Mở Rộng Hợp Tác Quốc Tế Về Thẩm Định Giá

nguyên lý về kinh tế bất động sản, các thị trường vốn, những phương pháp định giá, kỹ năng viết báo cáo, phương pháp luận và kỹ năng thẩm định giá...

Sau khi có đội ngũ cán bộ được đào tạo một cách cơ bản và có hệ thống chuyên ngành thẩm định giá ở trình độ đại học, tiến tới đào tạo cán bộ có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ về chuyên ngành thẩm định giá.

Để xây dựng một chuyên ngành về thẩm định giá, cần phải xây dựng chương trình, nội dung đào tạo ngành thẩm định giá. Trước hết, cần xác định rõ mục tiêu, yêu cầu về đào tạo cán bộ có trình độ cao đẳng, đại học, sau đại học về chuyên ngành này. Từ đó, xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với từng cấp học, đồng thời phải gắn với định hướng phát triển kinh tế- xã hội của Đảng và Nhà nước trong từng thời kỳ. Về phương thức đào tạo, cần kết hợp giữa đào tạo ngắn hạn với đào tạo dài hạn, giữa đào tạo trong nước với đào tạo ngoài nước, giữa các trường với các viện nghiên cứu và hiệp hội nghề nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực hành nghề của cán bộ thẩm định giá.

Từ việc xây dựng chương trình nội dung đào tạo chuyên ngành thẩm định giá của các nước có nền kinh tế thị trường phát triển cho chúng ta thấy rõ :

- Phải đảm bảo sự cân đối giữa nhu cầu thị trường với thực tiễn nghề nghiệp, kỹ năng cá nhân và quản trị. Phải trang bị kiến thức rộng về kinh tế, tài chính, luật, kế toán, đầu tư, định giá, xây dựng, công nghệ,..

- Phải chú trọng đến xu hướng toàn cầu hoá trong sự hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực với sự hội nhập nghề nghiệp mang tính quốc tế.

Đối với nước ta, thẩm định giá là một chuyên ngành mới cả về lý thuyết và thực hành. Để đào tạo nguồn nhân lực cho chuyên ngành thẩm định giá ở nước ta có hiệu quả, điều kiện tiên quyết, đó là:

- Cần phải có đội ngũ “máy cái” trong đào tạo, nghĩa là trước hết phải đào tạo đội ngũ giảng viên trong lĩnh vực chuyên môn thẩm định giá.

- Trên cơ sở nội dung chương trình, xây dựng hệ thống giáo trình phuc vụ cho công tác đào tạo chuyên ngành thẩm định giá cho các đối tượng của các hệ đào tạo.

Hiện nay kiểm tra các thẩm định viên được cấp chứng chỉ hành nghề thẩm định giá tài sản hữu hình: Bất động sản; nhà xưởng, máy móc thiết bị và

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

thẩm định giá trị doanh nghiệp. Điều này cần được xem xét lại. Một mặt, người có khả năng qua được cả 03 (ba) lĩnh vực này phải rất có năng lực và hiểu biết toàn diện. Trên thực tế cũng như kinh nghiệm của các nước không có một ai, cũng như nước nào cấp giấy chứng chỉ hành nghề thẩm định giá cho một thẩm định viên có chức năng thưc hiện cả 3 lĩnh vực đó: bất động sản; máy móc thiết bị và định giá doanh nghiệp. Trên thế giới, việc thẩm định giá nhà xưởng, máy thiết bị và xác định giá trị doanh nghiệp cần chuyên ngành riêng biệt. Do đó, đề xuất tổ chức các đợt kiểm tra trình độ khác nhau cho các thẩm định viên khác nhau tùy theo loại hình tài sản mà họ tham gia thẩm định.

Như vậy, để có nguồn nhân lực tốt cho hoạt động thẩm định giá, trước hết nước ta phải chuẩn hoá nội dung đào tạo chuyên ngành thẩm định giá tại các trường đại học, cao đẳng trên phạm vi cả nước theo hướng tăng tỷ lệ các môn học chuyên ngành như: các phương pháp thẩm định giá, kỹ năng thu thập phân tích thônng tin trong thẩm định giá, quy trình thẩm định giá, xây dựng báo cáo thẩm định giá và chứng thư thẩm định giá, ứng dụng tin học trong thẩm định giá...

Phát triển dịch vụ thẩm định giá ở Việt Nam - 13

Bên cạnh đó cần thường xuyên tiến hành bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá cho các thẩm định viên. Nội dung bồi dưỡng cần được xây dựng theo sát yêu cầu thực tiễn thẩm định giá. Là một nước đi sau còn non trẻ trong nghề thẩm định giá nên Việt nam cần kết hợp bồi dưỡng nghiệp vụ thẩm định giá trong nước và nước ngoài, có như vậy mới nâng cao được kỹ năng nghề nghiệp cũng như kiến thức, kinh nghiệm cho các thẩm định viên.

Cần thực hiện một cách nghiêm túc những quy định về tiêu chuẩn đạo đức, chuyên môn và tiêu chuẩn hành nghề của các cán bộ, chuyên gia thẩm định giá. Bất kỳ sự vi phạm một trong những quy tắc, tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp nào của những người hành nghề đều bị xem xét kỷ luật. Nếu phát hiện thấy hành vi sai trái, có thể bị khiển trách, đình chỉ hoạt động hoặc thu hồi thẻ hành nghề. Chỉ trên cơ sở thực hiện một cách nghiêm túc mới có tác dụng khuyến khích những người hành nghề giữ gìn phẩm chất đạo đức và luôn nâng cao trình độ chuyên môn của mình.

3.3.5. Mở rộng hợp tác quốc tế về thẩm định giá

Thẩm định giá theo cơ chế thị trường ở Việt Nam là một lĩnh vực còn rất mới cả về lý thuyết và kinh nghiệm. Do vậy, trong quá trình hình thành, xây dựng và phát triển nghề thẩm định giá ở nước ta cần có sự hợp tác quốc tế, như trong từng nội dung của luận văn đều có đề cập. Là một nước đi sau về lĩnh vực thẩm định giá, việc hợp tác quốc tế là rất cần thiết để nhận được sự giúp đỡ và học tập kinh nghiệm của các nước, đặc biệt là các nước trong Hiệp hội thẩm định giá ASEAN, Hiệp hội thẩm định giá Quốc tế... Hợp tác quốc tế sẽ giúp nước ta nhanh chóng tiếp thu các thành quả và những bài học kinh nghiệm, rút ngắn thời gian và đẩy nhanh tốc độ phát triển nghề thẩm định giá. Việc hợp tác quốc tế có thể bằng nhiều hình thức có hiệu quả như:

- Hợp tác trong việc hỗ trợ cung cấp thông tin phục vụ thẩm định giá. Đặc biệt khi thẩm định giá tài sản là máy thiết bị chuyên dùng, giá trị lớn, nhập khẩu từ nước ngoài (thị trường trong nước chưa có), trong trường hợp này thông tin giá, tài sản từ nước sở tại là rất cần thiết để xác định chính xác giá tài sản cần thẩm định...

- Hợp tác trong việc hỗ trợ về cơ sở vật chất kỹ thuật, đào tạo đội ngũ cán bộ thẩm định giá như chuyển giao công nghệ, phần mềm thẩm định giá cũng như hợp tác với các học viện thẩm định giá lớn trên thế giới và khu vực: INSPEN (Malaysia), Thaiapraisal (Thái lan), Viện thẩm định giá Hoa Kỳ, Viện thẩm định giá Úc...

- Hợp tác trong việc nghiên cứu và xây dựng hành lang pháp lý phù hợp cho nghề thẩm định giá ở Việt Nam, trong đó đặc biệt quan trọng là lĩnh vực đào tạo thẩm định giá và xây dựng, ban hành các tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam.

Việt Nam là một nước đang trong quá trình xây dựng và phát triển nghề thẩm định giá và cũng đang trong quá trình mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế. Đây là cơ hội cho Việt Nam làm quen dần và áp dụng những nền tảng đã được quốc tế công nhận vào nghề thẩm định giá của nước mình. Để tránh lặp lại những sai lầm mà các nước đã từng trải qua trong quá trình xây dựng và phát triển nghề thẩm định giá và rút ngắn thời gian phát triển chuyên nghiệp, sẽ rất hữu ích cho Việt Nam khi có sự hợp tác và tăng cường quan hệ quốc tế. Trên cơ

sở đó sẽ có những bài học kinh nghiệm bổ ích cho nghề thẩm định giá ở nước ta, tránh những được sai lầm và trả những giá vô ích vì sự thiếu hiểu biết và ít kinh nghiệm.

Trong bối cảnh xu thế toàn cầu hoá hiện nay, đòi hỏi Việt Nam phải xây dựng nghề thẩm định giá phù hợp với thông lệ thẩm định giá của quốc tế và khu vực . Nghề thẩm định giá của Việt Nam mong muốn sớm được tham gia vào thị trường quốc tế rộng lớn. Hoạt động thẩm định giá của Việt Nam cần được hợp tác chặt chẽ với các đối tác nước ngoài và đóng vai trò nhất định trong giới thẩm định giá quốc tế, để thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của nghề thẩm định giá ở nước ta. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay chúng ta đang trong thời kỳ nghiên cứu, ban hành các tiêu chuẩn thẩm định giá thuộc hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam thì việc hợp tác nghiên cứu các tiêu chuẩn thẩm định giá của các nước có nghề thẩm định giá phát triển để vận dụng vào điều kiện cụ thể của nước ta là vô cùng cần thiết.

Việt nam cần nghiên cứu học hỏi từ nhiều tổ chức có liên quan đến nghề thẩm đinh giá trên thế giới như IVSC, WAVO, AVA, IAAO, ASA, AFMRA... các Hội thẩm định giá nước ngoài có kinh nghiệm như Úc, Canada, Hong Kong, Singapore, Nam phi, ThaiLand...

Việt Nam cũng nên tiếp tục chủ động đăng cai các cuộc hội thảo, hội nghị về thẩm định giá phạm vi khu vực, quốc tế để qua đó giúp giới chuyên môn thẩm định giá Việt nam nâng cao trình độ đồng thời qua đây cũng giúp các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu thẩm định giá trong nước có cơ hội hợp tác chặt chẽ hơn với các nước khác.

Chính phủ có vai trò to lớn đối với hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thẩm định giá. Chính phủ cần có chiến lược xây dựng và phát triển các chương trình hoạt động quốc tế nhằm tranh thủ sự hỗ trợ của các nước, tạo đà ban đầu thuận lợi cho sự hình thành và phát triển nghề thẩm định giá ở nước ta.


KẾT LUẬN


Là một loại hình dịch vụ mới được hình thành và phát triển nhưng có thể khẳng định dịch vụ thẩm định giá là một loại hình dịch vụ không thể thiếu cho định hướng phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam. Thẩm định giá góp phần bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của bên mua, bên bán, của nhà đầu tư, của dân cư và của Nhà nước, từ đó thúc đẩy các quan hệ giao dịch kinh tế trên thị trường ngày càng minh bạch. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, hoạt động thẩm định giá ở nước ta đã từng bước phát triển và đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.

Tuy nhiên, sự phát triển của hoạt động thẩm định giá ở nước ta mới chỉ là bước đầu. Nhiều vấn đề bất cập đang được đặt ra và đòi hỏi phải được giải quyết. Đó là môi trường pháp lý chưa được hoàn thiện, nguồn nhân lực còn thấp kém cả về số lượng và chất lượng, cơ sở hạ tầng còn hạn chế... Những bất cập trên ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của lĩnh vực dịch vụ này.

Để khắc phục những bất cập trên, đòi hỏi có sự nỗ lực của chính các tổ chức, các doanh nghiệp, các thẩm định viên đang hoạt động trong lĩnh vực này; của các chuyên gia, của các ngành các cấp và đặc biệt là của Chính phủ. Những thành tựu chúng ta đã đạt được trong thời gian vừa qua, kinh nghiệm của các

nước đi trước trong lĩnh vực này là những bài học bổ ích để chúng ta khắc phục những bất cập đó.

Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển, đất nước mở cửa, hội nhập, hoạt động thẩm định giá của nước ta có những điều kiện rất thuận lợi để phát triển. Chúng ta hoàn toàn tin tưởng vào sự phát triển của lĩnh vực thẩm định giá và sự đóng góp của nó vào sự phát triển chung của đất nước.

Dịch vụ thẩm định giá là một nghề còn rất mới ở Việt Nam, tác giả còn chưa có nhiều kiến thức và kinh nghiệm nên Luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự cảm thông và các ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn.



Tiếng Việt

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1- Ban Vật Giá Chính Phủ (2000), 15 năm đổi mới chính sách, cơ chế quản lý giá ở Việt Nam 1986-2000, Hà Nội.

2- Ban Vật giá Chính phủ (1/1999, 10/1999, 10/2001), Báo cáo công tác tại Thái Lan, Hà Nội

3- Ban Vật giá Chính phủ (2001), Hội nghị toàn ngành về thẩm định giá: tổng kết 3 năm 1998 - 2000 và phương hướng, Hà Nội.

4- Ban Vật giá Chính phủ (2001), Những tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế, Hà Nội.

5- Ban Vật giá Chính phủ "Về việc thực hiện pháp lệnh giá", số 473/BVGCP- TH ngày 16/9/2002.

6- Ban Vật giá Chính phủ (2002), Tài liệu Hội thảo quốc tế về Thẩm địnhgiá, Tp. Hồ Chí Minh.

7- Bộ Tài chính (2006), Báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện Pháp lệnh giá, Tp.Hồ Chí Minh

8- Cục Quản lý giá (2005), Tài liệu Hội thảo quốc tế về Thẩm định Giá, Hà Nội

9- Cục Quản lý giá - Trung tâm Thẩm định giá (2005), Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá.

10- Cục Quản lý giá (7/2006), Báo cáo kết quả hội nghị quốc tế về thẩm định giá tại Singapore, Hà Nội.

11- Cục Quản lý giá (2006), Tài liệu Hội thảo quốc tế về Thẩm định Giá, Hà Nội

12- Nhà XB Chính trị quốc gia (2002), Pháp lệnh Giá

13- Nghị định của Chính phủ “Về Thẩm định giá” – Số 101/2005/NĐ-CP ngày 03/8/2005.

14- Ngô Trí Long (2000), Xây dựng nguyên tắc, chuẩn mực và phương pháp thẩm định giá trong nền kinh tế Việt Nam phải phù hợp với thông lệ quốc tế và khu vực, Hà nội.

15- Thông tư số 17/2006/TT-BTC ngày 13/3/2006 về Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 101/2005/NĐ-CP ngày 03/8/2005.

16- Trường Cao đẳng Quản trị kinh doanh (2000), Cơ sở khoa học và phát triển Thẩm định giá của các nước, Hà Nội.

17- Trường Cao đẳng Quản trị kinh doanh (2000), Tài liệu tham khảo luật quản lý giá của các nước, Hà Nội.

18- Đoàn văn Trường (2004), Các Phương pháp Thẩm định Giá trị Máy móc thiết bị, Nhà XB Khoa Học- Kỹ thuật – Hà Nội.

19- Đoàn văn Trường (2004), Các Phương pháp Thẩm định giá tài sản vô hình, Nhà XB Khoa Học- Kỹ thuật – Hà Nội.

20- Hồ Xuân Hùng, (2000-2001), "Nghề thẩm định giá tài sản ở Trung Quốc là một động lực cho sự phát triển kinh tế và là một nghề có khả năng phát triển mạnh trong tương lai", Tạp chí Thẩm định giá & Thị trường, NXB TP.HCM, tr.30 - 35.

21- NXB Chính trị Quốc gia (1991, 1996, 1999), Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VII, VIII, IX , Hà Nội.

22- Báo cáo hàng năm của các Trung tâm thẩm định giá (2003,2004,2005,2006)

23- NXB Chính trị Quốc gia (2006), Văn kiện Đại hội Đảng lần X, Hà Nội.

24- Lê Thị Diệu Thương (2006), Vận dụng các tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế trong việc ban hành hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam, Luận văn thạc sỹ – Khoa kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.

Tiếng Anh

25- International valuation Standards – The International Assets Valuation Standards Comnmitte 1994, 2000, 2003,2005

Website

26- http://www.jpph.gov.my

27- http://www.ivsc.org

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ
Ngày đăng: 12/10/2024