Trình Độ Ngoại Ngữ Của Công Chức Ngành Dự Trữ Nhà Nước Năm 2016

- Trình độ ngoại ngữ

Bảng 3.8: Trình độ ngoại ngữ của công chức ngành dự trữ nhà nước năm 2016



Đơn vị

Trình độ ngoại ngữ

Đại học, trung cấp

Chứng chỉ

Số lượng (người)

Tỷ lệ (%)

Số lượng (người)

Tỷ lệ (%)

Công chức

28

1,11

2463

97,77

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 243 trang tài liệu này.

Phát triển đội ngũ công chức ngành dự trữ nhà nước Việt Nam - 14


Nguồn: Vụ Tổ chức cán bộ - Tổng cục dự trữ nhà nước (Báo cáo chất lượng

công chức năm 2016)

Bảng số 3.8 cho thấy trình độ ngoại ngữ của đội ngũ công chức ngành dự trữ nhà nước còn rất hạn chế, đa phần trình độ ngoại ngữ của công chức chỉ dừng lại ở trình độ chứng chỉ ( 97,77 %), chưa qua đào tạo chỉ 1,12 %. Số công chức có trình độ trung cấp, đại học… quá ít. Với trình độ ngoại ngữ như vậy thì khá nhiều công chức của ngành dự trữ nhà nước chưa đáp ứng được tiêu chuẩn của ngạch công chức và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

Trong giai đoạn Nhà nước ta đang đẩy mạnh cải cách hành chính, trong thời đại khoa học, công nghệ và nước ta đang tiến hành CNH, HĐH đất nước, hội nhập mạnh mẽ toàn diện vào đời sống quốc tế, đặc biệt ngành dự trữ đang đẩy mạnh việc học tập và chuyển giao công nghệ dự trữ từ các nước tiên tiến, những hạn chế về trình độ ngoại ngữ của đội ngũ công chức ngành dự trữ nhà nước cần được nhanh chóng khắc phục.

3.3. Phân tích thực trạng phát triển đội ngũ công chức ngành dự trữ nhà nước Việt Nam

3.3.1. Thực trạng các hình thức đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ công chức

Trong những năm qua, ngành dự trữ nhà nước Việt Nam đã đa dạng hóa các hình thức đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ công chức của ngành nhằm hướng tới yêu cầu về tăng cường năng lực cho đội ngũ công chức của ngành, xây dựng đội ngũ công chức chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ

dự trữ nhà nước. Theo đó, việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cần được đi trước một bước. Trong đó, có công tác xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo thuộc các lĩnh vực phục vụ hoạt động dự trữ nhà nước được chuẩn hóa, nên đã phần nào đáp ứng được các yêu cầu của công tác phát triển đội ngũ công chức ngành dự trữ nhà nước Việt Nam.

Các chương trình gắn với công tác đào tạo và bồi dưỡng bao gồm: Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ về kỹ thuật viên bảo quản, thủ kho bảo quản; Bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước về lĩnh vực dự trữ nhà nước; Bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý dành cho các cấp lãnh đạo trong toàn ngành; bồi dưỡng nghiệp vụ tin học cho các đối tượng công chức; Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp như: kỹ thuật viên bảo quản, thủ kho bảo quản, bảo vệ kho dự trữ. Thông qua các chương trình đào tạo và bồi dưỡng này, ngành dự trữ nhà nước Việt Nam đã tiến hành việc đa dạng hóa các hình thức đào tạo và bồi dưỡng, lựa chọn các hình thức đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với đặc thù của ngành.

3.3.1.1. Hình thức đào tạo dài hạn nâng cao trình độ chuyên môn

Hiện nay, ngành dự trữ nhà nước Việt nam không có cơ sở đào tạo dài hạn riêng, chỉ có Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ dự trữ nhà nước. Để thực hiện việc đào tạo dài hạn nhằm nâng cao trình độ cho đội ngũ công chức, Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ dự trữ nhà nước đã phối hợp với các cơ sở đào tạo để mở các khóa đào tạo dài hạn cho công chức. Cụ thể đã phối hợp với trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Nông nhiệp, Học viện Tài chính, Trường Cao đẳng Lương thực - thực phẩm Đà nẵng để đào tạo các chuyên ngành phù hợp với đặc thù của ngành dự trữ nhà nước cho công chức.

Đối với hình thức đào tạo dài hạn nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ, trong 5 năm qua, Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ dự trữ Nhà nước đã phối hợp các cơ sở đào tạo và đã đào tạo khoảng 300 người có trình độ đại học, khoảng 200 người có trình độ cao đẳng và trung cấp.

Bảng 3.9: Về số liệu đào tạo dài hạn nâng cao trình độ chuyên môn


Trình độ

Tiến sĩ

Thạc sĩ

Đại học

Cao đẳng, trung cấp

Tổng cục

03

30

52


Cục

02

100

248

200

Nguồn: Vụ Tổ chức cán bộ- Tổng cục Dự trữ Nhà nước ( Báo cáo đào tạo,

bồi dưỡng công chức giai đoạn 2012 – 2016)


248

200

100

52

30

3 2

0

300


250


Tổng cục

Cục

200


150


100


50


0

Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học Cao đẳng


Biểu đồ 3.6: Về số liệu đào tạo dài hạn nâng cao trình độ chuyên môn

Tổng cục Dự trữ Nhà nước đã khuyến khích cử cán bộ đi đào tạo tiến sĩ đối với 03 người; đào tạo thạc sĩ đối với 30 người;

Các Cục, Chi cục đã khuyên khích cử cán bộ đi đào tạo tiến sĩ đối với 02 người; đào tạo thạc sĩ đối với 100 người;

Tuy nhiên, công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ công chức có trình độ cao cho ngành trong các năm qua còn nhiều bất cập, mất cân đối giữa các lĩnh vực, nhiều lĩnh vực quản lý mới của ngành chưa được các cơ sở đào tạo quan tâm xây dựng chương trình và tuyển sinh đào tạo kịp thời, dẫn đến thiếu hụt nguồn nhân lực phục vụ cho nhiệm vụ của ngành.

Hiện nay, phần lớn đội ngũ công chức của ngành được đào tạo chủ yếu ở các trường đại học và các cơ sở đào tạo khác ngoài ngành dự trữ nhà nước. Cũng do đội ngũ công chức chủ yếu được đào tạo dài hạn ở các trường không thuộc hệ thống quản lý của ngành do đó ngành không chủ động được đội ngũ công chức đáp ứng nhu cầu đội ngũ công chức cho ngành, đặc biệt là các lĩnh vực liên quan đến chuyên ngành như công nghệ bảo quản, xây dựng…

3.3.1.2. Hình thức đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn chuyên môn, nghiệp vụ

Bên cạnh công tác đào tạo dài hạn, ngành dự trữ nhà nước Việt Nam đã quan tâm tới công tác đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn cho đội ngũ công chức của ngành nói chung, đội ngũ chuyên gia, cán bộ khoa học và công nghệ nói riêng. Hàng năm, tại Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ dự trữ nhà nước đã tổ chức và phối hợp các khóa đào tạo, bồi dưỡng cho công chức của ngành. Các nội dung bồi dưỡng tập trung vào việc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; trang bị cho đội ngũ công chức những kiến thức, kỹ năng, phương pháp cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý và tiêu chuẩn ngạch công chức.


6000

5900


300

2000

5000


Tổng cụcCục

Chi cục

4000


3000


2000


1000


0


Biểu đồ 3.7: Kết quả công tác đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn hàng năm

Công tác đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn hàng năm của cấp Tổng cục đạt 300 lượt người, tăng 18% so với chỉ tiêu đã đề ra. Kết quả công tác đào tạo, bồi dưỡng ở cấp Cục đạt gần 2.000 lượt người, tăng 60% so với chỉ tiếu đã đề ra. Kết quả công tác đào tạo, bồi dưỡng ở cấp Chi cục đạt 5.900 lượt người, giảm 41 % so với chỉ tiêu đã đề ra.

Ngoài ra, thông qua các chương trình, đề án, dự án hợp tác với nước ngoài, hàng năm, ngành dự trữ nhà nước Việt Nam đã tổ chức được nhiều lớp nghiệp vụ quản lý, nâng cao trình độ chuyên môn trong nước và cử hàng chục lượt cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng ở ngoài nước, qua đó tiếp cận với phương pháp quản lý, khoa học công nghệ của các nước có công nghệ bảo quản hàng dự trữ tiên tiến và tương đồng trên thế giới như Trung Quốc, Nga, Nhật Bản…


180

120

công chức lãnh đạo, quản lý


công chức tham mưu, hoạch định chính sách, nguồn quy hoạch lãnh đạo, quản lý

200


150


100


50


0


Biểu đồ 3.8: Kết quả đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài

Trong đó đã tập trung đào tạo, bồi dưỡng cho hai đối tượng: công chức lãnh đạo, quản lý là 120 lượt người (4,7%) và công chức tham mưu, hoạch định chính sách, nguồn quy hoạch lãnh đạo, quản lý là 180 lượt người (7,15%).

3.3.1.3 Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức lý luận chính trị theo tiêu chuẩn cán bộ, lãnh đạo

Trong những năm qua, ngành dự trữ nhà nước Việt Nam quan tâm, cử đi đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ công chức của toàn ngành.

Bảng 3.10: Số liệu về kết quả đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị



Cao cấp

LLCT

Cử nhân

LLCT

Trung cấp

LLCT

Tổng cục

100

5

130

Cục, Chi cục

150

6

450

Nguồn: Vụ Tổ chức cán bộ- Tổng cục Dự trữ Nhà nước ( Báo cáo đào tạo, bồi dưỡng công chức giai đoạn 2012 – 2016)


Tổng cục


Cục, Chi cục


500

450

400


300


200

150

100

130

100

5 6

0

Cao cấp

LLCT

Cử nhân Trung cấp

LLCT

LLCT

Biểu đồ 3.9: Về kết quả đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị

Ở Tổng cục đã đào tạo trình độ cao cấp lý luận chính trị - hành chính hệ không tập trung và hệ tập trung đối với khoảng 100 người; đào tạo cử nhân lý luận chính trị cho 05 công chức; đào tạo trình độ trung cấp lý luận chính trị đối với khoảng 130 người. Ngoài ra còn tổ chức hội nghị phổ biến các Văn kiện, Nghị quyết của Đảng, cập nhật nâng cao trình độ lý luận, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đảng viên mới, bồi dưỡng nhận thức về đảng cho quần chúng ưu tú, bồi dưỡng công tác đảng dành cho bí thư chi bộ và cấp ủy viến cơ sở đối với 150 người.

Tại cấp Cục và Chi cục, đã đào tạo số cán bộ về nâng cao trình độ lý luận chính trị cụ thể như sau: Đã có 150 cán bộ được đào tạo cao cấp lý luận chính trị; 06 cán bộ được đào tạo hệ cử nhân chính trị; 450 cán bộ được đào tạo hệ trung cấp lý luận chính trị.

Qua nghiên cứu thực trạng về đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ công chức ngành dự trữ nhà nước, đặc biệt là đội ngũ cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý cho thấy, tuyệt đại đa số lãnh đạo cấp phòng từ Tổng cục đến Chi cục đã đáp ứng tiểu chuẩn trình độ đào tạo, bồi dưỡng quy định (100% có trình độ đại học trở lên; 85% đã được đào tạo trình độ trung cấp chính trị trở lên, 15% còn lại có trình độ sơ cấp; 100% đã được bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước các chương trình chuyên viên, chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp...).

Tuy nhiên, có hơn 20% công chức lãnh đạo, quản lý cấp phòng hiệu quả công việc chưa cao, đặc biệt là năng lực điều hành, khả năng xử lý tình huống phát sinh của đơn vị còn hạn chế.

Đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp Cục, Chi cục, cấp vụ tuy phần lớn đã đáp ụng tiêu chuẩn trình độ đào tạo, bồi dưỡng theo quy định, nhưng cồn hạn chế về kỹ năng điều hành công việc của cơ quan, đơn vị, trong đó hơn 50% cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp Chi cục, Cục, cấp vụ chỉ thực hiện theo kinh nghiệm của bản thân và gặp nhiều lúng túng trong việc chỉ đạo, xử lý những công việc mới, đặc biệt là trong việc xử lý các mâu thuẫn nội bộ, cũng như thực hiện mục tiêu xây dựng cơ quan, đơn vị trong sạch, vững mạnh.

3.3.1.4. Bồi dưỡng kiến thức quản lý hành chính nhà nước

Đội ngũ cán bộ, công chức là một bộ phận của nền hành chính nhà nước; có vai trò quan trọng trong việc hoạch định đường lối, chính sách; là lực lượng trực tiếp thực thi các chính sách, kế hoạch của cơ quan, tổ chức, các mục tiêu quốc gia. Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2011 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 đã xác định một trong những mục tiêu trọng tâm của Chương trình là "Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có đủ phẩm chất, năng lực và trình độ đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân và sự phát triển của đất nước". Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức là yếu tố đóng vai trò quyết định đến sự thành công của công cuộc cải cách hành chính nhà nước.

Để xây dựng đội ngũ công chức có phẩm chất tốt, chuyên nghiệp, hiện đại đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới cần thiết phải nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng. Xuất phát từ nhận thức đó, ngành dự trữ nhà nước Việt Nam đã tổ chức các khóa bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước theo chương trình quy định cho công chức .

Bảng 3.11: Số liệu về kết quả đào tạo, bồi dưỡng kiến thức QLHCNN



Chuyên viên Cao cấp

Chuyên viên chính

Chuyên viên

Tổng cục

50

120

30

Cục, Chi cục

50

200

300

Nguồn: Vụ Tổ chức cán bộ- Tổng cục Dự trữ Nhà nước ( Báo cáo đào tạo, bồi dưỡng công chức giai đoạn 2012 – 2016)


Tổng cục

Cục, chi cục

300

250

200

150

100

50

0

300

200

120

50 50

30

ngạch

chuyên viên cao cấp ngạch

ngạch

chuyên viên chính

ngạch

chuyên viên


Biểu đồ 3.10: Về kết quả đào tạo, bồi dưỡng kiến thức QLHCNN

Ở Tổng cục bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp đối với 50 người; ngạch chuyên viên chính đối với 120 người; ngạch chuyên viên đối với khoảng 30 người;

Ở các Cục, Chi cục đã cử công chức đi đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước theo chương trinh quy định cho công chức cụ thể như sau: Bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp đối với khoảng 50 người; bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính đối với khoảng 200 người; bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước ngạch chuyên viên đối với khoảng 300 người.

3.3.1.5. Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh:

Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh vừa trên cơ sở tiêu chuẩn hóa cán bộ, vừa nâng cao nhận thức về đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về quốc phòng, an ninh, về kết hợp phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh, nhằm nâng cao nhận thức, vận dụng có hiệu quả trong tổ chức thực hiện hai nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới theo yêu cầu từng cương vị công tác, ngành dự trữ nhà nước Việt Nam đã chú trọng đến công tác này.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/05/2022