du lịch thu hút du khách: các khu du lịch sinh thái, khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi, công viên nước,…Nguồn gây ô nhiễm môi trường từ các chất rắn, nước thải, khí thải do các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch và khách du lịch thải ra.

+Chất rắn gồm có rác và các chất hữu cơ ( chủ yếu chất phế thải lương thực, thực phẩm động vật, thức ăn thừa,…), rác vô cơ ( nguyên vật liệu xây dựng, vỏ bao bì đựng các loại hàng hóa, lương thực thực phẩm ). Hầu hết các loại thức ăn thừa tại các nhà hàng, quán ăn đều được thu gom và bán cho các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn huyện. Một phần lại được thải trực tiếp ra bên ngoài. Đây chính là nguồn trực tiếp gây ô nhiễm môi trường tự nhiên ( đất, nước, không khí).

Theo số liệu thống kê của Công ty dịch vụ công ích huyện Củ Chi, trong năm 2002, tổng khối lượng rác thu gom hàng ngày trên địa bàn huyện là 19.710 tấn/ năm (tương ứng khoảng 54 tấn/ ngày), trong đó rác từ các hộ gia đình là 7 tấn và từ các cơ sở sản xuất là 27 tấn/ ngày; rác từ các công trình công cộng như chợ, khu du lịch, vui chơi,…là 20 tấn/ ngày.

Nhìn chung hoạt động quản lý rác sinh hoạt trên địa bàn huyện Củ Chi hiện nay được thực hiện khá tốt. Huyện Củ Chi là một huyện ngoại thành, các hộ gia đình ở đây (ngoại trừ khu vực thị trấn ) phần lớn đều là nhà vườn, người dân thường có khuynh hướng tận dụng lại hầu hết tất cả các loại thực phẩm, rau quả thừa làm thức ăn chăn nuôi gia súc, đây là thành phần chiếm tỷ lệ cao trong rác sinh hoạt

( 72% - 84,5%), nên phần rác còn lại có khối lượng rất ít, có thể đổ bỏ hoặc đốt trong vườn nhà hay ủ làm phân bón. Do đó, mặc dù tỷ lệ thu gom rác trên địa bàn huyện rất thấp ( 17%), nhưng vấn đề vệ sinh môi trường vẫn được thực hiện khá tốt. đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch bền vững ở Củ Chi.

+ Nước thải chủ yếu là nước đã qua sử dụng tại các nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ,..thải ra ngoài. Nước thải từ các khu du lịch có nhiều chất hóa học, dầu, mỡ,…hầu hết không được qua hệ thống xử lý và thấm trực tiếp xuống lòng đất gây ô nhiễm nguồn tài nguyên đất và nước mặt. Tuy nhiên nguồn nước mặt ở huyện Củ Chi do đặc trưng cho vùng đất bị nhiễm phèn, nước đã có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ, nên chỉ đạt tiêu chuẩn nguồn loại B ( tiêu chuẩn 5942 – 1995). Vì vậy hầu hết nước sử dụng cho các điểm du lịch, khu vui chơi

chủ yếu từ mạch nước ngầm khai thác ở tầng Pleistoxen và một phần ở tầng Plioxen trên. Mức độ khai thác càng cao khả năng cạn kiệt nguồn tài nguyên nước càng lớn, đặc biệt vào những tháng mùa khô. Nước khai thác sử dụng cho các điểm du lịch là nước sạch nhưng khi thải ra môi trường là nước đã qua sử dụng, được thải trực tiếp vào các hệ thống kênh rạch. Sau đó đổ thẳng vào sông Sài Gòn, làm cho nguồn nước ở đây bị ô nhiễm. Nó không chỉ ảnh hưởng đến địa phương mà còn tác động chung cho cả thành phố.

+ Khí thải gồm khí thải động cơ của phương tiện vận chuyển khách du lịch, khí thải từ các bếp đun của nhà hàng, quán ăn. Khí thải từ máy điều hòa nhiệt độ,...Lượng khí thải thoát tự nhiên ra môi trường gây ô nhiễm môi trường không khí. ( Bảng kết quả chất lượng không khí huyện Củ Chi – Phụ lục 4)

2.5.2. Những vấn đề đặt ra đối với phát triển du lịch ở huyện Củ Chi theo hướng bền vững‌

Nghiên cứu của các nhà khoa học và kinh tế cho thấy, ba trụ cột của phát triển bền vững gồm sự bền vững kinh tế, bền vững về xã hội và sự bền vững về tài nguyên và môi trường.

2.5.2.1. Từ góc độ bền vững về kinh tế

Khách du lịch là cơ sở cho sự phát triển của ngành Du lịch bởi lượng khách tăng đồng nghĩa với doanh thu tăng, khả năng đóng góp của ngành du lịch vào tăng trưởng kinh tế của huyện cũng được nâng cao. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là đối với phát triển du lịch từ góc độ kinh tế là chất lượng nguồn khách.Về chỉ tiêu khách cũng như doanh thu của huyện so với thành phố còn chiếm tỷ lệ chưa cao. Khách quốc tế đến huyện Củ Chi chỉ chiếm 13% - 14% nguồn khách quốc tế đến Thành phố Hồ Chí Minh, dẫn đến các thu nhập từ các dịch vụ du lịch còn thấp.

Chất lượng các cơ sở lưu trú trên địa bàn huyện còn thấp, không đáp ứng được nhu cầu của du khách, các khách sạn chủ yếu tập trung ở thị trấn, còn lại là các nhà nghỉ với cơ sở vật chất kỹ thuật chưa đạt tiêu chuẩn.

Hiệu quả khai thác du lịch còn thấp: thời gian lưu lại du lịch ngắn, chi tiêu cho mua sắm của khách nội địa lẫn quốc tế còn thấp, mức độ hài lòng của du khách đối với sản phẩm du lịch chưa cao. Muốn thu hút khách du lịch, lưu giữ khách nhiều ngày và tăng chi tiêu mua sắm của khách cần phải khai thác nguồn tài nguyên và đầu tư sản phẩm du lịch chất lượng, đây là vấn đề còn hạn chế của ngành du lịch huyện Củ Chi.

Như vậy chất lượng nguồn khách du lịch đang là vấn đề rất quan trọng đặt ra đối với sự phát triển của du lịch từ góc độ kinh tế. Mặc dù lượng khách du lịch và thu nhập du lịch qua các năm đều ghi nhận có sự tăng trưởng.

Với tư cách là một ngành kinh tế, sản phẩm du lịch là một yếu tố rất quan trọng quyết định hiệu quả kinh doanh du lịch. Một sản phẩm du lịch tốt có chất lượng phù hợp với yêu cầu của khách du lịch sẽ có khả năng bán giá cao, mang lại hiệu quả kinh tế. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mặc dù huyện Củ Chi có tiềm năng phát triển du lịch nhưng trong những năm qua những sản phẩm du lịch đặc sắc mang nét riêng của huyện Củ Chi chưa được khai thác hiệu quả và chưa được đầu tư tương xứng với tiềm năng. Đây là một nguyên nhân quan trọng làm hạn chế hiệu quả kinh doanh du lịch, đồng thời theo thời gian gây sự nhàm chán cho du khách, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển bền vững.

Có đến 71,7% số khách đến Củ Chi lần đầu hứa sẽ quay lại khi có điều kiện, 81,8% số khách đến Củ Chi lần thứ 2 hứa sẽ quay lại, 85,7% khách đến Củ Chi lần thứ 3 hứa sẽ quay lại, và đến 96,3% số khách đến Củ Chi trên 3 lần hứa sẽ quay lại. Tuy nhiên, ngoại trừ số khách đến lần đầu, số còn lại họ không phải là những du khách thực thụ, họ quay lại Củ Chi với những mục đích khác nhau như: kết hợp công việc hay thăm hỏi người thân,…

Mức tăng trưởng đầu tư cho du lịch chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành: đầu tư là đòn bẩy để thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển trong đó có du lịch. Trong những năm qua, đầu tư vào lĩnh vực du lịch của các thành phần kinh tế ngoài nhà nước có gia tăng, song để du lịch thật sự phát triển bền vững cần có sự quan tâm hơn nữa từ phía nhà nước bằng việc phân bổ đầu tư cho sự nghiệp du lịch cân đối các ngành kinh tế khác và tương xứng với vai trò là một ngành kinh tế quan trọng. Về điểm này huyện Củ Chi còn chưa quan tâm.

Hoạt động quảng bá du lịch của huyện còn hạn chế chưa có hiệu quả. Việc quảng cáo sản phẩm du lịch chủ yếu dựa trên những gì có sẵn mà chưa quan tâm đến sản phẩm du lịch thị trường cần. Vì vậy, khả năng thu hút khách du lịch kém, làm giảm hiệu quả kinh doanh của hoạt động du lịch.

Chất lượng nguồn nhân lực du lịch chưa được nâng lên ngang tầm với yêu cầu của nhiệm vụ. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong công tác bồi dưỡng nguồn nhân lực. Tuy nhiên chất lượng đội ngũ lao động cũng như trình độ quản lý, trình độ chuyên môn, trình độ nghiệp vụ, kỹ năng nghề,…chưa bắt kịp tốc độ phát triển chung đang là yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm du lịch và đang là vấn đề đặt ra hiện nay.

2.5.1.3. Từ góc độ khai thác và bảo vệ tài nguyên – môi trường

Các nguồn tài nguyên du lịch chưa được khai thác nhiều cho phát triển du lịch. Tỷ lệ khai thác cũng như mức độ khai thác các loại tài nguyên du lịch còn thấp, cho thấy các giá trị tài nguyên chưa được phát huy để có những sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn.

Vấn đề quản lý tài nguyên du lịch còn chồng chéo giữa các cấp, ngành. Nhận thức xã hội về phát triển du lịch và khai thác, bảo vệ nguồn tài nguyên du lịch còn nhiều hạn chế.

Số lượng các khu, điểm du lịch được quy hoạch và đầu tư tôn tạo còn ít, hiện chỉ có Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi được quy hoạch cụ thể. Các khu du lịch đang phát triển tự phát không có quy hoạch cụ thể nên vấn đề khai thác sử dụng tài nguyên còn nhiều hạn chế.

Cường độ hoạt động du lịch ở một số điểm du lịch chính còn thấp lại chỉ tập trung vào mùa lễ hội, gây áp lực lớn cho môi trường vào những thời điểm này. Như vậy, các điểm du lịch cần có những sản phẩm du lịch đa dạng, kéo dài thời vụ khai thác, có như vậy mới giảm bớt áp lực đến môi trường, đảm bảo cho sự phát triển du lịch bền vững.

2.5.1.4. Từ góc độ phát triển xã hội

Trong thời gian qua sự phát triển của ngành du lịch của huyện đã có những đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện, tạo thêm việc làm, tạo thêm thu nhập cho người dân địa phương nhưng nhận thức xã hội về du lịch vẫn chưa được đầy đủ và nhất quán nên ảnh hưởng tới sự phối hợp giữa các ngành nghề có liên quan.

Các nhà lãnh đạo địa phương và ngành du lịch thành phố đánh giá rất cao sự an toàn của Củ Chi, nhưng với khách du lịch vẫn tồn tại những mặt chưa tốt. Đó là sự an toàn trong các trò chơi mang tính chất mạo hiểm như: bắn súng , bơi thuyền, lướt ván,…Đồng thời huyện cũng cần thành lập các đội nhóm hướng dẫn và bảo vệ du khách, đặc biệt là trong mùa cao điểm để tạo thêm niềm tin cho du khách.

Hoạt động phát triển du lịch trong thời gian qua luôn gắn liền với vấn đề xã hội hóa du lịch. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực, việc phát triển quá nhanh các hệ thống doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn, nhà hàng quy mô nhỏ vượt quá khả năng quản lý của địa phương, tạo điều kiện cho tiêu cực nảy sinh như: gây hỗn loạn trong kinh doanh, các tệ nạn xã hội,…Đây là một vấn đề tác động không tốt đến phát triển bền vững nhìn từ góc độ xã hội.

Mọi hoạt động phát triển chỉ bền vững nếu được sự ủng hộ của xã hội nói chung, của cộng đồng nơi diễn ra hoạt động du lịch nói riêng. Vấn đề đặt ra cho phát triển du lịch từ

góc độ xã hội là phải nâng cao nhận thức xã hội về vị trí, vai trò của du lịch và chia sẻ lợi ích thu được từ du lịch với cộng đồng dân cư.

Nhìn chung trong những năm qua du lịch đã và đang tiếp tục góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân huyện Củ Chi, vốn trước đây chỉ đơn thuần là nông nghiệp. Cùng với sự phát triển của du lịch sẽ góp phần tăng thu nhập cho người dân, đồng thời giúp họ lưu giữ và phát huy các giá trị văn hóa, bản sắc dân tộc đang có nguy cơ mai một.

Giữ và phát huy các giá trị văn hóa bản sắc dân tộc đang có nguy cơ mai một 1


94

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/04/2023