Cơ Cấu Độ Tuổi Đội Ngũ Công Chức Ngành Dự Trữ Nhà Nước Năm 2016

các vị trí như kỹ thuật bảo quản, xây dựng, tin học… còn thiếu rất nhiều về các chuyên ngành cơ bản như kỹ sư bảo quản sau thu hoạch, kỹ sư xây dựng, kỹ sư tin học…, đặc biệt là ở cấp Cục và Chi cục, số công chức có chuyên ngành về bảo quản sua thu hoạch cấp Cục và Chi cục còn thiếu nhiều (Cục chiếm 7,2%, Chi cục chiếm 25,3%); số công chức có chuyên môn trái ngành còn chiếm tỉ lệ khá cao ở cả cấp Cục và Chi cục (Cục chiếm 8%, Chi cục chiếm 24,4%. Do vậy, số công chức này rất cần được đào tạo thêm kiến thức chuyên ngành phù hợp với vị trí việc làm trong thời gian tới).

3.2.2.4. Về độ tuổi của đội ngũ công chức

Năm 2016, toàn ngành dự trữ nhà nước có tổng số 2.519 công chức, trong đó 470 công chức có độ tuổi dưới 30, chiếm 18,7% tổng số công chức; 524 công chức có độ tuổi từ 31-40, chiếm 20,80% tổng số công chức; 803 công chức có độ tuổi từ 41-50, chiếm 31,8 % tổng số công chức; 722 công chức có độ tuổi từ 51-60, chiếm 28,6 % tổng số công chức.

Bảng 3.3: Cơ cấu độ tuổi đội ngũ công chức ngành Dự trữ Nhà nước năm 2016


STT

Độ tuổi

Công chức

Tỷ lệ %

1

Dưới 30 tuổi

470

18,7

2

Từ 31 đến 40 tuổi

524

20,8

3

Từ 41 đến 50 tuổi

803

31,8

4

Từ 51 đến 60 tuổi

722

28,6

Tổng cộng


2.519


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 243 trang tài liệu này.

Phát triển đội ngũ công chức ngành dự trữ nhà nước Việt Nam - 13

Nguồn: Vụ Tổ chức cán bộ - Tổng cục Dự trữ Nhà nước (Báo cáo chất lượng

công chức năm 2016


Số lượng

803

722

470

524

900


< 30t

31 – 40t

41 – 50t

51 – 60t

700

500


300

100


-100

Độ tuổi

Biểu đồ 3.4: Minh họa cơ cấu độ tuổi đội ngũ công chức ngành Dự trữ Nhà nước năm 2016

Qua phân tích cơ cấu độ tuổi (Bảng số 3.3) cho thấy: Cơ cấu công chức hiện nay của ngành dự trữ nhà nước phần lớn có độ tuổi trên 40, đa phần có độ tuổi từ 41-60 (60,4%). Tỷ lệ như vậy sẽ xảy ra tình trạng hụt hẫng công chức kế cận trong thời gian tới. Đồng thời tỷ lệ như vậy cho thấy sự thiếu đồng bộ, chính sách trong việc xây dựng tỷ lệ hợp lý giữa các độ tuổi công chức. Đây là một hạn chế trong kế hoạch tuyển dụng công chức, ngành dự trữ nhà nước cần rút kinh nghiệm trong thời gian tới.

3.2.2.5. Về chất lượng công chức theo kinh nghiệm và thâm niên công tác:

Xem xét chất lượng công chức theo kinh nghiệm và thâm niên công tác không tách rời vấn đề cơ cấu độ tuổi và trình độ đào tạo của từng nhóm tuổi.

Bảng 3.4: Chất lượng đội ngũ công chức ngành dự trữ nhà nước theo mối quan hệ, độ tuổi - trình độ đào tạo

Nhóm tuổi

Tổng số

Trình độ đào tạo

Số lượng

(người)

Tỷ lệ

(%)


< 30


470

18,65%

Trên đại học

32

1,27

Đại học

357

14,17

Cao đẳng



Trung cấp

81

3,21

Còn lại




31-40


524

20,80 %

Trên đại học

54

2,14

Đại học

345

13,69

Cao đẳng

20

0,79

Trung cấp

105

4,16

Còn lại




41-50


803

31,87%

Trên đại học

78

3,09

Đại học

195

7,74

Cao đẳng

25

0,99

Trung cấp

505

20,04

Còn lại




51-60


722

28,66 %

Trên đại học

34

1,34

Đại học

262

10,40

Cao đẳng



Trung cấp

426

16,91

Còn lại



Nguồn: Vụ Tổ chức cán bộ - Tổng cục Dự trữ Nhà nước (Báo cáo chất lượng

công chức năm 2016

Qua phân tích cơ cấu độ tuổi (Bảng số 3.4) cho thấy: Cơ cấu đội ngũ công chức hiện nay của toàn ngành vừa thiếu đồng bộ và chưa xây dựng được tỷ lệ hợp lý giữa các độ tuổi. Đây là vấn đề cần được quan tâm đúng mức. Hiện nay, số công chức trong toàn ngành Dự trữ Nhà nước có độ tuổi dưới 30 bình quân chiếm 18,65 %; độ tuổi từ

31 - 40 bình quân chiếm 20,8 %; độ tuổi từ 41-50 bình quân chiếm 31,8 %; độ tuổi từ 51- 60 bình quân chiếm 28,66 %.

Mặc dù trình độ chuyên môn theo văn bằng của công chức được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học là khá cao, nhưng khi xem xét về độ tuổi và năng lực chung so với yêu cầu của công việc lại cho thấy tuổi trung bình của đội ngũ này hiện cũng khá cao và phân bố không hợp lý giữa các nhóm tuổi. Thực tế công chức lãnh đạo, cốt cán độ tuổi khá cao. Tỷ lệ nữ trong công chức lãnh đạo còn quá thấp.

Đối với một số công chức của toàn ngành dự trữ nhà nước, mặc dù có thâm niên công tác cao nhưng còn thiếu kiến thức và kinh nghiệm trong công tác QLNN. Điều này do thực tế khách quan là nước ta mới chuyển sang nền kinh tế thị trường trong 20 năm trở lại đây, công chức HCNN nói chung, công chức ngành dự trữ nhà nước nói riêng mới bắt đầu làm quen với các kiến thức KTTT nên chưa tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong quản lý. Mặt khác, các kiến thức quản lý, thực tiễn quản lý chưa được đúc kết thành các bài học kinh nghiệm cho đội ngũ công chức học tập, tiếp thu.

Nhìn chung, về cơ cấu tuổi đời, đội ngũ công chức ngành dự trữ nhà nước hiện nay còn nhiều bất cập. Mặc dù, quá trình tuyển dụng và thực hiện chế độ, chính sách đối với đội ngũ công chức đang dần được ngành Dự trữ Nhà nước thực hiện chặt chẽ, kỹ lưỡng. Số công chức tuyển dụng mới được đào tạo bài bản và ngày càng được trẻ hoá. Tuy nhiên, so với yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, cơ cấu tuổi đời của đội ngũ công chức của toàn ngành vẫn cần phải thay đổi theo hướng thu hút được nhiều lực lượng trẻ (tuổi dưới 30), có trình độ cao (sau đại học) được đào tạo cơ bản, có năng lực đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới.

Cũng qua kết quả thống kê cho thấy rằng: công chức có trình độ đại học, tập trung chủ yếu ở độ tuổi từ dưới 30-40. Tuy nhiên, những người được đào tạo theo hình thức tại chức ở độ tuổi 41-60 chiếm tỷ lệ cao nhất, độ tuổi này được tuyển dụng từ thời kỳ 1975-1989. Điều đó cho thấy khi đất nước hoàn toàn giải phóng nhu cầu tuyển dụng công chức vào làm việc trong các cơ quan Nhà nước tăng mạnh. Những người được tuyển dụng thời kỳ này chủ yếu là những người đã hoàn thành

nghĩa vụ quân sự được chuyển ngành. Vì vậy, về tiêu chuẩn chuyên môn còn nhiều hạn chế chưa thực sự đảm bảo.

3.2.2.6. Về trình độ QLNN và trình độ lý luận chính trị của đội ngũ công chức

Bảng 3.5: Cơ cấu ngạch công chức ngành dự trữ nhà nước từ năm 2012-2016


Năm

Ngạch

2012

2013

2014

2015

2016

Chuyên viên cao cấp

06

06

12

12

22

Chuyên viên chính

105

102

157

157

252

Chuyên viên

670

663

788

785

688

Cán sự và tương đương

1.386

1.372

1.212

1.210

1.192

Còn lại

456

436

364

361

358

Tổng cộng

2.623

2.579

2.533

2.525

2.519

Nguồn: Vụ Tổ chức cán bộ - Tổng cục Dự trữ Nhà nước (Báo cáo chất lượng

công chức 2012-2016)

Như vậy, cơ cấu ngạch công chức toàn ngành dự trữ nhà nước mấy năm qua có biến đổi, nhưng tỷ lệ không lớn. Đến tháng 12 năm 2016, toàn ngành chỉ có 22 chuyên viên cao cấp, 252 chuyên viên chính. Đây là một trong những khó khăn trong việc tiêu chuẩn hoá đội ngũ công chức theo ngạch, bậc trong nền hành chính hiện đại.



1400

1200

Chuyên viên cao cấp Chuyên viên chính Chuyên viên

Cán sự và tương đương

Còn lại

1000

800

600

400

200

0



Biểu đồ 3.5: Cơ cấu ngạch công chức ngành Dự trữ Nhà nước từ năm 2012-2016

Trình độ chuyên môn đào tạo và ngạch công chức của đội ngũ công chức ngành dự trữ nhà nước thể hiện ở bảng số 3.2 và 3.5.

Qua bảng số 3.2 cho thấy tổng số công chức đang công tác ở trong toàn ngành là 2.519 người; số có trình độ trên đại học là 198 người, chiếm 7,86% so với số công chức toàn ngành; số công chức có trình độ đại học 1.159 người, chiếm 46% số công chức toàn ngành; số công chức có trình độ trung cấp 1.117 người chiếm 44,3 % công chức toàn đơn vị. Như vậy, cho thấy từ năm 2012-2016, ngành dự trữ nhà nước đã quan tâm đào tạo và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức trong toàn ngành. Tuy nhiên, số công chức có trình độ trên đại học còn hạn chế. Để nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, đặc biệt công chức giữ chức vụ lãnh đạo quản lý, công chức làm công tác chuyên môn… đòi hỏi ngành dự trữ nhà nước phải có kế hoạch đào tạo công chức có trình độ sau đại học để đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của công tác QLNN hiện đại.

Tuy so với yêu cầu còn khoảng cách nhất định, nhưng qua kết quả đã phân tích ở trên đã khẳng định những kết quả đạt được về mặt trình độ, chất lượng đội ngũ công chức của ngành dự trữ nhà nước đã được cải thiện ít nhiều so với năm 2012. Trong thực tế đội ngũ công chức của toàn ngành chưa được đào tạo nhiều về kiến thức kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế.

3.2.2.7. Chất lượng đội ngũ công chức ngành dự trữ nhà nước theo trình độ lý luận chính trị và trình độ ngoại ngữ, tin học

- Trình độ lý luận chính trị

Năm 2016, toàn ngành dự trữ nhà nước có 09 công chức có trình độ cử nhân; 256 công chức có trình độ cao cấp; 898 công chức có trình độ lý luận chính trị trung cấp và tương đương. Cụ thể được biểu hiện ở bảng 3.6 như sau:

Bảng 3.6: Trình độ lý luận chính trị đội ngũ công chức ngành dự trữ nhà nước năm 2016


Đơn vị

Cử nhân, cao cấp

Trung cấp và tương đương

Số lượng

(người)

Tỷ lệ

(%)

Số lượng

(người)

Tỷ lệ

(%)

Công chức

265

10,52%

898

35,64%

Tổng cộng

265


898


Nguồn: Vụ Tổ chức Cán bộ Tổng cục Dự trữ Nhà nước (Báo cáo chất

lượng công chức năm 2016)

Qua bảng 3.6 chúng ta thấy trình độ lý luận chính trị của đội ngũ công chức ngành dự trữ nhà nước cơ bản được đảm bảo. Hơn 46 % trong tổng số 2.519 công chức của toàn ngành đã có trình độ lý luận chính trị trung cấp, cao cấp và cử nhân (trong đó trung cấp chiếm phần lớn) một số đáng kể (10,52%) đã được đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu ở trình độ cử nhân và cao cấp, số chưa qua đào tạo hơn 50% (chủ yếu đội ngũ thủ kho ở cấp Chi cục). Mặc dù có thể xem đây là một thuận lợi trong việc nâng cao chất lượng công chức của toàn ngành dự trữ nhà nước, trong thời gian tới cần vẫn tiếp tục đẩy mạnh việc nâng cao công tác này. Đặc biệt trong thời điểm hiện nay, việc đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị cho CBCC nói chung, cho đội ngũ công chức ngành dự trữ nhà nước nói riêng càng không thể xem nhẹ, làm tốt công tác này sẽ đảm bảo cho đội ngũ công chức kết hợp nhuần giữa lý luận và thực tiễn, làm sáng tỏ hơn con đường CNXH, chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh - con đường cách mạng duy nhất đúng đắn của Đảng và nhân dân ta.

- Trình độ tin học:

Năm 2016, ngành dự trữ nhà nước có 33 công chức có bằng đại học công nghệ thông tin, chiếm 1,31% tổng số công chức trong toàn ngành; 1.832 công chức có chứng chỉ tin học trình độ A, chiếm 72,72% tổng số công chức trong toàn ngành; 612 công chức có chứng chỉ tin học trình độ B, chiếm 24,29% tổng số công chức trong toàn ngành; chưa qua đào tạo 42 công chức có chỉ chiếm có 1,66 tổng số công chức trong toàn ngành. Cụ thể được biểu hiện ở bảng số 3.7 dưới đây:

Bảng 3.7: Trình độ tin học của đội ngũ công chức ngành dự trữ nhà nước năm 2016


Đơn vị

Trình độ tin học

Đại học, trung cấp

Chứng chỉ

Số lượng

(người)

Tỷ lệ

(%)

Số lượng

(người)

Tỷ lệ

(%)

Công chức

33

1,31

244

97,02

Nguồn: Vụ Tổ chức cán bộ - Tổng cục Dự trữ Nhà nước ( Báo cáo chất

lượng công chức năm 2016)

Qua bảng 3.7 cho thấy trình độ tin học được đào tạo chuyên sâu (trung cấp trở lên) của đội ngũ công chức ngành dự trữ nhà nước đa phần còn hạn chế, số được đào tạo trình độ đại học và trung cấp mới hơn 1,3%, chủ yếu đào tạo ở trình độ chứng chỉ A (hơn 72% ) và chứng chỉ B hơn 24 %, chỉ có 1,66 % chưa được qua đào tạo. Trong điều kiện QLNN hiện đại, đa số cán bộ, công chức HCNN trong quá trình thực thi công vụ phải sử dụng thường xuyên về tin học và máy tính nhưng với trình độ về tin học của đội ngũ công chức ngành dự trữ nhà nước như phản ánh ở trên thì rõ ràng đây là một khó khăn đáng kể ảnh hưởng tới việc phát triễn đội ngũ công chức của ngành, ảnh hưởng tới việc đẩy mạnh và xây dựng nền hành chính hiện đại của ngành dự trữ nhà nước trong thời gian tới, nhất là Tổng cực Dự trữ đang đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi lĩnh vực hoạt động của ngành như: hoạt động quản lý; nhập, xuất hàng hóa; công nghệ bảo quản tiên tiến….

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/05/2022