Phát triển du lịch đường sông ở thành phố Đà Nẵng - 20


TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Trên cơ sở kết quả đánh giá các nhân tố ảnh hưởng, tiềm năng, thực trạng phát triển DLĐS ở TP. Đà Nẵng kết hợp với nguồn dữ liệu thứ cấp và phân tích đánh giá SWOT, tác giả đã xây dựng các định hướng và đề xuất giải pháp phát triển DLĐS ở TP. Đà Nẵng trong tương lai.

Trên cơ sở đó, đề tài đề xuất 5 định hướng, các định hướng được tập trung vào các vấn đề trọng tâm của phát triển DLĐS ở TP. Đà Nẵng bao gồm: Định hướng đa dạng hóa sản phẩm du lịch đường sông; định hướng liên kết phát triển du lịch đường sông; định hướng thị trường khách du lịch đường sông; định hướng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đường sông; định hướng nguồn nhân lực du lịch đường sông.

Để thực hiện được các định hướng trên, 10 giải pháp được đề xuất gồm nhóm giải pháp chung với 08 giải pháp (giải pháp cơ chế chính sách gắn với phát triển du lịch đường sông; giải pháp về nguồn vốn đầu tư phát triển du lịch đường sông; giải pháp xúc tiến, quảng bá du lịch đường sông; giải pháp chất lượng dịch vụ du lịch đường sông; giải pháp bảo vệ môi trường và phát triển bền vững du lịch đường sông; giải pháp thu hút sự tham gia của cộng đồng cư dân địa phương; giải pháp đảm bảo an ninh, an toàn trong phát triển du lịch đường sông; giải pháp phát triển giao thông công cộng gắn liền với du lịch đường sông) và nhóm giải pháp riêng gồm 02 giải pháp là (giải pháp khai thác và phát triển tuyến sông phục vụ phát triển du lịch đường sông và giải pháp quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đường sông). Để đạt được hiệu quả thì các giải pháp trên phải thực hiện một cách đồng bộ, thống nhất giữa các cấp.


KẾT LUẬN

1. Phát triển DLĐS là một xu hướng mới trong DL mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường. Do đó, việc nghiên cứu phát triển DLĐS có ý nghĩa thực tiễn quan trọng giúp khai thác hiệu quả lợi thế tài nguyên của địa phương. Nghiên cứu phát triển DLĐS ở TP. Đà Nẵng vì thế có ý nghĩa thực tiễn quan trọng phù hợp với xu thế thời đại.

2. Trên thế giới và Việt Nam đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về phát triển DLĐS theo nhiều hướng khác nhau, nhưng ở Việt Nam hiện nay các công trình nghiên cứu về phát triển DLĐS của một lãnh thổ cụ thể ở khía cạnh địa lý học còn khá hạn chế, có chăng chỉ dừng lại ở một vài hướng nghiên cứu có liên quan về một số sản phẩm của du lịch đường sông.

3. Cơ sở khoa học được xây dựng để nghiên cứu phát triển DLĐS ở TP. Đà Nẵng đã kế thừa, bổ sung từ nhiều nghiên cứu khác nhau. Luận án đã làm rõ được nội hàm khái niệm DLĐS và các khái niệm mở rộng liên quan, xác định 08 nhóm nhân tố ảnh hưởng (vị trí địa lý, khí hậu, đặc điểm thủy văn, tài nguyên DLĐS, CSHT, phát triển kinh tế và an ninh, an toàn xã hội, chính sách phát triển DLĐS và sự tham gia của cộng đồng địa phương), 06 tiêu chí đánh giá tiềm năng (kích thước sông, độ hấp dẫn cảnh quan, khả năng liên kết với điểm DL dọc bờ sông, CSHT và CSVCKT DLĐS, môi trường sông và khả năng tiếp cận) và 08 chỉ tiêu đánh giá thực trạng phát triển DLĐS ở TP. Đà Nẵng (khách DLĐS (số lượt khách, chi tiêu trung bình khách, đánh giá sự hài lòng của khách DLĐS), tổng doanh thu DLĐS, lao động DLĐSCSVCKT DLĐS, quản lý, điều hành hoạt động DLĐS) cùng các phương pháp đánh giá khoa học.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 174 trang tài liệu này.

4. Luận án đã phân tích, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển DLĐS ở TP. Đà Nẵng, kết quả cho thấy có nhiều thuận lợi về vị trí địa lý, đặc điểm khí hậu, thủy văn, tài nguyên DLĐS, CSHT, chính sách, sự phát triển KT – XH và cộng đồng dân cư địa phương cho phát triển DLĐS ở TP. Đà Nẵng. Bên cạnh đó cũng gặp phải những khó khăn bởi một số đặc điểm về tự nhiên và KT - XH không thuận lợi. Kết quả đánh giá tiềm năng phát triển DLĐS ở TP. Đà Nẵng thấy rằng, các tuyến sông đều có nhiều thuận lợi và hấp dẫn nhưng cũng gặp phải những hạn chế riêng cho cho phát triển DLĐS. Trong đó, sông Hàn đạt mức rất thuận lợi và rất hấp dẫn, sông Cổ Cò và sông Cu Đê thuận lợi và hấp dẫn trong khi sông Cẩm Lệ và sông Túy Loan lại ở mức ít thuận lợi và ít hấp dẫn cho phát triển du lịch đường sông.


Phát triển du lịch đường sông ở thành phố Đà Nẵng - 20

5. Trong những năm gần đây DLĐS ở TP. Đà Nẵng đã đạt được một số thành tựu, một số sản phẩm DLĐS đã đưa vào khai thác trên tuyến sông Hàn, tổng số lượt khách, doanh thu, chi tiêu bình quân khách, lao động và CSVCKT của DLĐS đều có sự tăng trưởng. Mặt khác, kết quả đánh giá sự hài lòng của khách DL đối với DLĐS trên tuyến sông Hàn ở TP. Đà Nẵng cũng cho thấy sự hài lòng của khách DL theo mức độ ảnh hưởng giảm dần là: độ hấp dẫn, năng lực đáp ứng, độ an toàn, phương tiện hữu hình và độ tin cậy. Đánh giá chung về sự hài lòng của du khách đối với DLĐS đạt mức độ khá tốt. Bên cạnh đó, thực trạng phát triển DLĐS ở TP. Đà Nẵng cũng đối mặt với nhiều hạn chế về xây dựng sản phẩm DLĐS, quy mô khai thác, thị trường khách DL, nguồn nhân lực, CSHT và CSVCKT, việc liên kết khai thác cần được xem xét và giải quyết.

6. Nhằm phát huy những lợi thế và tập trung giải quyết các vấn đề tồn tại của phát triển DLĐS ở TP. Đà Nẵng, đề tài căn cứ vào những luận chứng khoa học và kết quả đánh giá, phân tích về nhân tố ảnh hưởng, tiềm năng và thực trạng phát triển DLĐS để đề xuất 05 nhóm định hướng và 10 nhóm giải pháp (08 nhóm giải pháp chung và 02 nhóm giải pháp riêng). Các định hướng cụ thể vào các vấn đề về đa dạng sản phẩm DLĐS, liên kết phát triển DLĐS, phát triển thị trường khách DL, CSHT và CSVCKT DLĐS, đào tạo nguồn nhân lực. Nhóm các giải pháp chung hướng đến các giải pháp về cơ chế chính sách gắn với phát triển DLĐS; giải pháp về nguồn vốn đầu tư phát triển DLĐS; giải pháp xúc tiến, quảng bá DLĐS; giải pháp chất lượng dịch vụ DLĐS; giải pháp bảo vệ môi trường và phát triển bền vững DLĐS; giải pháp thu hút sự tham gia của cộng đồng cư dân địa phương; giải pháp đảm bảo an ninh, an toàn trong phát triển du lịch đường sông; giải pháp phát triển giao thông công cộng gắn liền với DLĐS. Nhóm giải pháp riêng gồm giải pháp khai thác và phát triển tuyến sông phục vụ phát triển DLĐS và giải pháp quy hoạch tổng thể phát triển DLĐS. Để hệ thống định hướng và giải pháp đi vào thực tiễn, cần phải được thực hiện đồng bộ và có sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong phát triển DLĐS ở TP. Đà Nẵng.


DANH MỤC CÁC BÀI BÁO, CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

Tạp chí khoa học và hội thảo

1. Trương Phước Minh, Nguyễn Thị Hồng (2016), Phát triển du lịch đường sông ở thành phố Đà Nẵng, Kỷ yếu Hội nghị Địa lí toàn quốc lần thứ IX, quyển 2, trang 696- 704. Quy Nhơn, 12/2016.

2. Nguyễn Thị Hồng, Trương Phước Minh, Đoàn Thị Thông (2018) Đánh giá cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch đường sông ở thành phố Đà Nẵng, Tạp chí Khoa học Xã hội, Nhân văn & Giáo dục, tập 8, số 2 (2018), trang 1-10.

3. Nguyễn Thị Hồng, Nguyễn Kim Hồng (2019) Đánh giá điểm tài nguyên du lịch theo định hướng khai thác du lịch đường sông trên sông Hàn, Cổ Cò và Cẩm Lệ ở thành phố Đà Nẵng, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, tập 16, số 5 (2019), trang 108-120.

4. Nguyễn Thị Hồng (2020), Đánh giá khả năng phát triển du lịch đường sông của hệ thống sông ngòi ở thành phố Đà Nẵng, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, tập 17, số 6 (2020), trang 1100-1112.

5. Nguyễn Thị Hồng, Trương Phước Minh (2021), Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến du lịch đường sông ở thành phố Đà Nẵng, Kỷ yếu Hội nghị Địa lí toàn quốc lần thứ XII, thành phố Hồ Chí Minh, 2021.

6. Nguyễn Thị Lộc, Nguyễn Thị Kim Huệ, Nguyễn Thị Hồng (2021), Nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng với trang Facebook của khách sạn: trường hợp các khách sạn tại thành phố Đà Nẵng, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, tập 18, số 1 (2021), trang 30-44

7. Nguyễn Thị Kim Huệ, Nguyễn Thị Lộc, Nguyễn Thị Hồng, Đặng Thị Kim Thoa (2021), Vai trò trung gian của hình ảnh nhận thức và sự nhận dạng với điểm đến lên mối quan hệ trách nhiệm xã hội điểm đến và hành vi có trách nhiệm với môi trường của du khách tại thành phố Đà Nẵng, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á, số 12 (2021), trang 5-30.

8. Nguyễn Thị Hồng, Nguyễn Kim Hồng, Trương Phước Minh (2022), Đánh giá sự hài lòng của khách du lịch đối với hoạt động du lịch đường sông ở tuyến sông Hàn, thành


phố Đà Nẵng, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, tập 19, số 1 (2022), trang 159-173

Đề tài nghiên cứu khoa học

9. Nguyễn Thị Hồng (chủ nhiệm), Trương Phước Minh, Đoàn Thị Thông (2018), Xây dựng cơ sở khoa học để khai thác các tuyến đường sông phục vụ phát triển du lịch ở thành phố Đà Nẵng, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng.

10. Nguyễn Thị Lộc, Nguyễn Thị Kim Huệ, Nguyễn Thị Hồng (thành viên) (2022) Nhân tố ảnh hưởng đến hành vi có trách nhiệm với môi trường của du khách tại điểm đến Đà Nẵng, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ahn, T., Ryu, S., & Han, I. (2007). The impact of Web quality and playfulness on user acceptance of online retailing. Information & Management, 44(3), 263–275.

Al-Ababneh, M. M. (2013). Service quality and its impact on tourist satisfaction.

Institute of Interdisciplinary Business Research, 164.

Attallah, N. F. (2015). Evaluation of perceived service quality provided by tourism establishments in Egypt. Tourism and Hospitality Research, 15(3), 149–160.

Baker, M.-A., Hughey, K. F. D., Lincoln University (Canterbury, N. Z.), & Land, E. &

P. (2010). The river values assessment system. Land Environment & People, Lincoln University. http://hdl.handle.net/10182/3900.

Ballen, M., Dooms, M., & Haezendonck, E. (2014). River tourism development: The cause of the port of Brussel. Research in Transportation Business & Management. No. 13, 71-79.

Boivin, M., & Tanguay, G. A. (2019). Analysis of the determinants of urban tourism attractiveness: The case of Québec City and Bordeaux. Journal of Destination Marketing & Management, 11, 67–79.

Bollen, K. A. (1986). Sample Size and Bentler and Bonett’s Nonnormed Fit Index.

Psychometrika, 51(3), 375-377.

Bosnic, I. (2012). River Tourism in Eastern Croatia: Perspectives for Development. International Scientific: The Economy of Eastern Croatia - yesterday, today, tomorrow. pp. 216-222.

Bộ Giao thông Vận tải. (2011). Thông tư số 73/2011/TT-BGTVT ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường thủy nội địa Việt Nam. Hà Nội.

Bộ Tài nguyên và Môi trường. (2015). Quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước mặt -

QCVN 08-MT:2015/BTNMT, Hà Nội.

Brodarič, P., Schiozzi, D., Smojver,Z. Analysis of River Cruising with the main focus on Croatia, Pomorski zbornik. No. 53, 11-18.

Candela, G., & Figini P. (2012). The Economics of Tourism Destinations. Pulished by Springer, Berlin Heidelberg, 26.


Canny, I. U. (2013). An empirical investigation of service quality, tourist satisfaction and future behavioral intentions among domestic local tourist at Borobudur Temple. International Journal of Trade, Economics and Finance, 4(2), 86.

Carvalho, R. C. D., & Medeiros, D. D. D. (2021). Assessing quality of air transport service: A comparative analysis of two evaluation models. Current Issues in Tourism, 24(8), 1123–1138.

Chaudhary, M., & Aggarwal, A. (2012). Tourist satisfaction and management of heritage sites in Amritsar. South Asian Journal of Tourism and Heritage, 5(2), 47–61.

Châu Văn Bình. (2015). Phát triển sản phẩm du lịch đường sông tại thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn Thạc sĩ Du lịch học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Chen, C.-F., & Chen, F.-S. (2010). Experience quality, perceived value, satisfaction and behavioral intentions for heritage tourists. Tourism Management, 31(1), 29–35.

Chen, C.-F., & Tsai, D. (2007). How destination image and evaluative factors affect behavioral intentions?. Tourism Management, 28(4), 1115–1122.

Chenini, A., & Touaiti, M. (2018). Building destination loyalty using tourist satisfaction and destination image: A holistic conceptual framework. Journal of Tourism, Heritage & Services Marketing, 4(2), 37–43.

Chubb, M. & E.H. Baumann. 1976. The RIVERS method: A pilot study of river recreation potential assessment. 1st Edn., Department of Geography, Michigan State University, pp: 76.

Cổng thông tin điện tử thành phố Đà Nẵng. (2015). Du lịch đường sông – hướng đi đầy tiềm năng của du lịch Đà Nẵng. Được truy lục từ: https://www.danang.gov.vn/chinh-quyen/chi-tiet?id=5694&_c=3

Công ty Jina Architects (Hàn Quốc). (2015). Quy hoạch tổng thể khu vực ven sông Hàn Đà Nẵng (JINA., 2015). Thành phố Đà Nẵng: Báo cáo tổng kết.

Công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng công trình Hàng hải. (2017). Quy hoạch chi tiết phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa thành phố Đà Nẵng đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030. thành phố Đà Nẵng: Báo cáo tổng kết.


Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và UBND thành phố Đà Nẵng. (2010). Nghiên cứu Chiến lược Phát triển Liên kết thành phố Đà Nẵng và Vùng phụ cận nước CHXHCN Việt Nam (DaCRISS). Thành phố Đà Nẵng: Trung tâm Hợp tác Quốc tế Nhật Bản và Công ty Almec.

Cronin, J. J., & Taylor, S. A. (1992). Measuring service quality: A reexamination and extension. Journal of Marketing, 56(3), 55–68.

Crouch, G. I. (2011). Destination Competitiveness: An Analysis of Determinant Attributes. https://journals.sagepub.com/doi/abs/10.1177/0047287510362776

Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng. (2016). Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng 2016. Hà Nội: Nxb Thống kê.

Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng. (2018). Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng 2018. Hà Nội: Nxb Thống kê.

Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng. (2020). Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng 2020. Hà Nội: Nxb Thống kê.

Dabholkar, P. A., Thorpe, D. I., & Rentz, J. O. (1995). A Measure of Service Quality for Retail Stores: Scale Development and Validation. Journal of the Academy of Marketing Science, 24(1), 3–16.

Daly, A. (2003). Inventory of instream values for rivers and lakes of Canterbury New Zealand: A desktop review. Environment Canterbury.

Dmitrović, T., Cvelbar, L. K., Kolar, T., Brenčič, M. M., Ograjenšek, I., & Žabkar, V. (2009). Conceptualizing tourist satisfaction at the destination level. International Journal of Culture, Tourism and Hospitality Research.

Dragin, S. A., Jovičić, D., & Lukić T. (2010). Cruising along the river Danube - Contemporary tourism trend in Serbia, Geographica Pannonica, Vol. 14, I. 3, pp. 98-108.

Dương Thị Hữu Hiền và Nguyễn Trung Hiệp. (2016). Đa dạng hóa sản phẩm du lịch đường sông từ các sự kiện du lịch (bài học kinh nghiệm của Hàn Quốc áp dụng cho du lịch đường sông tại thành phố Biên Hòa, Đồng Nai. Hà Nội: Phát triển Khoa học và Công nghệ. Tập 19, Số X5, tr. 46-60.

Egarr, G., Egarr, J., & Mackay, J. (1979)- 64 New Zealand rivers: A scenic evaluation.

New Zeland Canoeing Association.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ
Ngày đăng: 29/09/2024