Vai Trò Của Sông Ngòi Đối Với Phát Triển Du Lịch Đường Sông


Tài nguyên DLĐS tự nhiên bao gồm cảnh quan thiên nhiên, địa chất, địa mạo, hệ sinh thái ven sông và các yếu tố tự nhiên khác. Tài nguyên DL văn hóa bao gồm cảnh quan văn hóa ven sông, di tích lịch sử - văn hóa, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian, giá trị văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người cho mục đích DL. Các tài nguyên DL này nằm ở trên sông, ven sông hoặc vùng phụ cận sông trong vòng bán kính đến dưới 5 km và phải có khả năng khai thác trực tiếp hoặc gián tiếp cho các hoạt động du lịch đường sông.

- Sản phẩm du lịch đường sông

Dựa trên khái niệm sản phẩm DL và đặc điểm của DLĐS, theo tác giả “sản phẩm du lịch đường sông là tập hợp các dịch vụ trên cơ sở khai thác giá trị dòng chảy sông ngòi và tài nguyên liên quan vùng phụ cận để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch”.

Việc xác định sản phẩm DLĐS có nhiều công trình nghiên cứu đưa ra, trong Kiểm kê sông đánh giá biến đổi cho phù hợp với giải trí (Chubb. M & Bauman. E, 1968) đã xác định sản phẩm DLĐS gồm hoạt động: Chèo thuyền ở khu vực hoang dã, chèo thuyền nói chung, thuyền buồm nhỏ, xuồng máy/thuyền điện, lướt ván, bơi lội, câu cá ở bờ sông, câu cá trên thuyền, nghiên cứu tự nhiên, săn bắn, cano, cắm trại dọc đường mòn, picnic. Nghiên cứu Đường thủy châu Âu như là nguồn tài nguyên nghỉ dưỡng và giải trí (Prideaux & Cooper, 2009) đã đưa ra sản phẩm DLĐS bao gồm: Nghỉ dưỡng và giải trí bên bờ sông, du thuyền, chèo thuyền trên sông, sự kết hợp hợp của hoạt động trên sông và bờ. Công trình Du lịch đường sông ở phía Đông của Croatia: Những triển vọng cho sự phát triển (Bosnic, 2012) cho rằng sản phẩm DLĐS là những hoạt động khác nhau diễn ra trên sông như đi lại bằng du thuyền, chèo thuyền, câu cá và các hoạt động diễn ra trên bờ sông.

Như vậy, dù có sự phân chia sản phẩm DLĐS khác nhau nhưng có thể được phân thành 3 nhóm là: hoạt động DLĐS trên sông, trên bờ sông và hoạt động DLĐS kết hợp.

+ Hoạt động DLĐS trên bờ sông: Với các hoạt động như nghỉ dưỡng ven sông, cắm trại, câu cá, đi bộ, xe đạp hoặc các phương tiện khác dọc bờ sông để ngắm cảnh, nghỉ dưỡng hoặc kết hợp tham quan các điểm DL ven sông.

+ Hoạt động DLĐS trên sông: Chèo thuyền, du thuyền, tắm sông, hoạt động vui chơi, thể thao mạo hiểm trên sông.


+ Hoạt động DLĐS kết hợp: Chèo thuyền và du thuyền kết hợp tham quan, khám phá các điểm DL ven sông để trải nghiệm cảnh vật, văn hóa địa phương.

1.1.2. Vai trò của sông ngòi đối với phát triển du lịch đường sông

Trong lịch sử phát triển của nhân loại, các nền văn minh và đô thị lớn trên thế giới đều được hình thành và phát triển thịnh vượng dọc các con sông lớn như: sông Nin, sông Ấn, sông Hằng, sông Ophrat, sông Tigrit, sông Hoàng Hà, sông Trường Giang... Sông ngòi giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của mỗi quốc gia bằng cách cung cấp nguồn nước bền vững. Con sông là trung tâm diễn ra các hoạt động của con người được xác định như là “các tuyến giao thông, nguồn thực phẩm và nhiều thời điểm là các địa điểm để tham quan và vui chơi”. “Con sông và sự vận động của nó bởi nhân loại cho phép sa mạc nở hoa với sản phẩm nông nghiệp và các cơ hội giải trí phù hợp” (Prideaux & Cooper, 2009). Như vậy, vai trò của sông ngòi được nhấn mạnh ở đây như là tuyến giao thông, địa điểm cho các hoạt động sinh hoạt cộng đồng, giải trí, cung cấp nguồn thực phẩm trực tiếp cho con người, là yếu tố thúc đẩy cho sự phát triển của nền nông nghiệp. Do đó, dọc lưu vực sông thường có khu dân cư đông đúc với nhiều giá trị văn hóa, hoạt động giải trí gắn liền với sông nước.

Trong thời đại hiện nay, “trong bối cảnh kinh tế, khi mà du lịch đang trở nên quan trọng hơn việc khai thác các tài nguyên cơ bản khác và sản xuất thì sông ngòi có vai trò càng trở nên quan trọng hơn tiếp tục hỗ trợ các thành phố lớn trong kỷ nguyên đương đại trở thành nguồn tài nguyên du lịch có giá trị to lớn”, cũng như “là bộ phận không gian chủ yếu của cảnh quan và hình thành một nguồn tài nguyên du lịch có giá trị” (Prideaux & Cooper, 2009). Do đó, vai trò của sông ngòi đối với sự phát triển DL được thể hiện ở nhiều phương diện khác nhau.

- Mỗi con sông chảy qua những khu vực cảnh quan khác nhau như cảnh quan tự nhiên, cảnh quan văn hóa có giá trị hấp dẫn, giải trí, văn hóa - lịch sử mang tính địa phương đặc sắc riêng. Đây là tài nguyên hấp dẫn cho phát triển du lịch đường sông.

- Con sông là nơi diễn ra các hoạt động giao thông dựa trên dòng chảy sông ngòi. Cho nên, dòng sông là nơi diễn ra các hoạt động liên quan đến vận chuyển khách hoặc các hoạt động liên quan đến dòng chảy sông ngòi như: chèo thuyền, du thuyền, bơi lội, lướt ván trên sông… để tạo nên những sản phẩm du lịch đường sông.


- Sông ngòi cũng tạo ra môi trường DL một cách đặc trưng với hoạt động thể thao, giải trí liên quan đến nước gồm các môn thể thao nước, câu cá, du ngoạn, hoạt động nghỉ dưỡng...

- Các con sông cũng cung cấp nguồn thực phẩm dồi dào trực tiếp như cá và nguồn thực phẩm khác hoặc gián triếp thông qua nông nghiệp. Cá và đặc sản từ sông hoặc sản phẩm nông nghiệp ven sông vừa là nguồn thực phẩm, lương thực cho con người, vừa mang phong vị đặc trưng cho mỗi con sông, tạo nên đa dạng về ẩm thực và sinh thái nông nghiệp phục vụ cho du lịch.

- Sông ngòi tạo nên không khí mát mẻ, dễ chịu, đặc biệt là ở những khu vực khí hậu khô nóng, hoặc vào mùa hè, thì đây là điểm đến thu hút du khách.

Như vậy sông ngòi trở thành một trong những tài nguyên quan trọng cho sự phát triển DL, sự phát triển này không chỉ được khai thác ở những vùng, quốc gia phát triển mà “Du lịch đường sông cũng có thể được sử dụng như là một giải pháp để phát triển du lịch ở những vùng xa xôi, vùng không phát triển”. DLĐS “cũng mang đến khả năng mở ra cơ hội phát triển du lịch cho các khu vực xa xôi với sức lôi cuốn để thám hiểm và thỏa mãn những nhu cầu đặc biệt của du khách” (Inskeep, 1991). Đồng thời, DLĐS cũng trao cơ hội bảo tồn các giá trị tự nhiên, văn hóa - lịch sử đặc trưng dọc con sông.

1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch đường sông

Du lịch đường sông khai thác đa dạng các nguồn tài nguyên khác nhau như dòng chảy sông ngòi, cảnh quan thiên nhiên, cảnh quan văn hóa, các giá trị lịch sử - văn hóa độc đáo của cộng đồng địa phương. Do đó, phát triển DLĐS phải gắn liền với việc tối đa hóa sử dụng tài nguyên DL ven sông (Fachrudin & Lubis, 2016). Chính vì vậy, dưới góc độ địa lý học, thực tiễn khu vực nghiên cứu và đặc thù của loại hình DLĐS theo tác giả luận án, DLĐS cũng chịu ảnh hưởng của tổng hợp các yếu tố: Vị trí địa lý; khí hậu, đặc điểm thủy văn; tài nguyên du lịch đường sông; cơ sở hạ tầng; phát triển kinh tế và an ninh, an toàn xã hội; chiến lược và chính sách phát triển du lịch đường sông; sự tham gia của cộng đồng địa phương.

(1) Vị trí địa lý: Vị trí địa lý của con sông là yếu tố tạo điều kiện thuận lợi hoặc khó khăn trong việc thu hút khách DL. Vị trí địa lý của sông dễ tiếp cận càng tạo điều kiện thuận lợi cho khai thác DLĐS. Bên cạnh đó, vị trí của sông nằm ở gần trung tâm DL có nhiều thuận lợi trong thu hút khách DL hơn so với những sông nằm xa trung tâm.


(2) Khí hậu: Khí hậu là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới số lượng và chế độ nước sông vì vậy, ảnh hưởng trực tiếp đến việc khai thác các hoạt động DLĐS. Trong đó, lượng mưa có ảnh hưởng lớn nhất, lượng mưa phong phú thì lượng nước sông sẽ lớn, ngược lại khu vực có lượng mưa nghèo nàn thì lượng nước sông cũng giảm đi, nơi nào có lượng mưa điều hòa thì chế độ nước sông cũng điều hòa. Các yếu tố khác như sự bốc hơi làm giảm chế độ nước sông, nhiệt độ không khí làm giảm độ ẩm tương đối và tăng quá trình bốc hơi của con sông, do đó ảnh hưởng đến DLĐS. Vào thời gian mùa hè hoặc ở những khu vực khí hậu nóng thì con sông chính là điểm nhấn thu hút khách DL. Các yếu tố khí hậu nguy hiểm như bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt, hạn hán ảnh hưởng đến con sông và hoạt động du lịch đường sông.

(3) Đặc điểm thủy văn: DLĐS gắn liền với dòng chảy sông ngòi, do đó nó chịu ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tố thủy văn của sông ngòi. Sông có chế độ thủy văn ổn định, lượng nước điều hòa quanh năm, nguồn nước sạch là điều kiện thuận lợi cho phát triển DLĐS. Ngược lại, con sông có chế độ thủy văn phức tạp, sự chênh lệch tổng lượng dòng chảy năm lớn sẽ gây khó khăn, thậm chí sẽ có nhiều hậu quả tiêu cực cho việc phát triển DLĐS. Do đó, đây là yếu tố ảnh hưởng đến phát triển DLĐS ở TP. Đà Nẵng.

(4) Tài nguyên du lịch đường sông: Việc khai thác DLĐS là sự kết hợp của nhiều nguồn lực khác nhau từ nguồn nước, cảnh quan thiên nhiên, cảnh quan văn hóa, các giá trị lịch sử - văn hóa độc đáo của cộng đồng địa phương vùng phụ cận sông. Do đó, phát triển DLĐS phải gắn liền với việc tối đa hóa việc sử dụng tài nguyên DL ven sông (Fachrudin & Lubis, 2016). Tài nguyên DLĐS bao gồm tài nguyên tự nhiên và văn hóa. Tài nguyên DLĐS tự nhiên bao gồm cảnh quan tự nhiên, địa chất, địa mạo, hệ sinh thái ven sông và các yếu tố tự nhiên khác. Tài nguyên DLĐS văn hóa bao gồm cảnh quan văn hóa ven sông, di tích lịch sử - văn hóa, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian, giá trị văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người cho mục đích DL. Các tài nguyên DL này nằm ở trên sông hoặc vùng phụ cận sông trong vòng bán kính đến dưới 5 km và phải có khả năng khai thác trực tiếp hoặc gián tiếp cho du lịch đường sông.

(5) Cơ sở hạ tầng: CSHT là tiền đề, là đòn bẫy của mọi hoạt động kinh tế, trong đó có hoạt động DL (Nguyễn Minh Tuệ và cộng sự, 2017). Vì vậy, CSHT cũng có vai


trò quan trọng đối với việc phát triển DLĐS, bao gồm hệ thống giao thông kết nối, hệ thống điện, nước, hạ tầng viễn thông và CSHT y tế.

(6) Phát triển kinh tế và an ninh, an toàn xã hội: Sự phát triển DLĐS phụ thuộc vào tình hình và xu hướng phát triển kinh tế của địa phương. Địa phương có điều kiện kinh tế phát triển thì đời sống và thu nhập của người dân cũng cao, nhu cầu nghỉ ngơi đa dạng. Bên cạnh đó, nền kinh tế càng phát triển thì việc đầu tư cho DLĐS được tốt hơn, vốn đầu tư cho DLĐS dễ huy động hơn. Tình hình an ninh, an toàn xã hội là điều kiện quan trọng có vai trò thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển DLĐS. Địa phương có an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định, văn minh sẽ là môi trường thuận lợi cho hoạt động DLĐS diễn ra. Đồng thời, sự đảm bảo về an toàn trên tàu và tại các điểm DLĐS là yếu tố quan trọng cho việc khai thác du lịch đường sông.

(7) Chính sách phát triển du lịch đường sông: Chiến lược và chính sách phát triển DLĐS là yếu tố then chốt dẫn đến thành công trong phát triển, liên kết DL và đảm bảo tính bền vững DL (United Nations Environment Programme, 2009). Đối với DLĐS các chính sách là yếu tố tác động mạnh mẽ tạo nên động lực thúc đẩy cho sự phát triển của loại hình DL này và được thể hiện thông qua chính sách phát triển DL chung của cả nước, Duyên hải Nam Trung Bộ, chính sách phát triển chung cho ngành DL và chính sách phát triển cụ thể cho DLĐS của TP. Đà Nẵng. Chính sách phát triển DL càng thông thoáng, sâu sát thực tế thì càng tạo điều kiện cho phát triển du lịch đường sông.

(8) Sự tham gia của cộng đồng dân cư trong phát triển du lịch đường sông: Sự tham gia của cộng đồng địa phương là một nhân tố quan trọng đối với phát triển DL. Theo Luật Du lịch Việt Nam (2017) “Cộng đồng dân cư có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên du lịch, bản sắc văn hóa địa phương; giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường” (điều 6, chương 1 Luật Du lịch Việt Nam, 2017). Như vậy có thể thấy cộng đồng dân cư và các giá trị văn hóa của họ là nguồn tài nguyên cho DLĐS, đồng thời họ cũng là lực lượng lao động trực tiếp cho việc phát triển DLĐS. Do đó, phát triển DLĐS không thể tách rời với sự phát triển của cộng đồng dân cư sinh sống ven sông. Việc chia sẻ lợi ích với cộng đồng địa phương từ hoạt động DLĐS sẽ góp phần hạn chế đáng kể sức ép của cộng đồng lên tài nguyên DLĐS, bảo vệ tài nguyên DLĐS, giữ gìn bản sắc văn hóa địa phương, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, môi trường và góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân địa phương.


1.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá phát triển du lịch đường sông vận dụng vào nghiên cứu ở thành phố Đà Nẵng

1.1.4.1. Chỉ tiêu đánh giá tiềm năng phát triển du lịch đường sông

* Lựa chọn tiêu chí và phân cấp chỉ tiêu đánh giá

Kế thừa từ những nghiên cứu liên quan, phù hợp với đối tượng và phạm vi nghiên cứu, luận án đã xây dựng bộ tiêu chí đánh giá tổng hợp tiềm năng phát triển DLĐS ở TP. Đà Nẵng, gồm 6 nhóm tiêu chí sau:

- Tiêu chí khả năng tiếp cận

Khả năng tiếp cận con sông ảnh hưởng đến việc tổ chức khai thác và quyết định lựa chọn của khách DL. Tiêu chí phản ánh khả năng khách DL tiếp cận con sông một cách thuận lợi mà không gặp trở ngại. Trong khai thác DLĐS khách DL di chuyển từ các điểm cấp khách tới con sông hoặc điểm DL dọc sông bằng đường bộ (Ballen et al, 2014), do đó khả năng tiếp cận con sông được xác định bằng tổng hợp các chỉ tiêu: Khoảng cách từ điểm cấp khách DL đến con sông, chất lượng đường giao thông và thời gian tiếp cận con sông.

Bảng 1.1. Tiêu chí khả năng tiếp cận


TT

Mức độ

Chỉ tiêu - Diễn giải


1

Rất thuận lợi

Khoảng cách từ điểm cấp khách du lịch đến con sông dưới 10 km,

chất lượng đường giao thông rất tốt với trên 95 % là đường nhựa, thời gian tiếp cận dưới 30 phút.


2


Thuận lợi

Khoảng cách từ điểm cấp khách du lịch đến con sông từ 10 - 30 km,

chất lượng đường giao thông tốt với từ 80 - 94 % là đường nhựa, thời gian tiếp cận khoảng 30 - 60 phút.


3

Trung bình

Khoảng cách từ điểm cấp khách du lịch đến con sông từ 31 - 50 km,

chất lượng đường giao thông đạt mức trung bình với 71 - 80 % là đường nhựa, thời gian tiếp cận khoảng 60 - 90 phút.


4

Ít thuận lợi

Khoảng cách từ điểm cấp khách du lịch đến con sông từ 51 - 70 km, chất lượng đường giao thông ít thuận lợi với từ 61 - 70% là đường

nhựa, thời gian tiếp cận từ 90 - 120 phút.


5

Không thuận lợi

Khoảng cách điểm cấp khách du lịch đến con sông trên 70 km, chất lượng đường giao thông kém thuận lợi với dưới 60% là đường nhựa,

thời gian tiếp cận trên 120 phút.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 174 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch đường sông ở thành phố Đà Nẵng - 5

(Nguồn: Tác giả luận án)


- Tiêu chí kích thước sông

Kích thước con sông ảnh hưởng đến không gian và khả năng phù hợp với các hoạt động DLĐS. Các con sông là bộ phận không gian chủ yếu của cảnh quan và hình thành một nguồn tài nguyên du lịch có giá trị (Prideaux & Cooper, 2009). Một con sông quá hẹp hoặc quá nông thì khó có thể mang lại trải nghiệm về một không gian thoáng đãng, nhẹ nhàng cho du khách, ngoài ra, sông quá hẹp khiến cho tàu thuyền du ngoạn trở nên khó khăn hơn khi số lượng tàu thuyền tăng đột biến (Nguyễn Thị Hồng Diệu và Vũ Diệu Ngân, 2014). Đối với con sông có kích thước lớn, ít bị giới hạn tĩnh không sẽ tạo không gian cảnh quan thoáng đãng và đưa tới cơ hội khai thác đa dạng các sản phẩm DLĐS hơn. Tiêu chí được xây dựng dựa theo quy định Số: 46/2016/TT- BGTVT Quy định cấp kỹ thuật đường thủy nội địa của Bộ giao thông vận tải năm 2016.

Bảng 1.2. Tiêu chí kích thước sông


TT

Mức độ

Chỉ tiêu - Diễn giải


1


Rất tốt

Là tuyến sông cấp I theo phân cấp đường thủy nội địa Việt Nam với kích thước độ sâu > 4 m, rộng > 90 m; Khẩu độ khoang thông thuyền > 85 m, chiều cao tĩnh không cầu > 11 m, chiều cao tĩnh không đường dây điện > 12+∆H. Con sông phù hợp cho trên 5

hoạt động du lịch đường sông.


2


Tốt

Là tuyến sông cấp II, III theo phân cấp đường thủy nội địa Việt Nam với kích thước độ sâu > 2,8 m, rộng > 40 m; Khẩu độ khoang thông thuyền > 40 m, chiều cao tĩnh không cầu > 7 m, chiều cao tĩnh không đường dây điện > 12+∆H. Con sông phù hợp cho trên

4 hoạt động du lịch đường sông.


3


Trung bình

Là tuyến sông cấp IV, V theo phân cấp đường thủy nội địa Việt Nam với kích thước độ sâu > 1,8 m, rộng > 20 m; Khẩu độ khoang thông thuyền > 20 m, chiều cao tĩnh không cầu > 4 m, chiều cao tĩnh không đường dây điện > 7+∆H. Con sông phù hợp cho trên

3 hoạt động du lịch đường sông.


4


Kém

Là tuyến sông cấp VI theo phân cấp đường thủy nội địa Việt Nam với kích thước độ sâu > 1 m, rộng > 12 m; Khẩu độ khoang thông thuyền > 10 m, chiều cao tĩnh không cầu > 3 m, chiều cao tĩnh không đường dây điện > 7+∆H. Con sông phù hợp cho trên 2

hoạt động du lịch đường sông.


5


Rất kém

Là tuyến sông cấp chưa được phân cấp đường thủy nội địa Việt Nam. Sông có độ sâu thấp < 1 m, rộng < 12 m; Khẩu độ khoang

thông thuyền < 10 m, chiều cao tĩnh không cầu < 3 m, chiều cao




tĩnh không đường dây điện > 7+∆H. Con sông phù hợp cho trên

1 hoạt động du lịch đường sông.

(Nguồn: Bộ giao thông vận tải, 2016; tác giả luận án)

- Tiêu chí độ hấp dẫn cảnh quan

Độ hấp dẫn của cảnh quan ở hai bên bờ sông có ý nghĩa rất lớn trong việc tạo sức lôi cuốn, hấp dẫn cho khai thác DLĐS. Độ hấp dẫn là một yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới việc hình hành các sản phẩm, bởi không phải tất cả các con sông đều có thể khai thác để phát triển du lịch (Baker et al., 2010). Do đó, phát triển du lịch đường sông phải gắn liền với việc tối đa hóa việc sử dụng tài nguyên du lịch ven sông (Fachrudin H. T & Lubis M. D, 2016). Tiêu chí này được xem xét theo hai nhóm cảnh quan là cảnh quan văn hóa và cảnh quan tự nhiên do sự khác biệt về tính chất cảnh quan ở mỗi khu vực con sông chảy qua.

Bảng 1.3. Tiêu chí độ hấp dẫn cảnh quan


TT

Mức độ

Chỉ tiêu - Diễn giải


1


Rất hấp dẫn

Cảnh quan văn hóa có phong cảnh rất đẹp, điểm độc đáo của sông mang ý nghĩa quốc tế /cả nước, hoặc cảnh quan tự nhiên có phong

cảnh, địa hình rất đẹp và hoàn toàn hoang dã.


2


Hấp dẫn

Cảnh quan văn hóa có phong cảnh đẹp, điểm độc đáo của sông

mang ý nghĩa đối với cả nước/miền Trung, hoặc cảnh quan tự nhiên có phong cảnh, địa hình đẹp và hoang dã.


3


Trung bình

Cảnh quan văn hóa có phong cảnh khá đẹp, điểm độc đáo của sông mang ý nghĩa đối với địa phương, hoặc cảnh quan tự nhiên có phong cảnh, địa hình khá đẹp và mang tính bán hoang dã có dấu

hiện bị ảnh hưởng của hoạt động kinh tế - xã hội.


4


Ít hấp dẫn

Cảnh quan văn hóa có phong cảnh đơn điệu, điểm độc đáo của sông có ý nghĩa đối với dòng sông, hoặc cảnh quan tự nhiên có phong cảnh, địa hình đơn điệu và mang tính bán hoang dã, bị ảnh

hưởng bởi hoạt động kinh tế - xã hội.


5

Kém hấp dẫn

Cảnh quan văn hóa có phong cảnh rất đơn điệu, không mang tính

độc đáo, hoặc cảnh quan tự nhiên có phong cảnh, địa hình rất đơn điệu và bị ảnh hưởng nặng nề của hoạt động kinh tế - xã hội.

(Nguồn: Tác giả luận án)

- Tiêu chí khả năng liên kết với điểm du lịch dọc bờ sông

Tiêu chí này đánh giá khả năng liên kết của con sông với các điểm DL dọc bờ sông để tạo nên sự đa dạng cho sản phẩm DLĐ bởi vì, khác với du lịch biển chỉ tập trung

Ngày đăng: 29/09/2024