Hạn Chế Nghiên Cứu Và Hướng Nghiên Cứu Tiếp Theo 83118


lại hệ thống chuồng trại, tập huấn cách thức hạch toán kinh doanh, đặc biệt là hỗ trợ phục dựng và duy trì làng nghề truyền thống trong cộng đồng. Tổ chức các đoàn đi tham quan, học tập kinh nghiệm làm du lịch cộng đồng thành công tại các địa phương khác. Tổ chức các khoá học chuyên sâu về làm du lịch cho các hộ gia đình làm homestay như nấu ăn, hướng dẫn viên, pha chế đồ uống, xây dựng các tuyến điểm trên địa bàn và các lớp tiếng Anh giao tiếp cho người dân làm du lịch.

- Tăng cường năng lực cộng đồng địa phương thông qua việc hỗ trợ và phối hợp tổ chức, vận hành Ban quản lý DLCĐ và lồng ghép hoạt động du lịch vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Đồng thời tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ và ban hành các bản quy chế quản lý sử dụng quỹ phát triển DLCĐ cho các thành viên các Ban quản lý. Ngoài ra, NGOs hỗ trợ giám sát các tác động của phát triển du lịch đến môi trường và văn hoá địa phương, sự tham gia bình đẳng trong phát triển du lịch địa phương.

- Xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch cộng đồng bền vững ra thị trường trong và ngoài khu vực thông qua việc hỗ trợ quảng bá giới thiệu hoạt động du lịch cộng đồng của điểm đến du lịch cộng đồng cụ thể, hấp dẫn du khách. Tổ chức các hoạt động như hội thảo, hội nghị và đăng tải thông tin điểm đến trên trang thông tin của NGOs để hỗ trợ quảng bá hình ảnh và hu hút khách du lịch cho điểm đến.


Thúc đẩy cộng đồng tham gia làm du lịch từ giai đoạn khởi xướng

Xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch cộng đồng bền vững ra thị trường trong và ngoài khu vực

NGOs

Hỗ trợ các vấn đề kỹ thuật: cung cấp tài liệu, đào tạo tập huấn người dân về vai trò và tầm quan trọng của PTDL trong cộng đồng, thay đổi sinh kế và bảo vệ môi trường

Nâng cao năng lực cộng đồng: tổ chức, vận hành Ban quản lý DLCĐ, lồng ghép phát triển du lịch với KT-XH địa phương

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.

Hình 5.5. Một số đề xuất với NGOs

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Phát triển du lịch cộng đồng bền vững từ góc nhìn lý thuyết các bên liên quan – Nghiên cứu điển hình ở khu vực Tây Bắc Việt Nam - 20


5.4. Hạn chế nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo

5.4.1. Hạn chế của nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu định tính được áp dụng trong luận án có quy trình thực hiện rõ ràng song khó tránh khỏi những yếu tố chủ quan trong quá trình thu thập và phân tích dữ liệu. Đặc biệt, các tình huống nghiên cứu đều gắn với dân tộc thiểu số, họ có phong cách làm việc và nhiều tập tục khác biệt, do đó, có thể có nhiều tư duy và hoạt động khác biệt mà tác giả không biết đến để khai thác hết thông tin cần thiết cho luận án. Ngoài ra, để kiểm chứng, đánh giá được mức độ tác động và vai trò của mỗi bên liên quan đối với phát triển du lịch cộng đồng bền vững phương pháp nghiên cứu định lượng nên được áp dụng kết hợp với phương pháp định tính trong các nghiên cứu tiếp theo để có kết quả nghiên cứu được toàn vẹn và có tính thuyết phục cao.

Mặt khác, trong quá trình nghiên cứu thực địa, các cuộc phỏng vấn sâu chỉ được thực hiện với các bên liên quan chính liên quan đến luận án (chính quyền địa phương, doanh nghiệp, cộng đồng địa phương và NGOs). Quan điểm của các chủ thể này phần nào còn hạn chế thông tin cho nghiên cứu, chưa thể hiện tính toàn diện của các bên liên quan đến phát triển du lịch tại điểm đến. Do vậy, tại các nghiên cứu tiếp theo nên thu thập thông tin từ nhiều bên liên quan hơn để nắm bắt được quan điểm, thái độ về vấn đề nghiên cứu như các chuyên gia du lịch, các nhà quản lý và khai thác vận tải, hướng dẫn viên du lịch, nhân viên công ty du lịch và các nhà quản lý cấp cao của các doanh nghiệp, cơ quan quản lý du lịch...

Luận án thực hiện phân tích và đánh giá dựa trên 4 điểm du lịch cộng đồng thuộc 3 tỉnh của khu vực Tây Bắc. Kết quả rút ra được từ quá trình nghiên cứu đã có đóng góp thiết thực trên cả khía cạnh lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên, nghiên cứu mới được thực hiện ở cấp độ cộng đồng, chưa thể đại diện hay mang lại kết quả khái quát cho các vùng, miền khác trong cả nước. Do vậy, cần có các nghiên cứu về phát triển du lịch cộng đồng bền vững ở các cấp độ lớn hơn như cấp độ địa phương, vùng/miền, quốc gia hay khu vực. Từ đó, có thể khái quát thành các quy trình vận hành hiệu quả, xây dựng được các bộ tiêu chí cụ thể để thực hiện thành công phát triển du lịch cộng đồng bền vững.

Nghiên cứu đã xác định và phân tích kỹ vai trò của các bên liên quan, song chưa tiến hành đánh giá sâu về vai trò và tác động của khách du lịch. Luận án mới chỉ quan tâm tới vai trò đánh giá và phản hồi của khách du lịch về điểm đến thông qua việc khảo sát khách hàng. Đối với một số điểm du lịch cộng đồng, khách du lịch có thể có vai trò lớn hơn như khai phá hoặc gợi mở thiết kế sản phẩm. Do vậy, các nghiên cứu trong tương lai có thể tìm hiểu sâu hơn về vai trò của khách du lịch ở các giai đoạn phát triển du lịch cộng đồng bền vững.


5.4.2. Một số hướng nghiên cứu trong tương lai

Thứ nhất, xung đột và giải pháp tăng cường hợp tác giữa các bên liên quan là một chủ đề nghiên cứu quan trọng trong phát triển du lịch bền vững. Phát triển du lịch cộng đồng bền vững thực sự là các bên liên quan và đặc biệt là người dân địa phương phải được hưởng lợi từ các hoạt động phát triển du lịch trên địa bàn; được tham gia, được quyết định và được hưởng lợi ích công bằng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, sự xung đột lợi ích giữa các bên hoặc giữa các khía cạnh phát triển bền vững thường xảy ra. Vấn đề làm sao để giảm sự xung đột và gia tăng sự công bằng trong phân phối lợi ích cần được tiếp tục nghiên cứu. Tương tự, kết quả của luận án cũng đặt ra câu hỏi làm thế nào tăng cường sự hợp tác của các bên liên quan, mối quan hệ và sự tương hỗ trong các hoạt động phát triển du lịch tại điểm đến. Theo Lozano (2008), sự hợp tác giữa các bên liên quan được đánh giá là con đường dẫn tới phát triển du lịch bền vững, giúp ổn định môi trường kinh doanh đang ngày càng bất ổn vì con người làm việc thay từ hành động cá nhân sang nỗ lực hợp tác để đạt mục tiêu chung. Do vậy, đây sẽ là chủ đề thiết thực cần được nghiên cứu sâu thêm khi thực hiện nghiên cứu về các bên liên quan trong phát triển du lịch bền vững.

Thứ hai, vai trò của các bên liên quan thay đổi như thế nào theo giai đoạn phát triển của điểm đến du lịch cộng đồng cũng là một câu hỏi nghiên cứu quan trọng. Các tình huống nghiên cứu trong luận án chủ yếu ở giai đoạn “Phát triển”, có tình huống thuộc cả giai đoạn “Tham gia - Phát triển” hoặc “Phát triển - Hợp nhất”. Việc chỉ rõ sự thay đổi (nếu có) trong vai trò của các bên liên quan qua từng giai đoạn phát triển sẽ giúp tạo dựng một góc nhìn động về vai trò của các bên. Chủ đề này cũng giúp các bên chủ động hơn trong việc thực hiện sự thay đổi trong vai trò của mình trên thực tế, tùy theo sự phát triển của cộng đồng.

Thứ ba, vai trò của thể chế đối với phát triển du lịch cộng đồng bền vững cũng là một chủ đề tiềm năng. Thể chế có vai trò quan trọng đối với quá trình phát triển bền vững của đất nước, là con đường ngắn nhất để đạt được sự phát triển bền vững (Phạm Thị Tuý, 2014). Thể chế được coi như là “điều kiện, là cách thức để thực hiện được các mục tiêu phát triển bền vững” hay là “bệ đỡ cho phát triển bền vững, tác động đồng thời đến việc đạt được cả 3 mục tiêu phát triển bền vững” (Ngô Thắng Lợi và Vũ Thành Hưởng, 2015). Song cần một thể chế như thế nào để phát huy vai trò của các bên, thúc đẩy sự hợp tác của các bên là câu hỏi còn để ngỏ. Để du lịch phát triển bền vững, chúng ta không chỉ kêu gọi các bên thực hiện tốt vai trò của mình và hợp tác với nhau. Chúng ta cần một thể chế mạnh để thúc đẩy và điều tiết sự hợp tác đó.


KẾT LUẬN


Nghiên cứu này đã khám phá vai trò của các bên liên quan trong quá trình phát triển du lịch bền vững ở các cộng đồng miền núi Tây Bắc. Bối cảnh của du lịch cộng đồng tại Tây Bắc đã cung cấp một bức tranh rõ nét, một cơ hội tốt để thực hiện khám phá điều này giúp nghiên cứu sớm phân tích và đi đến kết luận rõ ràng hơn. Từ những điều đó, luận án đã đề xuất các giải pháp, khuyến nghị đối với các bên liên quan, với từng nhóm hoạt động giúp triển khai các mô hình du lịch cộng đồng trong thực tế được hiệu quả, bền vững. Trong phát triển bền vững, sự cân bằng về kinh tế - xã hội - môi trường là mục tiêu hướng tới. Để đạt được mục tiêu này, các bên liên quan cần hiểu và thực hiện tốt vai trò của mình. Luận án đã đóng góp vào việc xác định rõ ràng các hoạt động đó của các bên liên quan.


DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC LIÊN QUAN

ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ


1. Lã Thị Bích Quang (2020), ‘Vai trò các bên liên quan trong quy hoạch phát triển du lịch bền vững: Nghiên cứu trường hợp tại Tà Xùa, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La’, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 281, trang 96-104.

2. Lã Thị Bích Quang (2019), ‘Indicators for sustainable tourism development and suggestions for the establishment of tourism development indicators in Lâm Bình, Tuyên Quang’, International conference: Smart Tourism, National Economic University Press 2019, pp. 64-80.

3. Lã Thị Bích Quang (2018), ‘Đánh giá sự bền vững trong phát triển du lịch tại Sa Pa’, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 08, trang 59-67.

4. Lã Thị Bích Quang, Hoàng Thu Huyền (2016), ‘Gỡ “vướng” trong liên kết phát triển du lịch miền núi phía Bắc’, Tạp chí du lịch, số 9, trang 56-62.

5. Lã Thị Bích Quang, Trần Thanh Phong (2016), ‘Định hướng đào tạo nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao tại Hà Nội’, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế: Phát triển du lịch bền vững: vai trò của nhà nước, doanh nghiệp và cơ sở đào tạo 2016, trang 88-99.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Abubakar A Mohammed, Mustafa Ilkan, Raad Meshall Al-Tal và Kayode Kolawole Eluwole (2017), 'eWOM, revisit intention, destination trust and gender', Journal of Hospitality and Tourism Management, Số 31, tr. 220-227.

2. Alipour H. (1996), 'Tourism development within planning paradigms: The case of Turkey', Tourism management, Số 17 Tập 5, tr. 367-377.

3. Amanda L Stronza, Carter A Hunt và Lee A. Fitzgerald (2019), 'Ecotourism for conservation?', Annual Review of Environment and Resources, Số 44, tr. 229-253.

4. Amir Ahmad Fitri, Ammar Abd Ghapar, Salamiah A Jamal và Khairun Najiah Ahmad (2015), 'Sustainable tourism development: A study on community resilience for rural tourism in Malaysia', Procedia-Social and Behavioral Sciences, Số 168, tr. 116-122.

5. Arai Susan và Alison Pedlar (2003), 'Moving beyond individualism in leisure theory: A critical analysis of concepts of community and social engagement', Leisure studies, Số 22, Tập 3, tr. 185-202.

6. Arnstein Sherry R (1969), 'A ladder of citizen participation', Journal of the American Institute of planners, Số 35, Tập 4, tr. 216-224.

7. Arthur Stephen Nana Ato và John Victor Mensah (2006), 'Urban management and heritage tourism for sustainable development', Management of Environmental Quality: An International Journal.

8. Ashley Caroline và Jonathan Mitchell (2009), Tourism and poverty reduction: Pathways to prosperity, Taylor & Francis,

9. Ayala-carcedo Francisco J và Manuel Regueiro Y González-Barros (2005), 'Economic underdevelopment and sustainable development in the world: conditioning factors, problems and opportunities', Environment, Development and Sustainability, Số 7, Tập 1, tr. 95-115.

10. Baier K. (1966), 'What is value? An analysis of the concept', Trong Values and the future: The impact of technological change on American values K. Baier &

N. Rescher (Biên soạn), Nhà xuất bản Free Press, New York, trang 33–67.

11. Báo điện tử ĐCSVN (2020), Xây dựng sản phẩm đặc trưng để thu hút khách du lịch đến Tây Bắc, Truy cập ngày 19/5/2021 2020], từ liên kết: https://dangcongsan.vn/kinh-te/xay-dung-san-pham-dac-trung-de-thu-hut-khach-du-lich-den-tay-bac-557434.html


12. Báo Nhân dân điện tử (2019), Hợp tác phát triển du lịch vùng Tây Bắc (Kỳ 1), Truy cập ngày 19/5 2021], từ liên kết: https://nhandan.vn/tin-tuc-du-lich/hop-tac-phat-trien-du-lich-vung-tay-bac-ky-1-364906/

13. Binns Tony và Etienne Nel (2002), 'Tourism as a local development strategy in South Africa', Geographical Journal, Số 168, Tập 3, tr. 235-247.

14. Boo Elizabeth (1990), Ecotourism: the potentials and pitfalls: country case studies, WWF.

15. Bowman Cliff và Veronique Ambrosini (2000), 'Value creation versus value capture: towards a coherent definition of value in strategy', British journal of management, Số 11, Tập 1, tr. 1-15.

16. Bramwell B. (1991), ' Sustainability and rural tourism policy in Britain', Tourism Recreation Research, Số 16 (2), Tập 49-51.

17. Bramwell Bill và Bernard Lane (2011), 'Critical research on the governance of tourism and sustainability', Journal of sustainable tourism, Số 19, Tập 4-5, tr. 411-421.

18. Briassoulis Helen (2002), 'Sustainable tourism and the question of the commons', Annals of Tourism research, Số 29, Tập 4, tr. 1065-1085.

19. Briedenhann Jenny và Eugenia Wickens (2004), 'Tourism routes as a tool for the economic development of rural areas—vibrant hope or impossible dream?', Tourism management, Số 25, Tập 1, tr. 71-79.

20. Brohman J. (1996), 'New Direction in Tourism for third world development.', Annals of Tourism research, Số 23, Tập 1, tr. 48-70.

21. Brokaj R (2014), 'Local Government's role in the sustainable tourism development of a destination', European scientific journal, Số 10, Tập 31, tr. 103-117.

22. Buccus Imraan, David Hemson, Janine Hicks và Laurence Piper (2008), 'Community development and engagement with local governance in South Africa', Community development journal, Số 43, Tập 3, tr. 297-311.

23. Buhalis Dimitrios (2000), 'Marketing the competitive destination of the future', Tourism management, Số 21, Tập 1, tr. 97-116.

24. Bùi Thị Hải Yến (2012), Du lịch cộng đồng, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Tp.Hồ Chí Minh.

25. Bull C (1992), 'Tourism in Australia Part II–Sustainable tourism in Australia', Landscape Australia, Số 14, tr. 105-108.

26. Butler R. (1993), 'Tourism-an evolutionary perspective', Trong Tourism and Sustainable Development: Monitoring Planning, Management, R W. Butler and


G. Wall lG. Nelson (Biên soạn), Nhà xuất bản University of Waterloo, Waterloo, trang 27-43.

27. Butler R. W. (1999), 'Sustainable tourism: A state-of-the-art review', Tourism Geographies, Số 1, Tập 1, tr. 7-25.

28. Butler Richard (2006), The tourism area life cycle, Channel view, UK.

29. Byrd E.T (2007), 'Stakeholders in sustainable tourism and their role: Applying stakeholder theory to sustainable development', Tourism Review, Số 62, Tập 2, tr. 6-13.

30. Byrd Erick T và Larry Gustke (2007), 'Using decision trees to identify tourism stakeholders: The case of two Eastern North Carolina counties', Tourism and Hospitality Research, Số 7, Tập 3-4, tr. 176-193.

31. Canestrelli E., & Costa, P. (1991), 'Tourist carrying capacity: A fuzzy approach', Annals of tourism research, Số 18, Tập 2, tr. 295-311.

32. Carbone Maurizio (2005), 'Sustainable tourism in developing countries: poverty alleviation, participatory planning, and ethical issues', Journal of Development Research, Số 17, tr. 559-565.

33. Carrol A. (1993), Business and Society: Ethics and Stakeholders Management, South-Wester, Cincinnati.

34. Carroll Archie B và Ann K Buchholtz (2014), Business and society: Ethics, sustainability, and stakeholder management, 9, Cengate Learning, USA.

35. Cater Erlet (1993), 'Ecotourism in the third world: Problems for sustainable tourism development', Tourism management, Số 14, Tập 2, tr. 85-90.

36. Ceron Jean-Paul và Ghislain Dubois (2003), 'Tourism and sustainable development indicators: The gap between theoretical demands and practical achievements', Current Issues in Tourism, Số 6, Tập 1, tr. 54-75.

37. Choi Hwan-Suk Chris và Ercan Sirakaya (2005), 'Measuring residents’ attitude toward sustainable tourism: Development of sustainable tourism attitude scale', Journal of travel Research, Số 43, Tập 4, tr. 380-394.

38. Choi HwanSuk Chris và Ercan Sirakaya (2006), 'Sustainability indicators for managing community tourism', Tourism management, Số 27, Tập 6, tr. 1274-1289.

39. Chok Stephanie, Jim Macbeth và Carol Warren (2007), 'Tourism as a tool for poverty alleviation: A critical analysis of ‘pro-poor tourism’and implications for sustainability', Current Issues in Tourism, Số 10, Tập 2-3, tr. 144-165.

40. Clarke Jackie (1997), 'A framework of approaches to sustainable tourism', Journal of sustainable tourism, Số 5, Tập 3, tr. 224-233.

Xem tất cả 217 trang.

Ngày đăng: 11/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí