Phát triển du lịch Homestay tại Đà Lạt - 14


qua, việc phát triển loại hình du lịch homestay Lâm Đồng đã đóng góp vào việc phát triển kinh tế địa phương, góp phần vào việc xóa đói giảm nghèo, nâng cao trình độ, kiến thức cho người dân, phát triển văn hóa truyền thống… Tuy nhiên, tình hình cung ứng dịch vụ du lịch của các hộ dân tại homestay Lâm Đồng cũng còn gặp phải nhiều khó khăn. Đặc điểm về địa hình và điều kiện tự nhiên là ưu thế của vùng, nhưng đó cũng lại là bất lợi của việc phát triển homestay, vì lợi thế đó đã khiến cho các sản phẩm dịch vụ hầu như giống nhau. Phát triển homestay của các hộ tại Lâm Đồng còn nhỏ lẻ, rải rác chưa đồng bộ và thiếu tập trung. Thông qua kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ hộ tham gia phát triển homestay tại homestay Lâm Đồng vẫn còn hạn chế. Hầu hết các hộ tham loại hình này có trình độ học vấn tương đối khá. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển chuyên môn nghiệp vụ cho các hộ tham gia cung ứng dịch vụ du lịch. Tuy nhiên, trình độ ngoại ngữ của các hộ tham gia cung ứng còn rất kém. Ngoại ngữ là yếu tố rất cần thiết trong ngành du lịch, nhất là khi muốn phát triển loại hình du lịch homestay tại địa phương mang tầm quốc tế.

Kết quả nghiên cứu đã cho thấy, ba nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của đối với sự phát triển du lịch homestay là: “Chi phí cảm nhận”, “Dịch vụ du lịch homestay” “Tài nguyên du lịch”, Trong đó, “Dịch vụ du lịch homestay” là nhân tố ảnh hưởng quan trọng nhất đến sự hài lòng của du khách đối với sự phát triển của du lịch homestay tại Lâm Đồng.

Cuối cùng, nghiên cứu cũng đã đề xuất các giải pháp cơ chế chính sách, quản lý, quy hoạch và đầu tư loại hình du lịch homestay tại Lâm đồng như sau: thứ nhất, Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật; thứ hai, Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; thứ ba, Phát triển thị trường và xúc tiến quảng bá; thứ tư, Đảm bảo môi trường du lịch; thứ năm, Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch homestay, thiết kế chương trình đào tạo riêng cho các hộ tham gia cung ứng homestay nhằm giúp các hộ có kiến thức nghiệp vụ bài bản để các hộ tham gia phát triển homestay theo hướng thống nhất; chú trọng đến việc tạo mối liên kết chặt chẽ hơn nữa giữa các hộ tham gia cung ứng với chính quyền địa phương và các công ty lữ hành, để giảm bớt các trở ngại khó khăn trong việc cung ứng dịch vụ của các hộ dân. Mở các lớp bồi dưỡng, giáo dục về du lịch homestay cho cộng đồng địa phương như phương thức làm du lịch, thái


độ với khách du lịch, nghiệp vụ tiếp đón khách du lịch,…, cho khách du lịch như về môi trường, tôn trọng văn hóa bản địa của cộng đồng địa phương. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá tiềm năng, sản phẩm, tài nguyên du lịch nhằm thu hút lượng khách ngày càng đông góp phần phát triển kinh tế - xã hội nâng cao hình ảnh du lịch homestay trong và ngoài nước. Điều này giúp hình ảnh du lịch địa phương tiếp cận được du khách mọi miền, thu hút lượng khách ngày càng đông và cũng là động cơ thúc đẩy phát triển du lịch của Lâm Đồng hướng chuyên nghiệp hơn.

Kiến nghị

- Kiến nghị đối với UBND tỉnh Lâm Đồng

UBND tỉnh cần ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng và CSVC kỹ thuật du lịch cho nhân dân địa phương, tạo điều kiện thuận lợi để người dân tham gia phát triển mô hình du lịch homestay có điều kiện xây dựng nhà nghỉ homestay của mình đạt yêu cầu. Đồng thời, chính quyền địa phương nên cho xây dựng các công trình vệ sinh công cộng đạt tiêu chuẩn chất lượng tại các điểm đến du lịch. Phát triển và khai thác hiệu quả du lịch homestay, việc bảo vệ tài nguyên du lịch và môi trường luôn là một trong những các tiêu chí hàng đầu. Cần đưa ra những biện pháp cụ thể về vấn đề bảo vệ tài nguyên và môi trường homestay như: Ban hành những quy định về nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương về tài nguyên du lịch và môi trường thông qua chương trình giáo dục; Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho người dân điểm đến du lịch, đồng thời với việc thường xuyên tổ chức các buổi họp cộng đồng.

Cần có chương trình phát triển đồng bộ, quy hoạch tổng thể về quản lý, phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch homestay. Tuyên truyền rộng rãi đến người dân địa phương về các lợi ích kinh tế cũng như văn hóa xã hội mà du lịch homestay mang lại. Thường xuyên trùng tu các di tích lịch sử, các nét văn hóa truyền thống tại địa phương. Thêm vào đó, chính quyền nên có các chính sách hỗ trợ các hộ tham gia cung ứng dịch vụ du lịch bằng các chính sách, giảm thuế, chậm thu thuế đất, thuế dịch vụ… Phối hợp với các sở ban ngành có liên quan hỗ trợ người dân bảo đảm sự an toàn cho du khách, giữ an ninh trật tự địa phương, mở thêm các chương trình giao lưu, học hỏi kinh nghiệm với những hộ thành công trong lĩnh vực homestay, trao đổi nghiệp vụ với các nhân viên du lịch chuyên nghiệp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.


- Kiến nghị đối với UBND thành phố Đà Lạt

Phát triển du lịch Homestay tại Đà Lạt - 14

Cần tiến hành liên kết các điểm homestay với nhau để tạo một chất lượng dịch vụ đồng bộ cho các hộ kinh doanh du lịch homestay nhằm tránh hiện tượng sao chép, trùng lắp loại hình homestay với các địa phương khác. UBND thành phố Đà Lạt phối hợp cùng Hiệp hội du lịch đóng vai trò là cầu nối để kết nối các điểm homestay cùng nhau phát triển. Thường xuyên tổ chức Hội thảo, Hội nghị bàn về loại hình du lịch homestay trong tỉnh có so sánh với các địa phương khác, tạo cho các nhà quản lý homestay hiểu biết nhau hơn, để từ đó họ cùng nhau hoạch định và tổ chức cho hoạt động của mô hình homestay tại tỉnh nhà được đồng bộ và đảm bảo chất lượng.

Chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế xã hội nói chung, phục vụ cho phát triển du lịch homestay nói riêng. Xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển riêng cho khu, điểm du lịch homestay trên địa bàn. Tổ chức thực hiện tốt việc bảo vệ các di tích lịch sử, văn hoá và môi trường tự nhiên. Kết hợp mục tiêu phát triển du lịch trong xây dựng chương trình phát triển kinh tế xã hội địa phương nói chung.

Tập trung đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ phục vụ du lịch thông qua các hình thức đào tạo tập trung hoặc bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ quản lý, người lao động trong các cơ sở dịch vụ lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí… Đồng thời, tổ chức lực lượng quản lý tốt các hoạt động của các cơ sở dịch vụ phục vụ du lịch.

- Kiến nghị đối với các công ty du lịch

Cần tạo ra nhiều tour tuyến du lịch về du lịch homestay Đà Lạt - Lâm Đồng hấp dẫn khách du lịch. Kết hợp với các công ty du lịch nước ngoài, miền Bắc, Miền Trung đề đảm bảo khách du lịch đến với du lịch homestay Lâm Đồng. Liên kết hợp tác với các công ty du lịch tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh. Đẩy mạnh công tác quảng bá hình ảnh du lịch của tỉnh Lâm Đồng nói chung và du lịch homestay Đà Lạt - Lâm Đồng nói riêng tới mọi thành phần khách, chủ động tìm kiếm khách hàng, đưa ra thị trường mục tiêu, nắm bắt tâm lý khách hàng từ đó hoàn thiện hơn các sản phẩm du lịch. Kết hợp với các cấp ban ngành du lịch nghiên cứu ra các sản phẩm du lịch mới, nhằm kéo dài thời gian lưu trú cho khách. Phối hợp


với các điểm du lịch để đưa khách đến, thường xuyên khảo sát và tìm kiếm thêm những điểm có tiềm năng làm du lịch homestay. Đóng góp ý kiến để các điểm du lịch nâng cao chất lượng sản phẩm góp phần giúp khách du lịch hài lòng hơn. Bên cạnh đó, còn liên kết với các hộ dân cung cấp các dịch vụ du lịch có chất lượng để tạo công ăn việc làm và nâng cao thu nhập cho mọi người. Hỗ trợ vốn và thông tin về du lịch cho người làm du lịch. Thường xuyên thăm hỏi ý kiến đóng góp từ khách du lịch, để khắc phục hạn chế và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch góp phần giúp hoạt động du lịch được tốt hơn.

- Kiến nghị đối vối các cơ sở kinh doanh

Đối với các cơ sở kinh doanh cung cấp dịch vụ ăn uống cần lưu ý đến vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm cho du khách. Có ý thức, trách nhiệm trong việc bảo vệ tài nguyên môi trường. Riêng các nhà vườn, cần quan tâm đến đặc điểm trồng trọt của vườn, để hấp dẫn du khách thì các nhà vườn nên trồng xen canh nhiều loại cây ăn quả, các loại rau, các loại hoa có như thế mới có khả năng thu hút khách thường xuyên, chứ không chỉ theo mùa vụ. Các hộ nên chủ động liên kết với các doanh nghiệp lữ hành để được hỗ trợ nhiều hơn về nghiệp vụ, lượng khách và các chi phí trong kinh doanh du lịch. Tích cực quan tâm đến các chương trình tập huấn của địa phương cũng như của các doanh nghiệp hợp tác để nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn kinh doanh hiệu quả.


TÀI LIỆU THAM KHẢO:


* Tiếng Việt


1. Phan Ngọc Châu (2013), “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới mức độ hài lòng của du khách đối với du lịch sinh thái tỉnh Bến Tre”, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Cần Thơ.

2. Lưu Thanh Đức Hải và Nguyễn Hồng Giang (2011),“Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách khi đến du lịch ở Kiên Giang”, Tạp chí khoa học, Trường Đại học Cần Thơ.

3. Lê Thị Thanh Hiền (2008), “Phát triển du lịch homestay ở Sapa”, Luận văn Thạc sĩ du lịch học, Trường Đại học Khoa học Xã hội &Nhân văn Hà Nội.

4. Mai Ngoc Khuong and Pham Dac Luan (2015), “Factors affecting tourists’ satisfaction towards Nam Cat Tien National park, VietNam – A Mediation analysis of perceived value”, International Journal of Innovation, Management and Technology, Vol. 6, No. 4, pp. 238-243.

5. Nguyễn Văn Lưu (2009), Thị trường du lịch, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Mai Văn Nam (2008), Giáo trình Kinh tế lượng, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin.

7. Nguyễn Văn Mạnh - Nguyễn Đình Hòa (2008), Giáo trình Marketing du lịch, Nhà xuất bản Kinh tế quốc dân.

8. Nguyễn Quốc Nghi (2013), “Giải pháp phát triển du lịch homestay tại các cù lao ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long”, Tạp chí khoa học trường Đại học Cần Thơ, Số 27, trang 11-16.

9. Trần Thị Hồng Nhạn (2010), “Giải pháp phát triển ngành du lịch Lâm Đồng đến năm 2020”, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

10. Nguyễn Thị Quỳnh (2015),“Phát triển du lịch homestay tại tỉnh Ninh Bình”, Luận văn Thạc sĩ du lịch học, Trường Đại học Khoa học Xã hội &Nhân văn Hà Nội.


11. Trần Đức Thanh (2005), Nhập môn Khoa học du lịch, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

12. Nguyễn Đình Thọ (2012), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, Nhà xuất bản Lao động Xã hội, Hà Nội.

13. Trần Văn Thông (2003), Kinh tế du lịch, Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh.

14. Tổng cục Du lịch ((2006, Tổ chức SNV và IUCN (2003), Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng ở Việt Nam.

15. Tổng cục Du lịch (2006), Nghiên cứu vận dụng kinh nghiệm của nước ngoài trong việc quản lý phát triển loại hình lưu trú cho khách du lịch ở nhà dân, Đề tài nghiên cứu cấp bộ.

16. Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại và Du lịch Lâm Đồng, Báo cáo năm 2014, 2015, 2016.

17. Lê Thị Tuyết và cộng sự (2014), “Đánh giá sự hài lòng của khách nội địa về chất lượng dịch vụ du lịch tại làng cổ Đường Lâm”, Tạp chí khoa học và phát triển, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Số 27, trang 26-29.

18. Nguyễn Thị Hồng Vân (2013), “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch homestay ở Mộc Châu”, Luận văn thạc sĩ du lịch học, Trường Đại học Khoa học Xã hội &Nhân văn Hà Nội.

19. Nguyễn Thạnh Vượng (2014), “Sự lựa chọn của du khách đối với du lịch homestay ở Tiền Giang”, Tạp chí kinh tế và dự báo, Số 08, trang 45-47.

* Tiếng Anh

1. Chaiyatorn S., Kaoses P., & Thitphat P., (2010). The Developmental Model of Cultural Tourism-Homestay of the Lao Vieng and Lao Song Ethnic Groups in the Central Region of Thailand, Journal of Social Sciences 6 (1): 130-132, 2010 ISSN 1549-3652.

2. Kanoknon Seubsamarn và Seonghee Cho (12/2009). “Tourist motivation to use homestay in Thailan and their satisfaction based on”, Đại học Missouri.

3 Kanoknon Seubsamarn (2010). “Tourist Motivation to use Homestay in Thailand”, University of Missouri, USA.


1. Cổng thông tin Điê tử tỉnh Lâm Đồng,

* Trang thông tin điện tử


VN/Home/Pages/Default.aspx


www.lamdong.gov.vn/vi-

2. Cổng thông tin Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch,http://bvhttdl.gov.vn/ 3. Cục thống kê Lâm Đồng, http://cucthongke.lamdong.gov

4. Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại và Du lịch Lâm Đồng, www.dalat-info.vn

5. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Lâm Đồng, http://svhttdl.lamdong.gov



Phụ lục A

PHỤ LỤC


BẢNG CÂU HỎI ĐỐI VỚI KHÁCH NỘI ĐỊA THĂM DÕ Ý KIẾN VỀ SỰ HÀI LÕNG CỦA DU KHÁCH

ĐỐI VỚI DU LỊCH HOMESTAY TẠI ĐÀ LẠT

------ o O o -----

I. PHẦN GIỚI THIỆU

Họ, tên đáp viên :……………………………………....... Nam / Nữ ……….............

Quốc tịch : …………………......Nghề nghiệp : ……………………………….......... Địa chỉ mail :

……………………………………………………………………….....

Địa điểm phỏng vấn :

……………………………………………………………........

Ngày phỏng vấn :

…………………………………………………………………......

II. PHẦN NỘI DUNG

( Xin anh/chị vui lòng đánh dấu X vào ô cần chọn )

Câu 1: Anh/chị đến từ địa phương nào? (điểm xuất phát của tour)

………………………………………………………………………………………...

Câu 2: Đây là lần thứ mấy Anh/chị đến Đà Lạt – Lâm Đồng (kể cả lần này)?

01 lần 02 lần Hơn 2 lần.............................................

Câu 3: Anh/Chị vui lòng cho biết tuổi của Anh/Chị thuộc khoảng nào sau đây?

Dưới 18 tuổi Từ 25 đến 40

Từ 18 đến 24 Trên 41 đến 60 Trên 60 tuổi

Câu 4: Anh/Chị vui lòng cho biết trình độ học vấn của Anh/Chị?

Đại học hoặc cao hơn Cao đẳng / Trung cấp

Trung học phổ thông Trung học cơ sở

Tiểu học

Câu 5: Mức thu nhập bình quân/tháng của Anh/chị:

Dưới 2 triệu VNĐ Từ 5 triệu 8 triệu

Từ 2 triệu 5 triệu Trên 8 triệu VNĐ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/09/2022