- Tập trung phát triển du lịch theo hướng hiện đại, có chất lượng, có thương hiệu, có trọng tâm, trọng điểm phát triển đồng thời du lịch nội địa và du lịch quốc tế.
- Phát triển du lịch bền vững gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa; đảm bảo tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa; gắn với an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội; khai thác tối ưu lợi thế quốc gia, các nguồn lực trong và ngoài nước; phát huy mạnh vai trò nòng cốt của doanh nghiệp.
Chiến lược cũng đã xác định những mục tiêu cụ thể:
- Mục tiêu kinh tế: Năm 2020 thu hút 10 – 10,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế với mức tăng trưởng là 7,2%/năm, phục vụ 47 – 48 triệu lượt khách nội địa với mức tăng trưởng 5,3%/năm; thu nhập du lịch đạt 18 – 19 tỷ USD, giai đoạn này tăng trung bình 12,5%/năm; tỷ trọng GDP du lịch chiếm 6,5 – 7% tổng GDP cả nước, tăng trung bình 12,8%/năm…
- Mục tiêu xã hội: Góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Việt Nam, tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội, góp phần giảm nghèo, phấn đấu đạt 870 ngàn lao động trực tiếp trong du lịch trong tổng số 3 triệu lao động đến năm 2020…
- Mục tiêu môi trường: Phát triển du lịch “xanh”, gắn hoạt động du lịch với gìn giữ và phát huy các giá trị tài nguyên và bảo vệ môi trường. Đảm bảo môi trường là yếu tố hấp dẫn du lịch, đảm bảo chất lượng và giá trị thụ hưởng du lịch, thương hiệu du lịch.
Chiến lược lớn này cũng đã đưa ra các chiến lược thành phần như : Chiến lược phát triển sản phẩm – thị trường, với chiến lược này đã khẳng định “đẩy mạnh phát triển các sản phẩm sinh thái, du lịch sinh thái nông nghiệp, nông thôn”, về thị trường thì cần phân đoạn thị trường theo mục đích du lịch và khả năng thanh toán chi trả cao, lưu trú dài ngày; chiến lược phát triển thương hiệu; chiến lược xúc tiến quảng bá; chiến lược phát triển nguồn nhân lực; chiến lược phát triển du lịch theo vùng trọng điểm bao gồm 7 vùng trong đó có vùng Tây Nguyên và phải gắn với đặc điểm tài nguyên du lịch, kinh tế, văn hóa, địa lý, khí hậu, các hành lang kinh tế; chiến lược đầu tư phát triển du lịch.
3.1.2. Chiến lược phát triển du lịch Lâm Đồng và phát triển du lịch homestay
Có thể bạn quan tâm!
- Kết Quả Phân Tích Efa Thang Đo Mức Độ Hài Lòng Của Du Khách
- Tình Hình Phát Triển Cslt Tại Lâm Đồng Giai Đoạn 2010 – 2016
- Thống Kê Số Hộ Đăng Ký Kinh Doanh Homestay Theo Từng Năm_Trên Địa Bàn Tỉnh Lâm Đồng
- Phát triển du lịch Homestay tại Đà Lạt - 13
- Phát triển du lịch Homestay tại Đà Lạt - 14
- Phát triển du lịch Homestay tại Đà Lạt - 15
Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.
Căn cứ yêu cầu và nhiệm vụ phát triển của ngành trong tình hình mới, những quan điểm phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng từ nay đến năm 2020 được bổ sung và điều chỉnh phù hợp với đường lối phát triển kinh tế của Đảng và nhà nước, với Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam, của khu vực miền Trung Tây Nguyên và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh là:
- Phát huy triệt để nội lực, đồng thời tranh thủ tối đa ngoại lực để tạo sự đột phá, tăng tốc phát triển kinh tế du lịch của địa phương.
- Phát triển du lịch phải đảm bảo tính bền vững trên cơ sở khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đi đôi với bảo vệ, giữ gìn môi trường du lịch và bản sắc văn hóa các dân tộc trong tỉnh, bảo vệ trật tự và an toàn xã hội, có ý nghĩa quan trọng đối với công cuộc xoá đói giảm nghèo.
- Phát triển du lịch đảm bảo tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao với vai trò du lịch là động lực để thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển và ngược lại.
- Về kinh tế: Nếu như trong giai đoạn vừa qua phát triển Du lịch Lâm Đồng với mục tiêu chỉ để trở thành một ngành kinh tế đủ mạnh và có sức thuyết phục, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, thì giai đoạn từ nay đến năm đến 2020 du lịch Lâm Đồng phát triển với mục tiêu chung: "Khai thác có hiệu quả lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, truyền thống, các giá trị văn hóa – lịch sử đề phát triển ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng, theo hướng chất lượng cao và bền vững, nhanh chóng đưa du lịch trở thành ngành king tế động lực của cả tỉnh, tạo điều kiện cho các ngành kinh tế khác phát triển" của tỉnh theo tinh thần của Nghị quyết 07/NQ-TU ngày 16/11/2016 tỉnh Lâm Đồng đã đề ra.
- Về văn hoá - xã hội: Phát triển du lịch nhằm góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị bản sắc văn hoá dân tộc, nâng cao vị thế du lịch tỉnh Lâm Đồng đối với cả nước và trên trường quốc tế; nâng cao trình độ dân trí; thúc đẩy tiêu dùng và phát triển nhiều dịch vụ; tạo việc làm, góp phần xoá đói giảm nghèo ở các vùng nông thôn và vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn.
- Về môi trường: Phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng giai đoạn từ nay đến năm 2020 gắn liền với phát triển du lịch bền vững, vì vậy mục tiêu phát triển du lịch là góp phần gìn giữ và tôn tạo tài nguyên du lịch, môi trường tự nhiên và nhân văn .
- Về an ninh quốc phòng, an toàn xã hội: Phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng phải góp phần giữ vững an ninh quốc phòng, ổn định khu vực, tạo nên một điểm đến an toàn và thân thiện.
* Một số chỉ tiêu dự báo
- Khách du lịch: Tăng cường thu hút khách du lịch. Năm 2020 đón khoảng
6.500 ngàn lượt khách, trong đó 500 ngàn lượt khách quốc tế và 6.000 ngàn lượt khách nội địa; lượng khách tăng trưởng bình quân thời kỳ 2011-2015 đạt 7,7%. Năm 2030, Lâm Đồng đón 15 triệu lượt khách, khách quốc tế chiếm 20%.
- Thu nhập xã hội từ du lịch: Thực hiện các giải pháp tổng hợp để tăng mức chi tiêu trung bình của khách nhằm tăng thu nhập xã hội từ du lịch, nâng cao nguồn thu từ du lịch đến năm 2020 đạt khoảng 13.000 tỷ đồng tương đương 650 triệu USD. Năm 2030, thu nhập xã hội từ du lịch đạt khoảng 20.000 tỷ đồng.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch: Đầu tư xây dựng mới, nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; các khu du lịch; các tuyến, điểm du lịch, các loại hình và sản phẩm du lịch... năm 2020: 35.000 phòng nghỉ, trong đó khách sạn từ 3 đến 5 sao chiếm 55% tổng số phòng khách sạn từ 1 đến 5 sao; đến năm 2020 phát triển được 1 đô thị du lịch nghỉ mát hiện đại tầm cỡ khu vực, 2 khu du lịch tổng hợp và chuyên đề quốc gia, gần 20 khu du lịch có ý nghĩa vùng và địa phương và nhiều điểm tham quan du lịch, khu vui chơi giải trí khác. Năm 2030, toàn tỉnh có 50.000 phòng nghỉ, trong đó khách sạn từ 3 đến 5 sao chiếm 60% tổng số phòng khách sạn từ 1 đến 5 sao, số ngày lưu trú bình quân đạt 3,2 ngày.
- Lao dộng du lịch : Phấn đấu năm 2020 thu hút 20.000 lao động hoạt động tại các doanh nghiệp du lịch, trong đó 90% lao động trực tiếp phục vụ du lịch được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ chuyên môn và ngoại ngữ. Năm 2030, thu hút
30.000 lao động hoạt động tại các doanh nghiệp du lịch, trong đó 95% lao động trực tiếp phục vụ du lịch được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ chuyên môn và ngoại ngữ.
3.2. Kết quả nghiên cứu theo điều tra sơ cấp
- Căn cứ vào những lý luận cơ bản về du lịch và về sự hài lòng của du khách (chương 1), tác giả làm cơ sở khoa học cơ bản để đưa ra những giải pháp mang tính ứng dụng trên lý thuyết được kế thừa từ những nhà nghiên cứu, từ các chuyên gia, các nhà học thuật chuyên ngành, ngành liên đới, các bài báo, các tài liệu được công nhận.
- Căn cứ vào kết quả nghiên cứu thực tiễn từ thực trạng phát triển du lịch homestay Lâm Đồng (chương 1, chương 2), tác giả rút ra những đánh giá, nhận định về hạn chế, khó khăn du lịch Lâm Đồng đang gặp phải để đưa ra các giải pháp mang tính cấp thiết, thực tế phù hợp với năng lực và nhu cầu phát triển của du lịch homestay Lâm Đồng.
- Căn cứ vào kết quả nghiên cứu khảo sát 223 mẫu từ khách du lịch trong nước và quốc tế (chương 1), kết quả tham khảo ý kiến các chuyên gia, tác giả thu nhận được những phản hồi rất xác thực về nhu cầu của du khách, hiểu được họ cần gì, muốn gì, hy vọng gì, từ đó làm cơ sở thực tiễn để đưa ra các giải pháp mang tính khả thi cao giúp các homestay trong việc làm thỏa mãn nhu cầu khách du lịch và phát triển du lịch địa phương.
3.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu
3.3.1. Nhân tố du lịch homestay
Giả thuyết H2 (+): Khi nhân tố dịch vụ du lịch homestay càng tốt thì mức độ hài lòng của du khách đối với dịch vụ du lịch homestay tại Đà Lạt càng cao.
Từ kết quả kiểm định mô hình hồi quy đa biến ở bảng 2.15 ta thấy, hệ số BDVHOMESTAY = 0,536 và sig. (BDVHOMESTAY) = 0,000 < 0,05 Tác giả chấp nhận giả thuyết H2.
Nhân tố “dịch vụ du lịch homestay” ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của du
khách đối với dịch vụ du lịch homestay tại Đà Lạt với hệ số BDVHOMESTAY = 0,536 mang dấu (+) có nghĩa là nhân tố này tương quan thuận chiều với mức độ hài lòng của du khách, nhân tố này sẽ làm tăng mức độ hài lòng của du khách. Cụ thể, khi nhân tố dịch vụ du lịch homestay tăng 1 đơn vị thì mức độ hài lòng của du khách đối với dịch vụ du lịch homestay sẽ tăng 0,536 đơn vị.
Thực tế trong quá trình khảo sát cho thấy, khi du khách tham gia du lịch có thái độ phục vụ của nhân viên tốt, trình độ ngoại ngữ cao, an ninh trật tự, an toàn vệ
sinh thực phẩm tốt thì họ sẽ cảm thấy dễ chịu hơn từ đó sẽ làm cho họ hài lòng nhiều hơn đối với dịch vụ du lịch homestay tại Đà Lạt.
3.3.2. Nhân tố tài nguyên du lịch
Giả thuyết H1 (+): Khi nhân tố tài nguyên du lịch càng tốt thì mức độ hài lòng của du khách đối với dịch vụ du lịch homestay tại Đà Lạt càng cao.
Từ kết quả kiểm định mô hình hồi quy đa biến ở bảng 2.15 ta thấy, hệ số BTAINGUYEN = 0,310 và sig. (BTAINGUYEN) = 0,000 < 0,05 Tác giả chấp nhận giả thuyết H1.
Nhân tố “Tài nguyên du lịch” ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của du khách
đối với dịch vụ du lịch homestay tại Đà Lạt với hệ số BTAINGUYEN0,310 mang dấu (+) có nghĩa là nhân tố này tương quan thuận chiều với mức độ hài lòng của du khách, nhân tố này sẽ làm tăng mức độ hài lòng của du khách. Cụ thể, khi nhân tố tài nguyên du lịch tăng 1 đơn vị thì mức độ hài lòng của du khách đối với dịch vụ du lịch homestay sẽ tăng 0,310 đơn vị.
Thực tế trong quá trình khảo sát cho thấy, khi du khách tham gia du lịch trong một môi trường thoải mái, sự đa dạng của sản phẩm tham quan, di tích lịch sử, làng nghề, lễ hội, phong tục tạp quán từ đó sẽ làm cho họ hài lòng nhiều hơn đối với dịch vụ du lịch homestay tại Đà Lạt.
3.3.3. Nhân tố chi phí cảm nhận
Giả thuyết H4 (+): Khi nhân tố Chi phí cảm nhận càng cao thì mức độ hài lòng của du khách đối với dịch vụ du lịch homestay tại Đà Lạt càng cao.
Từ kết quả kiểm định mô hình hồi quy đa biến ở bảng 2.15 ta thấy, hệ số BCHIPHI = 0,281 và sig. (BCHIPHI) = 0,000 < 0,05 Tác giả chấp nhận giả thuyết H4.
Nhân tố “Chi phí cảm nhận” ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của du khách
đối với dịch vụ du lịch homestay tại Đà Lạt với hệ số BCHIPHI0,281 mang dấu (+) có nghĩa là nhân tố này tương quan thuận chiều với mức độ hài lòng của du khách, nhân tố này sẽ làm tăng mức độ hài lòng của du khách. Cụ thể, khi nhân tố chi phí cảm nhận tăng 1 đơn vị thì mức độ hài lòng của du khách đối với dịch vụ du lịch homestay sẽ tăng 0,281 đơn vị.
Thực tế trong quá trình khảo sát cho thấy, khi du khách tham gia du lịch có chi phí ăn uống rẻ, chi phí mua quà lưu niệm rẻ, chi phí khác ít phát sinh từ đó sẽ làm cho họ hài lòng nhiều hơn đối với dịch vụ du lịch homestay tại Đà Lạt.
3.4. Giải pháp phát triển du lịch homestay tại Đà Lạt
3.4.1. Đa dạng hoá các sản phẩm du lịch homestay
- Khai thác loại hình du lịch chữa bệnh kết hợp nghĩ dưỡng tại homestay: Cơ sở để đề xuất loại hình du lịch là dựa vào hệ sinh thái môi trường được đánh giá tốt, ít bị ô nhiễm, gần gũi với thiên nhiên sẽ dễ dàng mang lại sức khỏe cho người bệnh; có nhiều loại lá cây, dây leo có thể làm thuốc uống (thuốc nam) rất hiệu quả. Để khai thác được loại hình du lịch này cần đầu tư dịch vụ y tế và phối hợp nam y trong điều trị và chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp... qua các dịch vụ như chữa bệnh không bằng thuốc mà bằng massage, bấm huyệt, dùng thực phẩm điều trị... Loại hình du lịch này có thể phục vụ cho cả hai đối tượng khách du lịch quốc tế và khách du lịch trong nước.
- Dịch vụ bổ trợ trong ẩm thực tại các homestay: Ngoài việc phục vụ ăn, uống với những món ăn theo văn hóa ẩm thực như hiện nay thì các đơn vị kinh doanh ẩm thực cần có những dịch vụ bổ sung để tăng sự hấp dẫn đối với du khách, trong đó:
+ Nên tăng cường danh sách các món ăn mới vì món ăn hiện nay bị trùng lắp giữa du lịch homestay Đà Lạt – Lâm Đồng với du lịch homestay các tỉnh khác, Có thể khai thác món ăn chay được chế biến từ thực vật như các món nấm: nấm luộc, nấm xào, nấm kho, nấm chưng... và đặt tên cho món ăn cũng thật hấp dẫn để gây sự tò mò cho du khách. Gian bếp được bố trí để khách có thể nhìn thấy cách chế biến và nghe được đầu bếp giải thích về món ăn (công dụng, cách dùng...), khách có thể ngửi thấy mùi hương của món ăn, kích thích vị giác của du khách qua thị giác, thính giác.
+ Tổ chức các show trong ẩm thực như: Thi nấu ăn giữa các đầu bếp, thi nấu ăn dành cho khách (có giấy chứng nhận và giải thưởng), hoặc tổ chức dạy cách chế biến món ăn cho du khách và học cách chế biến món ăn từ du khách... tất cả các show đều hướng đến sự hợp tác của cả đôi bên và nên có quay phim hoặc chụp hình
để ghi lại những khoảnh khắc này, sau đó gửi tặng bất ngờ cho du khách sau chuyến đi. Như thế ngoài việc chỉ phục vụ ăn, uống đơn thuần chúng ta nâng thành việc giao lưu văn hóa giữa người dân địa phương và khách du lịch, tạo thành những kỷ niệm khó quên đối với du khách.
- Nâng cao chất lượng và lực hấp dẫn của sản phẩm du lịch homestay:
+ Việc phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm du lịch nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm, có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thu hút và kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch. Trong khi đó, du lịch homestay Lâm Đồng hiện nay chỉ có sản phẩm du lịch thì còn đơn điệu và ít tính sáng tạo nên chưa khai thác hết tiềm năng du lịch sẵn có. Do vậy, bên cạnh duy trì và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch đã có, thì cần sáng tạo tìm ra nhiều sản phẩm du lịch mới lạ để thu hút khách du lịch.
+ Cần phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm tại các cơ sở sản xuất hàng lưu niệm, vừa sản xuất những sản phẩm hấp dẫn để bán cho khách du lịch mua về làm quà cho bạn bè người thân, vừa phục vụ nhu cầu tham quan tìm hiểu qui trình sản xuất. Có thể hướng dẫn khách tự tay hoàn thành một sản phẩm, hay làm một vài công đoạn đơn giản để giúp khách du lịch có được ấn tượng sâu sắc hơn về nơi đây. Khuyến khích các điểm du lịch tự tạo ra sản phẩm lưu niệm cho khách, hạn chế tình trạng mua sản phẩm từ nơi khác rồi bán cho khách, điều này làm cho khách không có ấn tượng riêng về du lịch homestay Đà Lạt - Lâm Đồng. Có thể kết hợp hoạt động du lịch homestay với việc đưa khách đi tham quan các làng nghề truyền thống.
+ Sáng tạo thêm nhiều món ăn ngon và độc đáo để đãi khách, các món ăn đó phải đặc sắc để tạo ấn tượng tốt cho du khách và nó có thể trở thành đặc sản của riêng du lịch Đà lạt - Lâm Đồng. Chủ nhà có thể hướng dẫn khách du lịch tham gia vào một vài công đoạn làm món ăn như: hái rau, gói bánh, nấu nướng,…khi tham gia vào những công việc trên, có thể giúp khách cảm thấy hào hứng và có ấn tượng sâu sắc về món ăn hơn, vì khách được hướng dẫn, được làm và được thưởng thức, cảm giác như khách là một người thân thật sự trong gia đình. Các điểm du lịch cũng cần có nhiều sản phẩm và dịch vụ du lịch có chất lượng cao để phục vụ khách nhiều hơn, nhằm nâng cao thu nhập của người dân và tăng khả năng tiêu xài của khách.
Khuyến khích mỗi điểm sáng tạo ra nhiều sản phẩm, dịch vụ du lịch mới mẻ tránh sự trùng lắp gây nhàm chán cho khách du lịch. Chú trọng việc giúp khách có thể hòa nhập vào cuộc sống của gia đình đúng theo lý thuyết của loại hình du lịch homestay, nhằm giúp cho khách hiểu được nét văn hóa, sinh hoạt của cư dân địa phương thông qua các hoạt động sinh hoạt hàng ngày với gia đình.
- Thiết kế chương trình đào tạo riêng cho các hộ tham gia cung ứng dịch vụ du lịch homestay:
Hiện nay, vấn đề nhận thức đúng về mô hình du lịch homestay, lợi ích kinh tế, văn hóa, xã hội mà nó đem lại còn mơ hồ đối với người dân. Cho nên người dân chưa thiết kế được các hoạt động, dịch vụ phù hợp vì chưa hiểu rõ phải làm gì để hấp dẫn du khách, tiêu chuẩn cơ bản về các dịch vụ phục vụ du khách là gì?...Bên cạnh đó, nghiệp vụ trong lĩnh vực du lịch của người dân nơi đây còn chưa chuyên nghiệp, trình độ ngoại ngữ lẫn những kiến thức cơ bản về du lịch còn yếu kém.
Vì vậy, để phát triển homestay vững mạnh tại Lâm Đồng thì điều đầu tiên là đào tạo bài bản nguồn nhân lực tại địa phương. Các đơn vị đào tạo cần có những chương trình đào tạo dành riêng cho các hộ dân, với những chương trình đào tạo dễ hiểu, dễ gần với người dân để giúp người dân dễ tiếp thu.
Bên cạnh việc đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ, cách thiết kế chương trình cho du khách… thì đơn vị đào tạo cũng cần mở các lớp tập huấn theo định kỳ, để giúp người dân địa phương bổ sung những kỹ năng cần thiết cho từng sự đổi mới trong lĩnh vực du lịch mà người dân cần thích ứng và thay đổi các phương thức hoạt động phù hợp.
Ngoài ra, chính quyền và các đơn vị liên quan cũng cần chuẩn bị thêm cho người dân các kỹ năng cần thiết như: các kỹ năng sơ cứu cho du khách khi có người gặp nạn, kỹ năng quản lý, tổ chức và phục vụ du khách, các phương thức nấu ăn theo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm… vì người dân là người trực tiếp tiếp xúc và phục vụ du khách. Trong đó, cần đặc biệt ý thức cho người dân về truyền bá nền văn hóa địa phương đến du khách một cách chính xác và thân thiện, làm gương và giáo dục du khách về vấn đề bảo vệ môi trường, bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống.