Danh Sách Chọn Mẫu Điều Tra Khách Du Lịch Đến Hạ Long


Câu hỏi đóng: Là dạng câu hỏi mà người ta đã cấu trúc sẵn phương án trả lời. Bao gồm 4 dạng câu hỏi: Câu hỏi phản đối, câu hỏi dạng bậc thang, câu hỏi xếp hạng thứ tự và câu hỏi đánh dấu tình huống trong danh sách.

Bảng 2.1. Danh sách chọn mẫu điều tra khách du lịch đến Hạ Long



STT


Địa điểm điều tra

Số lượng khách điều tra

Cơ cấu (%)

Khách

nội địa

Khách

quốc tế

Tổng

số

1

Khối khách sạn

20

40

60

35,3

2

Cảng tầu DL Bãi Cháy

25

35

60

35,3

3

Chợ đêm HL

30

20

50

29,4

Tổng số

75

95

170

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh - 5

Nguồn: Tác giả điều tra

2.2.3. Phương pháp tổng hợp thông tin

Sau khi tổng hợp các tài liệu điều tra thống kê, muốn phát huy tác dụng của nó đối với phân tích thống kê, cần thiết phải trình bày kết quả tổng hợp theo một hình thức thuận lợi nhất cho việc sử dụng này.

Bảng thống kê là hình thức trình bày các tài liệu thống kê một cách có hệ thống, hợp lý và rõ ràng, nhằm nêu lên các đặc trưng về mặt lượng của hiện tượng nghiên cứu. Đặc điểm chung của tất cả các bảng thống kê là bao giờ cũng có những con số của từng bộ phận và có mối liên hệ mật thiết với nhau.

2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin

2.2.4.1. Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Tiêu chuẩn để so sánh thường là: Chỉ tiêu kế hoạch của một kỳ kinh doanh đã qua, chỉ tiêu các doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành. Điều kiện để so sánh là: Các


chỉ tiêu so sánh phải phù hợp về yếu tố không gian, thời gian, cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán.

* Phương pháp so sánh có hai hình thức: So sánh tuyệt đối và so sánh tương đối.

- So sánh tuyệt đối:

+ Chỉ tiêu so sánh lượng tăng, giảm tuyệt đối liên hoàn: Là hiệu số giữa mức độ kỳ nghiên cứu (Yi) và mức độ kỳ đứng liền trước đó (Yi-1). Chỉ tiêu này phản ánh mức tăng giảm tuyệt đối giữa hai thời gian liền kề.

Công thức: Đi = Yi – Yi-1

Trong đó: Đi: Là lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn Yi: Là mức độ của hiện tượng thời gian i

Yi-1: Là mức độ của hiện tượng thời gian i-1

+ Chỉ tiêu so sánh lượng tăng giảm tuyệt đối định gốc: Là hiệu số giữa mức độ kỳ nghiên cứu (Yi) và mức độ kỳ nào đó được chọn làm gốc (thường là mức độ đầu tiên trong dãy số (Y1)). Chỉ tiêu này phản ánh mức tăng, giảm tuyệt đối trong những khoảng thời gian dài.

Công thức: i = Yi – Y1

Trong đó: i: là lượng tăng giảm tuyệt đối định gốc Yi: Là mức độ của hiện tượng thời gian i Y1: là mức độ đầu tiên trong dãy số

- So sánh tương đối:

+ Chỉ tiêu so sánh lượng tăng, giảm tương đối liên hoàn: Là thương số giữa mức độ kỳ nghiên cứu (yi) và mức độ kỳ đứng liền trước đó (yi-1). Chỉ tiêu này phản ánh mức tăng giảm tương đối giữa hai thời gian liền kề.

Công thức: ti =

yi

yi1


Trong đó ti: Là lượng tăng giảm tương đối liên hoàn yi-1: Là mức độ của hiện tượng thời gian i-1 yi: Là mức độ của hiện tượng thời gian i

+ Chỉ tiêu so sánh lượng tăng giảm tương đối định gốc: Là thương số giữa mức độ kỳ nghiên cứu (yi) và mức độ một kỳ nào đó được chọn làm gốc (thường là mức độ đầu tiên trong dãy số (y1))

Công thức: Ti = yi

y1

Trong đó: Ti: Lượng tăng giảm tương đối định gốc yi: Mức độ của hiện tượng ở thời gian i y1: Mức độ đầu tiên của dãy số

Ưu nhược điểm của phương pháp so sánh

* Ưu điểm:

- Phương pháp đơn giản dễ thực hiện, đặc biệt thuận lợi đối với những người có kinh nghiệm.

- Hầu như người thực hiện không gặp khó khăn về mặt kỹ thuật vì nó không cần thiết phải xây dựng các công thức hoặc mô hình tính toán, mà dựa vào sự hiện diện của số liệu thống kê.

- Kết quả của phương pháp phản ánh thực tế, phản ánh và đánh giá khách quan, dễ được mọi người chấp nhận, ngay cả các cơ quan pháp luật.

* Nhược điểm:

- Cần thiết phải có nhiều thông tin rõ ràng chính xác. Nếu các thông tin giao dịch không chính xác, thì không sử dụng được phương pháp này.

- Các thông tin cần sử lý thường khó đồng nhất đặc biệt là tính thời điểm, do đó trong điều kiện thị trường biến động, các thông tin nhanh chóng trở nên lạc hậu trong một thời gian ngắn.

- Đòi hỏi người thực hiện phải có nhiều kinh nghiệm trong quá trình xác định và phân tích được điểm mạnh, điểm yếu của tài liệu đã thu thập và sử dụng trong phân tích so sánh.

2.2.4.2. Phương pháp chuyên gia


Là việc lấy ý kiến đánh giá của các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu với phương pháp phát triển du lịch Hạ Long theo hướng bền vững nhằm thấy rõ được bản chất của vấn đề, từ đó tác giả có thể đưa ra được các gải pháp thiết thực và phù hợp với địa phương. Phương pháp này được triển khai theo một quy trình chặt chẽ bao gồm nhiều khâu: thành lập nhóm chuyên gia, đánh giá năng lực chuyên gia, lập biểu đồ câu hỏi và xử lý toán học kết quả thu được từ ý kiến chuyên gia. Khó khăn của phương pháp này là việc tuyển chọn và đánh giá khả năng của các chuyên gia. Kết quả của phương pháp này chủ yếu phục vụ cho nhu cầu định hướng, quản lý vì thế cần kết hợp với các phương pháp định lượng khác.

2.2.4.3. Phương pháp dự báo

Dùng phương pháp dự báo để dự báo sự biến động lượng khách du lịch đến Hạ Long và doanh thu của ngành du lịch trên địa bàn vịnh Hạ Long. Phương pháp này dựa vào lượng tăng, hoặc giảm tuyệt đối bình quân, hoặc dựa vào tốc độ phát triển trung bình.

2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Các chỉ tiêu về kinh tế

Tỷ trọng GDP của ngành du lịch trong nền kinh tế M= Tp/Np (Tp: GDP du lịch; Np: Tổng GDP của cả vùng) (UBND tỉnh Quảng Ninh, Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, Quảng Ninh).

2.3.2. Các chỉ tiêu về tài nguyên môi trường

Mức độ ô nhiễm môi trường địa phương do hoạt động du lịch, số lượng các khu, điểm du lịch được tôn tạo, bảo vệ, mức độ thân thiện với môi trường của các sản phẩm du lịch, các công nghệ ứng dụng trong hoạt động du lịch.

2.3.3. Các chỉ tiêu về xã hội

Tạo công ăn việc làm cho cộng đồng địa phương, văn hóa, phong tục, tập quán của địa phương có bị ảnh hưởng bởi hoạt động du lịch, mức độ đóng góp của hoạt động du lịch cho nền kinh tế - xã hội.


Chương 3

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN VỊNH HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH‌

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Vịnh Hạ Long là một vịnh nhỏ thuộc phần bờ Tây vịnh Bắc bộ, tại khu biển Đông Bắc Việt Nam, bao gồm vùng biển đảo thuộc thành phố Hạ Long của tỉnh Quảng Ninh.

Là trung tâm của một khu vực rộng lớn có những yếu tố ít nhiều tương đồng về địa chất, địa mạo, cảnh quan, khí hậu và văn hóa với vịnh Bái Tử Long và Vịnh Cát Bà. Vịnh Hạ Long giới hạn trong diện tích khoảng 1.533 km2 bao gồm 1.969 hòn đảo lớn nhỏ, phần lớn là đảo đá vôi, trong đó vùng lõi của Vịnh có diện tích khoảng 335 km2 quần tụ dày đặc 775 hòn đảo. Lịch sử kiến tạo địa chất đá vôi của Vịnh đã trải qua khoảng 500 triệu năm với những hoàn cảnh cổ địa lý rất khách nhau, và quá trình tiến hóa carxtơ đầy đủ trải qua trên 20 triệu năm với sự kết hợp các yếu tố như tầng đá vôi dày, khí hậu nóng ẩm và tiến trình nâng kiến chậm chạp trên tổng thể. Sự kết hợp của môi trường, khí hậu, địa chất, địa mạo đã khiến vịnh Hạ Long trở thành quần tụ của đa dạng sinh học bao gồm hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới và hệ sinh thái biển và ven bờ với nhiều hệ sinh thái. (Cục Thống kê tỉnh Quảng Ninh, Niên giám thống kế thành phố Hạ Long từ năm 2010 đến năm 2013).

Vịnh Hạ Long là tâm điểm của thành phố Hạ Long nằm trong tam giác phát triển kinh tế Bắc bộ Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh có quan hệ mật thiết về các hoạt động kinh tế, khoa học và văn hóa xã hội với thủ đô Hà Nội, thành phố Hải Phòng, các tỉnh đồng bằng sông Hồng và ven biển; có mối


quan hệ kinh tế với thị trường quốc tế và khu vực, thông qua khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái tạo nên mối liên quan giao lưu, gần gũi giữa Việt Nam và Trung Quốc. Với chiều dài 50km, trên có mạng lưới đường bộ, cảng biển lớn đang được mở rộng và phát triển, đặc biệt là Cảng nước sâu Cái Lân giữ vai trò cửa mở lớn ra biển cho cả nước và phía bắc, để chuyển tải hàng hóa xuất nhập khẩu, đẩy mạnh giao lưu kinh tế với các vùng trong nước và với nước ngoài. Đồng thời còn có khả năng thiết lập mối quan hệ hàng hải và hàng không với các nước trong khu vực Đông Nam Á, Đông Á và thế giới. Đây là một ưu thế đặc biệt đối với thành phố Hạ Long.

3.1.1.2. Địa hình

Địa hình của vịnh Hạ Long được phân làm ba vùng rõ rệt: vùng đồi núi, vùng ven biển và vùng hải đảo.

Địa hình tương đối phức tạp, đa dạng, tạo ra nhiều cảnh quan phong phú, đặc biệt cảnh quan vịnh Hạ Long đã hai lần được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới và được tôn vinh là 1 trong 7 kỷ quan thiên nhiên mới của thế giới thông qua cuộc bầu chọn trên Internet do tổ chức New Open World phát động. Tuy nhiên, quỹ đất bằng rất hạn chế làm ảnh hưởng nhiều đến việc xây dựng các công trình dịch vụ, du lịch có quy mô lớn.

3.1.1.3. Khí hậu

Khí hậu Hạ Long tương đối thích hợp cho các hoạt động du lịch, nhất là du lịch tham quan, tắm biển, nghỉ dưỡng, thể thao và du lịch sinh thái,.. Mùa đông lạnh và có nhiều ngày thời tiết xấu gây trở ngại cho hoạt động của du lịch, tạo nên tính mùa vụ trong hoạt động du lịch. Mùa hè thường có dông bão và những đợt mưa lớn gây biển động, lũ lụt, sạt lở đường giao thông, xói lở bờ sông, bờ biển. Tuy nhiên do đặc điểm địa hình vùng vịnh, có núi trùng điệp bao quanh, chạy dài theo bờ biển, phía bờ biển có nhiều đảo lớn án ngữ nên sức bão bị suy giảm nhiều, hạn chế bớt mức độ tác động của bão đến các


hoạt động du lịch. Đây là yếu tố thuận lợi của du lịch Hạ Long so với các vùng ven biển khác ở khu vực miền Trung.

3.1.1.4. Nước ngọt

Nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất rất hạn chế và đặc biệt khó khăn về mùa khô. Nguồn nước ngầm đang có xu hướng giảm dần và bị ô nhiễm nặng do tác động của các hoạt động kinh tế. Đây là vấn đề quan trọng cần phải tính đến nhằm đảm bảo đời sống dân cư và nhu cầu phát triển du lịch.

3.1.1.5. Về đất đai và rừng

Đất chủ yếu là đồi núi xen kẽ các vùng thung lũng. Quỹ đất cho dân cư đô thị và xây dựng các công trình du lich rất hạn hẹp. Đã có rất nhiều dự án lấn biển và san đồi để mở rộng quỹ đất xây dựng. Tuy nhiên tác động của môi trường đến các dự án này sẽ trở thành một gánh nặng đối với việc phát triển du lịch bền vững trong tương lai. Trên địa bàn Vịnh có ba loại rừng đó là: rừng trên núi đá vôi, rừng ngập mặn và rừng trồng.

Rừng tập trung chủ yếu ở khu vực Đông Bắc và quanh hồ Yên Lập. Rừng ở đây thuộc loại rừng nghèo, trữ lượng thấp. Riêng khu vực núi đá vịnh Hạ Long hệ thực vật phát triển phong phú, nhiều loại quý hiếm, tạo hệ sinh thái đa dạng và có giá trị nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên tài nguyên rừng đặc biệt là rừng ngập mặn đang bị thu hẹp dần. Vì vậy việc giữ gìn, bảo vệ rừng hiện có và trồng mới là việc làm cấp thiết trong việc đảm bảo hệ sinh thái và phát triển du lịch bền vững.

3.1.1.6. Về biển

Là vùng biển kín, có nhiều cồn cạn nên vùng biển Hạ Long có nhiều hải sản cư trú và sinh sống. Đây là một trong 4 ngư trường lớn nhất của cả nước ta với trữ lượng hải sản là 110.000 tấn/năm. Các giải đá ngầm, san hô trong vùng vịnh cũng khá phong phú. Có diện tích nước mặt lớn, dải ven biển dài, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản, nhất là tôm, ngọc trai, sò huyết,…


3.1.1.7. Về khoáng sản

Vịnh Hạ Long có nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào, trữ lượng tương đối lớn và chất lượng tốt, điều kiện khai thác thuận lợi. Khoáng sản chủ yếu là than đá và một số loại vật liệu xây dựng khác như: Đá vôi, đất sét và cao lanh.

3.1.1.8. Về thủy văn

Vịnh Hạ Long chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ nhật – triều vịnh Bắc Bộ, nước biển trong, độ mặn không cao, sóng không lớn, đây là những điều kiện thuận lợi cho tắm biển, du lịch ngầm và thăm quan biển.

Chế độ nhật – triều với biên độ lớn (trên 4m) là hiện tượng hiếm thấy trên thế giới, tạo ra những thay đổi lớn trong ngày về diện mạo và cảnh quan bờ.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Dân số

Theo số liệu thống kê năm 2014, dân số sinh sống trên địa bàn vịnh Hạ Long là 267.756 người, chiếm 20% dân số tỉnh Quảng Ninh, mật độ dân số của thành phố là 931 người/km2, đông gấp 5 lần mật độ dân số tỉnh.

Thành phố Hạ Long có tỷ lệ đô thị hóa cao, dân số thành thị tăng tự nhiên, cơ học và việc mở rộng ranh giới địa chính thành phố, vì vậy dân số nội thị tăng nhanh từ 193.300 người (năm 1993) đến năm 2014 là 267.756 người, chiếm 92% dân số toàn thành phố.

Vịnh Hạ Long có số người trong độ tuổi lao động là 114.384 người, chiếm 55% dân số; khoảng trên 50% dân số tốt nghiệp trung học trở lên, lao động kỹ thuật chiếm 31%. Đây là nguồn lao động dồi dào phục vụ phát triển kinh tế của thành phố nói chung và của ngành du lịch nói riêng. (Cục Thống kê tỉnh Quảng Ninh, Niên giám thống kế thành phố Hạ Long từ năm 2010 đến năm 2013).

Xem tất cả 132 trang.

Ngày đăng: 14/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí