Quản Lý Đội Ngũ Giảng Viên Và Phát Triển Đội Ngũ Giảng Viên


độ tay nghề cao. Điều đó đã tác động trực tiếp đến phát triển ĐNGV của các trường đại học, cao đẳng, đặc biệt đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ. Nhiệm vụ đặt ra đối với chủ thể quản lý (hiệu trưởng các nhà trường) phải tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ cho ĐNGV để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực.

2) Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế

Thừa nhận toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế là một xu thế tất yếu, Việt Nam chủ động hội nhập kinh tế thế giới ngày càng sâu rộng, cùng với việc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và Hiệp định chung về hàng hóa và dịch vụ (GATS), đòi hỏi một nền kinh tế định hướng thị trường và tinh nhuệ về kỹ thuật. Với một nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường định hướng XHCN, mở cửa, hội nhập với thế giới, chúng ta phải chấp nhận sự tồn tại bình đẳng và hợp pháp của nhiều thành phần kinh tế, chấp nhận sự cạnh tranh - một quy luật tất yếu của kinh tế thị trường. Cơ chế của toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế có những tác động trực tiếp và gián tiếp đến mọi mặt của đời sống xã hội nói chung và đến ĐNGV và công tác phát triển ĐNGV nói riêng.

Tác động trực tiếp của toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đến phát triển ĐNGV của các trường đại học, cao đẳng chủ yếu thông qua các hoạt động xuất, nhập khẩu giáo dục. Trong môi trường dịch vụ giáo dục trở thành một loại hàng hóa xuất, nhập khẩu, sẽ dẫn đến sự phân hóa về đẳng cấp của các trường đại học, cao đẳng cũng như đẳng cấp của người GV một cách rõ rệt. Điều đó, một mặt tạo ra cơ hội, mặt khác tạo ra thách thức đối với các trường đại học, cao đẳng trong khâu tuyển dụng, sử dụng và chính sách đãi ngộ đối với ĐNGV. Các nhà trường có uy tín và tiềm lực về tài chính sẽ có nhiều cơ hội hơn trong việc tuyển chọn được những GV giỏi về làm việc. Như vậy, chất lượng đào tạo càng được nâng cao, uy tín và thương hiệu của nhà trường càng được khẳng định. Ngược lại, đối với những trường kém uy tín và tiềm lực về tài chính sẽ phải đối mặt với nguy cơ “chảy máu chất xám”. Trong môi trường toàn cầu hóa, chính sách hội nhập về tiền lương, tiền công, bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội... dẫn đến sự di chuyển lao động, những GV giỏi, có trình độ


cao sẽ có xu hướng làm việc cho các trường, viện nghiên cứu quốc tế có thu nhập cao hơn; SV cũng có xu hướng lựa chọn trường học có thương hiệu, lựa chọn chương trình đào tạo tiên tiến và lựa chọn GV giỏi để theo học.

Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế tác động gián tiếp đến phát triển ĐNGV nói chung và của các trường cao đẳng ngành GTVT nói riêng chủ yếu thông qua các hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa sức lao động - sản phẩm đầu ra của hoạt động GD&ĐT. Quá trình hội nhập quốc tế về giáo dục, một mặt là cơ hội thuận lợi để giáo dục nước ta tiếp cận được xu thế mới, tri thức mới, những mô hình giáo dục và quản lí giáo dục hiện đại, tranh thủ được các nguồn lực từ các nước để phát triển giáo dục, mặt khác là một thách thức lớn trong môi trường cạnh tranh khốc liệt. Để đảm bảo sức cạnh tranh, đòi hỏi giáo dục Việt Nam phải đổi mới căn bản và toàn diện để đào tạo ra lực lượng lao động có trình độ tay nghề cao, được trang bị đầy đủ hệ thống kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết, có đủ năng lực để vận hành các quy trình công nghệ tiên tiến, hiện đại trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh.

Trong thế giới hội nhập và toàn cầu hóa như hiện nay thì lợi thế cạnh tranh bền vững là nhân tố cơ bản để có thể đạt tới thành công của tổ chức. Đối với các trường đại học, cao đẳng, năng lực của ĐNGV chính là chìa khóa để đạt tới lợi thế cạnh tranh bền vững. Để đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước trong bối cảnh của toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, chủ thể quản lý (hiệu trưởng các nhà trường) cần phải có chiến lược phát triển, đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV và những chính sách quản lý phù hợp nhằm xây dựng được ĐNGV đủ về số lượng, cơ cấu hợp lý, chất lượng cao; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV không chỉ có kiến thức sâu về lý thuyết, mà phải vững vàng cả về kỹ thuật chuyên môn, tay nghề, công nghệ; thực hiện chính sách tuyển chọn, sử dụng GV theo năng lực và đổi mới chính sách đãi ngộ đối với ĐNGV nhằm tạo động lực để họ phấn đấu nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ, đồng thời thu hút và tuyển dụng được những GV giỏi trong và ngoài nước tham gia vào quá trình đào tạo của nhà trường. Đối với mỗi cá nhân GV, phải có ý thức tự trang bị đầy đủ các năng lực cần thiết, đặc biệt là kiến thức chuyên môn, ngoại ngữ, tin học; thường xuyên cập nhật những


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.

kiến thức, công nghệ mới và làm chủ được các công nghệ hiện đại để đáp ứng yêu cầu giảng dạy và NCKH, thích nghi với môi trường hội nhập và cạnh tranh gay gắt.

1.5. Quản lý đội ngũ giảng viên và phát triển đội ngũ giảng viên

Phát triển đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng Giao thông vận tải trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế - 7

1.5.1. Khái niệm về giảng viên

Điều 70 Luật giáo dục (2005) quy định: Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác.

Nhà giáo phải có những tiêu chuẩn sau đây: (a) Phẩm chất đạo đức, tư tưởng tốt; (b) Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ; (c) Đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp; (d) Lý lịch bản thân rõ ràng.

Nhà giáo giảng dạy ở các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng gọi là GV [63].

Điều lệ trường cao đẳng quy định tiêu chuẩn giảng viên như sau: (a) Có phẩm chất đạo đức, tư tưởng, sức khỏe tốt và lý lịch bản thân rõ ràng; (b) Tối thiểu phải có bằng tốt nghiệp đại học và phải được bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm.

“Nhà trường ưu tiên tuyển chọn các SV tốt nghiệp đại học loại khá, giỏi, có phẩm chất tốt và những người có trình độ đại học và sau đại học có kinh nghiệm hoạt động thực tiễn, có nguyện vọng trở thành GV để tiếp tục đào tạo về chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm” [14].

Trong quá khứ, GV chủ yếu thực hiện vai trò của người truyền đạt tri thức là chính. Hiện nay, vai trò của GV đã có sự thay đổi lớn, trong đó giảm đi vai trò người cung cấp thông tin một cách “nhồi nhét”; tăng cường vai trò là người tạo cơ hội học tập và cổ vũ, người bình luận, có trách nhiệm cung cấp thông tin trong những hoàn cảnh rộng lớn để tạo ra sự hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực chuyên môn. Hơn thế nữa, với việc cải tiến vai trò, họ sẽ không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo. Như vậy, GV vừa là người truyền đạt tri thức, vừa là nhà nghiên cứu, quản lý và cung ứng dịch vụ xã hội. Vai trò của người GV thích nghi, nhạy bén trong một thế giới đang biến đổi mau lẹ. Người GV tốt là GV phải thay đổi về nội dung phương pháp dạy học, phải chuyển từ cách giảng dạy độc thoại, nặng về phía GV thuyết trình sang phương pháp dạy học “Lấy người học làm trung tâm”, khuyến khích tính độc lập, tự chủ, sáng tạo của SV. Nói một cách khác, phải chuyển trọng tâm hoạt động dạy học từ người GV


Chuyên gia (nhà nghiên cứu, nhà khoa học)

sang SV, có thể xem đây là một cuộc cách mạng Copernic trong giáo dục. Người GV không chỉ là người truyền thụ kiến thức mà chủ yếu là người kích thích sự hứng thú học tập của SV, hướng dẫn SV học tập và nghiên cứu, dạy cho SV cách học và cách nghiên cứu. Để mô phỏng vai trò của người GV trong nền giáo dục hiện đại, tác giả luận án đưa ra mô hình sau đây:


Nhà giáo dục (dạy học và giáo dục)


Giảng viên

Nhà hoạt động xã hội và văn hóa

Nhà quản lý


Sơ đồ 1.3: Tổng thể mô hình người giảng viên trong nền giáo dục hiện đại


- Chức năng của giảng viên

Hiện nay ở các trường đại học lớn của các nước phát triển, GV đại học đảm nhận 3 vai trò chính: (1) Nhà giáo, (2) Nhà khoa học, và (3) Nhà cung ứng dịch vụ cho cộng đồng. Tương ứng với vai trò của mình, người GV phải thực hiện 3 chức năng chính: (1) giảng dạy, (2) NCKH, (3) quản lý và phục vụ cộng đồng.

Akira Arimoto đã phân tích mối quan hệ giữa 3 chức năng chính (R-T-S) của GV các trường đại học là: Nghiên cứu (Research), giảng dạy (Teaching) và phục vụ (Service). Trong đó, nghiên cứu và giảng dạy được coi là hai phương diện không thể thiếu trong quá trình dạy học và chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau, không thể tách rời nhau. GV đại học giảng dạy SV trên lớp trên cơ sở kết quả nghiên cứu đã được tiến hành trong phòng thí nghiệm, thư viện...[82].

Phạm Thành Nghị quan niệm rằng, những người làm việc trong trường đại học và các cơ quan nghiên cứu ở Việt Nam là làm nghề học thuật (academic profession) thực hiện các chức năng: Nghiên cứu, giảng dạy, quản lý và phục vụ [93].

Chức năng giảng dạy


Giảng dạy được coi là một trong những chức năng chính của GV, bao gồm giảng dạy cao đẳng, đại học; giảng dạy và bồi dưỡng SĐH; hướng dẫn NCS, thực tập sinh và bồi dưỡng cán bộ giảng dạy. GV thực hiện chức năng giảng dạy thông qua các nhiệm vụ cụ thể sau:

+ Nghiên cứu và nắm vững mục tiêu giáo dục và đào tạo toàn diện của ngành học; nội dung và yêu cầu vị trí của môn học. Tìm hiểu tư tưởng, trình độ, khả năng, những kiến thức thực tế và hiểu biết xã hội của SV; chuẩn bị chu đáo kế hoạch công tác giảng dạy.

+ Soạn giáo án và giảng bài, hướng dẫn SV tự học, làm thí nghiệm, thực hành, thảo luận khoa học, thực tập nghề nghiệp, hướng dẫn SV viết tiểu luận, khóa luận, đồ án môn học, thiết kế và viết luận văn tốt nghiệp đại học. Phụ đạo hướng dẫn SV tham gia thực tế phục vụ sản xuất và đời sống. Hướng dẫn NCS viết chuyên đề SĐH, luận văn Th.s, luận án TS.

+ Dự giờ lên lớp của GV khác, ra đề và chấm bài kiểm tra giữa kỳ, bài thi kết thúc học phần, thi tốt nghiệp để kiểm tra đánh giá kiến thức và kết quả học tập của SV, tham gia công tác tuyển sinh hằng năm của nhà trường.

+ Thực hiện kế hoạch giáo dục chính trị, tư tưởng cho SV; giúp SV phát huy vai trò chủ động trong học tập và rèn luyện, tổ chức phong trào và hướng dẫn SV tự giác thực hiện theo mục tiêu đào tạo và nhiệm vụ chính trị của nhà trường.

+ Tham gia xây dựng và phát triển ngành học, cải tiến nội dung chương trình và phương pháp nghiên cứu, phương pháp giảng dạy, phương pháp thực hành môn học. Biên soạn giáo trình, sách giáo khoa và tài liệu tham khảo, tham gia thiết kế và xây dựng cơ sở thí nghiệm và thực hành.

Yêu cầu về năng lực giảng dạy

+ Năng lực thiết kế chương trình đào tạo: GV phải có đầy đủ kiến thức và các kỹ năng: (1) xác định đúng mục tiêu đào tạo; (2) lựa chọn nội dung đào tạo phù hợp; (3) lập kế hoạch dạy học và (4) hướng dẫn thực hiện chương trình đào tạo.

+ Năng lực xây dựng đề cương: GV phải cung cấp thông tin về bản thân, thông tin chung về môn học; xác định được mục tiêu của môn học; nội dung tóm tắt và nội


dung chi tiết môn học; học liệu; hình thức tổ chức dạy học; chính sách đối với môn học và phương pháp, hình thức kiểm tra – đánh giá kết quả học tập môn học.

+ Năng lực viết giáo trình, sách chuyên khảo: Ngoài việc biên soạn giáo trình, GV cần có kỹ năng viết sách chuyên khảo tổng hợp kết quả nghiên cứu chuyên sâu về một vấn đề thuộc nội dung môn học để các đồng nghiệp và SV tham khảo.

+ Năng lực thiết kế bài giảng và lập kế hoạch giảng dạy: GV phải xác định mục đích đáp ứng chuẩn đầu ra, phù hợp với đối tượng người học; lựa chọn nội dung kiến thức, phân bổ thời gian, lựa chọn phương pháp giảng dạy, tài liệu và các phương tiện hỗ trợ giảng dạy một cách hiệu quả; kiểm tra đánh giá được mức độ tiếp thu bài giảng của SV để có sự điều chỉnh thích hợp.

+ Năng lực giảng dạy lý thuyết: GV phải có kiến thức hiểu biết sâu về chủ đề môn học, kỹ năng, thái độ phù hợp với lĩnh vực chuyên môn, kĩ năng sư phạm; thường xuyên cập nhật các kiến thức mới liên quan để bổ sung vào nội dung môn học.

+ Năng lực hướng dẫn thực hành: GV phải nắm vững công nghệ và kỹ năng thực hành thành thạo, vận dụng khéo léo các phương pháp dạy học thực hành; có khả năng sáng tạo và biết tận dụng triệt để các phương pháp, thủ thuật dạy học để nâng cao hiệu quả.

+ Năng lực sử dụng các phương pháp giảng dạy, đánh giá: GV phải biết chọn lựa để phát huy những điểm mạnh và hạn chế những nhược điểm của từng phương pháp trong quá trình dạy học.

+ Năng lực sử dụng công nghệ, phương tiện dạy học: GV phải tìm tòi, nghiên cứu, lựa chọn các phương tiện giảng dạy phù hợp với từng nội dung cụ thể, đảm bảo tính khả thi, ít tốn kém và đạt hiệu quả cao; có kỹ năng sử dụng thành thạo công nghệ trong giảng dạy và kiểm tra, đánh giá mức độ nhận thức của SV (PowerPoint, máy tính, web, các phần mềm sử dụng trong chuyên môn,...).

+ Năng lực tổ chức và điều khiển lớp học: GV cần có kỹ năng tổ chức và điều khiển lớp học hiện đại thông qua việc tạo nên tình huống có vấn đề để thu hút sự chú ý của SV; tổ chức và điều khiển hoạt động tự lực của cá nhân SV hoặc hợp tác với nhau theo từng nhóm để giải quyết vấn đề.


+ Năng lực kích thích sự hứng thú học tập của SV: GV phải chú ý duy trì được không khí tích cực, hào hứng trong SV, luôn đặt họ ở trong những tình huống phải tích cực hoá những tri thức, những kinh nghiệm đã có để giải quyết vấn đề và thông qua đó lĩnh hội tri thức mới.

+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ và trình bày bảng: GV luôn phải giữ tư thế, tác phong đúng mực, ăn mặc gọn gàng, giản dị, ngôn ngữ rõ ràng, trong sáng, truyền cảm, nhịp điệu nói phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể, biết cách thay đổi giọng nói; trình bày bảng rõ ràng, khoa học.

+ Năng lực xử lý tình huống sư phạm: GV phải có kỹ năng xử lý tình huống bất ngờ có thể xảy ra, giải quyết vấn đề một cách tế nhị, khéo léo, hợp lý với từng trường hợp cụ thể.

Chức năng nghiên cứu khoa học

Ở vai trị thứ hai này, GV thực hiện vai trò nhà khoa học với chức năng giải thích và dự báo các vấn đề của tự nhiên và xã hội mà loài người và khoa học chưa có lời giải. Nghiên cứu khoa học, tìm cách ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học về thực tiễn đời sống và công bố các kết quả nghiên cứu cho cộng đồng (cộng đồng khoa học, xã hội nói chung, trong nước và quốc tế) là ba chức năng chính của một nhà khoa học. Từ đây có hai xu hướng nghiên cứu chính: nghiên cứu cơ bản (basic research) và nghiên cứu ứng dụng (applied research). Khác với nghiên cứu cơ bản mang tính giải thích và dự báo các vấn đề chưa khai phá của tự nhiên và xã hội, nghiên cứu ứng dụng là loại nghiên cứu hướng đến việc ứng dụng các kết quả của nghiên cứu cơ bản vào giải quyết các vấn đề cụ thể của xã hội. Thông thường nghiên cứu cơ bản được coi là vai trò chính của các GV đại học. Còn nghiên cứu ứng dụng mang tính công nghệ là vai trò của GV giảng dạy cao đẳng, thường là kết quả của mối liên kết giữa các nhà khoa học và nhà ứng dụng (các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội). Do vậy nghiên cứu ứng dụng thường có màu sắc của các dự án tư vấn được đặt hàng bởi cộng đồng doanh nghiệp (và do doanh nghiệp tài trợ).

Trong bối cảnh hiện nay, khi chưa có nhiều điều kiện đầu tư cho nghiên cứu cơ bản, chúng ta cần có chiến lược tận dụng kết quả nghiên cứu cơ bản của các quốc


gia tiên tiến. Do vậy, định hướng nghiên cứu của các trường đại học đang tập trung thực hiện các nghiên cứu mang tính tổng kết lý thuyết ngành (literature review) và tìm ra những hướng ứng dụng của các lý thuyết này. Thực tế tổng kết lý thuyết là công việc đầu tiên và hết sức quan trọng của mỗi nhà nghiên cứu, nó mang lại những kiến thức hết sức quan trọng về thành tựu khoa học trong từng chuyên ngành và các định hướng nghiên cứu của từng ngành.

Nghiên cứu khoa học phải đi kèm với công bố kết quả nghiên cứu. Điều này có hai ý nghĩa: Thứ nhất, công bố kết quả nghiên cứu trên các tạp chí chuyên ngành uy tín chính là thước đo chất lượng có ý nghĩa nhất đối với một công trình nghiên cứu. Thứ hai, chỉ khi được công bố rộng rãi và đi vào ứng dụng nghiên cứu khoa học mới hoàn thành sứ mệnh xã hội của mình. Và như vậy, trong vai trò nhà khoa học, GV không chỉ phải nắm vững kiến thức chuyên môn, phương pháp nghiên cứu mà còn phải có kỹ năng viết báo khoa học.

Theo Phạm Thành Nghị [93], giảng dạy và nghiên cứu thường bị tách biệt ở các trường đại học, cao đẳng của Việt Nam. Chức năng chính của các trường đại học, cao đẳng là giảng dạy, chức năng nghiên cứu là nhiệm vụ của các viện nghiên cứu tổ chức hoạt động nghiên cứu độc lập với các trường cao đẳng và đại học. Mặt khác, theo quy định của Bộ GD&ĐT, mỗi GV phải đứng lớp 270 tiết/01năm [9], nhưng trên thực tế họ phải đảm nhận khối lượng giảng dạy lớn hơn rất nhiều do thiếu tính quy hoạch trong việc tuyển sinh, dẫn đến tình trạng quá tải đối với GV. Điểm hạn chế trong việc tách biệt giảng dạy khỏi nghiên cứu đã được khắc phục dần trong những năm gần đây bằng sự nỗ lực thiết lập một số trung tâm nghiên cứu, viện nghiên cứu trong các trường đại học, cao đẳng.

Việc nghiên cứu, thực nghiệm khoa học, kỹ thuật và công nghệ trong trường đại học, cao đẳng có vị trí quan trọng, nhằm phục vụ cho nhu cầu giáo dục toàn diện, nâng cao chất lượng đào tạo, không ngừng đáp ứng nhu cầu sản xuất, đời sống xã hội và các lĩnh vực khác mà còn khai thác được tài nguyên “chất xám” của đội ngũ cán bộ khoa học, đồng thời trang bị cho SV khả năng nghiên cứu và thực hành. Thực hiện phương châm giáo dục, học tập, nghiên cứu thực nghiệm khoa học kỹ

Xem tất cả 249 trang.

Ngày đăng: 15/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí