Thống Kê Số Hộ Đăng Ký Kinh Doanh Homestay Theo Từng Năm_Trên Địa Bàn Tỉnh Lâm Đồng


chiếm số lượng khá lớn. Lực lượng lao động trực tiếp lớn gấp 2,9 lần so với lao động gián tiếp.

Bảng 1.15. Thống kê số hộ đăng ký kinh doanh homestay theo từng năm_Trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

ĐVT: Hộ gia đình



Năm

Số hộ đăng ký kinh doanh

homestay

Số phòng

Số giường

Tổng lao động

Lao động trực tiếp

Lao động gián tiếp

2010

1

7

10

2

2

0

2011

1

7

14

3

3

0

2012

5

55

95

13

10

3

2013

14

160

311

43

21

12

2014

37

321

572

105

77

28

2015

60

494

898

161

128

33

2016

86

282

1227

243

186

57

2017

94

795

1810

312

225

87

Tổng

298

2121

4937

882

652

220

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch Homestay tại Đà Lạt - 11

Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch

Điều này cho thất rằng, loại hình du lịch homestay càng ngày càng thu hút du khách, với số lượng cơ sở đăng ký kinh doanh năm 2010 tại thành phố Đà Lạt là 01 cơ sở, đến nay con số này đã lên 298 cơ sở vào năm 2017 (ngày 31/5/2017). Với số lượng lao động phục vụ cho loại hình này là 882 người.

2.2.5. Các hoạt động xúc tiến quảng bá

Lâm Đồng là một tỉnh có nhiều thế mạnh để phát triển du lịch, thời gian qua Sở VHTT&DL Đà Lạt đã thực hiện nhiều hình thức quảng bá các sản phẩm du lịch và đẩy mạnh kết nối các tour, tuyến tham quan từ các vùng, miền trên cả nước nhằm thu hút khách du lịch đến tham quan. Hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch trong thời gian qua luôn được ngành du lịch Lâm Đồng đẩy mạnh trên các phương tiện thông tin đại chúng, các hội chợ, hội thảo, mạng Internet và phát hành ấn phẩm quảng bá du lịch giới thiệu về du lịch Lâm Đồng.



Đồng:

Theo báo cáo Của Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Du lịch và Thương mại Lâm


Năm 2014, nhằm phục vụ hoạt động tuyên truyền, quảng bá đầu tư, thương

mại và du lịch và Năm Du lịch quốc gia 2014 Tây Nguyên – Đà Lạt, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Du lịch và Thương mại Lâm Đồng đã thực hiện khảo sát, thu thập thông tin để biên tập, in ấn và phát hành miễn phí 69.300 ấn phẩm các loại: cẩm nang, bản đồ hướng dẫn…; Tăng cường công tác quảng bá, tuyên truyền giới thiệu các sự kiện lớn trong năm: Năm Du lịch quốc gia 2014 Tây Nguyên – Đà Lạt và Tuần Văn hóa Trà Lâm Đồng thông qua các ấn phẩm; thông qua việc tổ chức, tham gia các hội chợ du lịch- thương mại, hội nghị; thông qua hệ thống pano, website của Trung tâm: www.dalat.ino.vn và các phương tiện thông tin đại chúng. Bên cạnh đó, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Du lịch và Thương mại Lâm Đồng phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao và Du Lịch Lâm Đồng và các Sở, ngành liên quan tổ chức được 03 hội chợ và 05 hội nghị, hội thảo.

Năm 2015, thực hiện việc tuyên truyền, quảng bá Festival Hoa Đà Lạt lần thứ Vi – Năm 2015, trong năm 2015, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Du lịch và Thương mại Lâm Đồng đã thực hiện khảo sát, thu thập thông tin để biên tập, in ấn và phát hành miễn phí 68.000 ấn phẩm các loại: cẩm nang, bản đồ hướng dẫn… Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Du lịch và Thương mại Lâm Đồng phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao và Du Lịch Lâm Đồng và các Sở, ngành liên quan tổ chức được 05 hội chợ và 05 hội nghị, hội thảo

Năm 2016, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Du lịch và Thương mại Lâm Đồng đã tiếp tục thực hiện khảo sát, thu thập thông tin để biên tập, in ấn và phát hành miễn phí 61.430 ấn phẩm các loại bằng 05 ngôn ngữn Việt, Anh, Nhật, Hàn, Nga: cẩm nang, bản đồ hướng dẫn… Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Du lịch và Thương mại Lâm Đồng phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao và Du Lịch Lâm Đồng và các Sở, ngành liên quan tổ chức được 04 hội chợ và 03 hội nghị, hội thảo.

Với việc tăng cường các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch trong thời gian qua đã góp phần vào việc tuyên truyền quảng bá về tiềm năng, thế mạnh, các sản phẩm của du lịch nói chung và du lịch homestay Đà Lạt nói riêng.


Bên cạnh các hoạt động quảng bá, xúc tiến của Sở TTXTDT&TM Lâm Đồng, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch homestay trên địa bàn tỉnh cũng đã chủ động quảng bá, xúc tiến du lịch homestay bằng việc in các ấn phẩm, tờ rơi tệp gấp giới thiệu về sản phẩm du lịch homestay. Đặc biệt một số hộ kinh doanh và doanh nghiệp đã lập website đăng tải thông tin, hình ảnh giới thiệu về sản phẩm du lịch homestay của doanh nghiệp mình và tổ chức nhận đặt phòng, đặt tour trực tiếp trên Website. Với việc thành lập các website này du khách có nhu cầu tham gia du lịch homestay ở Đà Lạt được cung cấp đầy đủ thông tin và có thêm nhiều sự lựa chọn trước chuyến đi của mình.

2.3. Thực trạng du lịch homestay Đà Lạt của du khách

Tác giả tiến hành đánh giá thực trạng du lịch Đà Lạt của du khách dựa vào các nội dung: (1) Số lần đến Đà Lạt; (2) Phương tiện đến Đà Lạt; (3) Mục đích đi du lịch đến Đà Lạt; (4) Thời gian đi du lịch; (5) Kênh thông tin biết đến du lịch homestay Đà Lạt; (6) Hình thức đi du lịch; (7) Lý do chọn đi du lịch Homestay tại Đà Lạt.

Số lần đến Đà Lạt


26.9%

41.3%

31.8%

1 lần

2 lần

Hơn 2 lần

Hình 2.2. Số lần đến Đà Lạt của du khách

Nguồn: Số liệu phỏng vấn thực tế, 2017.

Từ kết quả khảo sát thực tế ở hình 2.2 ta thấy, số lần du lịch đến Đà Lạt của du khách 1 lần chiếm cao nhất với 41,3%; tiếp đến là số lần du lịch đến Đà Lạt của


du khách 2 lần chiếm 31,8% và số lần du lịch đến Đà Lạt của du khách hơn 2 lần chiếm 26,9%.

Phương tiện đến Đà Lạt



6.3%

25.1%

30.9%

37.7%

Xe buýt

Xe gắn máy Máy bay

Xe ô tô

Hình 2.3. Phương tiện đến Đà Lạt của du khách

Nguồn: Số liệu phỏng vấn thực tế, 2017. Từ kết quả khảo sát thực tế ở hình 2.3 ta thấy, phương tiện đến Đà Lạt của du khách bằng xe gắn máy chiếm cao nhất với 37,7%; tiếp đến là du khách đi bằng máy bay chiếm 30,9%; du khách đi bằng xe buýt chiếm 25,1% và du khách đi bằng

xe ô tô chiếm thấp nhất với 6,3%.

Mục đích đi du lịch đến Đà Lạt


5.4% 7.6%

12.6%

66.8%

6.3%

1.3%

Đi du lịch Đi công tác Dự hội nghị

Đi thăm thân nhân Học tập

Khác

Hình 2.4. Mục đích đi du lịch đến Đà Lạt của du khách

Nguồn: Số liệu phỏng vấn thực tế, 2017. Từ kết quả khảo sát thực tế ở hình 2.4 ta thấy, mục đích đi đến Đà Lạt của du khách là đi du lịch chiếm cao nhất với 66,8%; tiếp đến là du khách đi thăm thân nhân chiếm 12,6%; du khách đi đến Đà Lạt với mục đích khác chiếm 7,6%; du khách đi đến Đà Lạt với mục đích dự hội nghị chiếm 6,3%; du khách đi đến Đà Lạt

học tập chiếm 5,4% và du khách đi công tác chiếm thấp nhất với 1,3%.

Thời gian đi du lịch



26%

27.4%

21.1%

25.6%

Cuối tuần Lễ tết Nghỉ hè

Dịp khác


Hình 2.5. Thời gian đi du lịch của du khách

Nguồn: Số liệu phỏng vấn thực tế, 2017.

Từ kết quả khảo sát thực tế ở hình 2.5 ta thấy, du khách đi du lịch vào dịp cuối tuần chiếm cao nhất với 27,4%; tiếp đến là du khách đi du lịch vào dịp khác chiếm 26%; du khách đi du lịch dịp lễ tết chiếm 25,6% và du khách đi du lịch vào dịp nghỉ hè chiếm thấp nhất với 21,1%.

Kênh thông tin biết đến du lịch homestay Đà Lạt



4.9% 1.8%

13.9%

Quảng cáo trên các phương

tiện truyền thông

Tìm kiếm từ Internet

17.5%

4%

27.4%

30.5%

Thông qua brochure/tờ bướm

Tìm hiểu từ guide book


Bạn bè, đồng nghiệp, người thân

Tư vấn từ công ty du lịch

Nguồn khác

Hình 2.6. Kênh thông tin biết đến du lịch homestay Đà Lạt

Nguồn: Số liệu phỏng vấn thực tế, 2017. Từ kết quả khảo sát thực tế ở hình 2.6 ta thấy, kênh thông tin biết đến du lịch homestay Đà Lạt thông qua brochure/tờ bướm chiếm cao nhất với 30,5%; tiếp đến là tìm hiểu từ guide book chiếm 27,4%; quảng cáo trên các phương tiện truyền thông chiếm 17,5%; kênh thông tin từ bạn bè, đồng nghiệp, người thân chiếm 13,9%; kênh thông tin từ tư vấn công ty du lịch chiếm 4,9%; kênh thông tin tìm

kiếm từ internet chiếm 4% và nguồn khác chiếm thấp nhất với 1,8%.

Hình thức đi du lịch


26%

74%

Mua tour

Tự sắp xếp

Hình 2.7. Hình thức đi du lịch của du khách

Nguồn: Số liệu phỏng vấn thực tế, 2017.

Từ kết quả khảo sát thực tế ở hình 2.7 ta thấy, du khách đến Đà Lạt theo tour chiếm 74% và du khách đến Đà Lạt theo tự sắp xếp chiếm 26%.

Lý do chọn đi du lịch Homestay tại Đà Lạt



10

Kỳ nghỉ của bản thân

38

3

Do các chương trình quảng cáo

17

36

Có nhiều món ăn đặc sản

50

51

Chi phí thấp 71

48

Được nhân viên bán tour giới thiệu 24


Có nhiều điểm tham quan hấp dẫn

0 10 20 30 40 50 60 70

78

75

80

Hình 2.8. Lý do chọn đi du lịch homestay tại Đà Lạt

Nguồn: Số liệu phỏng vấn thực tế, 2017.

Từ kết quả khảo sát thực tế ở hình 2.8 ta thấy, lý do chọn đi du lịch homestay của du khách là được bạn bè, đồng nghiệp giới thiệu chiếm cao nhất với 78 người


chọn; tiếp đến lần lượt là có nhiều điểm tham quan hấp dẫn với 75 người chọn; chi phí thấp với 71 người chọn; có nhiều hoạt động giải trí với 51 người chọn; có nhiều món ăn đặc sản với 50 người chọn; dễ tiếp cận điểm đến với 48 người chọn; kỳ nghỉ của bản thân với 38 người chọn; điều kiện an ninh tốt với 36 người chọn; được nhân viên bán tour giới thiệu với 24 người chọn; do các chương trình quảng cáo với 17 người chọn; lý do khác với 10 người chọn và cuối cùng là kỳ nghỉ của con cái với 3 người chọn.

Kết luận chương 2:

Chương 2 luận văn đã tập trung vào trình bày tổng quan về du lịch Lâm Đồng, sơ lược về quá trình phát triển loại hình du lịch homestay tại Đà Lạt. Đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch homestay tại Đà Lạt.


Chương 3: GIẢI PHÁT PHÁT TRIỂN DU LỊCH HOMESTAY TẠI ĐÀ LẠT

3.1. Định hướng phát triển du lịch homestay

3.1.1. Chiến lược phát triển du lịch của Việt Nam

Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 đã đánh giá, nhận định nhiều vấn đề rất sâu sắc, chuẩn xác, là cơ sở khoa học rất quan trọng để tác giả đưa ra những giải pháp cho việc nâng cao chất du lịch homestay Đà Lạt.

Chiến lược đã xác định quan điểm phát triển du lịch Việt Nam như sau:

- Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần quan trọng thúc đẩy các ngành liên quan phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và mang lại công bằng, tiến bộ xã hội. Khẳng định vai trò của ngành du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn ở việc thu nhập du lịch từng bước phải đóng góp lớn hơn vào GDP. Tỷ trọng GDP du lịch tăng nhanh trong xu hướng chung của kinh tế dịch vụ cả nước để khẳng định, vị trí động lực trong nền kinh tế.

Xem tất cả 140 trang.

Ngày đăng: 01/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí