quan tâm cao của các nước đến vấn đề môi trường, tài nguyên và sự sống còn của ngành du lịch.
Tại Equador, dự án du lịch sinh thái bản địa ở Ryo Blanco đã có biện pháp để giảm mật độ xây dựng nhà trọ tại khu vực trung tâm nhằm hạn chế tác động tiêu cực xảy ra giữa người du lịch và khách địa phương. Các điểm đón khách tại đây cách trung tâm một km.
Chính phủ Thái Lan và các cơ quan hữu quan Thái Lan phát động phong trào phát triển sinh thái, gắn du lịch với bảo vệ môi trường, cảnh quan và các giá trị truyền thống của đất nước. Chính phủ Thái Lan đã kêu gọi các khu làng mạc ở vùng nông thôn hãy giữ nguyên vẻ đẹp nguyên sơ của mình, bảo vệ cây cối, giảm thiểu tiếng ồn. Các ngôi nhà cổ cùng lối kiến trúc truyền thống được yêu cầu bảo vệ, ở các khu nghỉ mát và địa điểm du lịch ngày càng nhiều các khu nhà tranh, nhà gỗ được dựng lên thay vì các tòa nhà cao tầng, khách sạn kiểu Tây Âu đắt tiền. Các bãi biển được vệ sinh sạch sẽ, khu nghỉ có thiết kế xây dựng đảm bảo trung thực nhất với truyền thống văn hóa Thái Lan. Phong trào gìn giữ bản sắc văn hóa Thái Lan được thực hiện từ cấp vĩ mô tới vi mô, từ cấp ngành du lịch cho đến từng khu du lịch, từng cá nhân tham gia trong hoạt động du lịch.
Tại Malaysia chương trình du lịch nghỉ tại nhà dân được tiến hành ở 5 làng Desa Murni Sangang, Desa Murni Sonsang, Desa Murni Kerdau, Desa Murni Ketam, Desa Murni Perangap. Chỉ có 90 phút đi ô tô từ trung tâm Kua- la Lampur là du khách có thể tiếp cận với khu làng này. Mục đích chính của chương trình du lịch nghỉ tại nhà dân giúp cho du khách được tiếp xúc, trao đổi và trực tiếp tham gia vào đời sống sinh hoạt của cộng đồng người Malay- sia bản địa, nhằm tạo điều kiện và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của người Malaysia, cũng như góp phần nâng cao mức sống cho người dân địa phương. Tại đây du khách có thể tham gia trực tiếp vào lễ cưới cổ truyền của
người bản xứ trong vai trò của người làm chứng hoặc chủ hôn, tham gia vào các chương trình giã ngoại ngoài trời như câu cá cắm trại,… của học sinh phổ thông, tham gia vào các trò chơi cổ truyền của người bản xứ, hoặc tham gia vào chế biến các món ăn cho gia đình.
Nhìn chung tại các nước trên thế giới và các nước trong khu vực Châu Á – Thái Bình dương ít nhiều đều đã có một vài kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững dựa trên ba mục tiêu cơ bản là: Đáp ứng nhu cầu của cộng đồng địa phương trong việc nâng cao mức sống trong tương lai gần và xa. Thỏa mãn các nhu cầu của số lượng khách du lịch đang ngày càng tăng lên và tiếp tục hấp dẫn họ đạt được sự thỏa mãn đó. Bảo vệ và giữ gìn môi trường thiên nhiên, văn hóa, xã hội để đạt được hai mục tiêu trên.
1.2.2. Một số bài học phát triển du lịch kém bền vững
Sự phát triển kém bền vững ở Philippine: Mặc dù Philippine có sự hấp dẫn du khách, có thể cạnh tranh được với các nước khác, nhưng hàng năm Philippine chỉ đón được hơn hai triệu lượt khách quốc tế, với tốc độ tăng trưởng du lịch là 9,5%/năm, thấp hơn các nước trong khu vực như Thailand, Malaysia, Singapore,… do nhiều nguyên nhân như: Cảm giác về an toàn, an ninh của khách du lịch thấp, đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến hiệu ứng mất khách; Cơ sở hạ tầng kém chất lượng; Hình ảnh đất nước không mấy đặc thù, kém hấp dẫn; Ban lãnh đạo ngành ít chú ý đến tiếp thị du lịch, giá vé máy bay và giá phòng khách sạn cao. Nhóm các nguyên nhân này có thể coi là nhóm nguyên nhân mang tính quyết định đến sự phát triển du lịch bền vững, nó làm giảm lợi ích kinh tế từ hoạt động du lịch, khiến cho du lịch ở đây phát triển kém bền vững.
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh - 1
- Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh - 2
- Những Điều Kiện Cơ Bản Đảm Bảo Cho Phát Triển Du Lịch Bền Vững
- Danh Sách Chọn Mẫu Điều Tra Khách Du Lịch Đến Hạ Long
- Những Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Phát Triển Du Lịch Hạ Long Trên Quan Điểm Bền Vững
- Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Theo Hướng Bền Vững Tại Hạ Long
Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.
Sự phát triển kém bền vững ở Thailand – du lịch sextour. Thailand là nước trong vùng đã từ lâu được gắn với mác Du lịch sextour. Trong xã hội Thailand đã từ lâu chấp nhận chế độ mại dâm và hiện tượng thê thiếp. Mặc du
năm 1960, đạo luật mại dâm đã cho rằng các hoạt động mại dâm là bất hợp pháp, nhưng sự đăng ký của các nhà thổ, các dịch vụ mát xa, và các hiện tượng trả tiền cho viên chức Chính phủ, cảnh sát có trách nhiệm chống hiện tượng này đã chứng tỏ đạo luật này kém hiệu quả. Những năm cuối thập kỷ 80 của thế kỷ 20, dịch AIDS đã lan tràn đến đất Thailand và thường xuyên liên quan đến các hoạt động kinh doanh mại dâm, ma túy. Kinh doanh sextour đã gây khó xử cho chính quyền Thailand. Nguyên nhân ở đây là tính pháp chế kém hiệu lực, thực hiện không nghiêm và đây là lý do khởi nguồn cho sự phát triển kém bền vững. Ngày nay tuy rằng dịch vụ sextour vẫn phát triển hấp dẫn, là nguồn thu ngoại tệ nước ngoài cao nhưng đã tăng mối lo ngại cho Thailand và đem lại cho Thailand một hình ảnh tai tiếng là Thủ đo sex của Châu Á, tai tiếng sẽ khó mà ngăn nổi sự suy giảm hình ảnh du lịch lành mạnh, và cần thời gian dài mới khôi phục được.
1.2.3. Du lịch bền vững ở Việt Nam
1.2.3.1. Sơ lược tình hình phát triển du lịch Việt Nam
Việt Nam là đất nước nằm ở khu vực Đông Á có lãnh thổ rộng 329.560 km2, dân số đông tới hơn 90 triệu người và có một tiềm năng to lớn để phát triển du lịch. Vẻ đẹp độc đáo và sự đa dạng của cảnh quan tự nhiên, giá trị độc đáo về đa dạng sinh học của một số khu rừng nguyên thủy nhiệt đới còn tồn tại ở một số vùng; Truyền thống lịch sử chống giặc ngoại sâm hào hùng; Nền văn hóa phong phú và đặc sắc; Sự cởi mở và lòng hiếu khách của người dân Việt Nam đã tạo nên những hấp dẫn đối với các du khách nước ngoài nhất là những du khách phương Tây muốn đi du ngoạn những miền đất xa xôi
ở các nước đang phát triển để được chiêm ngưỡng những vẻ đẹp tự nhiên nguyên sơ còn xót lại và tìm hiểu những nét độc đáo của người dân bản địa.
Mặc dù có những tiềm năng như vậy nhưng trong một thời gian dài trước khi cải cách kinh tế (trước năm 1986) có rất ít khách du lịch quốc tế đến
Việt Nam. Năm 1981 chỉ có 4.134 du khách nước ngoài đến thăm Việt Nam. Tình hình này đã thay đổi rõ rệt kể từ năm 1993, Chính phủ Mỹ mở cấm vận Việt Nam, nền kinh tế được mở cửa, Việt Nam được ký hiệp định ngoại giao với rất nhiều nước trên thế giới. Nền kinh tế được cải cách sâu rộng theo hướng thị trường. Những cải cách du lịch đã tạo cho du lịch cơ hội mới để phát triển. Khách du lịch và doanh thu từ du lịch tăng nhanh: Khách du lịch quốc tế từ 2,9 triệu năm 1994 đến 7,5 triệu lượt năm 2013; Khách nội địa từ 14 triệu lên đến 35 triệu lượt. Doanh thu từ du lịch 26.000 tỷ đồng năm 2004 đến năm 2013 đã tăng lên 200.000 tỷ đồng tương đương 9,5 tỷ USD. (Tổng cục du lịch). Đây cũng là mức tăng trưởng cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Du lịch phát triển tác động mạnh mẽ đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy phân công lao động xã hội, góp phần tăng thu nhập dân cư, góp phần xóa đói giảm nghèo đối với nhiều địa phương trong cả nước. Hoạt động du lịch đã thu hút được nhiều tổ chức doanh nghiệp, cá nhân thuộc các ngành kinh tế tham gia. Du lịch phát triển góp phần quảng bá về đất nước con người, sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam, tranh thủ sự ủng hộ đồng tình của cộng đồng quốc tế đối với sự nghiệp đổi mới của đất nước.
1.2.3.2. Những dấu hiệu phát triển không bền vững
Trong giai đoạn từ năm 1986 đến năm 1995 nhờ có cải cách kinh tế, du lịch Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên từ sau năm 1996 đã xuất hiện một số những dấu hiệu của sự phát triển không bền vững. So với năm 1996, số khách du lịch đến Việt Nam trong năm 1997 đã giảm sút, Do tác động xấu của cuộc khủng hoảng kinh tế ở Châu Á, sự tăng trưởng của Du lịch Việt Nam trong năm 1998 đã giảm đi từ 8% đến 10% so với năm trước. Điều đáng chú ý là 63% du khách quốc tế đã rời Việt Nam sớm hơn so với kế hoạch. Và hơn 80% trong số họ đã nói rằng sẽ không quay trở lại Việt Nam.
Nhiều khách sạn và các du khách ở các trung tâm du lịch lớn đã lâm vào cảnh khó khăn do thiếu vắng khách du lịch quốc tế. Tại các thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh tràn ngập hiện tượng “Thừa phòng, thiếu khách”. (Bộ Thương mại – Viện nghiên cứu thương mại, Trung tâm tư vấn và đào tạo kinh tế thương mại (1998), Thương mại - môi trường và phát triển bền vững ở Việt Nam).
Các dòng du lịch tập trung quá mức vào các trung tâm lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hạ Long, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Đà Lạt. Trong khi đó, du lịch ở nhiều vùng sâu, nơi có tiềm năng to lớn về du lịch, đặc biệt du lịch sinh thái thì chưa được quan tâm đúng mức. Chênh lệch giữa các vùng và các khu vực trong việc phát triển du lịch ngày càng trở lên sâu sắc.
Việc xây dựng một cách bừa bãi, thiếu quy hoạch, sự gia tăng của các phế thải xây dựng đã làm giảm sút chất lượng du lịch. Nhiều chuyên gia nghiên cứu về môi trường đã cho rằng các trung tâm du lịch biển của Việt Nam nơi tập trung 80% các hoạt động du lịch và nghỉ ngơi của Việt Nam đang đứng trước nguy cơ ô nhiễm, dầu, kim loại nặng cũng như chất thải hữu cơ chủ yếu do các hoạt động công nghiệp, vận tải biển và khai thác dầu gây ra.
Nhiều cơ sở kinh doanh trong lĩnh vực du lịch vì quá tập trung vào lợi ích kinh tế trước mắt đã khai thác không hợp lý các nguồn du lịch từ địa phương. Tại một số khu du lịch, văn hóa độc đáo của người dân địa phương ít nhiều bị tổn hại khi vùng xa xôi này đột ngột mở cửa cho khách du lịch nước ngoài tới thăm mà không có sự chuẩn bị đầy đủ đến mức cần thiết. Có thể xem việc suy giảm tính thuần chất của Chợ tình SaPa do phải phục vụ nhu cầu cho khách nước ngoài là một bằng chứng rõ rệt nhất.
1.2.3.3. Nguyên nhân căn bản của sự phát triển không bền vững
Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực năm 1997 và các năm sau đó góp phần không nhỏ làm giảm số lượng khách đến Việt Nam với mục
đích chủ yếu là làm ăn buôn bán. Ngoài ra tình trạng lạc hậu của hệ thống giao thông vận tải cũng được coi là một cản trở đáng kể đối với sự phát triển mạnh mẽ của du lịch Việt Nam trong thời kỳ mở cửa.
Nhiều khách du lịch quốc tế phàn làn rằng họ bị phân biệt đối xử so với các khách du lịch trong nước. Bằng chứng là nhiều trường hợp họ phải trả tiền cao hơn gấp nhiều lần so với khách du lịch trong nước mặc dù sản phẩm du lịch hoặc dịch vụ là như nhau. Dẫn đến sự không hài lòng, thậm chí là tức giận về sự phân biệt đối xử trong trường hợp này.
Những thiếu xót trong quy hoạch, tiếp cận thị trường, quảng cáo và chất lượng chưa cao của sản phẩm, và dịch vụ du lịch là những trở ngại lớn của du lịch Việt Nam trên con đường phấn đấu trở thành một trung tâm du lịch lớn của ASEAN cũng như khu vực.
Thông tin quảng bá chưa được rộng rãi và thực sự hiệu quả, Rất nhiều du khách quốc tế chưa biết rằng Việt Nam có rất nhiều di sản thiên nhiên thế giới cũng như những di sản văn hóa nổi tiếng, phần lớn những du khách này chưa coi Việt Nam là một điểm đến du lịch hấp dẫn mặc du Việt Nam được bầu trọn là một trong 20 quốc gia đáng sống nhất trên thế giới,
Thủ tục nhập cảnh cho khách du lịch khi đến thăm Việt Nam cũng còn nhiều rườm rà, gây sự ái ngại cho du khách, nhất là những du khách có những tour du lịch tự do không qua các tổ chức du lịch.
Đây là những nguyên nhân hạn chế sự phát triển bền vững của ngành du lịch Việt Nam.
1.2.4. Bài học rút ra cho phát triển du lịch theo hướng bền vững trên vịnh Hạ Long - Quảng Ninh
Một là Cần phải có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của phát triển du lịch bền vững.
Hai là Công tác quy hoạch các vùng như Bãi tắm Bãi Cháy; Khu cảng tàu khách Tuần Châu – Bãi Cháy – Hòn Gai; Hệ thống cáp treo Hạ Long – Vân Đồn; Điểm thăm quan các hang động;…phải đồng bộ, hiện đại, quản lý chặt chẽ công tác xây dựng, đảm bảo sự hài hòa cảnh quan thiên nhiên với đặc thù của địa bàn vịnh Hạ Long.
Ba là Đẩy mạnh du lịch cộng đồng như du lịch sinh thái khu vực Quảng Yên, xây dựng sản phẩm du lịch độc đáo, mang đậm bản sắc dân tộc và tính đặc thù khu vực làng chài Cửa Vạn – Ba Hang; du lịch tâm linh: Đền Trần Quốc Nghiễn – Chùa Long Tiên.
Bốn là Xác định vai trò của cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch đặc biệt là những vùng nhạy cảm với môi trường như khu bãi tắm Bãi Cháy – Nơi tập trung dân cư và hệ thống nhà hàng, khách sạn.
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra cần giải quyết
(1) Thực trạng du lịch ở Vịnh Hạ Long phát triển như thế nào? Sự phát triển đó đã đảm bảo tính bền vững chưa?
(2) Nhân tố nào ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững ở Vịnh Hạ Long?
(3) Giải pháp nào cho phát triển du lịch bền vững ở Vịnh Hạ Long?
2.2. Các phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp từ các báo cáo sơ kết, tổng kết hàng năm của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Quảng Ninh, tổng hợp các thông tin từ các cơ quan, đơn vị trực thuộc Sở văn hóa Thể thao và Du lịch Quảng Ninh.
Số liệu thứ cấp có ưu điểm là có thể chia sẻ chi phí, do đó nó có tính kinh tế hơn, số liệu được cung cấp kịp thời hơn. Tuy nhiên, dữ liệu thứ cấp thường là các thông tin cơ bản, số liệu đã được tổng hợp, đã qua xử lý, ít được sử dụng để dự báo trong thống kê. Số liệu này thường được sử dụng trong trình bày tổng quan nội dung nghiên cứu, là cơ sở để phát hiện ra vấn đề nghiên cứu.
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Điều tra, bảng hỏi là một công cụ để thu thập số liệu sơ cấp. Bảng hỏi bao gồm một tập hợp các câu hỏi và các câu trả lời được sắp xếp theo logic nhất định. Bảng hỏi là phương tiện dùng để giao tiếp giữa người nghiên cứu và người trả lời trong tất cả các phương pháp phỏng vấn. Thông thường có 8 bước cơ bản sau để thiết kế một bảng hỏi.
Có 2 dạng câu hỏi: Câu hỏi đóng và câu hỏi mở.
Câu hỏi mở: Là dạng câu hỏi không có cấu trúc sẵn câu trả lời, do đó người trả lời không thể trả lời hoàn toàn theo ý họ, và nhân viên điều tra có nhiệm vụ phải ghỉ chép lại đầy đủ các câu trả lời.