Phát triển du lịch Homestay tại Đà Lạt - 1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM


NGUYỄN THỊ THANH THÖY


PHÁT TRIỂN DU LỊCH HOMESTAY TẠI ĐÀ LẠT


LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành Mã số ngành: 60340103


TP. HỒ CHÍ MINH – 2017


BỘ GÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM


NGUYỄN THỊ THANH THÖY


PHÁT TRIỂN DU LỊCH HOMESTAY TẠI ĐÀ LẠT


LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành Mã ngành: 60340103


HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HỒ NGỌC PHƯƠNG


TP. HỒ CHÍ MINH – 2017


CÔNG TRÌNH ĐÃ ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM


Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. HỒ NGỌC PHƯƠNG


Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM ngày 14 tháng 10 năm 2017.

Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:


TT

Họ và tên

Chức danh Hội đồng

1

PGS.TS. Nguyễn Phú Tụ

Chủ tịch

2

TS. Nguyễn Văn Lưu

Phản biện 1

3

TS. Trần Văn Thông

Phản biện 2

4

PGS.TS. Phạm Trung Lương

Ủy viên

5

TS. Đoàn Liêng Diễm

Ủy viên, Thư ký

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch Homestay tại Đà Lạt - 1

X

á c


n h

ận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được sửa chữa.

Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận văn



TRƯỜNG ĐẠI HỌC

CÔNG NGHỆ TP.HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc



VIÊN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC


TP.HCM, ngày ….. tháng ….. năm 2017


NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ


Họ tên học viên: Nguyễn Thị Thanh Thúy Giới tính: Nữ

Ngày, tháng, năm sinh: 22/12/1979 Nơi sinh: Hải Dương Chuyên ngành: Quản trị Dịch vụ du lịch và lữ hành MSHV: 1541890041 I- Tên đề tài: Phát triển du lịch Homestay tại Đà Lạt

II- Nhiệm vụ và nội dung:

Thực hiện đề tài Thạc sĩ “Phát triển du lịch Homestay tại Đà Lạt”, nghiên cứu bằng hai phương pháp định tính và định lượng.

Xác định các yếu tố tác động đến việc lựa chọn điểm đến là du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng của du khách nội địa và quốc tế. Xây dựng mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn du lịch homestay tại Đà Lạt.

Đề xuất giải pháp, góp phần đúc đẩy và phát triển du lịch homestay tại Đà Lạt - Lâm Đồng trong tương lai.

III- Ngày giao nhiệm vụ: Ngày 15/2/2017

IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: Ngày 30/8/2017

V- Cán bộ hướng dẫn: TS. HỒ NGỌC PHƯƠNG


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng tôi.

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Lâm Đồng, ngày 25 tháng 10 năm 2017

Học viên thực hiện


Nguyễn Thị Thanh Thúy


LỜI CẢM ƠN

Qua thời gian học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, tôi đã được Quý Thầy, Cô Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, nhất là Quý Thầy, Cô Khoa Quản trị Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn giảng dạy tận tình, giúp tôi có được những kiến thức quý báu để ứng dụng vào trong công việc chuyên môn của mình cũng như hoàn thành Luận văn tốt nghiệp.

Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể Quý Thầy, Cô Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là Quý Thầy, Cô Khoa Quản trị Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập tại Trường.

Tôi xin gởi lời biết ơn sâu sắc đến Thầy TS Hồ Ngọc Phương, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua để tôi có thể hoàn thành Luận văn này.

Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch Lâm Đồng, Cục Thống kê tỉnh Lâm Đồng, Chủ các cơ sở kinh doanh dịch vụ homestay tại thành phố Đà Lạt đã dành thời gian quý báu để trả lời phỏng vấn và cung cấp thông tin hữu ích để tôi có thể thực hiện được nghiên cứu này.

Lâm Đồng, ngày 25 tháng 10 năm 2017

Học viên thực hiện


Nguyễn Thị Thanh Thúy


TÓM TẮT

Nghiên cứu này được thực hiện với 2 mục tiêu trọng tâm là: (1) Đánh giá thực trạng phát triển du lịch homestay tại Đà Lạt, (2) Đề ra một số giải pháp phát triển du lịch homestay tại Đà Lạt, nhằm nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương, góp phần phát triển du lịch bền vững. Nghiên cứu được tiến hành qua hai giai đoạn là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.

Nghiên cứu định tính được tiến hành bằng cách thảo luận nhóm chuyên gia đang công tác tại Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Lâm Đồng, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch Lâm Đồng và tại các Công ty Lữ hành Quốc tế, những Hộ kinh doanh homestay qua đó xác định được 9 yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn loại hình du lịch homestay tại Đà Lạt của du khách (1) Sự quan tâm của du khách đối với loại hình du lịch homestay, (2) Loại hình du lịch homestay tại Đà Lạt có gì khác so với các tỉnh Tây Nguyên,

(3) Điểm mạnh, điểm yếu của du lịch homestay tại Đà Lạt, (4) Những chính sách hỗ trợ của Nhà nước cho người kinh doanh dịch vụ du lịch homestay, (5) Điều kiện an ninh, an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn trong vận chuyển, an toàn trong hoạt động lưu trú, an toàn về tài sản, (6) Tính hấp dẫn của cảnh quan môi trường, (7) Trình độ chuyên nghiệp của hướng dẫn viên, nhân viên phục vụ, (8) Các hoạt động vui chơi, giải trí (9) Chi phí cho loại hình du lịch homestay.

Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua bảng câu hỏi khảo sát, sử dụng phân tích hồi quy Logit thông qua phần mềm SPSS phiên bản 2017 với cỡ mẫu là 223 quan sát.

Từ kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nhân tố Tài nguyên du lịch, Dịch vụ du lịch, Vấn đề an toàn, anh ninh, môi trường, Giá cả tác động đến sự lựa chọn của du khách cho loại hình du lịch homestay tại Đà Lạt.

Điều này được giải thích bởi các yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến sự lựa chọn của du khách đối với loại hình du lịch homestay mà cụ thể là tại các cơ sở kinh doanh loại hình dịch vụ này; Tính hấp dẫn của cảnh quan môi


trường, trình độ, thái độ của chủ cơ sở, nhân viên, sự thân thiện của người dân địa phương của sẽ quyết định đến chất lượng, hiệu quả của loại hình du lịch homestay tại Đà Lạt.

Bằng việc xây dựng mô hình đề xuất dựa trên những lần quan sát tham dự quan sát không tham dự; kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan, tác giả đã cung cấp một cái nhìn đầy đủ hơn về vấn đề nghiên cứu cần khảo sát. Do đó, các dữ liệu này sẽ góp phần bổ sung vào kho lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng cũng như yếu tố hấp dẫn, tác động đến sự lựa chọn loại hình du lịch này của du khách, giúp các cơ quan quản lý, các Công ty kinh doanh lữ hành, chủ các cơ sở lưu trú hiểu rõ hơn về nhu cầu của du khách, nhằm đưa ra những chiến lược, phương án tối ưu cho loại hình du lịch này trong thời gian tới.

Nghiên cứu cũng còn một số hạn chế như kích thước mẫu chưa thực sự lớn, tính đại diện chưa cao nên những đánh giá chủ quan của một nhóm đối tượng có thể làm sai lệch kết quả nghiên cứu. Các hạn chế này cũng là tiền đề cho những hướng nghiên cứu tiếp theo.

Xem tất cả 140 trang.

Ngày đăng: 01/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí