Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Theo Hướng Bền Vững Tại Hạ Long


Việt Nam nói chung, của TP Hạ Long nói riêng như khủng hoảng kinh tế, dịch bệnh, thiên tai đã ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng. Sự cạnh tranh giữa các trung tâm du lịch mang tính quốc tế ngày càng mạnh mẽ và gay gắt hơn, hơn nữa nhu cầu, thị hiếu của khách có xu hướng yêu cầu ngày càng cao.

c) Nhận thức của các cấp, các ngành, cộng đồng dân cư và hệ thống doanh nghiệp đối với sự nghiệp phát triển du lịch còn chưa được đầy đủ.

Công tác tham mưu, đề xuất cũng như quá trình thực hiện chủ trương, chính sách phát triển du lịch của các cấp, ngành và doanh nghiệp còn hạn chế. Trình độ, năng lực, kinh nghiệm của các cán bộ quản lý và người dân làm du lịch còn yếu, tính chuyên nghiệp chưa cao. Còn hạn chế trong việc tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận, cộng đồng trách nhiệm cho các cấp, các ngành, doanh nghiêp và người dân về sự nghiệp phát triển du lịch của thành phố phải gắn liền với bảo vệ môi trường, giữ dìn di sản thiên nhiên, văn hóa, cảnh quan thiên nhiên.v.v ..

Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn còn thụ động trong việc xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh và mở rộng thị trường; việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào kinh doanh du lịch chưa được các doanh nghiệp quan tâm đúng mức. Hoạt động phát triển du lịch ở tỉnh Quảng Ninh nói chung và của Thành phố Hạ Long nói riêng bị tác động tiêu cực bởi sự xung đột với quá trình phát triển của một số ngành kinh tế khác, nhất là ngành than và quá trình đô thị hoá.

3.2.2. Nhân tố vi mô

a) Hoạt động du lịch của Hạ Long phụ thuộc vào mùa vụ

Mặc dù, vịnh Hạ Long có rất nhiều lợi thế về tài nguyên du lịch và tài nguyên nhân văn để có thể phát triển nhanh chóng kinh tế du lịch. Tuy nhiên thực tế những năm qua, Hạ Long chưa phát huy được những lợi thế trên để


phát triển, mà chủ yếu vẫn dựa vào phát triển theo hướng bổ sung, hoàn thiện thêm những lợi thế sẵn có.

b) Kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch của Thành phố

Sự phát triển kết cấu hạ tầng du lịch như nhà nghỉ, khách sạn, khu vui chơi giải trí mang tính chắp vá, thiếu đồng bộ. Sự đầu tư chắp vá từ nguồn vốn hạn hẹp nên cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch đang bị xuống cấp. Cả đầu tư từ Nhà nước và tư nhân chưa có định hướng chiến lược gây ra sự mất cân đối.

c) Thương hiệu doanh nghiệp du lịch, dịch vụ du lịch và lữ hành

Thương hiệu Hạ Long Bay đã xuất hiện từ những năm đầu thập kỷ 90, và được cả thế giới biết đến từ khi được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Thương hiệu này ngày càng phát triển mạnh hơn trên toàn cầu, và là một niềm khát khao của rất nhiều du khách trong và ngoài nước. Tuy nhiên những thương hiệu của các công ty lữ hành và các doanh nghiệp hoạt động du lịch trên địa bàn vịnh Hạ Long thì lại chưa thực sự thu hút được du khách. Việc xây dựng ồ ạt các doanh nghiệp trên thị trường du lịch một cách thiếu trách nhiệm, cạnh tranh không lành mạnh đã để lại ấn tượng không tốt đối với du khách. Chỉ một số những công ty Nhà nước và tư nhân đã hoạt động từ những năm đầu thì vẫn tạo được thương hiệu riêng và gây ấn tượng tốt cho du khách. Nguyên nhân một phần vì Du lịch Hạ Long mang tính chất mùa vụ, sự quản lý của các cấp lãnh đạo chưa sát sao, chuyên nghiệp, doanh nghiệp luôn hướng tới những lợi nhuận trước mắt mà chưa tính đến những tác động xấu có thể ảnh hưởng đến lợi ích sau này, và định hướng phát triển du lịch bền vững.

d) Hoạt động quảng bá và xây dựng thương hiệu du lịch, xúc tiến du lịch

Trong hoạt động quảng bá các tài nguyên du lịch, tỉnh phát hành một số tài liệu tiếp thị với hình ảnh hấp dẫn và thông tin hữu ích, nhưng những tài liệu này lại không có sẵn tại các khu vực trọng điểm du lịch để khách du lịch


tham khảo như tại các trung tâm du lịch và khách sạn nổi tiếng. Ví dụ, Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Quảng Ninh không có những ấn phẩm thông tin như vậy và khách du lịch phải phụ thuộc vào nhân viên du lịch để lấy thông tin về các điểm đến. Tương tự như vậy, tại quầy lễ tân của khách sạn Novotel không có các ấn phẩm thông tin giới thiệu về các điểm du lịch và nhân viên khách sạn thì dường như không đủ kiến thức để tư vấn cho khách du lịch về các điểm đến hấp dẫn.

e) Chưa xây dựng quy hoạch các điểm du lịch và sản phẩm du lịch Hạ Long

Các loại hình sản phẩm du lịch trên địa bàn vịnh Hạ Long chưa được quy hoạch, định hướng phát triển chuyên nghiệp, công tác tổ chức, quản lý chưa theo kịp tốc độ phát triển của thị trường, hiệu quả thu hút đầu tư chưa cao, nguồn nhân lực chất lượng cao ít, hoạt động kinh doanh còn tồn tại một số hành vi chưa văn minh, chưa lịch sự, chưa thể hiện được tình cảm mến khách. Ngay tại trung tâm du lịch Hạ Long, đôi khi vẫn xảy ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, lừa dối, ép buộc khách, ứng xử thiếu văn hoá....

Đặt điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội, cấu tạo của địa bàn vịnh Hạ Long cho phép phát triển du lịch một cách tốt nhất. Những năm qua du lịch trên địa bàn vịnh Hạ Long có những bước phát triển khá mạnh, bước đầu tạo được sự thu hút của du khách và các nhà đầu tư, và đã đem lại nguồn thu nhất định cho Thành phố.

3.3. Thực trạng phát triển du lịch theo hướng bền vững tại Hạ Long

3.3.1. Thực trạng phát triển du lịch

3.3.1.1. Phát triển các thành phần kinh tế tham gia hoạt động du lịch

Thời gian vừa qua các thành phần kinh tế đã phát triển mạnh trong lĩnh vực du lịch Hạ Long. Từ năm 2006 đến nay đã có hàng trăm dự án đầu tư vào du lịch Hạ Long, trong đó có các dự án đầu tư từ nước ngoài, các dự án đầu tư


từ ngân sách Nhà nước và các dự án từ khu vực kinh tế tư nhân. Nhiều dự án du lịch được đầu tư lớn như: Khách sạn Mường Thanh Hạ Long, Mường Thanh Quảng Ninh 36 tầng, hiện là khách sạn lớn và là tòa nhà cao nhất Quảng Ninh với tổng số vốn đầu tư trên 320 tỷ, có 160 phòng ngủ cao cấp, đạt tiêu chuẩn 5 sao. Khách sạn Lotus gần 300 tỷ với 160 phòng ngủ. Tính đến cuối năm 2014 có 850 cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn, tăng gấp 5 lần so với năm 2006, trong đó hộ cá thể có 285 hộ, doanh nghiệp có 565 do- anh nghiệp. Bên cạnh đó còn có hàng ngàn hộ kinh doanh dịch vụ du lịch, góp phần làm phong phú, đa dạng ở thị trường du lịch của thành phố.

Về tốc độ tăng trưởng, doanh nghiệp tư nhân có tốc độ tăng trưởng lớn nhất, năm 2014 tăng gần 7 lần so với năm 2006. Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần đều có mức tăng trưởng khá. Số lượng các doanh nghiệp Nhà nước không tăng mà ngược lại có xu hướng giảm. Điều đáng nói là các do- anh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài đầu tư vào du lịch tăng tương đối mạnh, điều này cho thấy sức hút trong hoạt động du lịch ở Hạ Long.

Xét theo cơ cấu lĩnh vực hoạt động, tính đến cuối năm 2014, có 430 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành và lưu trú, có 420 doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển, còn lại là các doanh nghiệp kinh doanh các lĩnh vực du lịch khác.

Bảng 3.2. Phát triển các loại hình Doanh nghiệp (DN) lữ hành du lịch



Loại DN

Năm (DN)

So sánh (%)

2012

2013

2014

2013/2012

2014/2013

Tổng số

695

775

850

111,51

109,67

I Vận chuyển du lịch






1.Công ty Cổ phần

135

164

186

112,34

108,33

2.Công ty TNHH

70

72

78

102,85

108,33

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh - 7


3.DN tư nhân

130

144

156

110,76

108,33

Tống số DN

335

380

420

110,34

108,33

II. Lữ hành du lịch






1.DN >50% vốn Nhà nước

72

79

86

109,72

108,86

2.Công ty Cổ phần

144

144

172

100

119,44

3.Công ty TNHH

36

40

43

111,11

107,5

4.DN tư nhân

108

132

129

122.22

109,32

Tống số DN

360

395

430

109,72

108,86

Nguồn: Chi cục thống kê thành phố

Các doanh nghiệp lữ hành không những gia tăng về số lượng mà chất lượng hoạt động ngày càng được nâng cao. Các doanh nghiệp đã chú trọng mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng phục vụ, phát triển các Tour mới, liên kết với các doanh nghiệp khác để khai thác du lịch của vịnh Hạ Long nói riêng và Quảng Ninh nói chung. Các doanh nghiệp lữ hành còn liên kết với các doanh nghiệp ngoài tỉnh của nước ngoài để thu hút khách trong và ngoài nước… Do vậy doanh thu của các doanh nghiệp lữ hành không ngừng tăng lên, đồng thời đóng góp quan trọng trong thúc đẩy phát triển du lịch một cách bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long.

Sự gia tăng mạnh lượng khách đến Hạ Long kéo theo sự phát triển của các doanh nghiệp vận chuyển và phương tiện vận chuyển tăng nhanh. Hiện có nhiều doanh nghiệp trang bị những phương tiện sang trọng nhằm vận chuyển khách đi lại, thăm quan với chất lượng cao.

Cùng với sự phát triển của các thành phần kinh tế trong lĩnh vực du lịch, các hình thức phân phối trong hoạt động du lịch cũng tăng cao, ngày càng phù hợp hơn, tồn tại nhiều hình thức phân phối khác nhau như hình thức phân phối


theo thời gian, theo sản phẩm, theo kết quả hoạt động kinh doanh, phân phối theo đóng góp vốn, phân phối theo kết quả gắn với trách nhiệm xã hội….

3.3.1.2. Tăng trưởng kinh tế trong ngành du lịch

Hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn Vịnh Hạ Long phát triển nhanh chóng ngoài việc du lịch tiêu dùng các dịch vụ của ngành du lịch lữ hành, vận chuyển, thuê phòng, ăn uống thì còn các chỉ tiêu cho các dịch vụ khác. Từ đó đã góp phần gia tăng tốc độ tăng trưởng doanh thu du lịch.

Bảng 3.3. Tăng trưởng doanh thu du lịch trên địa bàn vịnh Hạ Long



Chỉ tiêu

Năm (tỷ.đ)

So sánh (%)

2012

2013

2014

2013/2012

2014/2013

Tổng DT ngành DL

3.809

3.927

3.850

103,09

98,04

DT Lưu trú

1.359

1.375

1.322

101,17

96,15

Ăn uống

680

707

739

103,97

104,52

Vận chuyển

639

628

642

98,27

102,23

Hàng lưu niệm

572

628

558

109,79

88,85

Dịch vụ khác

559

589

589

105,37

100

Nguồn: Chi cục thống kê thành phố

Qua số liệu tại Bảng 3.3 cho thấy, tốc độ tăng trưởng doanh thu du lịch giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2014 không đồng đều. Năm 213 doanh thu tăng trưởng đều, ở mọi lĩnh vực, đạt 103.09%. Tuy nhiên trong những năm 2014 thì tốc độ doanh thu có phần giảm ở hầu hết mọi lĩnh vực, chỉ đạt 98.04% so với cùng kỳ năm trước, nguyên nhân do tình trạng khủng hoảng kinh tế trên toàn cầu, chanh chấp biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc, ít nhiều đã ảnh hưởng đến nhu cầu đi du lịch của các du khách trong và ngoài nước, điều này ảnh hưởng đến doanh thu chung của ngành du lịch Quảng


Ninh nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung.

Tuy nhiên nếu phân tích cụ thể thì có thể thấy mặc dù lượng khách đến Hạ Long thời gian qua vẫn tăng, nhưng doanh thu du lịch vẫn còn nhiều khiêm tốn, nguyên nhân là do du lịch Hạ Long chưa thu hút được những thị trường khách có mức chi cao. Theo tính toán thì nếu như năm 1995 một khách du lịch chi tiêu trung bình là 194 ngàn đồng thì năm 1005 chỉ là 303 ngàn đồng và năm 2010 là 720 ngàn đồng, đây là do ảnh hưởng của việc trượt giá đồng ngoại tệ trên thế giới. Ngoài ra nếu Hạ Long có các khu du lịch chất lượng cao, có thêm các khách sạn đạt tiêu chuẩn 4-5 sao, các điểm du lịch, khu du lịch chất lượng cao thì sẽ có khả năng rất lớn thu hút được đối tượng khách cao cấp và lưu giữ khách du lịch dài ngày hơn, chi tiêu nhiều hơn và doanh thu du lịch cũng sẽ tăng đáng kể. Như vậy trong thời gian tới thành phố cần phải có những bước đột phá trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch trên địa bàn vịnh để thu hút những thị trường khách hàng cao cấp.

Về cơ cấu doanh thu, có thể thấy doanh thu du lịch trên địa bàn Vịnh vẫn chủ yếu là doanh thu từ dịch vụ phòng nghỉ, lữ hành (34,3%), còn các khoản thu khác chiếm tỷ trọng rất thấp, chẳng hạn doanh thu vận chuyển chỉ chiếm khoảng 16,7% trong tổng doanh thu Bảng 3.4

Bảng 3.4. Cơ cấu doanh thu du lịch trên địa bàn Vịnh Hạ Long

ĐVT %


Cơ cấu doanh thu du lịch

2010

2011

2012

2013

2014

Tổng số

100

100

100

100

100

1. Lưu trú

38,9

36,5

35,7

35,0

34,3

2. Ăn uống

16,9

17,5

17,8

18,0

19,2

3. Vận chuyển

17,2

17,1

16,8

16,0

16,7

4. Hàng lưu niệm

13,8

14,2

15,02

16,0

14,5


5. Dịch vụ khác

13,2

14,7

14,68

15,0

15,3

Nguồn: UBND thành phố Hạ Long

Nếu xét theo cơ cấu doanh thu của các dịch vụ trong ngành du lịch thì có thể thấy rằng doanh thu từ dịch vụ lưu trú luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, tuy nhiên doanh thu từ dịch vụ này lại có xu hướng giảm dần trong những năm gần đây. Dịch vụ ăn uống, vận chuyển và các dịch vụ khác đều tăng qua các năm.

Về lợi nhuận hầu hết các cơ sở kinh doanh du lịch ở địa bàn vịnh Hạ Long trong thời gian qua, hiệu quả hoạt động không ngừng tăng lên, thể hiện qua doanh thu tăng, lợi nhuận tăng. Tuy nhiên, mức lợi nhuận của các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch ở địa bàn Vịnh không cao so với các khu du lịch mang tầm cỡ quốc tế ở các nước trong khu vực.

3.3.1.3. Phát triển các loại sản phẩm du lịch và khách du lịch

a) Phát triển sản phẩm du lịch.

Bảng 3.5. Tốc độ phát triển các loại hình sản phẩm du lịch


Loại sản phẩm

Năm (Tỷ.đ)

So sánh (%)

2012

2013

2014

2013/2012

2014/2013

Tổng số

3.809

3.927

3.850

103,09

98,04

1.Du lịch biển đảo

2.094

2.160

2.118

1,032

98,05

2.Du lịch văn hóa

687

708

694

103,05

98,02

3.Du lịch làng

nghề truyền thống

304

314

308

103,28

98,08

4.Du lịch sinh thái

457

471

462

103,06

98,09

5.Du lịch công vụ

267

274

269

103,62

98,17

Nguồn: Chi cục thống kê Thành phố Hạ Long

Qua Bảng 3.5 - Phân tích tốc độ phát triển của các loại hình du lịch hiện có trên địa bàn. Ta thấy loại hình du lịch biển đảo chiếm thế mạnh và là loại hình du lịch chủ chốt của du lịch Hạ Long, chiếm 55% cơ cấu ngành du lịch. Năm 2014 đạt 2.188 tỷ đồng. Năm 2014 hầu hết các loại hình du lịch đều ảnh hưởng của khủng hoàng kinh tế, và giảm so với cùng kỳ năm trước, đạt 98% so với năm 2013.

Xem tất cả 132 trang.

Ngày đăng: 14/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí