- Tạo sự liên kết chặt chẽ giữa người dân với chính quyền địa phương và các công ty du lịch:
Đối với chính quyền địa phương cần hỗ trợ người dân về cơ sở hạ tầng phục vụ du khách, tạo mối liên kết giữa người dân và các công ty du lịch trong và ngoài vùng, giúp cho hộ đạt năng suất và hiệu quả cao hơn trong kinh doanh du lịch. Cần đảm bảo an toàn, an ninh cho người dân lẫn du khách tham gia, tích cực quảng bá hình ảnh du lịch địa phương đến du khách gần xa, liên kết với các công ty lữ hành về việc mở các lớp huấn luyện nghiệp vụ cho các hộ dân tham gia cung ứng. Bên cạnh đó, các công ty du lịch cũng cần chủ động liên kết, hợp tác với người dân, vừa tạo thêm đối tác và nguồn thu cho công ty, vừa giúp cho người dân có đơn vị tiếp sức trong việc thực hiện các chương trình, có lượng khách và thu nhập ổn định. Chính quyền địa phương và công ty du lịch cùng chia sẻ khó khăn với người dân thì kết quả kinh doanh đạt được sẽ cao, phát triển một cách ổn định và đồng bộ hơn, tránh được trường hợp người dân hoạt động tự phát, làm theo cách riêng ảnh hưởng đến hình ảnh kinh doanh chung.
Trên cơ sở Quy hoạch phát triển du lịch homestay ở các địa phương với các chủ đề khác nhau để tạo ra tính đặc thù sản phẩm của từng địa phương, tránh sự trùng lặp giữa các địa phương với nhau. Sở VHTT&DL cần phối hợp với các hộ kinh doanh homestay và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch homestay trong việc xây dựng sản phẩm homestay mang tính đặc thù của từng địa phương. Sản phẩm homestay phải được xây dựng dựa trên tài nguyên thiên nhiên và văn hóa nhân văn của địa phương.
3.4.2. Giải pháp về cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật
- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch. Cơ sở vật chất kỹ thuật là một trong những điều kiện không thể thiếu để phát triển du lịch. Một địa danh nếu có cơ sở vật chất kỹ thuật phát triển thì sẽ có ưu thế hơn trong việc thu hút du khách. Thực tế cho thấy, trên địa bàn Lâm Đồng đang có nhiều điểm du lịch homestay đang xuống cấp, nhưng chưa được các ngành, các cấp quan tâm đầu tư, hoặc đầu tư chưa thực sự đúng mức. Để lấy lại lòng tin đối với du khách ở trong và ngoài nước, cần nhanh chóng đầu tư xây dựng, cải tạo lại các điểm
du lịch homestay sao cho khang trang, sạch đẹp hơn; nghiên cứu nhu cầu vui chơi giải trí của du khách, từ đó dành quỹ đất để xây dựng một số khu vui chơi giải trí có tầm cỡ khu vực để đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của du khách về đêm và khu vui chơi giải trí dành cho lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng.
- Nhìn vào chất lượng của cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật ở nơi đến người ta có thể phần nào đánh giá được sự phát triển của nơi đó. Hiện nay, mạng lưới giao thông đường bộ du lịch Lâm Đồng có chất lượng đường khá tốt, các tuyến đường liên khu vực, đường nông thôn được xây dựng tốt, khách du lịch đến đây chủ yếu bằng đường bộ và hàng không, trong khi đó cơ sở hạ tầng đóng vai trò rất là quan trọng trong việc phát triển du lịch. Vì vậy, cần tăng cường đầu tư xây dựng và nâng cấp các tuyến đường bộ vào các điểm du lịch, tăng số ki lô mét đường đan, đường nhựa nhằm giúp cho việc đi lại của người dân và khách du lịch được thuận tiện cả hai mùa mưa nắng.
- Đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh vận chuyển khách du lịch bằng phương tiện phải thực hiện đúng và đầy đủ các qui định của Thông tư giữa Bộ Giao thông Vận tải với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định, nhằm đảm bảo an toàn giao thông trong hoạt động vận tải khách du lịch; thường xuyên kiểm tra an toàn kỹ thuật, trang thiết bị trên phương tiện vận chuyển và theo dõi diễn biến thời tiết để ứng phó kịp thời khi có sự cố xảy ra, người quản lý và nhân viên phục vụ nhắc nhở khách du lịch tuyệt đối tuân thủ các hướng dẫn đảm bảo an toàn giao thông đường. Đối với các đơn vị kinh doanh lữ hành, bên cạnh việc thực hiện các quy định của Luật Du lịch, cần sử dụng hướng dẫn viên đã được cấp thẻ, sử dụng phương tiện vận chuyển an toàn về kỹ thuật, để đảm bảo sức khỏe và tính mạng cho du khách trong suốt hành trình.
Có thể bạn quan tâm!
- Tình Hình Phát Triển Cslt Tại Lâm Đồng Giai Đoạn 2010 – 2016
- Thống Kê Số Hộ Đăng Ký Kinh Doanh Homestay Theo Từng Năm_Trên Địa Bàn Tỉnh Lâm Đồng
- Kết Quả Nghiên Cứu Theo Điều Tra Sơ Cấp
- Phát triển du lịch Homestay tại Đà Lạt - 14
- Phát triển du lịch Homestay tại Đà Lạt - 15
- Phát triển du lịch Homestay tại Đà Lạt - 16
Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.
- Đối với các đơn vị kinh doanh du lịch homestay đã được thẩm định đủ điều kiện hoạt động, phải duy trì và bổ sung đầy đủ các điều kiện trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh; Nâng cấp mạng lưới điện và thông tin liên lạc, bưu chính viễn thông, cơ sở y tế theo từng xã, xây dựng thêm nhiều trạm cung cấp nước sạch cho nhân dân và khách du lịch sử dụng, cần có biện pháp xử lý rác thải được tốt hơn.
- Tập trung nâng cao chất lượng cơ sở vật chất kĩ thuật nhưng không làm ảnh hưởng đến cảnh quan và kiến trúc chung, đảm bảo giữ nét hoang sơ của nông thôn tránh bê tông hóa ào ạt. Hình thành môi trường sinh thái theo hướng xanh - sạch - đẹp, hài hoà giữa thiên nhiên với con người.. Mở các điểm trưng bày, giới thiệu và bán quà lưu niệm, các sản phẩm của các làng nghề truyền thống địa phương và giới thiệu cho cộng đồng các hình thức tham gia vào hoạt động du lịch của địa phương.
Qua khảo sát của tác giả tại Tà Nung, Xuân Trường Xuân Thọ và Trạm Hành đều đạt chuẩn Nông thôn mới. Thành phố Đà Lạt hỗ trợ nguồn kinh phí giúp các địa phương tiếp tục xây dựng Nông thôn mới. Việc làm này góp phần vào việc nâng cấp cơ sở hạ tầng địa phương để phục vụ cuộc sống nhân dân cũng như phục vụ cho việc phát triển du lịch tại địa phương.
3.4.3. Giải pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
- Đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ làm công tác du lịch. Nguồn nhân lực của ngành du lịch cả nước nói chung, ngành du lịch Lâm Đồng nói riêng đang có tình trạng vừa thừa lại vừa thiếu; thừa lao động chưa qua đào tạo hoặc đào tạo không đúng chuyên ngành, thiếu lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đội ngũ quản lý chất lượng cao. Như vậy, nhằm tạo ra một đội ngũ cán bộ đủ năng lực trình độ đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành, ngay từ bây giờ ngành du lịch cần có chiến lược đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ, từ đó sẽ tạo ra đội ngũ cán bộ có đủ năng lực, trình độ đáp ứng tốt yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế; chú trọng đào tạo theo hướng chuyên sâu về nghiệp vụ du lịch, hiểu biết về lịch sử, văn hóa các dân tộc Việt Nam, cũng như lịch sử văn hóa thế giới, nâng cao trình độ ngoại ngữ và kỹ năng giao tiếp khách hàng. Ngoài ra, để thu hút được đội ngũ cán bộ có năng lực, ngành du lịch Lâm Đồng nên đưa ra nhiều chính sách ưu đãi đối với đội ngũ cán bộ, như: cải thiện cơ chế tiền lương, tiền thưởng, cơ hội thăng tiến, cơ hội học hành và xây dựng môi trường làm việc thân thiện.
- Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của một điểm du lịch nào đó, nguồn nhân lực chính là đối tượng phục vụ khách du lịch, trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng của dịch vụ và mức độ hài lòng của khách du
lịch. Nhìn chung, nguồn nhân lực du lịch hiện tại đã đủ cho hoạt động du lịch homestay Đà Lạt - Lâm Đồng. Tuy nhiên, trình độ nguồn nhân lực còn chưa cao, đa phần là bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông, trong đó đáng quan tâm nhất là trình độ ngoại ngữ của người làm du lịch. Để đảm bảo chất lượng dịch vụ và hiệu quả hoạt động du lịch cao hơn, thì việc nâng cao trình độ cho nguồn nhân lực là một yêu cầu rất quan trọng. Cần tổ chức các lớp học nâng cao kinh nghiệm, trình độ và kiến thức về du lịch cho những người đang làm du lịch, trong đó cần khuyến khích sự tham gia của tất cả các thành viên của mỗi điểm du lịch, nội dung đào tạo cụ thể như: phương thức tổ chức hoạt động du lịch, thái độ phục vụ, nghiệp vụ buồng phòng, kỹ năng giao tiếp và xử lý tình huống, vệ sinh an toàn thực phẩm,… nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn cho người làm du lịch.
- Bên cạnh đó, các tổ chức ban ngành cũng cần tổ chức các chương trình giới thiệu và cung cấp những kiến thức cơ bản về du lịch cho người dân, để chuẩn bị sẵn kiến thức hữu ích về hoạt động du lịch cho những ai có nhu cầu làm du lịch trong tương lai. Khuyến khích sự học hỏi kinh nghiệm của các điểm du lịch trong các chuyến đi khảo sát, tham quan các điểm du lịch khác trên địa bàn, trong và ngoài nước. Trình độ ngoại ngữ cần được chú trọng để phục vụ cho du khách quốc tế, vì chủ nhà cần giao tiếp nhiều với khách, nếu chỉ giao tiếp bằng những câu đơn giản cũng chưa tạo được sự thấu hiểu giữa khách du lịch và người làm du lịch. Trong đó, cần coi trọng việc đào tạo Anh văn chuyên ngành về du lịch, nhà hàng, khách sạn cho người dân.
- Bên cạnh đó, cũng cần giáo dục ý thức và trách nhiệm của người dân về vấn đề bảo vệ môi trường, duy trì và phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc. Kết hợp với các công ty du lịch, đưa hướng dẫn viên đi theo đoàn để có thể giúp đỡ và phiên dịch cho khách du lịch. Đối với cán bộ quản lí du lịch, cần có kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn và nâng cao năng lực quản lý, giúp cho hoạt động du lịch được phát triển tốt hơn.
3.4.4. Tăng cường các hoạt động duy trì và đảm bảo môi trường du lịch
- Xây dựng nội quy, quy chế cụ thể hợp lý giữa khai thác, kinh doanh du lịch với việc bảo vệ tài nguyên môi trường với việc tuyên truyền giáo dục, nâng cao
dân trí, ý thức cho cộng đồng dân cư và khách du lịch. Xác định rõ vai trò và trách nhiệm cho các cấp các ngành cũng như quần chúng nhân dân trong nhận thức xã hội về du lịch và phát triển du lịch. Thực hiện quản lý nhà nước ở tất cả các lĩnh vực theo pháp luật và quy chế nhằm tạo môi trường tự nhiên và nhân văn thuận lợi cho du lịch phát triển. Có hình thức thưởng, phạt nghiêm minh đối với những hành vi vi phạm quy tắc bảo vệ môi trường.
- Du lịch homestay Đà Lạt - Lâm đồng là một trong những điểm du lịch sinh thái rất hấp dẫn khách du lịch quốc tế và trong nước vì tài nguyên du lịch rất hấp dẫn, đặc biệt là môi trường nơi đây rất trong lành phù hợp với sức khỏe con người. Mặc dù hiện nay tác động đến môi trường do khách du lịch gây ra cho môi trường là rất nhỏ, tuy nhiên trong thời gian vừa qua do hoạt động kinh tế phần nào đã gây ảnh hưởng đến môi trường nơi đây. Các hoạt động sinh hoạt, sản xuất kinh doanh, dịch vụ ở khu vực dân cư, chợ làm ô nhiễm chất lượng nước mặt trên hồ, suối. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương chưa có biện pháp xử lý rác và nước thải hợp lý nên phần lớn người dân vức rác xuống, suối, thác, hồ,… Do đó, việc bảo vệ môi trường và tài nguyên du lịch đã trở thành một vấn đề đáng quan tâm trong việc giữ gìn môi trường sống tốt cho mai sau và thu hút khách du lịch.
- Đầu tiên, nên nâng cao ý thức cho người dân và khách du lịch về việc bảo vệ môi trường thông qua các lớp tập huấn do các sở ban ngành tổ chức, trưng bày các pano, áp phích để tuyên truyền và vận động người dân thu gom và xử lý rác thải, để cải thiện môi trường. Bên cạnh đó, cần tập trung xây dựng hệ thống xử lý rác, nước thải. Chuồng trại nên xây dựng hệ thống biogas, vừa tận dụng để làm nhiên liệu vừa xử lý chất thải trước khi thải ra ao hồ. Đối với các điểm dân cư tập trung, các điểm du lịch, khu vực chợ cần có thùng chứa các chất thải rắn, đầu tư các thùng chứa rác, tránh tình trạng vứt rác bừa bãi, đảm bảo có công nhân vệ sinh thu gom hằng ngày. Các chất thải có thể phân hủy thì ủ thành phân bón cho cây trồng, chất thải rắn có thể tái sử dụng hoặc tập trung đốt. Các hộ dân tham gia du lịch cần đầu tư cho việc sửa sang, xây mới nhà vệ sinh, phòng tắm đủ điều kiện phục vụ khách du lịch.
- Để tăng cường thu hút khách du lịch đến Lâm Đồng, Sở VHTT&DL Lâm Đồng cần phối hợp với các ban ngành khác tập trung thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức xây dựng hình ảnh đẹp về du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng.
- Sở VHTT&DL Lâm Đồng cần phối hợp với các lực lượng chức năng tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn cho du khách, đồng thời hỗ trợ khách du lịch những vấn đề liên quan đến tình trạng bị ép giá, mất đồ. Tại từng điểm, từng khu du lịch Ban quản lý cần phối hợp với các lực lượng an ninh mở các đợt truy quét các đối tượng đeo bám, chèo kéo, lừa đảo, cướp giật đồ của du khách. Kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm, xóa nạn ăn xin và bán hàng rong trong các khu, điểm du lịch. UBND tỉnh Lâm Đồng cần ban hành chỉ thị về công tác quản lý giá của các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, bán hàng tại các khu, điểm du lịch. Xây dựng mức giá chung về các hoàng hóa, dịch vụ trên toàn tỉnh. Trong bối cảnh cả nước đang nỗ lực kích cầu du lịch, Lâm Đồng cần triển khai nhiều giải pháp mang tính đặc thù nhằm thu hút có hiệu quả khách du lịch, trong đó đặc biệt chú trọng đến cải thiện hình ảnh điểm đến Lâm Đồng.
3.4.5. Giải pháp phát triển thị trường, xúc tiến quảng bá
Tăng cường công tác tiếp thị, quảng cáo nhằm đưa hình ảnh du lịch homestay Đà Lạt - Lâm Đồng đến với du khách trong và ngoài nước nhiều hơn. Công tác quảng bá hình ảnh du lịch Lâm Đồng trong và ngoài nước còn nhiều hạn chế trong thời gian qua, điều đó có thể thấy rất rõ là có rất ít thông tin về du lịch Lâm Đồng xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng ở trong và ngoài nước; đã có rất nhiều du khách khi đến Đà Lạt - Lâm Đồng phải thốt lên vì vẻ đẹp nơi đây, nhưng trước đó du khách không hề biết gì về Lâm Đồng.
Nói như vậy để chúng ta biết hạn chế của công tác tuyên truyền quảng cáo của ngành du lịch Lâm Đồng. Như vậy, để hình ảnh du lịch Lâm Đồng được phổ biến một cách rộng rãi đến người dân ở trong và ngoài nước, ngành du lịch cần có chiến lược cụ thể để khuếch trương hình ảnh của mình, có như vậy người dân trong và ngoài nước sẽ biết đến Lâm Đồng nhiều hơn.
Để công tác tiếp thị, quảng cáo thực sự có hiệu quả, các cơ quan liên quan nên chú trọng tuyên truyền quảng cáo hình ảnh du lịch Lâm Đồng trên các kênh
thông tin có số lượng người theo dõi lớn, có sức lan tỏa rộng, chẳng hạn như: trên internet, báo chí, phát thanh, truyền hình... Hình thức quảng cáo phải thực sự ngắn gọn, dễ hiểu, thấm sâu vào lòng người. Bên cạnh đó cần tổ chức các lễ hội, các lễ hội khác nhau mang đậm nét của Lâm Đồng, như tiếp tục tổ chức các đợt lễ hội hoa, lễ hội trà. Hơn thế nữa, cần nghiên cứu mở rộng các sự kiện khác như: lễ hội cây ăn trái và rau, tổ chức lễ hội tình yêu tại TP. Đà Lạt… phối hợp với các hãng du lịch lớn, các hãng hàng không để tuyên truyền, quảng cáo; vận động các tổ chức, cá nhân trên địa bàn cùng tham gia các hoạt động tuyên truyền, quảng cáo để hình ảnh của Lâm Đồng đến với du khách trong và ngoài nước nhiều hơn.
Mở rộng phát triển thị trường là một việc nên làm thường xuyên, liên tục. Muốn phát triển khách hàng, cần có những chính sách thiết thực để thu hút khách hàng, như đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, nâng cao ý thức phục vụ khách hàng, sự thân thiện và nhiệt tình của người dân, giá cả của sản phẩm dịch vụ phải chấp nhận được, tình hình an ninh trật tự xã hội, hệ thống giao thông- thông tin liên lạc tốt… ngoài ra, cần tuyên truyền quảng cáo để đưa hình ảnh của Lâm Đồng đến được với nhiều người dân trong và ngoài nước. Nhằm tạo thuận lợi cho du khách, các cấp chính quyền cần sớm quan tâm đầu tư mở rộng đường cao tốc, mở rộng quốc lộ và mở rộng sân bay Liên Khương, tăng cường các chuyến bay nội địa, các chuyến bay quốc tế. Bên cạnh đó ngành hàng không cần nghiên cứu mở đường bay thẳng từ Lâm Đồng sang các nước đã và đang là thị trường lớn và một số nước là thị trường tiềm năng.
Việc xúc tiến và quảng bá hình ảnh về du lịch rất quan trọng, giúp cho khách biết các thông tin du lịch của nơi đến một cách chính xác trước chuyến đi. Thực tế cho thấy, bên cạnh đảm bảo chất lượng dịch vụ tốt, có liên kết với các công ty du lịch thì những điểm du lịch nào có chú trọng công tác quảng bá hình ảnh và thông tin du lịch của nhà mình đều có khách đến rất nhiều. Hiện nay, các điểm du lịch homestay chủ yếu sử dụng card, tờ rơi, một số ít thì tạo website để quảng bá hình ảnh cho điểm du lịch của mình. Tuy nhiên, các trang web chủ yếu là tiếng Việt hoặc tiếng Anh nên cũng hạn chế phần nào việc tìm hiểu thông tin của một số khách du lịch không sử dụng tiếng Anh. Bên cạnh đó, khách đến đây đa phần biết thông
tin thông qua các công ty du lịch, cho nên bên cạnh việc thông qua các đại lý du lịch, công ty du lịch, internet thì các điểm du lịch và chính quyền địa phương có thể sử dụng nhiều phương pháp quảng bá hình ảnh khác tạo ấn tượng và thu hút nhiều khách du lịch đến đây. Hình thức quảng bá có thể là quảng cáo bằng tờ rơi, tập gấp, sách hướng dẫn du lịch. Trong đó có hình ảnh, ghi rõ địa chỉ, giá dịch vụ và một vài thông tin khác của các điểm du lịch nơi đây.
Thêm vào đó, cần thiết kế lại bản đồ du lịch sao cho bắt mắt và chi tiết để khách dễ xác định phương hướng; xây dựng các đoạn clip giới thiệu về du lịch homestay Lâm Đồng. Bên cạnh đó, cần trưng bày các Pano, áp phích du lịch ở các bến xe,…sau một thời gian cần thay đổi hình ảnh và cập nhật thông tin lên các Pano, áp phích. Ở dọc dường nhất là các ngã ba, các tuyến đường lớn có nhiều người qua lại cần treo các bảng chỉ dẫn đến các điểm du lịch, trình bày thật nổi bật và dễ hiểu nhằm tạo ấn tượng và thu hút khách đến nhiều hơn. Từng điểm du lịch và mỗi xã nên tạo cho mình một trang web riêng, với giao diện thật đẹp mắt, đảm bảo thông tin trên trang web chính xác và thông tin được cập nhật thường xuyên, nhanh chóng. Lưu ý, dù với bất kì hình thức quảng cáo nào bên cạnh Tiếng Việt cũng cần phải sử dụng thêm nhiều thứ tiếng khác như tiếng Anh, Pháp,..vì khách du lịch đến đây nhất là khách đi du lịch homestay đa phần là khách quốc tế.
Kết luận chương 3
Chương 3 luận văn đã căn cứ vào thực trạng homestay tại Đà Lạt – Lâm Đồng; Căn cứ chiến lược, mục tiêu, định hướng phát triển du lịch đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 của tỉnh; Căn cứ vào kết quả nghiên cứu điều tra sơ cấp đề xuất giải pháp phát triển du lịch homestay tại Đà Lạt; Đưa ra kết luận và những kiến nghị với cơ quan quản lý và các công ty và các cơ sở kinh doanh loại hình du lịch homestay.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Hiện nay, du lịch homestay Lâm Đồng nói chung và Đà Lạt nói riêng đang là điểm đến hấp dẫn của nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Trong thời gian