Đặc Điểm Hình Thành Và Thực Trạng Đội Ngũ Công Chức Ngành Dự Trữ Nhà Nước


SƠ ĐỒ TỔ CHỨC TỔNG CỤC DỰ TRỮ NHÀ NƯỚC

BỘ TÀI CHÍNH



Tổng cục Dự trữ Nhà Nước


Vụ Chính sách và Pháp chế


Vụ Kế hoạch

Vụ KH

Và Công nghệ Bảo quản


Vụ Quản lý hàng dự trữ


Vụ Tổ chức cán bộ


Vụ Tài vụ - Quản trị


Văn phòng


Vụ Thanh tra


Cục Công nghệ thông tin

Trung tâm BD

nghiệp vụ dự trữ Nhà nước


Cục DTNNKV HÀ NỘI

Cục DTNNKV ĐÔNG BẮC

Cục DTNNKV NAM TRUNG BỘ


Cục DTNNKV TÂY BẮC

Cục DTNNKV THÁI BÌNH

Cục DTNNKV BẮC TÂY NGUYÊN


Cục DTNNKV HOÀNG LIÊN

Cục DTNNKV HÀ NAM NINH

Cục DTNNKVNAMTÂY NGUYÊN


Cục DTNNKV VĨNH PHÚ

Cục DTNNKV THANH HÓA

Cục DTNNKV ĐÔNG NAM BỘ


Cục DTNNKV BẮC THÁI Cục DTNNKV HÀ BẮC

Cục DTNNKV NGHỆ TĨNH


Cục DTNNKV BÌNH TRỊ THIÊN

Cục DTNNKV TP. HỒ CHÍ MINH Cục DTNNKV CỬU LONG

Cục DTNNKV HẢI HƯNG

Cục DTNNKV ĐÀ NẴNG

Cục DTNNKV TÂY NAM BỘ


Cục DTNNKV NGHĨA BÌNH


Các Chi cục trực thuộc Cục Dự trữ Nhà nước khu vực


78

Theo sơ đồ này thì tổ chức bộ máy của ngành dự trữ nhà nước được thực hiện theo mô hình trực tuyến chức năng, cụ thể là cơ cấu này phát huy được sự điều hành của Tổng cục trưởng, đối với các Cục dự trữ nhà nước khu vực và Chi cục trực thuộc. Đồng thời mô hình này cũng đã thể hiện cơ cấu chức năng, đó là sự điều hành của các vụ, các phòng ban, chức năng là những cơ quan tham mưu giúp cho Tổng cục trưởng trong việc điều hành quản lý, chỉ đạo. Mô hình này hiện nay trên nước ta và trên thế giới được áp dụng rộng rãi, phổ biến, nó khắc phục được hạn chế của hai loại cơ cấu tổ chức đó là: cơ cấu tổ chức trực tuyến và cơ cấu tổ chức chức năng. Đây là một loại cơ cấu tổ chức phù hợp, nhờ vậy đã phát huy được tính lãnh đạo và chỉ đạo và quản lý của Tổng cục đối với các đơn vị trong hệ thống.

3.2. Đặc điểm hình thành và thực trạng đội ngũ công chức ngành dự trữ nhà nước

3.2.1. Đặc điểm hình thành đội ngũ công chức ngành dự trữ nhà nước

Đội ngũ công chức ngành dự trữ nhà nước được hình thành từ nhiều nguồn: bộ đội chuyển ngành sau giải phóng, cán bộ địa phương và tuyển dụng mới. Sau hơn 60 năm, kể từ khi thành lập ngành đến nay, trải qua thử thách và rèn luyện, đội ngũ công chức của ngành từng bước trưởng thành và phát triển cả về số lượng và chất lượng. Lớp công chức mới được tuyển dụng những năm gần đây được đào tạo, bồi dưỡng cơ bản là nguồn lực phong phú bổ sung cho ngành. Lớp cán bộ trưởng thành trong môi trường quân đội, các địa phương và trưởng thành trong quá trình hoạt động tại đơn vị có lập trường chính trị vững vàng, giữ được phẩm chất, đạo đức cách mạng, trong đó có một bộ phận không nhỏ có trình độ chuyên môn, trình độ quản lý chuyên sâu, đã đóng góp tích cực cho việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của ngành dự trữ nhà nước trong suốt chặng đường hơn 60 năm qua.

3.2.2. Thực trạng đội ngũ công chức ngành dự trữ nhà nước

3.2.2.1. Về số lượng và cơ cấu đội ngũ công chức

Trong thời gian vừa qua, cùng với sự phát triển của hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về dự trữ nhà nước, đội ngũ công chức trong ngành đã có sự phát triển về số lượng, trưởng thành một bước về chất lượng, thích nghi dần với nền kinh tế thị trường và có những đóng góp đáng kể trong sự nghiệp phát triển của ngành dự trữ nhà nước Việt Nam nói riêng, của sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung. Một

số cán bộ có trình độ chuyên môn, công nghệ và trình độ ngoại ngữ tốt đã được thu hút về công tác tại ngành dự trữ nhà nước Việt Nam. Lực lượng này tham gia tích cực, hiệu quả vào việc nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách và giải quyết một số vấn đề lớn, quan trọng và phát triển các lĩnh vực thuộc ngành. Ngành dự trữ nhà nước Việt Nam đã phối hợp với Bộ Nội vụ cùng với các Bộ, ngành khác có liên quan trong công tác đào tạo và phát triển đội ngũ công chức. Hiện nay đội ngũ công chức trong toàn ngành từ Trung ương đến cơ sở đang dần được củng cố. Tuy nhiên, đội ngũ công chức này vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế do sự bất cập cả về số lượng lẫn chất lượng cũng như cơ cấu ngành nghề. Hầu hết các lĩnh vực quản lý đều thiếu công chức, đặc biệt là ở các cấp khu vực, những đơn vị mới thành lập. Trong khi đó công tác đào tạo, bồi dưỡng, thu hút, sử dụng công chức ngành dự trữ Việt Nam hiện nay đang còn bộc lộ nhiều hạn chế và bất cập.

Hiện nay, tổng số đội ngũ công chức của toàn ngành là 2.519 người. Trong đó, đội ngũ công chức ở cấp Tổng cục hiện có 131 người, ở cấp khu vực trên cả nước hiện có 686 người và ở cấp Chi cục có 1.702 người.

Biểu đồ 3 1 Về số lượng đội ngũ công chức ngành dự trữ Nhà nước Việt 1

Biểu đồ 3.1: Về số lượng đội ngũ công chức ngành dự trữ Nhà nước Việt Nam

3.2.2.2. Về trình độ đội ngũ công chức

Trong tổng số đội ngũ công chức ngành dự trữ nhà nước Việt Nam của toàn ngành là 2.519 người tính đến cấp Chi cục, đã có sự khác biệt khá lớn về trình độ chuyên môn đã được đào tạo của đội ngũ công chức này.

Bảng 3.1: Trình độ đào tạo của đội ngũ công chức ngành dự trữ nhà nước Việt Nam


STT


Cấp

Tổng số

Sau Đại học

Đại học

Cao đẳng

Trung cấp

Số

lượng

Tỉ lệ

Số

lượng

Tỉ lệ

Số

lượng

Tỉ lệ

Số

lượng

Tỉ lệ

1

Tổng cục

131

52

39,6%

69

52,6%

2

1,52%

8

6,1%

2

Cấp Cục

686

83

12%

530

77,2%

31

23,6%

42

6,1%

3

Cấp Chi cục

1.702

63

3,7%

560

32,9%

12

0,7%

1.067

62,6%

Tổng

cộng

2.519

198


1.159


45


1.117



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 243 trang tài liệu này.

Nguồn: Vụ Tổ chức cán bộ - Tổng cục Dự trữ nhà nước (Báo cáo chất lượng

công chức năm 2016)

Ở cấp Tổng cục, trình độ được đào tạo của đội ngũ công chức ngành Dự trữ nhà nước Việt Nam tương đối cao, đặc biệt công chức có trình độ sau đại học, chiếm tỷ lệ 39,6%; số lượng công chức ở cấp Tổng cục có trình độ Tiến sĩ là 03 người, số công chức này chủ yếu là ở cấp lãnh đạo Tổng cục và cấp Vụ; còn lại hơn một nửa số công chức của Tổng cục có trình độ đại học, với tỉ lệ 52,6%. Số công chức có trình độ dưới đại học rất ít, chỉ chiếm tỉ lệ 7,62%, chủ yếu là phân bổ tại ở các vị trí hành chính.

Qua số liệu bảng biểu thống kê ( bảng 3.1) cho thấy, sự chênh lệch về trình độ học vấn giữa cơ quan Tổng cục và cơ quan cấp dưới là rất lớn. Nếu như tỉ lệ công chức được đào tạo sau đại học ở cơ quan Tổng cục chiếm 39,6% thì đến cấp Cục là 12% và đến Chi cục tỉ lệ này đã giảm hẳn xuống chỉ còn có 3,7%. Đối với cấp Cục tỉ lệ công chức có trình độ đại học chiếm số lượng rất lớn (77,2 % ), trong khi đó số công chức có trình độ sau đại học ít, chỉ 12%. Đối với cấp Chi cục tỉ lệ công chức có trình độ đại học chiếm không nhiều, chỉ có 32,9 % , trong khi đó số công chức có trình độ sau đại học rất ít, chỉ có 3,7% và công chức có trình độ cao đẳng và trung cấp chiếm phần lớn đến 70%, số công chức này chủ yếu là thủ kho bảo quản hàng hóa và một số vị trí chuyên môn khác như: tài chính kế toán, kỹ thuật bảo quản, văn thư - thủ quỹ…

Cũng chính vì sự chênh lệch về trình độ đó, mà nhu cầu đào tạo sau đại học hiện nay của cấp Cục và chi cục là rất lớn, đồng nghĩa với thực trạng năng lực thực thi công vụ về dự trữ nhà nước tại các địa phương hiện nay vừa thiếu, vừa yếu, chưa thể đáp ứng yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của công tác dự trữ nhà nước. Nhiều chức năng, nhiệm vụ đã được giao cho cấp dưới, đặc biệt là cấp Cục, tuy đã được phân cấp quản lý, nhưng nhiều đơn vị chưa đủ mạnh, chưa đủ thực lực về đội ngũ công chức để thực thi nhiệm vụ, cho nên Tổng cục vẫn phải tăng cường công chức về các đơn vị cấp dưới để phối hợp thực thi nhiệm vụ. Đây là bất cập rất lớn trong công tác dự trữ nhà nước, khi mà chế tài của Nhà nước đã đủ mạnh, đã tạo được hành lang pháp lý quan trọng trong công tác QLNN về dự trữ nhà nước; quá trình phân công, phân cấp đã diễn ra thông suốt từ cấp Tổng cục đến Chi cục, nhưng trong công tác dự trữ nhà nước vẫn còn những vướng mắc quan trọng đang lỏng lẻo cần phải xiết chặt, đó là đội ngũ công chức vừa thiếu vừa yếu, đòi hỏi phải tăng cường năng lực, nâng cao trĩnh độ và kỹ năng chuyên môn cho đội ngũ công chức ngành dự trữ nhà nước Việt Nam.

Qua nghiên cứu thực trạng về trình độ của đội ngũ công chức ngành dự trữ nhà nước Việt Nam, giúp cho việc đưa ra các căn cứ xây dựng các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ công chức của ngành sát với tình hình thực tế.


530560

52 83 63

69

2

31 12

8

42

1

600

500

Tổng cục

Cấp cục Cấp chi cục

400

300

200

100

0

Sau đại học Đại học Cao đẳng Trung cấp


Biểu đồ 3.2: Trình độ đào tạo của đội ngũ công chức ở các cấp (Tổng cục, Cục, Chi cục) ngành dự trữ nhà nước

Ở cấp Tổng cục, số công chức có trình độ sau đại học chiếm tỷ lệ 39,6%, số cán bộ này chủ yếu giữ các vị trí lãnh đạo cấp Tổng cục, Vụ, phòng và một số công chức chuyên môn. Hơn một nửa công chức của Tổng cục có trình độ đại học chiếm tỷ lệ 52,6 %; trình độ cao đẳng chiếm tỷ lệ là 1,52% và trình độ trung cấp chiếm tỷ lệ là 6,1%.

Như vậy, để nâng cấp lên trình độ sau đại học vẫn còn có 52,6% số lượng công chức cần được cử đi đào tạo. Nhu cầu đào tạo của cấp Tổng cục căn cứ vào hiện trạng đội ngũ công chức thực tế là rất lớn.

Ở cấp Cục, đội ngũ công chức có trình độ sau đại học chiếm tỷ lệ rất thấp, chỉ có 12%. Đa số công chức có trình độ đại học chiếm tỷ lệ 77,2%, trình độ cao đẳng là 23,6% và trung cấp chiếm tỷ lệ là 6,1%.

Ở cấp Chi cục, đội ngũ công chức có trình độ sau đại học chiếm tỷ lệ quá thấp, chỉ có 3,7%. Số công chức có trình độ đại học chiếm tỷ lệ 32,9%, trình độ cao đẳng là 0,7% và phần lớn là công chức có trình độ trung cấp chiếm đến 62,6%.

3.2.2.3. Về chuyên môncủa đội ngũ công chức

Nếu như qua quá trình điều tra phân tích số liệu khảo sát về trình độ đào tạo nói chung của đội ngũ công chức ngành dự trữ nhà nước ở Việt Nam đã cho thấy sự chênh lệch khá lớn về trình độ giữa cơ quan cấp trên (Tổng cục) với các cơ quan cấp dưới (Cục, Chi cục); qua đó bộc lộ sự bất cập trong vấn đề đội ngũ công chức của ngành có đủ năng lực để thực thi các nhiệm vụ dự trữ nhà nước được giao, thì theo số liệu điều tra, khảo sát về chuyên ngành đào tạo lại cho thấy, tại cấp Tổng cục đội ngũ công chức có trình độ cao nhưng chuyên ngành đào tạo phù hợp với các lĩnh vực công tác chỉ chiếm tỷ lệ là 85%. Một số lĩnh vực đặc thù về dự trữ nhà nước chưa có nhiều công chức được đào tạo cơ bản cũng như chuyên sâu. Thậm chí có những vị trí chuyên môn đào tạo trái với chuyên môn chiếm tỷ lệ là 15%.

Nhìn chung, đội ngũ công chức ngành dự trữ nhà nước chưa đáp ứng yêu cầu cả về số lượng và chất lượng, hầu hết các lĩnh vực đều thiếu cán bộ (đặc biệt các đơn vị ở khu vực phía Nam, các đơn vị mới thành lập). Cơ cấu về ngành nghề, trình độ chuyên môn nghiệp vụ chưa phù hợp với chức năng nhiệm vụ của đơn vị, số công chức có trình độ cao chưa nhiều, công chức có kinh nghiệm công tác ngày một

giảm, nhiều lĩnh vực có nguy cơ hẫng hụt cán bộ lãnh đạo, quản lý, thiếu cán bộ chuyên môn có trình độ và kinh nghiệm công tác. Một số cán bộ có bằng cấp chuyên môn cao, song áp dụng thực tế lại rất hạn chế, chưa vận dụng hoặc phát huy được kiến thức lý luận, khoa học vào thực tế công việc.

Bảng 3.2: Cơ cấu chuyên ngành đào tạo đội ngũ công chức ngành dự trữ nhà nước Việt Nam


STT


Cấp


Tổng sô

Chuyên ngành

nông nghiệp

Chuyên ngành hóa thực phẩm, khoa học

công nghệ

Chuyên ngành Kinh tế

Chuyên ngành Luật, Hành chính

Chuyên ngành khác không phù hợp

Số lượng

Tỉ lệ

Số lượng

Tỉ lệ

Số lượng

Tỉ lệ

Số lượng

Tỉ lệ

Số lượng

Tỉ lệ

1

Tổng Cục

131

15

11,4%

18

13,7%

42

47,3%

36

27%

20

15%

2

Cấp Cục

686

56

8,1%

63

9,1%

278

40,5%

234

34,1%

55

8%


3

Cấp Chi cục


1.702


520


30,6 %


360


21,2%


320


18,8%


86


5,1%


416


24,4%

Nguồn: Vụ Tổ chức cán bộ - Tổng cục Dự trữ nhà nước (Báo cáo thống kê

chuyên ngành đào tạo công chức năm 2016)


600

500

400

300

200

100

0


520

360

416

27 320

8

234

15 56

18 63

42

36

86

20 55

Chuyên ngành nông nghiệp


Chuyên ngành hóa thực phẩm, khoa học công nghệ


Chuyên ngành Kinh tế


Chuyên ngành Luật, Hành chính


Tổng cục Cấp cục

Cấp Chi cục


Chuyên ngành khác không phù hợp


Biểu đồ 3.3: Chuyên ngành đào tạo đội ngũ công chức ngành dự trữ nhà nước Việt Nam

- Ở cấp Cục, trong tổng số 686 công chức thì có 119 người được đào tạo chuyên ngành liên quan đến một trong những nhiệm vụ đặc thù của ngành; có 278 người có trình độ chuyên ngành về lĩnh vực kinh tế (chiếm tỷ lệ 40,5%); 234 người có chuyên ngành đào tạo về Luật, hành chính (chiếm tỷ lệ 34,1%); 55 người làm công tác kỹ thuật bảo quản, lao động tiền lương,... nhưng lại có chuyên môn không phù hợp với vị trí công tác (chiếm tỷ lệ 8%);

- Ở cấp Chi cục, trong tổng số 1.702 công chức thì có 880 người được đào tạo chuyên ngành liên quan đến một trong những nhiệm vụ đặc thù của ngành như kỹ thật bảo quản, thủ kho bảo quản hàng hóa; có 320 người có trình độ chuyên ngành về lĩnh vực kinh tế (chiếm tỷ lệ 18,8%); 86 người có chuyên ngành đào tạo về Luật, hành chính (chiếm tỷ lệ 5,1%); 416 người làm công tác thủ kho bảo quản hàng hóa, văn thư - thủ quỹ,... nhưng lại có chuyên môn không phù hợp với vị trí công tác (chiếm tỷ lệ 24,4%);

Sự mất cân đối về số lượng, chuyên ngành đào tạo làm ảnh hưởng đến việc thực thi các nhiệm vụ về dự trữ nhà nước của công chức.

Như vậy, ta thấy cơ cấu đội ngũ công chức chưa phù hợp, số công chức có chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí công tác không nhiều, hiện nay về chuyên ngành đào tạo vẫn tập trung nhiều ở lĩnh vực về kinh tế, trong khi đó công chức ở

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/05/2022