lương riêng cho đội ngũ ngành dự trữ nhà nước mà không áp dụng thang lương chung của ngành bậc như hiện nay. Điều này các nước đều có quy định sự khác biệt và trả lương cho công chức ngành dự trữ nhà nước với công chức nói chung. Ví dụ ở Mỹ ngành dự trữ nhà nước được chính phủ Mỹ coi trọng đúng mức, quyền quyết định phát triển kinh tế Mỹ cũng liên quan đến phát triển quốc tế, do đó việc trả lương cho đội ngũ công chức này có tính đặc thù so với công chức khác của Mỹ, hoặc ở Anh đội ngũ công chức được thực hiện chế độ trả lương có tính đặc thù, theo nhận định của các chuyên gia Anh thì việc trả lương cho đội ngũ công chức ngành dự trữ nhà nước Anh tăng từ 70% đến 200% so với công chức khác.
Bốn là, nhà nước cần phải có quy định việc tuyển chọn công chức ngành dự trữ nhà nước là một ngành có tính đặc thù, do đó việc tuyển dụng phải thực hiện công khai, nghiêm túc, công bằng, tạo điều kiện cho mọi người có cơ hội cạnh tranh. Mặt khác cần có những quy định khuyến khích những sinh viên tốt nghiệp đại học kỹ thuật thi tuyển vào đội ngũ công chức ngành dự trữ nhà nước, khắc phục tình trạng hiện nay số lượng sinh viên thi tuyển vào ngành này chủ yếu là tốt nghiệp đại học kinh tế, trong khi đó tốt nghiệp đại học kỹ thuật rất thấp. Có như vậy mới tuyển chọn được người thực sự tài giỏi vào làm việc trong các cơ quan ngành dự trữ nhà nước. Đó là một trong những biện pháp quan trọng nhằm phát triển đội ngũ công chức ngành này có chất lượng cao.
Năm là, cần bố trí, sử dụng hợp lý đội ngũ công chức ngành dự trữ nhà nước “tuỳ tài mà dùng người”, “tìm người tài hơn chứ không tìm người nhà”, bố trí đúng người, đúng việc nhằm phát huy hết khả năng làm việc, tạo điều kiện cho công chức phát huy sở trường của mình. Nhà nước cần có chế độ đãi ngộ xứng đáng đối với công chức đảm bảo đời sống ngày càng được cải thiện; đặc biệt quan tâm tới chế độ tiền lương, chế độ hưu trí và các loại bảo hiểm xã hội khác.
Sáu là, duy trì chặt chẽ chế độ quản lý, giám sát, thưởng phạt nghiêm minh đối với công chức; kiểm tra, đánh giá công chức hàng năm một cách nghiêm túc, theo tiêu chuẩn cụ thể nhằm phát hiện nhân tài để đề bạt, trọng dụng. Cho thuyên chuyển, thôi chức, thôi việc, buộc thôi việc đối với những người không đủ tiêu
chuẩn hoặc vi phạm. Mặt khác, đây là dịp làm cho công chức tự nhìn nhận lại mình, phát huy những điểm mạnh, sửa chữa hạn chế, khuyết điểm...
Bảy là, rút ngắn nhiệm kỳ đối với công chức lãnh đạo; bộ máy nhà nước gọn nhẹ, giảm số lượng, nâng cao chất lượng cần quan tâm, chú ý đến thế hệ trẻ hoá, tri thức hoá, chuyên môn hoá đội ngũ công chức. Tăng cường công tác lãnh đạo, định hướng hoạt động đội ngũ công chức này nhằm đáp ứng yêu cầu quá trình CNH, HĐH đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế.
Tiểu kết chương 2
Ở chương này, mục tiêu nghiên cứu của NCS là xây dựng cơ sở lí luận về phát triển đội ngũ công chức ngành dự trữ nhà nước Việt Nam.
Phát triển đội ngũ công chức ngành dự trữ nhà nước Việt Nam là vấn đề có tính cấp thiết hiện nay nhằm xây dựng đội ngũ công chức của ngành đáp ứng yêu cầu nhiện vụ trước mắt và cả lâu dài. Để phát triển độ ngủ công chức ngành dự trữ nhà nước Việt Nam cần phải xem xét các điều kiện khách quan và các yếu tố chủ quan. Từ những lí do trên NCS đã đi sâu nghiên cứu, phân tích và làm rõ một số quan niệm, khái niệm có liên quan đến những nội dung nghiện cứu: Quan niệm về về công chức và công chức ngành dự trữ nhà nước Việt Nam; nghiên cứu đặc điểm đội ngũ công chức ngành dự trữ nhà nước Việt Nam. Nghiên cứu vai trò quan trọng của chính sách phát triển đội ngũ công chức ngành dự trữ nhà nước Việt Nam cũng như những nội dung cơ bản trong phát triển đội ngũ công chức ngành dự trữ nhà nước để làm rõ những bước đi trong hoạch định, xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách này tại cơ quan ngành dự trữ nhà nước Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm!
- Sử Dụng Đội Ngũ Công Chức Ngành Dự Trữ Nhà Nước
- Nhu Cầu Đào Tạo, Bồi Dưỡng Công Chức Hcnn Được Xác Định Trên Cơ Sở Phân Tích Hai Yếu Tố Cơ Bản.
- Kinh Nghiệm Trong Và Ngoài Nước Về Phát Triển Đội Ngũ Công Chức Ngành Dự Trữ Nhà Nước
- Đặc Điểm Hình Thành Và Thực Trạng Đội Ngũ Công Chức Ngành Dự Trữ Nhà Nước
- Cơ Cấu Độ Tuổi Đội Ngũ Công Chức Ngành Dự Trữ Nhà Nước Năm 2016
- Trình Độ Ngoại Ngữ Của Công Chức Ngành Dự Trữ Nhà Nước Năm 2016
Xem toàn bộ 243 trang tài liệu này.
Phát triển đội ngũ công chức ngành dự trữ nhà nước Việt Nam liên quan đến nhiều nội dung, trong khuôn khổ luận án, NCS đề cập đến những nội dung chủ yếu: quy hoạch công chức ngành dự trữ nhà nước; tuyển dụng công chức ngành dự trữ nhà nước; sử dụng đội ngũ công chức ngành dự trữ nhà nước; đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ công chức ngành dự trữ nhà nước. Tất cả những lí luận về các nội dung này đều chưa có công trình nào nghiên cứu cụ thể, hệ thống đối với ngành dự trữ nhà nước Việt Nam. Vì vậy trong chương này, NCS đã cố gắng làm rõ và hệ thống hóa lí luận về nội dung của phát triển đội ngũ công chức ngành dự trữ nhà nước Việt Nam. Đây là cơ sở làm tiền đề cho việc đánh giá thực trạng phát triển đội ngũ công chức ngành dự trữ nhà nước Việt Nam ở chương 3 và đưa ra một số giải pháp ở chương 4.
Chương 3
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC NGÀNH DỰ TRỮ NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
3.1. Khái quát về ngành dự trữ nhà nước Việt Nam
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triễn của ngành dự trữ nhà nước
Ngành dự trữ nhà nước ở nước ta hình thành từ sau năm 1945, khi công cuộc chống Pháp được lan rộng toàn quốc. Trong đội ngũ được tuyển dụng này yêu cầu phải có phẩm chất đạo đức và sức khỏe để đảm bảo cho việc quản lý, bảo quản, phân phối các nguồn lực rất lớn nhất là lương thực, thực phẩm, quân trang, quân dụng và vũ khí đạn dược. Trong điều kiện kháng chiến chống Pháp những năm đầu gặp nhiều khó khăn, phức tạp, Đảng và Bác Hồ quyết định thành lập ngành dự trữ nhà nước bắt đầu xây kho dự trữ đầu tiên tại miền Bắc lúc đó thiếu lương thực, thực phẩm là chủ yếu. Sau đó cuộc kháng chiến chống Pháp ngày càng cam go, ác liệt, đòi hỏi phải phát triển đội ngũ này để đáp ứng yêu cầu nhệm vụ lúc bấy giờ. Đảng, Nhà nước đã mở rộng xây dựng kho dự trữ ở một số tỉnh Bắc Bộ như tỉnh Nghĩa Lộ, tỉnh Tuyên Quang, tỉnh Lạng Sơn, sau đó phát triển xây dựng các kho ở khu 4 như ở Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An. Quá trình xây dựng kho dự trữ nhà nước ngày càng phát triển cùng với sự phát triển về số lượng và chất lượng đội ngũ công chức có nhiệm vụ thực hiện vấn đề này. Từ chỗ số lượng cán bộ nhân viên làm công tác ngành dự trữ nhà nước từ vỏn vẹn chỉ có 50 người từ năm 1946 đến năm 1950 tăng lên trên 400 người và năm 1954 tăng lên là 600 người, năm 1960 tăng lên 700 người, cho đến nay số lượng công chức ngành dự trữ đã tăng lên 2.519 người.
Chính từ ý nghĩa, vai trò to lớn của dự trữ quốc gia “Tích cốc phòng cơ” mà ngay từ khi lập nước, ông cha ta đã chú trọng đến việc dự trữ lương thực để phòng ngừa thiên tai và chống giặc ngoại xâm. Kế tục truyền thống đó, từ sau Cách mạng tháng Tám 1945, Đảng, Bác Hồ và Nhà nước ta đã thường xuyên quan tâm đến việc tổ chức lực lượng dự trữ, chuẩn bị lực lượng hậu cần hùng hậu để phục vụ công cuộc kháng chiến và kiến quốc vĩ đại của dân tộc ta. Ngành dự trữ nhà nước phát triển không ngừng cả về năng lực trình độ phẩm chất, không chỉ có lĩnh vực kinh tế
mà bao hàm cả lĩnh vực khoa học kỹ thuật và áp dụng công nghệ và phương tiện hiện đại. Từ chỗ ngành dự trữ các kho dự trữ đơn giản, thô sơ, đến nay hệ thống kho dự trữ được bố trí ở các vùng, địa bàn chiến lược đã được xây dựng kiên cố, hiện đại đảm bảo các yếu tố về kỹ thuật và công nghệ thông tin cũng như hệ thống bảo vệ để phòng chống hệ thống tác động do môi trường bên ngoài nhất là khí hậu và thời tiết, cũng như các loại con trùng, vi trùng gây hại.
Để thống nhất tổ chức bộ máy quản lý lực lượng dự trữ quốc gia, ngày 07-8- 1956, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 997/TTg, về việc thành lập Cục Quản lý dự trữ vật tư Nhà nước, trực thuộc Thủ tướng Chính phủ. Tổ chức bộ máy của Cục Quản lý dự trữ vật tư Nhà nước lúc đó gồm 04 phòng và hệ thống các kho dự trữ vật tư của Nhà nước trên các địa bàn quan trọng từ Vĩnh Linh trở ra. Để triển khai nhiệm vụ thống nhất quản lý nhà nước về dự trữ quốc gia và trực tiếp giữ gìn, bảo quản các loại hàng hoá dự trữ, Thủ tướng Chính phủ đã thành lập 18 Ban Đại diện Vật tư dự trữ trực thuộc Cục, trực tiếp quản lý các kho dự trữ, đặt tại 18 tỉnh từ Quảng Bình trở ra.
Như vậy, với Nghị định 997/TTg ngày 07-8-1956, hệ thống tổ chức quản lý Dự trữ quốc gia của nước ta đã chính thức hoạt động độc lập; với chức năng, nhiệm vụ và vị trí của một tổ chức chuyên ngành trong nền kinh tế. Đây là tổ chức tiền thân của Tổng cục Dự trữ Nhà nước ngày nay. Trên cơ sở đó, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định lấy ngày 07 tháng 8 hàng năm là “Ngày Truyền thống của ngành Dự trữ Nhà nước” (Quyết định số 1371/QĐ-TTg ngày 06 tháng 8 năm 2010).
Do đặc điểm và yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng trong từng giai đoạn lịch sử, tổ chức và hoạt động của ngành dự trữ nhà nước đã có nhiều thay đổi. Nhưng dù ở thời kỳ nào, hoàn cảnh nào, ngành dự trữ nhà nước cũng luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ Đảng và Nhà nước giao phó, được nhân dân tin yêu. Hoạt động của ngành dự trữ nhà nước trong hơn nửa thế kỷ qua đã góp phần tích cực vào sự nghiệp cách mạng vẻ vang của dân tộc Việt Nam do Đảng ta lãnh đạo trong đấu tranh chống xâm lược cũng như trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của ngành dự trữ nhà nước Việt Nam
3.1.2.1. Chức năng
Tổng cục Dự trữ Nhà nước là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về dự trữ nhà nước; trực tiếp quản lý các loại hàng dự trữ được Chính phủ giao.
Tổng cục Dự trữ Nhà nước có tư cách pháp nhân, con dấu có hình Quốc huy, tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước và trụ sở tại thành phố Hà Nội; kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp.
3.1.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định:
a) Các dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định của Chính phủ; dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về dự trữ nhà nước;
b) Chiến lược, quy hoạch, chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hành động, quy hoạch hệ thống kho, đề án, dự án quan trọng về dự trữ nhà nước;
c) Danh mục, mức dự trữ từng loại hàng, tổng mức dự trữ nhà nước và tổng mức tăng dự trữ nhà nước trong từng thời kỳ và hàng năm;
d) Kế hoạch, dự toán ngân sách dự trữ nhà nước và phương án phân bổ vốn bổ sung dự trữ nhà nước hàng năm cho các Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ nhà nước;
đ) Kế hoạch đặt hàng dự trữ nhà nước tại các Bộ, ngành được Chính phủ giao trực tiếp quản lý hàng dự trữ;
e) Việc sử dụng quỹ dự trữ nhà nước để tham gia bình ổn thị trường, ổn định kinh tế vĩ mô.
2. Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, quyết định:
a) Dự thảo thông tư và các văn bản khác về dự trữ nhà nước;
b) Chế độ quản lý tài chính, ngân sách dự trữ nhà nước, cơ chế mua, bán, nhập, xuất hàng dự trữ nhà nước; chế độ thống kê, báo cáo về dự trữ nhà nước;
c) Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế - kỹ thuật thuộc lĩnh vực dự trữ nhà nước;
d) Cấp tăng vốn dự trữ nhà nước; cấp chi phí nhập, xuất, mua, bán, bảo quản, cứu trợ, viện trợ, bảo hiểm hàng dự trữ nhà nước cho các Bộ, ngành, các cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý hàng dự trữ nhà nước.
3. Ban hành văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, văn bản quy phạm nội bộ, văn bản cá biệt thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục Dự trữ Nhà nước.
4. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án thuộc lĩnh vực dự trữ nhà nước sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt.
5. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về dự trữ nhà nước.
6. Tổ chức thực hiện đặt hàng dự trữ nhà nước tại các cơ quan, đơn vị dự trữ và thực hiện ký hợp đồng bảo quản theo kế hoạch đã được phê duyệt.
7. Tổ chức quản lý, sử dụng quỹ dự trữ nhà nước theo chương trình, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; thực hiện quản lý dự trữ nhà nước bằng tiền theo quy định của pháp luật.
8. Trực tiếp quản lý các loại hàng dự trữ nhà nước theo danh mục được Chính phủ giao:
a) Thực hiện nhập, xuất, mua, bán, bảo quản, bảo vệ an toàn các hàng dự trữ được giao theo quy định của pháp luật;
b) Thực hiện xuất hàng dự trữ nhà nước để cứu trợ, cứu hộ, cứu nạn, viện trợ quốc tế hoặc sử dụng vào mục đích khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
9. Tổ chức thực hiện công tác đầu tư xây dựng hệ thống kho, trang thiết bị kỹ thuật theo chương trình, kế hoạch đã được duyệt.
10. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm pháp luật dự trữ nhà nước; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc sử dụng tài sản, kinh phí được giao theo quy định của pháp luật.
11. Tổ chức nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học và công nghệ vào công tác dự trữ nhà nước.
12. Xây dựng hệ thống thông tin phục vụ công tác quản lý; tổ chức thực hiện công tác thống kê và chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình quản lý, sử dụng hàng dự trữ nhà nước.
13. Thực hiện hợp tác quốc tế về lĩnh vực dự trữ nhà nước theo phân công, phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài chính và quy định của pháp luật.
14. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, thi đua khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục Dự trữ Nhà nước theo phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài chính và quy định của pháp luật.
15. Thực hiện cải cách hành chính theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính được Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt.
16. Quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật.
17. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trưởng Bộ Tài chính giao và theo quy định của pháp luật.
3.1.2.3.Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức bộ máy dự trữ nhà nước được thay đổi qua từng thời kì khác nhau. Trong giai đoạn hình thành cơ cấu tổ chức của bộ máy tương đối đơn giản, chỉ có cấp lãnh đạo và một số phòng nghiệp vụ trực thuộc nhưng do quá trình phát triển nên cơ cấu tổ chức ngành dự trữ nhà nước đã thay đổi không ngừng cả về quy mô tính chất và đặc điểm. Hiện nay cơ cấu tổ chức này được thể hiện tương đối hợp lý, khẳng định đúng khả năng phát triển và điều hành đối với bộ máy ngành dự trữ nhà nước.