trong tay giai cấp thống trị nhằm đàn áp quần chúng, nhân dân lao động. Tình trạng có pháp luật mà vẫn không có quyền đã xảy ra. Rõ ràng việc bảo vệ quyền con người phụ thuộc rất nhiều vào pháp luật mà chủ yếu là nội dung và bản chất của pháp luật. Nếu luật pháp được xây dựng trên cơ sở một xã hội dân chủ và nội dung hướng tới việc bảo vệ quyền con người thì pháp luật đó mới có thể bảo vệ các quyền của con người. Ngược lại pháp luật đặt ra không hướng tới những việc bảo vệ quyền con người thì đương nhiên là có pháp luật mà quyền vẫn không được đảm bảo.
Nhìn nhận trong lĩnh vực bảo vệ quyền con người hiện nay có thể thấy pháp luật giữ vai trò hết sức quan trọng. Pháp luật bảo vệ quyền lợi chính đáng của con người đồng thời ngăn cản những hành động xâm phạm đến quyền con người. Nội dung của pháp luật được xây dựng trên cơ sở thừa nhận những giá trị chung của con người. Trong thực tế hiện nay và trong xu thế phát triển của xã hội thì không có pháp luật quyền con người sẽ không được đảm bảo. Rõ ràng là luật pháp không sinh ra quyền con người và quyền con người là những giá trị tự nhiên vốn có của con người, không thể chuyển dịch nhưng luật pháp lại có vị trí hết sức quan trọng trong vấn đề thừa nhận và bảo vệ quyền con người. Luật pháp là ý trí của những người xây dựng pháp luật chính vì vậy nó mang tính chủ quan. Quyền con người phụ thuộc vào luật pháp vì những quy định của pháp luật có ảnh hưởng rất lớn đến quyền, nó có thể mở rộng hoặc thu hẹp quyền con người và nó cũng có thể cấm đoán những hành vi thực hiện quyền. Như vậy quyền con nguời là những đặc quyền vốn có tự nhiên của con người và chỉ con người mới có. Đó là những khả năng hành động một cách có ý thức, né tránh từ chơi hoặc yêu cầu dành lấy những gì để con người có thể tồn tại và phát triển trong môi trường tự nhiên và xã hội. Quyền con người còn tồn tại dưới khả năng phản kháng, bảo vệ giá trị của con người trong đời sống xã hội.
1.2. Quá trình phát triển quyền con người.
1.2.1. Giai đoạn xuất hiện các tư tưởng về quyền con người.
Quyền con người xuất hiện, tồn tại vận động gắn liền với quá trình phát triển của xã hội loài người. Giai đoạn đầu tiên của quyền con người là giai đoạn
xuất hiện những tư tưởng về quyền con người. Những khái niệm cơ bản về quyền con người được xuất hiện đầu tiên dưới hình thức triết học và sau đó được thể hiện trong các đạo luật của các quốc gia từ thời cổ đại. Một số quan điểm cho rằng các tư tưởng về quyền con người khởi phát từ những nền văn minh rực rỡ thời cổ đại. Trong giai đoạn này những tư tưởng về quyền con người được đan xen dưới những hình thức khác nhau như tư tưởng tôn giáo, tư tưởng triết học và luật pháp.
Chế độ công xã thị tộc tan giã vào giai đoạn từ thế kỷ IX – VII trước công nguyên phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ đã chứng tỏ được tính ưu việt so với thời kỳ trước đó. Nền kinh tế Ai Cập thời kỳ cổ Vương quốc có sự phát triển mạnh nghề đóng thuyền và chăn nuôi, đặc biệt là trồng trọt có sự phát triển mạnh. Do sự áp bức bóc lột của Pharaoxy và của các Chúa châu cuộc sống của nô lệ và dân nghèo trở nên cơ cực vào thời kỳ Trung vương quốc.
Một tác phẩm văn học đã ghi lại “Thần đói lảng vảng quanh túp lều tranh của nông dân lao động nhọc nhằn cũng không đảm bảo cho họ đủ sống… Người ta đánh đập họ không chút thương tiếc… Và nếu họ có đi thưa kiện thì họ cũng không tìm đâu ra công lý…”. Nô lệ và đan nghèo đã nhiều lần nổi dậy đấu tranh. Trong một xã hội bất bình đẳng nhiều tư tưởng triết học và tôn giáo về tự do bình đẳng và công lý đã ra đời. Nhà tư tưởng Aristốt cho rằng con người là một sinh vật xã hội, một động vật chính trị. Ông cho rằng xã hội có nhiệm vụ bảo vệ công lý cho mỗi người dân, đảm bảo đời sống vật chất cho mỗi gia đình. Các nhà triết học thuộc trường phái nguỵ biện Xa-Phi-Xtơ lần đầu tiên đưa ra quan niệm về sự bình đẳng và tự do giữa những con người trong xã hội “Thượng đế tạo ra mọi người đều là người tự do, tự nhiên không ai biến thành nô lệ cả”. Trong thời kỳ chiếm hữu nô lệ và tiếp theo đó thời kỳ phong kiến các tư tưởng về quyền con người đã ra đời và phản ánh nhu cầu mong muốn của nhân dân về một xã hội bình đẳng. Thời kỳ trung cổ tôn giáo giữ một vị trí quan trọng trong xã hội, nó chi phối đời sống xã hội, chính vì vậy mà những tư tưởng ra đời trong thời kỳ này chịu ảnh hưởng của tôn giáo. Phong trào tà đạo đã có những quan điểm chống giáo lợi một cách quyết liệt và lên án cấu trúc đẳng cấp của xã hội phong kiến và muốn thủ tiêu chế độ đẳng cấp phong kiến.
Thời kỳ chiếm hữu nô lệ đã xuất hiện những tư tưởng đầu tiên về quyền con người, những tư tưởng này đã đánh dấu sự xuất hiện quyền của con người. Sang thời kỳ phong kiến nhiều tư tưởng về quyền đã ra đời. Có thể nói rằng tất cả các tư tưởng về quyền đã xuất hiện trong xã hội có giai cấp và đầy những lời công và những tư tưởng này đều nhằm giải phóng con người khỏi những phân biệt và áp bức.
1.2.2. Giai đoạn hình thành các tư tưởng và học thuyết về quyền
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ chế quốc tế đảm bảo quyền con người - 1
- Cơ chế quốc tế đảm bảo quyền con người - 3
- Luật Quốc Tế Và Luật Quốc Gia Trong Việc Bảo Vệ Quyền Con Người.
- Cơ Chế Quốc Tế Bảo Đảm Quyền Con Người
Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.
Thời kỳ phục hưng có nhiều tư tưởng về quyền con người đã ra đời. Thời kỳ này phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã ra đời. Các ngành khoa học này đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất là cơ sở để con người nhận thức lại chính mình và để khẳng định con người như một giá trị cao nhất. Những giá trị nhân văn, nhân đạo thời kỳ cổ đại được phục hưng trên cơ sở nền kinh tế mới theo tinh thần nhân đạo tư sản về các giá trị con người đã bị xã hội phong kiến và tôn giáo trà đạp và kìm hãm. Theo Tomat Hoper thì tất cả nhân dân đều được hình thành như nhau về khả năng, thể lực cũng như trí tuệ. Liber cho rằng trong xã hội nguyên tắc đầu tiên là nguyên tắc quyền lực thuộc về nhân dân. Nguyên tắc quyền lực thuộc về nhân dân cần được thể hiện thông qua các quyền khác mà Nhà nước quy định cho nhân dân như quyền tự do cá nhân, quyền sở hữu, quyền tự do tín ngưỡng tự do xuất bản, buôn bán và tự do hoạt động công nghiệp.
John Locke cho rằng trước khi có Nhà nước con người sống ở trạng thái tự nhiên, ở trạng thái này mọi người có quyền tự do bình đẳng, tư hữu. Những quyền này của con người là những quyền tự nhiên vĩnh cửu và bất di, bất dịch, không ai có quyền huỷ bỏ nó. Trong số các quyền này thì quan trọng nhất là quyền tư hữu mà nguồn gốc của nó là do lao động cuả các cá nhân. để ngăn ngừa sự lạm quyền của Nhà nước Moutesquieu cho rằng cần phân chia quyền lực Nhà nước ra thành ba loại chí ước lẫn nhau đó là quyền luật pháp, hành pháp, hành pháp và tư pháp. Quyền tự do bình đẳng của con người đã được thể hiện trong các văn bản pháp lý quan trọng của giai cấp tư sản như giao luật của Anh về các quyền 1689, tuyên
ngôn độc lập của hợp chủng Quốc Hoa Kỳ. 1776, hiến pháp của hợp chủng quốc Hoa Kỳ 1789, tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền.
Những tư tưởng của thời kỳ này là thành quả của quá trình đấu tranh cho nhân quyền từ khi xuất hiện Nhà nước đồng thời đây cũng là kết quả của sự phát triển về kinh tế xã hội. Giai cấp tư sản là những người phát động cuộc đấu tranh cho nhân quyền.
Một điều hiển nhiên rằng giai cấp tư sản đã làm cuộc đấu tranh Cách mạng và lợi ích của giai cấp mình nhưng cũng phải khẳng định rằng những tư tưởng và thành công của Cách mạng tư sản đã đưa quyền con người tiến thêm một bước quan trọng.
1.2.3. Giai đoạn từ cuối thế kỷ XIX đến trước chiến tranh thế giới lần thứ hai.
Sau khi Cách mạng tư sản thành công, xã hội chuyển sang một giai đoạn mới đó là thời kỳ tư bản xã hội chủ nghĩa.
Sản xuất tư bản phát triển mạnh mẽ, trong xã hội có sự phân biệt rõ ràng giữa một bên là giới chủ và một bên là số đông lao động. Vì mục tiêu lợi nhuận giai cấp tư sản đã bộc lộ công nhân một cách triệt để. Giai cấp vô sản đã ý thức được vị trí vai trò của mình trong xã hội và tập hợp lực lượng đấu tranh nhằm xoá tình trạng bất công. Chủ nghĩa xã hội không tưởng đã ra đời. Các đại diện của chủ nghĩa xã hội không tưởng chủ trương đưa ra quan niệm về mặt xã hội mới trong đó con người được hưởng tự do và công bằng hơn so với chủ nghĩa tư bản. Để đạt được một xã hội như thế các nhà chủ nghĩa xã hội không tưởng mong chờ sự giúp đỡ của những nhà tư bản lương thiện. Dẫu con đường đi chưa hợp lý những ý tưởng về một xã hội tốt đẹp hơn xã hội tư bản là một ý tưởng nhằm giải phóng con người khỏi bóc lột bất công trong xã hội tư bản.
Chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh chuyển sang chủ nghĩa đế quốc vào cuối thế kỷ XIX. Các cuộc chiến tranh nhằm phân chia lại thị trường thế giới đã gây ra bao đau thương chết chóc cho nhân dân ở khắp các Châu Lục trên thế giới. Trước thực trạng của chủ nghĩa tư bản CMax và P Angghen đã hướng đến một xã hội không có người bóc lột người, một xã hội trong đó có sự phát triển tự do và hạnh phúc của mỗi người C. Max và P Angghen đã đưa vấn đề đòi nhân quyền và dân
quyền vào trong tuyên ngôn và điều lệ tạm thời của hội liên hiệp công nhân quốc tế 1864 và trong chương trình, và điều lệ của hội liên hiệp công nhân quốc tế 1866.
Các quan điểm thời kỳ này đều nhằm đưa con người thoát ra khỏi sự bất công của xã hội tư bản. Tuy con đường của các nhà chủ nghĩa xã hội không tưởng vạch ra là thực tế nhưng họ đã thể hiện được khuynh hướng giải phóng con người.
1.2.4. Thời kỳ phát triển tư tưởng về quyền con người.
Sau chiến tranh thế giới lần thứ II kết thúc, quyền con người đã có bước phát triển mới. ngày 24 – 10 – 1945 Liên hợp quốc ra đời và thông qua hiến chương Liên hợp quốc. Lời nói đầu của hiến chương đã xác định “Phòng ngừa cho những thế hệ tương lai khỏi thảm hoạ chiến tranh đã hai lần xảy ra trong đời …” Đồng thời hiến chương cũng xác định và công nhận những giá trị của con người
… Tin tưởng vào những quyền cơ bản nhân phẩm và giá trị con người ở quyền bình đẳng giữa nam và nữ, ở quyền bình đẳng giữa các nước lớn và nhỏ”
Tuyên ngôn nhân quyền được đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua ngày 10 – 12 – 1948. Tuyên ngôn nhân quyền gồm 30 điều nhằm khẳng định quyền con người trên nhiều phương diện khác nhau. Tiếp theo tuyên ngôn hàng loạt công ước đã ra đời trong đó hai công ước về quyền dân sự chính trị và văn hoá xã hội là những văn bản pháp lý quốc tế quan trọng bảo vệ quyền con người toàn diện nhất.
Sự phát triển quyền con người diễn ra rộng khắp trên các lĩnh vực, từ công ước loại trừ các hình thức phân biệt chủng tộc đến các công ước xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối với phụ nữ, công ước về quyền trẻ em đã lần lượt ra đời. Bên cạnh các công ước còn có tuyên ngôn TeHeran 1968, Tuyên bố Viên và chương trình hành động 1993.
Có thể nói rằng từ sau chiến tranh thế giới 1945 đến nay quyền con người có bước phát triển mạnh mẽ. Từ những tư tưởng đầu tiên về quyền con người xuất hiện trong lịch sử nhân loại đến thời điểm này quyền con người đã được thống nhất thành những quyền trong các văn bản pháp lý quốc tế và đã có một hệ thống pháp luật quốc tế bảo vệ.
Nhân quyền hiện nay được xem là một trong năm vấn đề lớn mang tính toàn cầu. Tuy đã có nhiều công ước nhằm bảo vệ quyền con người song việc vi phạm quyền con người vẫn còn diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới. Nếu so với nội dung của các công ước thực trạng vấn đề quyền con người vẫn quá xa so với nội dung bảo vệ quyền của công ước. Hai nhân quyền là quyền dân sự chính trị và quyền kinh tế xã hội mặc dù đã được quy định trong hai công ước nhưng còn quá nhiều trở ngại trong quá trình thực hiện. Quyền phụ nữ vẫn vấp phải những cản trở do các yếu tố truyền thống, tôn giáo… Quyền trẻ em vẫn chưa được quan tâm đúng mức do điều kiện kinh tế xã hội ở những quốc gia đang phát triển. Nhìn chung quyền con người vẫn chưa được đảm bảo một cách chặt chẽ. Giai đoạn hiện nay cũng là một giai đoạn phát triển mạnh mẽ của quyền so với các giai đoạn trước đây. Nhân quyền mới đã ra đời như quyền phát triển, quyền sống trong môi trường trong lành, quyền được thông tin…Các quyền hình thành trước đây cũng được nhìn nhận dưới một góc độ khác so với thời gian trước, do sự phát triển của xã hội. Có nhiều quan điểm được đưa ra. Nhằm hoàn thiện vấn đề bảo vệ quyền con người như quan điểm về việc thành lập toà án nhân quyền quốc tế, quan điểm về nguyên tắc nhân quyền cao hơn chủ quyền, quan điểm về việc can thiệp nhân đạo quốc tế… Tất cả các yếu tố trên tạo ra một bức tranh về nhân quyền tương đối sinh động.
2. Quyền con người và quyền công dân
2.1. Sự giống và khác nhau về quyền con người, quyền công dân 2.1.1.Một số vấn đề về quyền con người và quyền công dân
Trong một thời gian dài trước đây tại các nước xã hội chủ nghĩa người ta không bao giờ đề cập đến khái niệm quyền con người bởi vì khái niệm này đã được đồng nhất với khái niệm quyền công dân. Trong xã hội Nhà nước có vai trò, vị trí hết sức quan trọng vì nó chi phối toàn bộ hoạt động của đời sống xã hội mà còn có nghĩa vụ đối với các nhu cầu của các thành viên trong xã hội. Nhà nước có nghĩa vụ đối với nhân dân còn nhân dân hoàn toàn thụ động đòi chỗ ở Nhà nước. Thực tế này đã dẫn đến quyền công dân là duy nhất, không còn khái niệm quyền
con người. Quyền công dân ở các nước xã hội chủ nghĩa trước đây vẫn mang nặng tính hình thức.
Tuy đã có nhiều quy định trong hiến pháp và pháp luật nhưng người dân vẫn cảm thấy thiếu dân chủ. Việc đồng nhất quyền con người, quyền công dân đã đơn giản vấn đề hoá quyền con người. Điều này đã tạo ra một khoảng trống trong lĩnh vực quyền con người dẫn đến quyền con người không được quan niệm một cách thoả đáng.
Từ nhiều thập kỷ qua tại các nước Xã hội chủ nghĩa nhìn nhận quyền con người như một luận điểm cuả chủ nghĩa tư bản nhằm chống lại các nước XHCN. Khái niệm nhân quyền được xem như thời kỳ giai cấp tư sản sử dụng ngọn cờ dân, quyền chống lại Nhà nước phong kiến. Trong nhận thức phổ biến của giới khoa học pháp lý ở các nước XHCN trước đây cho rằng quan niệm về quyền con người của thuyết pháp luật tự nhiên trước đây là không có đặc tính pháp lý vì chỉ với tư cách công dân của một quốc gia nhất định ghi nhận thì cá nhân con người mới có quyền. Với cách hiểu này một thời gian dài con người không tồn tại trong khoa học pháp lý và ngay cả trong nhận thức nói chung.
Do quan niệm về nền kinh tế XHCN, các quyền về kinh tế vẫn luôn được coi trọng. Một quan điểm tồn tại trong khối các nước XHCN là chỉ khi có các quyền về kinh tế xã hội thì nhưngx quyền dân sự chính trị mới được đảm bảo: Việc đặt quyền kinh tế xã hội lên trên đã thể hiện quan điểm phiến diện khi xem xét về nhân quyền và ngay cả quyền về kinh tế cũng không được đảm bảo như quyền có nhà ở, quyền có việc làm. Trên thực tế những quyền về dân sự, chính trị có trước quyền về kinh tế xã hội. Nhóm quyền này có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống chính trị xã hội. Nhân quyền này đảm bảo cho sự phát triển tự do của con người và đảm bảo nhu cầu tham gia vào các hoạt động chính trị xã hội do vậy trong quan hệ với nhau việc ưu tiên các quyền dân sự chính trị là cơ sở để cho các quyền kinh tế xã hội được thực hiện.
2.1.2. Nội dung quyền con người, quyền công.
Quyền con người, quyền công dân là những vấn đề có nội dung phong phú và phực tạp. Quyền con người là một khái niệm có trước nó khởi nguồn từ những tư tưởng về quyền con người và được phát triển cùng với lịch sử xã hội loài người.
Quyền con người chịu ảnh hưởng của thuyết pháp luật tự nhiên. Theo thuyết học này thì con người ra đời đương nhiên có quyền và quyền có trước Nhà nước và pháp luật. Quyền công dân là một sự phát triển của quyền con người. Khi Nhà nước phong kiến đánh đổ xã hội chuyển sang một giai đoạn mới đó là xã hội tư bản chủ nghĩa. Con người từ những thần dân sống dưới sự ban phát của vua chúa phong kiến đã trở thành những công dân. Trong lời nói đầu của tuyên ngôn dân quyền và nhân quyền pháp 1789 có đoạn “Từ những điều nêu trên, Quốc hội thừa nhận và tuyên bố với sự chứng kiến và bảo hộ của Đấng tối cao, các quyền sau đây của con người và công dân”.
Quyền con người được hiểu là những đặc quyền của con người từ khi sinh ra. Đó là khả năng hành động một cách có ý thức, quyền công dân ra đời từ lâu và được sủ dụng rộng rãi trong xã hội tư sản, quyền công dân mang tính xác định hơn so với quyền con người nó gắn liền với mỗi quốc gia được pháp luật của mỗi quốc gia quy định. Nội dung quyền công dân ở từng quốc gia là không giống nhau, không có sự đối lập giữa quyền con người và quyền công dân. Không có quyền công dân ngoài quyền con người và không có quyền con người ngoài quyền công dân. Quyền công dân tại các nước xã hội chủ nghĩa trước đây được đồng nhất với quyền con người. Trong các văn bản pháp lý chỉ tồn tại thuật ngữ quyền công dân.
Quyền con người, quyền công dân là hai khái niệm không đồng nhất xét cả về chủ thể lẫn nội dung. Quyền con người là một khái niệm rộng. Quyền con người không loại trừ quyền công dân nhưng không thay thế được khái niệm quyền công dân. Ngược lại khái niệm quyền công dân cũng không thay thế được khái niệm quyền con người. Quyền công dân là một khái niệm hẹp hơn quyền con người, không bao quát hết các quyền của cá nhân con người được Nhà nước bảo vệ bằng pháp luật cũng như được pháp luật quốc tế công nhận và bảo vệ.
Trên phương diện chủ thể, quyền con người là những quyền có chủ thể không bị giới hạn như quyền công dân có những người tuy không được hưởng