Tiêu Chí Khả Năng Liên Kết Với Điểm Du Lịch Dọc Bờ Sông


chủ yếu vào hành trình, thì DLĐS lại dựa vào điểm đến (Ballen et al, 2014). Một tuyến DLĐS hoàn hảo phải có sự kết nối với các hoạt động tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, đền chùa miếu mạo, hoặc tham gia vào các hoạt động du lịch cộng đồng với cư dân địa phương ở hai bên bờ sông (Nguyễn Thị Hồng Diệu và Vũ Diệu Ngân, 2014). Điểm DL dọc con sông được xác định trong khoảng bán kính từ 3 đến 5 km (Ballen et al, 2014) nhằm tạo điều kiện thuận lợi để liên kết khai thác.

Bảng 1.4. Tiêu chí khả năng liên kết với điểm du lịch dọc bờ sông


TT

Mức độ

Chỉ tiêu - Diễn giải


1


Rất cao

Dọc bờ sông có trên 5 điểm du lịch hấp dẫn thỏa mãn trên 5 loại

hình du lịch, những điểm đó được xem xét có thể liên kết phát triển du lịch đường sông.


2


Cao

Dọc bờ sông có 4 điểm du lịch hấp dẫn thỏa mãn 4 loại hình du

lịch, những điểm đó được xem xét có thể liên kết phát triển du lịch đường sông.


3

Trung bình

Dọc bờ sông có 3 điểm du lịch hấp dẫn thỏa mãn 3 loại hình du

lịch, những điểm đó được xem xét có thể liên kết phát triển du lịch đường sông.


4


Thấp

Dọc bờ sông có 2 điểm du lịch hấp dẫn thỏa mãn 2 loại hình du

lịch, những điểm đó được xem xét có thể liên kết phát triển du lịch đường sông.


5


Rất thấp

Dọc bờ sông có 1 điểm du lịch hấp dẫn thỏa mãn được 1 loại hình

du lịch, điểm đó được xem xét có thể liên kết phát triển du lịch đường sông.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 174 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch đường sông ở thành phố Đà Nẵng - 6

(Nguồn: Tác giả luận án)

- Tiêu chí cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đường sông

Cơ sở hạ tầng và CSVCKT tạo điều kiện để chuyển tài nguyên DL thành các sản phẩm và giúp duy trì hoạt động liên tục (Đặng Duy Lợi, 1999). Các CSHT và CSVCKT của DLĐS tạo điều kiện để biến những tiềm năng về tài nguyên của sông ngòi và tài nguyên DL trở thành sản phẩm DLĐS và giúp khách DL tiếp cận sử dụng. Do đó, tiêu chí CSHT và CSVCKT DLĐS được đánh giá dựa vào các chỉ tiêu sau.


Bảng 1.5. Tiêu chí cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đường sông


TT

Mức độ

Chỉ tiêu - Diễn giải


1


Rất tốt

Có hệ thống giao thông dọc bờ sông, bãi đậu xe, báo hiệu và biển báo đầy đủ, chất lượng rất tốt, thẩm mỹ.

Có bến tàu, đội tàu du lịch và nhà chờ đầy đủ, hiện đại, chất lượng tốt đáp ứng theo quy chuẩn Quốc gia. Đội tàu du lịch có khả năng vận

chuyển khách trên 500 người/ngày.


2


Tốt

Có hệ thống giao thông dọc bờ sông, bãi đậu xe, báo hiệu và biển báo khá đầy đủ, chất lượng tốt.

Có một vài bến tàu, đội tàu du lịch và nhà chờ có chất lượng đáp ứng theo quy chuẩn Quốc gia. Đội tàu du lịch đáp ứng việc vận chuyển

khách trên 200 - 500 người/ngày.


3


Trung bình

Hệ thống giao thông dọc bờ sông đã có ở một số khu vực, có bãi đậu xe, báo hiệu và biển báo khá đầy đủ, chất lượng khá tốt.

Có một vài bến tàu bến tàu, đội tàu du lịch và nhà chờ có chất lượng đáp ứng theo quy chuẩn Quốc gia. Đội tàu du lịch đáp ứng việc vận

chuyển khách trên dưới 200 người/ngày.


4


Yếu

Hệ thống giao thông dọc bờ sông, bãi đậu xe đang xây dựng, đã có một số báo hiệu và biển báo, chất lượng khá tốt hoặc thấp.

Bến tàu, đội tàu du lịch và nhà chờ đã có nhưng chưa đủ điều kiện để

đưa vào khai thác.


5


Kém

Hệ thống giao thông dọc bờ sông, bãi đậu xe, báo hiệu và biển báo chất lượng thấp hoặc chưa có,

Bến tàu, đội tàu du lịch và nhà chờ đã được quy hoạch hoặc chưa có.

(Nguồn: Tác giả luận án)

- Tiêu chí môi trường sông

Môi trường sông ảnh hưởng rất lớn đến sự hài lòng cũng như ý định quay trở lại của du khách, trong phát triển DLĐS bao gồm cả môi trường tự nhiên và văn hóa của bờ sông (Prideaux & Cooper, 2009). Môi trường sông được xác định bao gồm: Môi trường tự nhiên (mức độ trong lành/ô nhiễm, độ bền vững của các thành phần tự nhiên con sông); Môi trường văn hóa - xã hội (mức độ bảo tồn các giá trị văn hóa - xã hội, phong tục tập quán, có/không tệ nạn xã hội); Môi trường DL (có/không tình trạng chèo kéo, ăn xin, ép giá khách DL).


Bảng 1.6. Tiêu chí môi trường sông


TT

Mức độ

Chỉ tiêu - Diễn giải


1


Rất tốt

Môi trường tự nhiên con sông trong lành, sạch sẽ, không/ rất ít có rác thải, dọc bờ sông không bị sạt lở; Môi trường văn hóa - xã hội có các giá trị văn hóa và phong tục tập quán được bảo tồn nguyên vẹn, an ninh chính trị ổn định; Môi trường du lịch không có tình trạng bán

hàng rong, chèo kéo, ăn xin, ép giá khách du lịch.


2


Tốt

Môi trường tự nhiên con sông trong lành, ít rác thải, dọc bờ sông ít bị sạt lở, khu vực có sạt lở đã được gia cố bằng hệ thống kè; Môi trường văn hóa - xã hội có các giá trị văn hóa và phong tục tập quán được bảo tồn gần như nguyên vẹn, an ninh chính trị ổn định; Môi trường du lịch rất ít có tình trạng bán hàng rong, chèo kéo, ăn xin, ép

giá khách du lịch.


3


Trung bình

Môi trường tự nhiên con sông có nguy cơ bị ô nhiễm, dọc bờ sông nhiều đoạn bị sạt lở, khu vực có sạt lở đã được gia cố bằng hệ thống kè; Môi trường văn hóa - xã hội có các giá trị văn hóa và phong tục tập quán có nguy cơ bị mai một; Môi trường du lịch khá phổ biến

tình trạng bán hàng rong, chèo kéo, ăn xin, ép giá khách du lịch.


4


Yếu

Môi trường tự nhiên con sông bị ô nhiễm, dọc bờ sông có nhiều đoạn bị sạt lở nhưng ít được gia cố bằng hệ thống kè; Môi trường văn hóa

- xã hội có các giá trị văn hóa và phong tục tập quán ít được bảo tồn; Môi trường du lịch phổ biến tình trạng bán hàng rong, chèo kéo, ăn

xin, ép giá khách du lịch.


5


Kém

Môi trường tự nhiên con sông bị ô nhiễm nghiêm trọng, dọc bờ sông có nhiều đoạn bị sạt lở nhưng chưa được gia cố bằng hệ thống kè; Môi trường văn hóa - xã hội có các giá trị văn hóa và phong tục tập quán gần như không được bảo tồn; Môi trường du lịch rất phổ biến

tình trạng bán hàng rong, chèo kéo, ăn xin, ép giá khách du lịch.

(Nguồn: Tác giả luận án)

Như vậy, các tiêu chí đánh giá tổng hợp tiềm năng phát triển DLĐS ở TP. Đà Nẵng được khái quát theo sơ đồ sau:



TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐƯỜNG SÔNG Ở THÀNH PHỐ ĐÀ


Môi trường sông

Khả năng

Kích thước

Độ hấp


Khả năng

Cơ sở hạ

tiếp cận

con sông

dẫn của

liên kết

tầng và cơ



cảnh quan

với điểm

sở vật chất




du lịch dọc

kỹ thuật du




sông

lịch đường





sông


Sơ đồ 1 1 Hệ thống tiêu chí đánh giá tổng hợp tiềm năng phát triển du lịch 1

Sơ đồ 1 1 Hệ thống tiêu chí đánh giá tổng hợp tiềm năng phát triển du lịch 2

Sơ đồ 1 1 Hệ thống tiêu chí đánh giá tổng hợp tiềm năng phát triển du lịch 3

Sơ đồ 1 1 Hệ thống tiêu chí đánh giá tổng hợp tiềm năng phát triển du lịch 4

Sơ đồ 1 1 Hệ thống tiêu chí đánh giá tổng hợp tiềm năng phát triển du lịch 5

Sơ đồ 1.1. Hệ thống tiêu chí đánh giá tổng hợp tiềm năng phát triển du lịch đường sông ở thành phố Đà Nẵng

(Nguồn: Tác giả luận án)

* Xác định hệ số và thang điểm đánh giá cho các tiêu chí

- Cơ sở khoa học xác định hệ số cho các tiêu chí

Mỗi tiêu chí sẽ có tầm quan trọng và ảnh hưởng khác nhau đến việc phát triển DLĐS của mỗi con sông, vì vậy việc xác định hệ số cho mỗi tiêu chí đánh giá là cần thiết. Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu liên quan, thực tiễn đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án, hệ số của các tiêu chí đánh giá được xác định gồm 3 nhóm hệ số. Hệ số 3 là những tiêu chí vai trò quan trọng đối việc phát triển DLĐS. Hệ số 2 là những tiêu chí có vai trò quan trọng trung bình đến phát triển DLĐS, hệ số 1 là những tiêu chí có vai trò ít quan trọng tới phát triến DLĐS ở TP. Đà Nẵng.

+ Hệ số 3: Bao gồm 3 tiêu chí là độ hấp dẫn của cảnh quan, khả năng liên kết với điểm DL dọc sông và CSHT và CSVCKT DLĐS. Bởi vì, DL là ngành có sự định hướng rất rõ về tài nguyên DL tạo nên điểm, cụm, tuyến DL. Độ hấp dẫn là yếu tố có tầm quan trọng hàng đầu để thu hút khách DL (Bùi Thị Hải Yến & Phạm Hồng Long, 2012). Việc


phát triển DLĐS được kết hợp nhiều nguồn lực khác nhau từ nguồn nước, cảnh quan thiên nhiên cho tới các giá trị lịch sử và văn hóa độc đáo của cộng đồng địa phương hay thậm chí là những hoạt động nghệ thuật hiện đại (Rahman, N. H. A., Abas, S. A., Omar,

S. R., & Jamaludin, M. I, 2020) tạo nên sự hấp dẫn riêng cho mỗi con sông, đó là một yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới việc hình hành các sản phẩm DLĐS, bởi vì không phải tất cả các con sông đều có thể khai thác để phát triển DL (Baker et al., 2010). Phát triển DLĐS phải gắn liền với việc tối đa hóa việc sử dụng tài nguyên DL ven sông (Fachrudin H. T & Lubis M. D, 2016). Chính vì vậy, tiêu chí độ hấp dẫn của cảnh quan và tiêu chí khả năng liên kết với điểm DL dọc sông là yếu tố quan trọng nhất tạo nên sự hấp dẫn để thu hút khách DLĐS và có ảnh hưởng quyết định đến việc phát triển DLĐS ở TP. Đà Nẵng.

Trong khai thác DLĐS yếu tố bắt buộc là tàu thuyền, bến tàu thuyền, các CSHT và CSVCKT DLĐS liên quan khác tạo điều kiện để biến những tiềm năng của tài nguyên trở thành sản phẩm DLĐS trong đó tàu thuyền và bến tàu dựa trên bờ sông và cơ sở vật chất liên quan là yêu cầu đặc biệt cho hình thức DLĐS (Inskeep, 1994). Do đó, đây là tiêu chí quan trọng có ảnh hưởng đến việc khai thác, tính an toàn và hiệu quả của hoạt động DLĐS. Do đó tiêu chí này đóng vai trò quyết định, ảnh hưởng đến phát triển DLĐS ở TP. Đà Nẵng.

+ Hệ số 2: Bao gồm 2 tiêu chí là kích thước sông và môi trường sông. Bởi vì, Các con sông là bộ phận không gian chủ yếu của cảnh quan và hình thành một nguồn tài nguyên du lịch có giá trị (Prideaux & Cooper, 2009). Đối với con sông có kích thước lớn, ít bị giới hạn tĩnh không sẽ tạo không gian cảnh quan thoáng đãng và đưa tới cơ hội khai thác đa dạng các sản phẩm DLĐS hơn. Do đó, ảnh hưởng tới việc phát triển du lịch đường sông.

Tiêu chí môi trường sông ảnh hưởng quan trọng đến phát triển DLĐS vì loại hình DL này khai thác dựa trên dòng chảy của con sông do đó, phải gắn liền với nguyên tắc sống hòa hợp với thiên nhiên, môi trường và mang tính bền vững (Rahman et al., 2020). Môi trường sông có chất lượng càng tốt càng tạo điều kiện thuận lợi cho DLĐS. Hơn nữa, TP. Đà Nẵng được biết đến là “thành phố đáng sống”, vậy nên môi trường chung của TP. Đà Nẵng nói chung và môi trường sông có sự chú trọng do đó, tiêu chí này được xem xét như là tiêu chí có sự ảnh hưởng tới hoạt động DLĐS ở TP. Đà Nẵng.


- Hệ số 1 là tiêu chí khả năng tiếp cận: Đây là tiêu chí ít tác động nhất đến phát triển DLĐS đối với phát triển DLĐS ở TP. Đà Nẵng bởi vì, khách DL từ các điểm phân phối khách di chuyển tới con sông hoặc điểm DL dọc sông bằng đường bộ (Ballen et al, 2014). Xét thực tiễn ở TP. Đà Nẵng, hệ thống sông ngòi đều có vị trí nằm ngay tại trung tâm hoặc ở vị trí không quá xa so với trung tâm TP cho nên tiêu chí này được xem xét là có ảnh hưởng đến phát triển DLĐS ở TP. Đà Nẵng nhưng vai trò ít quan trọng hơn so với những tiêu chí còn lại.

- Hệ số và thang điểm đánh giá của các tiêu chí

Hệ số và điểm tổng hợp đánh giá của các tiêu chí được tính như bảng 1.7.

Bảng 1.7. Điểm đánh giá tổng hợp tiềm năng phát triển du lịch đường sông ở thành phố Đà Nẵng

TT

Tiêu chí

Hệ

số

Bậc số

5

4

3

2

1

1

Độ hấp dẫn cảnh quan

3

15

12

9

6

3

2

Khả năng liên kết với điểm du lịch dọc sông

3

15

12

9

6

3

3

Cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật du lịch

đường sông

3

15

12

9

6

3

4

Kích thước sông

2

10

8

6

4

2

5

Môi trường sông

2

10

8

6

4

2

6

Khả năng tiếp cận

1

5

4

3

2

1

Điểm tổng hợp

70

56

42

28

14

(Nguồn: Tác giả luận án)

Sau khi có điểm tổng hợp của các tiêu chí, tác giả sử dụng công thức của Armand (1975) để phân hạng đánh giá:

𝑖 =

𝐼𝑚𝑎𝑥 − 𝐼𝑚𝑖𝑛

𝑀

Trong đó: i là khoảng cách nhóm; Imax là điểm tổng cao nhất; Imin là điểm tổng nhỏ nhất; M là số nhóm đánh giá.

Áp dụng công thức này có thể xác định khoảng cách i trong phân hạng phát triển DLĐS ở TP. Đà Nẵng, điểm tổng hợp cao nhất (Imax) là 70 điểm và thấp nhất (Imin) là


14 điểm, với số nhóm đánh giá (M) là 5 nhóm, khoảng cách điểm mỗi nhóm là 11,2 điểm. Do đó, điểm tổng hợp sẽ có sự phân hạng như bảng 1.8.

Bảng 1.8. Xác định tổng hợp và phân hạng tuyến sông


TT

Mức đánh giá

Điểm số

Hạng

1

Tuyến sông rất thuận lợi và rất hấp dẫn

*****

Từ 59,2

I

2

Tuyến sông thuận lợi và hấp dẫn

****

Từ 47,9 - 59,1

II

3

Tuyến sông có mức thuận lợi và hấp dẫn trung bình

***

Từ 36,6 - 47,8

III

4

Tuyến sông ít thuận lợi và ít hấp dẫn

**

Từ 25.3 - 36,5

IV

5

Tuyến sông kém thuận lợi và kém hấp dẫn

*

Dưới 25,2

V

(Nguồn: Tác giả luận án)

1.1.4.2. Tiêu chí đánh giá thực trạng phát triển du lịch đường sông

* Khách du lịch đường sông

- Số lượt khách du lịch đường sông

Khách DLĐS được tính bằng số lượng khách (lượt khách) bao gồm cả khách DL nội địa và khách DL quốc tế. Đây là chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả của hoạt động DLĐS, chi phối và ảnh hưởng đến các chỉ tiêu khác.

- Chi tiêu bình quân của khách du lịch đường sông

Chi tiêu khách DL là một trong những tiêu chí phản ánh về tính hiệu quả của hoạt động DL. Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, chi tiêu khách DL được hiểulà tổng số tiền chi tiêu của khách du lịch nội địa hoặc đại diện cho đoàn đi trong suốt thời gian đi và ở lại nơi đến”. “Chi tiêu của khách du lịch nội địa là tổng số tiền khách du lịch nội địa chi tiêu trước (để chuẩn bị cho chuyến đi) và trong chuyến đi (tự chi cho cá nhân như ăn, ở, đi lại)”. Khách DL nội địa ở đây được hiểu là khách DL nội địa và khách DL quốc tế đến Việt Nam (Tổng cục Thống kê, 2019). Công thức tính chi tiêu bình quân khách DL như sau:

Chi tiêu bình quân 1 lượt khách = Tổng số tiền chi tiêu của khách

Tổng số khách

Trong đánh giá thực trạng phát triển DLĐS ở TP. Đà Nẵng, việc tính toán chi tiêu bình quân khách DLĐS là cơ sở cho việc phân tích sâu hơn về tính hiệu quả của việc khai thác DLĐS và so sánh với hoạt động DL của toàn TP. Đà Nẵng.


- Sự hài lòng của du khách đối với du lịch đường sông ở thành phố Đà Nẵng (tuyến sông Hàn)

Để phân tích rõ hơn thực trạng phát triển DLĐS từ khía cạnh khách DLĐS, luận án đánh giá thêm ở khía cạnh về sự hài lòng của du khách đối với DLĐS. Bởi vì, trong kinh doanh DL, sự hài lòng của khách DL là yếu quan trọng thể hiện sự thành công của hoạt động DL và sự trung thành của du khách. Sự hài lòng của khách DL được định nghĩa là kết quả của sự tương tác giữa những giá trị cảm nhận và sự mong đợi của du khách về điểm đến (Pizam et al., 1978), là sự chênh lệch giữa giá trị kỳ vọng và giá trị cảm nhận mà các sản phẩm DL đã tác động đến trạng thái cảm xúc của du khách (Oliver, 1980; Yoon & Uysal, 2005). Chen & Tsai, (2007). Mức độ hài lòng của khách DL cao hơn có thể dẫn đến lợi nhuận và doanh thu cao hơn cho các nhà cung cấp dịch vụ (Dmitrović et al., 2009). Vì vậy, việc đảm bảo sự hài lòng của du khách là yếu tố then chốt mang lại thành công cho ngành DL (Hui et al., 2007); và là cơ sở tạo ra sự khác biệt và lợi thế cạnh tranh (McQuilken et al., 2000).

Nghiên cứu về sự hài lòng của khách DL không có sự thống nhất chung trong việc đo lường. Do đó, luận án sử dụng mô hình SERVPERF để đánh giá sự hài lòng, bởi vì đây là mô hình đơn giản, thích hợp cho việc đánh giá sự hài lòng vì không gặp phải vấn đề khi yêu cầu khách hàng đánh giá cả 2 phần kỳ vọng và cảm nhận (Cronin & Taylor, 1992; Jain & Gupta, 2004). Trên thực tế, nhiều nghiên cứu đã áp dụng các mô hình này, đồng thời có sự điều chỉnh để phù hợp với bối cảnh nghiên cứu. Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, trên cơ sở kế thừa mô hình SERVPERF, phát triển từ các mô hình nghiên cứu liên quan và thực tiễn DLĐS ở TP. Đà Nẵng, luận án đề xuất 5 yếu tố nhằm đánh giá sự hài lòng của khách DL đối với DLĐS ở TP. Đà Nẵng đã kế thừa, điều chỉnh và đề xuất các biến quan sát của từng yếu tố phù hợp với bối cảnh nghiên cứu. Theo đó, có 26 biến quan sát của 5 yếu tố đánh giá sự hài lòng của khách DL đối với DLĐS, 4 biến quan sát đánh giá sự hài lòng (phụ lục 2) và 6 câu hỏi liên quan thông tin nhân khẩu được đánh giá bằng thang Likert từ 1 đến 5, tương ứng với các mức đánh giá từ: hoàn toàn không hài lòng, không hài lòng, bình thường, hài lòng, hoàn toàn hài lòng. Luận án tiến hành khảo sát khách DL và sử dụng phần mềm SPSS để kiểm định được sự tác động của các yếu tố đề xuất tới sự hài lòng của khách DLĐS ở TP. Đà Nẵng.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ
Ngày đăng: 29/09/2024