Nghiên cứu trách nhiệm xã hội của một số doanh nghiệp kinh doanh lữ hành tại Huế - 6

Thương binh và Xã hội, Bộ Công thương cùng với các hiệp hội Da giày, Dệt may trao giải thưởng “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp hướng tới sự phát triển bền vững” nhằm tôn vinh các doanh nghệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp lớn ở Việt Nam đã nhận thấy rằng, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đã trở thành một trong những yêu cầu không thể thiếu được đối với doanh nghiệp, bởi lẽ, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, nếu doanh nghiệp không tuân thủ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp sẽ không thể tiếp cận được với thị trường thế giới. Nhiều doanh nghiệp khi thực hiện trách nhiệm xã hội đã mang lại những hiệu quả thiết thực trong sản xuất kinh doanh. Do nhận thức được tầm quan trọng và ích lợi của việc thực hiện trách nhiệm xã hội trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, một số doanh nghiệp lớn của Việt Nam, ngoài trách nhiệm đóng thuế cho nhà nước, đã đăng ký thực hiện trách nhiệm xã hội dưới dạng các cam kết đối với xã hội trong việc bảo vệ môi trường, với cộng đồng địa phương nơi doanh nghiệp đóng và với người lao động. Tuy nhiên, bên cạnh đó, phải thừa nhận rằng, trong thời gian qua ở Việt Nam, nhiều doanh nghiệp đã không thực hiện một cách nghiêm túc trách nhiệm xã hội của mình. Điều đó thể hiện ở các hành vi gian lận trong kinh doanh, báo cáo tài chính, không bảo đảm an toàn lao động, sản xuất, kinh doanh hàng kém chất lượng, cố ý gây ô nhiễm môi trường. Điển hình là các vụ xả nước thải không qua xử lý gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cho các dòng sông và cộng đồng dân cư của các Công ty Miwon, Công ty thuộc da Hào Dương, Công ty Giấy Việt Trì, công ty Hyundai Vinashin (Khánh Hòa), các vụ sản xuất thực phẩm chứa chất có hại cho sức khỏe con người, như nước tương có chứa chất 3-MCPD gây ung thư, bánh phở chứa phormol, thực phẩm chứa hàn the, sữa có chứa melamine. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp vi phạm các quy định pháp luật về lương bổng, chế độ bảo hiểm, vấn đề an toàn lao động cho người lao động cũng không còn là hiện tượng hiếm thấy, đã và đang gây bức xúc cho xã hội. Vấn đề đặt ra hiện nay là, cần tìm nguyên nhân của các hiện tượng và những giải pháp để khắc phục tình trạng đó.

Một trong những doanh nghiệp tiên phong và thành công trong việc khởi xướng những hoạt động CSR mang ý nghĩa thiết thực có thể kể đến là Prudential Việt Nam. Nằm trong chiến lược thích ứng biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường giai đoạn 2018

- 2021 của Prudential, dự án “Vì một cộng đồng không rác thải nhựa” bắt đầu từ

những nghiên cứu về thực trạng sử dụng nhựa, hiểu biết, thái độ, hành vi tiêu thụ nhựa trên phạm vi toàn quốc. Từ đó cung cấp kiến thức và kêu gọi cộng đồng thay đổi thói quen sử dụng nhựa thông qua nhiều hoạt động như chiến dịch truyền thông “Cái giá thật sự của nhựa”. Thông điệp mà chiến dịch muốn gửi gắm là cái giá chúng ta phải trả chính là những ảnh hưởng tiêu cực mà nó mang lại cho môi trường, bao gồm hàng trăm năm ô nhiễm, sinh mạng của hàng triệu sinh vật và sức khỏe của chính chúng ta. Bên cạnh đó, mong muốn mang đến một tương lai học vấn bền vững cho thế hệ trẻ Việt Nam, hành trình “Cùng xây tương lai” của Prudential đã sửa và xây mới cho 26 ngôi trường ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số để hàng nghìn em nhỏ được học tập trong môi trường tiện nghi và an toàn hơn; hay dự án “Vòng tay yêu thương, an tâm tiếp bước” giúp bảo vệ tương lai và cơ hội được tiếp tục cắp sách tới trường cho hơn 3.200 em nhỏ trên khắp cả nước sau những biến cố của cha mẹ. Chắp cánh ước mơ cho những tài năng trẻ, Prudential cũng đồng hành cùng Chevening - học bổng danh giá của Chính phủ Anh - trao đi 34 suất học bổng học tập tại Anh cho những cá nhân xuất sắc trong suốt 20 năm qua.

Một ví dụ điển hình khác có thể kể đến là tập đoànVingroup. Năm qua, trong các lĩnh vực kinh doanh của tập đoàn, mảng thương mại tăng trưởng cao nhất, tỉ lệ đạt hơn 900% khi tập đoàn đưa hệ thống bán lẻ với nhiều thương hiệu VinMart, VinMart+, VinPro, VinDS… vào hoạt động khắp toàn quốc. Một trong các cú huých của “ông lớn” này với cộng đồng doanh nghiệp vừa và nhỏ nội địa là sự kiện công bố liên kết với gần 250 nhà sản xuất để phát triển hàng hóa “made in Việt Nam”. Theo đó, Vingroup sẽ tạo ưu đãi tối đa đưa hàng hóa nội địa vào chuỗi bán lẻ của tập đoàn, riêng lĩnh vực cung ứng thực phẩm, cam kết phân phối không lấy lãi, hoàn trả đối tác doanh thu theo đúng mức giá bán lẻ niêm yết. Lý giải, Vingroup cho biết muốn tạo thêm nguồn lực để doanh nghiệp tái đầu tư vào chất lượng sản phẩm. Song song đó, tập đoàn tư nhân này cũng khuyến khích các nhà cung cấp điều chỉnh giảm giá bán để hỗ trợ người tiêu dùng.

Theo Forbes Việt Nam, những cái tên tiêu biểu có hoạt động TNXH thiết thực, tạo ảnh hưởng tích cực trong công đồng tại Việt Nam gồm: HSBC Việt Nam, Tập đoàn Lộc Trời, Honda Vietnam, Intel Products Việt Nam, GreenFeed Việt Nam, FPT, Vinamilk, Cargill Việt Nam, Samsung Vina, Holcim Việt Nam.

HSBC Việt Nam

Hơn 20 năm hoạt động tại Việt Nam kể từ ngày mở chi nhánh đầu tiên năm 1995, HSBC Việt Nam cho biết đã cùng các tổ chức NGO quốc tế và địa phương thực hiện hàng trăm dự án về phát triển giáo dục, bảo vệ môi trường, phát triển cộng đồng tại hơn 30 tỉnh, thành phố trên toàn quốc. Trong đó tiêu biểu là các dự án Future First mang đến cơ hội học tập cho 19 ngàn trẻ em; dự án JA More Than Money tổ chức các khóa học tài chính cho hơn 1.000 học sinh tiểu học… hay xây thư viện lưu động cho 136 trường… HSBC Việt Nam còn có sáng kiến riêng “nhân viên HSBC hoạt động vì cộng đồng” nhằm khuyến khích nhân viên tham gia hoạt động cộng đồng. Chương trình khởi động từ năm 2009. Trong tám năm vừa qua, các nhân viên của HSBC đã thực hiện được gần 90 dự án với tổng kinh phí là 8,9 tỉ đồng.

Đã có hơn 50.000 giờ lao động của các tình nguyện viên ngân hàng đóng góp vào các dự án để đưa các hoạt động này đến với hơn 1 triệu em nhỏ và người dân có hoàn cảnh khó khăn tại các vùng sâu vùng xa trên toàn quốc. Từ năm 2012, ngân hàng cho phép nhân viên mỗi năm được nghỉ hai ngày để tham gia hoạt động tình nguyện, với tổng số giờ nghỉ đến nay là 5.000 giờ.

Tập đoàn Lộc Trời

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.


Làm việc chặt chẽ với nông dân, nên công ty cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang (nay là tập đoàn Lộc Trời) dành một phần lợi nhuận để phân phối lại cho nông dân thông qua các chương trình xã hội, chuyển giao kỹ thuật và từ thiện. Trong đó nổi bật là quỹ Chăm sóc sức khỏe nông dân thành lập từ năm 2004. Sau 12 năm hoạt động, quỹ khám, chữa bệnh cho hơn 500 ngàn lượt nông dân nghèo, hơn 7.000 ca mổ mắt thay thủy tinh thể. Từ năm 2006, công ty triển khai chương trình Cùng nông dân ra đồng. Đội ngũ gần 1.300 người triển khai chương trình tư vấn, hướng dẫn kỹ thuật canh tác, sử dụng phân bón an toàn, không gây hại môi trường ở 22 tỉnh, thành phố. Trong chương trình Cùng nông dân bảo vệ môi trường triển khai từ năm 2012 đến nay, họ tổ chức được 8.725 cuộc hội thảo với 367.642 lượt người tham dự.

Nghiên cứu trách nhiệm xã hội của một số doanh nghiệp kinh doanh lữ hành tại Huế - 6

Honda Việt Nam


Trên quan điểm giá trị mang lại cho xã hội thông qua trách nhiệm trong việc phát triển, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm an toàn, giảm thiểu tác động của sản phẩm lên môi trường toàn cầu, trong 20 năm hoạt động tại Việt Nam, bên cạnh việc đưa ra các sản phẩm ngày một thân thiện với môi trường, sản xuất an toàn và giảm lượng khí thải,

Honda Việt Nam chú trọng đến sáng kiến về giáo dục, đặc biệt là phổ biến kiến thức lái xe an toàn. Trung tâm lái xe an toàn đi vào hoạt động từ năm 1999, đào tạo trực tiếp 70 ngàn người. Từ năm 2008 cho đến nay, Honda Việt Nam phối hợp với các đại lý phổ cập kiến thức lái xe an toàn cho hơn một triệu khách hàng và người dân. Chương trình giáo dục “An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ” và “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” triển khai từ năm 2008 cho 2.000 trường, với bốn triệu học sinh tham gia.

Chương trình Tôi yêu Việt Nam triển khai trên sóng truyền hình từ năm 2004 phổ biến kiến thức về an toàn giao thông, hướng dẫn lái xe tới hàng triệu người trên cả nước.

Bên cạnh các hoạt động về an toàn, HVN đã tài trợ dự án trồng rừng phát triển theo cơ chế sạch (AR-CDM) đầu tiên được Liên Hiệp Quốc công nhận tại Hòa Bình. Khu rừng diện tích 319 héc ta này đã được phủ xanh và đang phát triển tốt. Ngoài ra, HVN còn hỗ trợ 4,9 tỉ đồng cho dự án trồng rừng sản xuất trong 8 năm từ 2013 đến 2020 tại Bắc Kạn. Hai năm qua đã triển khai được 391 héc ta, dự kiến sẽ trồng 160 héc ta còn lại cho đến 2016.

Intel Products Việt Nam


Hoạt động ở Việt Nam, Intel Products Việt Nam cam kết hỗ trợ hơn 22 triệu đô la Mỹ cho các chương trình giáo dục. Theo thông tin từ công ty, từ năm 2008 đến nay, Intel đã giải ngân 85% tổng số tiền.

Một trong các hoạt động chính là dự án Liên minh Hợp tác Giáo dục Kỹ thuật bậc cao (HEEAP) do Intel khởi xướng, hỗ trợ 9,5 triệu đô la Mỹ (2010 - 2017) để nâng cao chất lượng đào tạo tại tám trường cao đẳng, đại học khối ngành kỹ thuật. Intel cũng dành khoảng 10 triệu đô la Mỹ để trao học bổng cho sinh viên ngành kỹ thuật học đại học và cao học, nữ sinh viên đại học, nhiều học bổng hệ trung cấp và cao đẳng nghề.

Hằng năm Intel Việt Nam kết hợp với bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức cho học sinh từ lớp 9 - 12 tham gia Intel ISEF, hội thi toàn cầu nhằm khuyến khích học sinh phổ thông nghiên cứu và ứng dụng khoa học vào thực tiễn. Ngoài ra, Intel hỗ trợ 116 ngàn đô la Mỹ từ năm 2013 đến 2015 cho một phần dự án “trường học di động” tại đồng bằng sông Cửu Long, bổ sung sáu trường học di động và trường học nổi nhằm đáp ứng nhu cầu học và phổ cập tin học tại những vùng còn nhiều khó khăn tại đây.

GreenFeed Việt Nam


“Tiếp sức nhà nông cho con đến trường” là dự án chia sẻ giá trị với cộng đồng (Creating Shared Value) của GreenFeed, công ty tư nhân nắm giữ thị phần thứ ba về thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam sau CP Việt Nam và Masan Nutri-Science. Khởi động từ năm 2010, dự án nhằm giúp các nông dân vươn lên thoát nghèo nhờ đó giúp họ nuôi con, em mình ăn học thành tài. Ngoài việc cung cấp tài chính như 20 triệu đồng tiền mặt không lãi suất trong hai năm, tặng phiếu thức ăn chăn nuôi mua hàng công ty trị giá ba triệu đồng cho mỗi hộ nông dân, công ty đưa đội ngũ tư vấn kỹ thuật chăn nuôi tham gia hướng dẫn, gắn kết trực tiếp với các hộ nông dân trong hai năm đó. Sau thời gian này, nếu nông dân làm ăn hiệu quả và có con em học tập tốt, GreenFeed trích 1/5 số vốn vay để thưởng cho hộ vay. Dự án không bắt buộc người nông dân phải mua hàng của công ty về sau. Qua sáu năm, gần 1.900 hộ nông dân tại 15 tỉnh, thành Việt Nam thụ hưởng chương trình “Tiếp sức nhà nông cho con đến trường” với số vốn giải ngân khoảng 50 tỉ đồng. Hoạt động 13 năm, GreenFeed hiện sở hữu sáu nhà máy sản xuất thức ăn tại Việt Nam với công suất 1,5 triệu tấn/năm.

FPT


Dành ngân sách trung bình 30 tỉ đồng mỗi năm vào các hoạt động CSR, ngoài các hoạt động cứu trợ thiên tai, trợ giúp các hoàn cảnh khó khăn thì FPT dành một khoản lớn vào các hoạt động CSR về giáo dục đặc biệt là công nghệ. Trong đó phải kể tới ViOlympic, cuộc thi giải toán qua mạng Internet do bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo, tập đoàn FPT và đại học FPT là đơn vị tổ chức từ năm 2008. Đến nay ViOlympic đã thu hút gần 21 triệu thành viên, lan tỏa đến hơn 700 huyện thuộc 63 tỉnh thành trên toàn quốc. Từ năm 2010 đến nay, FPT đã trao 680 suất học bổng Nguyễn Văn Đạo cho thí sinh đã tham gia thi tuyển vào đại học FPT nhằm tìm kiếm, thu hút và bồi dưỡng những sinh viên nghèo và các tài năng trẻ khác, với các mức 50%, 70% đến 100% học phí (tương đương 140 triệu đồng, 196 triệu đồng và 280 triệu đồng mỗi suất).

Từ năm 2010, FPT đã chọn ngày 13.3 hằng năm là Ngày FPT Vì cộng đồng, nhằm mục đích khuyến khích mỗi cán bộ nhân viên tham gia đóng góp các hoạt động thiện nguyện cho xã hội.

Vinamilk

Công ty sữa lớn nhất Việt Nam cho biết trong nhiều năm qua đã và đang thực hiện nhiều hoạt động CSR có quy mô: Quỹ sữa “Vươn cao Việt Nam” thành lập từ năm 2008 đã trao gần hai triệu ly sữa nước cho hơn 21 ngàn trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại 727 cơ sở khắp toàn quốc; chương trình “Một triệu cây xanh” do Vinamilk khởi xướng năm 2012 đã thực hiện trồng hơn 250.000 cây xanh các loại tại 20 tỉnh thành. Ngoài hai chương trình lớn kể trên, Vinamilk cũng tham gia nhiều hoạt động xã hội, từ thiện khác với tổng kinh phí thực hiện trong năm 2015 khoảng 25 tỉ đồng.

Vinamilk hiện đang sử dụng nguồn nguyên liệu từ 110 ngàn bò sữa từ gần 8.000 hộ chăn nuôi. Ngoài việc duy trì việc khuyến nông, tư vấn và dịch vụ kỹ thuật miễn phí cho hộ chăn nuôi bò sữa nhằm nâng cao chất lượng sữa, riêng trong năm 2015 tổ chức 31 lớp tập huấn kỹ thuật. Giữa năm 2016, Vinamilk cho biết đang phát triển sản phẩm sữa organic không sử dụng thực phẩm biến đổi gene, không hormone tăng trưởng.

Cargill Việt Nam


Tháng 3.2016, Cargill Việt Nam được bộ Ngoại giao Mỹ trao giải doanh nghiệp xuất sắc thông qua các hoạt động về quyền của người lao động và cộng đồng nông dân. 21 năm hoạt động tại Việt Nam, công ty và các nhân viên tích cực hoạt động xây dựng cộng đồng như huấn luyện, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi cho nông dân từ năm 1997, hai năm sau khi công ty có mặt tại Việt Nam. Tính đến thời điểm nay, có 1,5 triệu nông dân tham gia các khóa huấn luyện. Công ty xây dựng 78 trường học, phục vụ cho hơn 13 ngàn học sinh. Đáng chú ý, tất cả nhân viên công ty đều tham gia quá trình xây trường, từ khảo sát, chọn địa điểm, gây quỹ cho đến lúc nghiệm thu, bàn giao.

Samsung Vina


Samsung xác định y tế và giáo dục là hai hoạt động TNXH trọng tâm tại thị trường Việt Nam, trong đó giáo dục là mục tiêu chính. Samsung xác định thông qua giáo dục, đặc biệt với ứng dụng công nghệ số, giới trẻ Việt Nam được đào tạo đa dạng với kiến thức sâu hơn, học thêm được những kỹ năng mềm cần thiết khi ra đời. Với nền tảng giáo dục tốt, các thanh niên sẽ có khởi đầu vững vàng hơn khi bước ra đời, đồng thời có khái niệm rõ ràng về trách nhiệm đóng góp ngược lại cho cộng đồng (paying forward).

Những dự án liên quan đến giáo dục gần đây của Samsung đều mang tính dài hạn và có đối ứng từ phía nhận tài trợ. Ngân sách thực hiện TNXH hằng năm của Samsung tại thị trường Việt Nam trung bình khoảng 15 tỉ đồng, với những hoạt động như tìm kiếm dự án phổ cập tin học trong chương trình DigitalHope được Samsung triển khai từ năm 2006, với tổng số tiền khoảng 300 ngàn đô la Mỹ. Cải tạo thư viện của 50 trường học trên cả nước trong dự án “Thư viện thông minh 1.0” triển khai từ năm 2011, với ngân sách 1.200 đô la Mỹ mỗi trường.

Samsung cũng kết hợp với Thư viện Khoa học Tổng hợp Tp.HCM và Thư viện Quốc gia Hà Nội, triển khai dự án “S.hub - Không gian chia sẻ” thuộc dự án Thư viện thông minh 2.0 với ngân sách 400 ngàn đô la Mỹ cho mỗi dự án.

Holcim Việt Nam


Holcim Việt Nam (HVL) thành lập bộ phận phát triển bền vững từ năm 2008 để đưa văn hóa phát triển bền vững vào doanh nghiệp. Các hoạt động chính bao gồm liên kết với các bên hữu quan, cộng đồng để nắm bắt nhu cầu, điều chỉnh các hoạt động trách nhiệm cộng đồng. Trong trách nhiệm xã hội được xác định cụ thể bao gồm tuân thủ môi trường pháp lý, môi trường làm việc và quyền của người lao động, cũng như môi trường và cộng đồng mà doanh nghiệp có liên quan. Cụ thể, công ty công bố giảm thiểu 25% lượng khí thải CO2 vào năm 2015 so với mức của năm 2010. Tổng năng lượng tiêu tốn để chế tạo một tấn xi măng năm 2015 giảm được 4% so với năm 2009. HVL hợp tác với tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế, UBND tỉnh Kiên Giang để bảo tồn các vùng đất ngập nước tự nhiên và các môi trường sống khác xung quanh khu vực khai thác mỏ. Công ty có bốn sản phẩm được hội đồng công trình Xanh Việt Nam (VGBC) chứng nhận là sản phẩm xanh. Khi xây dựng công trình công cộng cho cộng đồng, doanh nghiệp chú trọng tới thiết kế đáp ứng các tiêu chí công trình xanh do VGBC đưa ra như sân chơi Đồng Xanh ở Nhà Bè, Bình Chánh (TP.HCM), sân sinh hoạt cộng đồng Đồng Phú (Tân Thành, Bà Rịa – Vũng Tàu), nhà thuốc nam Bình An (Kiên Lương, Kiên Giang).

Nhìn chung, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam đang được thực hiện chủ yếu bởi các doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa còn các đơn vị kinh doanh dịch vụ ít thực sự quan tâm đầu tư cho vấn đề thực hiện trách nhiệm xã hội của mình. Một lý do khách quan là số lượng lớn các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch là doanh

nghiệp vừa và nhỏ nên chưa có điều kiện để đẩy mạnh việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Phần lớn việc thực hiện TNXH nổi bật thường là những tập đoàn, doanh nghiệp có quy mô lớn còn doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa thì hoạt động TNXH chưa thật sự nổi bật.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/05/2022