Các Nghiên Cứu Về Phát Triển Dịch Vụ Ngân Hàng Nói Chung

Chương 1

TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI


1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu

1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam

1.1.1.1 Các nghiên cứu về phát triển dịch vụ ngân hàng nói chung

- Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Hồng Yến, Phát triển dịch vụ ngân hàng tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (2015 – Học viện Ngân hàng). Trong phạm vi nghiên cứu đề tài luận án, tác giả tập trung vào các DV: DV huy động vốn, DV tín dụng, DV bảo lãnh, DV thanh toán, DV kinh doanh ngoại hối, DV thẻ. Luận án phân tích thực trạng phát triển DVNH tại BIDV giai đoạn 2010 - 2014 theo hai tiêu chí số lượng và chất lượng. Về mặt chất lượng, tác giả tiến hành khảo sát thực tế và phân tích rất cụ thể, chi tiết các nhân tố tạo nên sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ của BIDV. Kết quả nghiên cứu của tác giả có cơ sở khoa học và đáng tin cậy. Tác giả đã ghi nhận kết quả mà BIDV đã đạt được đồng thời, nêu lên hạn chế cần khắc phục. Từ đó, tác giả đưa ra định hướng, mục tiêu và giải pháp cụ thể để phát triển DVNH góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của BIDV. [6]

- TS. Nguyễn Thị Hồng Yến, ThS. Nguyễn Chí Dũng với bài viết “Một số kinh nghiệm phát triển dịch vụ ngân hàng”, tạp chí tài chính tháng 04/2017 Bài viết dựa trên những nghiên cứu kinh nghiệm phát triển bền vững của một số ngân hàng thương mại tiêu biểu nước ngoài như: Ngân hàng CitiBank - Mỹ, Ngân hàng HSBC – Anh, Ngân hàng ANZ – Australia; đồng thời chỉ ra thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng của một số ngân hàng ở Việt Nam như Vietcombank, Viettinbank, BIDV, để rút ra những bài học về phát triển dịch vụ của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam thời gian tới: Một là, đa dạng hóa danh mục dịch vụ cung ứng trên cơ sở áp dụng công nghệ hiện đại; Hai là, tập trung khai thác và hướng tới đối tượng khách hàng cá nhân, phát triển mạnh dịch vụ cho vay tiêu dùng cá nhân; Ba là, nghiên cứu, xếp hạng khách hàng để cung ứng những sản phẩm dịch vụ phù hợp; Bốn là, xây dựng thương hiệu của ngân hàng là vấn đề mấu chốt trong việc thu hút khách hàng; Năm là, mở rộng và đa dạng hoá mạng lưới phục vụ khách

hàng; Sáu là, tăng cường hoạt động tiếp thị và chăm sóc khách hàng; Bảy là, chú trọng phát triển công nghệ thông tin bởi công nghệ thông tin liên quan chặt chẽ tới chất lượng dịch vụ ngân hàng. [15]

- Tác giả Đoàn Thị Hồng Nga với bài viết “Nghiên cứu sự biến đổi của sản phẩm dịch vụ ngân hàng thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0”, Tạp chí tài chính tháng 07/2019. Trong bài viết này, tác giả đã chỉ rò những cơ hội, thách thức của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đến dịch vụ sản phẩm ngân hàng ngành Ngân hàng Việt Nam, từ đó đề ra 07 định hướng, 05 giải pháp cốt lòi nhằm phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại trên nền tảng công nghệ thông tin kết hợp với công nghệ viễn thông. [16]

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 240 trang tài liệu này.

1.1.1.2 Các nghiên cứu về phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của Ngân hàng thương mại

- Luận án tiến sĩ của tác giả Tô Khánh Toàn với đề tài Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam‟‟ (2014 - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) nghiên cứu trọng tâm là các dịch vụ NHBL truyền thống và hiện đại, trong đó đối tượng được cung cấp dịch vụ là người dân và các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chuỗi số liệu phân tích từ năm 2008 - 2013 và tầm nhìn đến năm 2030. Trong đó, quan điểm về DVNH được nghiên cứu theo phạm vi rộng bao gồm toàn bộ các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng. Phát triển dịch vụ NHBL chính là sự gia tăng cả về số lượng và chất lượng dịch vụ, nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ và khách hàng cá nhân thông qua hệ thống mạng lưới các điểm giao dịch và hệ thống mạng thông tin, điện tử viễn thông. Xác định rò nội dung của phát triển dịch vụ NHBL và xây dựng các tiêu chí đánh giá nhằm đo lường mức độ thành công của việc phát triển dịch vụ NHBL. Làm rò nhân tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ NHBL. Căn cứ vào mục tiêu phát triển dịch vụ NHBL của Vietinbank đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 luận án đưa ra 6 nhóm giải pháp phát triển dịch vụ NHLB tại Vietinbank. [7]

Phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn - 3

- Luận án tiến sĩ của tác giả Đỗ Thanh Sơn “Phát triển ngân hàng bán lẻ ở ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam trong điều kiện hội

nhập kinh tế quốc tế” (2016 – Học viện tài chính) đã nghiên cứu khuôn khổ lý thuyết về phát triển NHBL trong điều kiện hội. nhập kinh tế quốc tế, và áp dụng vào thực tiễn hoạt động của hệ thống NHTMCP Công Thương Việt Nam, đo lường chất lượng dịch vụ NHBL và tác động của nó đến sự hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ NHBL tại NHTMCP Công Thương Việt Nam. [9]

- Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thu Giang, Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại NHTMCP Ngoại thương Việt Nam trong điều kiện cạnh tranh tự do giữa các NHTM ở Việt Nam hiện nay” (2017- Học viện Tài chính), đã hướng tới mục tiêu nghiên cứu sâu sự phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ trong bối cảnh chịu sự tác động từ khủng hoảng kinh tế và trong cuộc chiến khốc liệt giành thị phần giữa các NHTM. Những nghiên cứu này cho thấy DVNHBL của các NHTM VN nói chung và của VCB nói riêng tồn tại và phát triển như thế nào, thành công và hạn chế ra sao. Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích và chỉ ra được nguyên nhân của những hạn chế trong quá trình phát triển, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển DVNHBL của Vietcombank. [10]

- Luận án tiến sĩ của tác giả Vũ Hồng Thanh “Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam” (2020 - Học viện tài chính). Luận án làm sáng tỏ cơ sở lý luận về phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của NHTM lẻ trước làn sóng số hóa hoạt động ngân hàng, Bổ sung và hoàn thiện tiêu chí đánh giá, đồng thời phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của NHTM. sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, phân tích một cách có hệ thống về thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại BIDV giai đoạn 2015 – 2019 nhằm làm sáng tỏ được thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại BIDV giai đoạn 2015 – 2019, trong đó đặc biệt sử dụng phương pháp điều tra xã hội học và mô hình kinh tế lượng để đo lường sự hài lòng và trung thành của khách hàng đối với dịch vụ ngân hàng bán lẻ.

1.1.1.3 Các nghiên cứu về phát triển dịch vụ phi tín dụng của Ngân hàng thương mại

- Luận án tiến sĩ của tác giả Phạm Anh Thủy, Phát triển dịch vụ phi tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam (2013 - Đại học Ngân hàng TP Hồ

Chí Minh). Luận án tập trung phân tích, đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ phi tín dụng tại các NHTM Việt Nam. Trong đó, luận án đã đề cập đến các dịch vụ tiền gửi, tài khoản thanh toán và ngân quỹ; dịch vụ bảo lãnh; dịch vụ tư vấn; dịch vụ ủy thác; các dịch vụ phi tín dụng khác và dịch vụ kinh doanh ngoại hối. Luận án đã đánh giá hiệu quả phát triển dịch vụ phi tín dụng tại các NHTM Việt Nam giai đoạn 2007-2011 thông qua khái quát thành các điểm mạnh, điểm yếu và các nguyên nhân của các NHTM Việt Nam. Điểm mới của đề tài so với các công trình nghiên cứu trước đó là tác giả sử dụng kết hợp hai phương pháp nghiên cứu gồm phương pháp định tính (nghiên cứu phát triển dịch vụ phi tín dụng về quy mô) và phương pháp định lượng (nghiên cứu phát triển dịch vụ phi tín dụng về chất lượng). Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp định tính thông qua lấy ý kiến chuyên gia dùng để điều chỉnh và bổ sung thang đo chất lượng DV phi tín dụng và tác động của nó đến sự hài lòng của khách hàng. Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp. [5]

- Luận án tiến sĩ của tác giả Phan Thị Linh, Phát triển dịch vụ phi tín dụng của các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam (2015 – Đại học Kinh tế Quốc dân). Tác giả đã hệ thống hóa một cách cụ thể vấn đề lý luận cơ bản về DVPTD của NHTM như: Khái niệm, đặc điểm, phân loại DVPTD, vai trò của DVPTD, các tiêu chí đánh giá phát triển DVPTD như: Tiêu chí định tính và tiêu chí định lượng, … Từ cơ sở lý thuyết về phát triển DVPTD của NHTM, Tác giả đã phân tích cơ hội và thách thức trong phát triển DVPTD của các Ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam (NHTMNNVN). Từ đó, nghiên cứu một cách cụ thể về thực trạng phát triển DVPTD của các NHTMNN VN trong giai đoạn 2009 -2013, đánh giá sự phát triển DVPTD thông qua các tiêu chí cụ thể và các nhân tố tác động đến phát triển DVPTD. Luận án đã giải quyết triệt để được các vấn đề như: Mức chi phí đầu tư vào DVPTD là bao nhiêu trên tổng thu nhập của NH để cho NH đạt lợi nhuận cao nhất; Lượng hóa mức độ ảnh hưởng cụ thể của từng nhân tố đến sự phát triển DVPTD của các NHTMNN. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp thích hợp nhằm tác động cụ thể vào mỗi

nhân tố với các mức độ khác nhau để phát triển DVPTD của các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam. [8]

- Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Thu Thủy với đề tài “Phát triển dịch vụ phi tín dụng tại các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam hiện nay (2018 - Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương). Về mặt lý luận, luận án có đóng góp mới về khoa học, đó là: từng bước luận giải nhằm góp phần đưa ra và làm rò nhất khái niệm phát triển dịch vụ phi tín dụng Ngân hàng, từ đó xây dựng bộ tiêu chí đánh giá đầy đủ cho sự phát triển dịch vụ phi tín dụng Ngân hàng (bao gồm cả đinh tính và định lượng) nhằm ứng dụng trong hoạt động phân tích đánh giá để thực hiện quản trị tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam. Về mặt thực tiễn, luận án đã phân tích, đánh giá về thực trạng phát triển của dịch vụ PTD tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam một cách toàn diện và khoa học. Luận án đã sử dụng tối đa nguồn số liệu thứ cấp để phân tích thực trạng phát triển dịch vụ phi tín dụng tại 9 Ngân hàng TMCP Việt Nam điển hình trong khoảng giai đoạn từ năm 2010-2015, bao gồm: Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank), Ngân hàng TMCP Quân đội (MB), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB), Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc tế (VIB), Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương (Techcombank), Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong (TPBank). Việc nghiên cứu không chỉ rộng về mặt số lượng Ngân hàng nghiên cứu mà còn đi sâu phân tích được một cách đầy đủ nhất theo từng nhóm sản phẩm dịch vụ cung ứng tương đồng của các Ngân hàng trên thị trường nhằm chỉ ra mặt mạnh, yếu tại mỗi đối tượng nghiên cứu một cách rò ràng thay vì chỉ nghiên cứu khái quát toàn bộ hoạt động dịch vụ phi tín dụng ngân hàng nói chung. [12]

1.1.1.4 Các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ phi tín dụng của Ngân hàng thương mại

- Luận án tiến sĩ của tác giả Trần Thị Thanh Thúy với đề tài “Chất lượng dịch vụ ngân hàng của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam(2018 – Học viện Ngân hàng). Luận án đã phân tích thực trạng chất lượng dịch vụ ngân hàng của

các Ngân hàng thương mại Việt Nam về: Các đặc điểm về tổ chức và hoạt động có tác động đến chất lượng dịch vụ của các ngân hàng thương mại Việt Nam, đánh giá thực trạng chất lượng dịch vụ ngân hàng dựa trên các tiêu chí: Đối với khách hàng: Sự hài lòng khách hàng; đối với ngân hàng: Sự an toàn và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh. Từ đó xác định được những hạn chế và nguyên nhân hạn chế ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ ngân hàng. Trên cơ sở tổng hợp, phân tích cơ hội, thách thức; xác định rò định hướng nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng thương mại để đề xuất các giải pháp có cơ sở khoa học cho việc nâng cao chất lượng dịch vụ của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian tới: Hệ thống giải pháp cho các ngân hàng thương mại Việt Nam để nâng cao chất lượng dịch vụ, Sự hỗ trợ của Nhà nước và các cơ quan hữu quan trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ. [13]

- Luận án tiến sĩ của tác giả Thiều Quang Hiệp với đề tài “Phát triển nguồn nhân lực Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam thời kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ tư” (2021 – Đại học Kinh doanh và công nghệ Hà Nội).

Luận án đã làm sáng tỏ bản chất và nội dung phát triển nguồn nhân lực trong một NHTM, trong đó lưu ý mục tiêu nâng cao về chất lượng, số lượng và hợp lý hóa cơ cấu nguồn nhân lực trong hoạch định phát triển nguồn nhân lực thông qua năng lực các vị trí công việc coi hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý, nâng cao chất lượng lao động; đồng thời tham khảo các kinh nghiệm về phát triển nguồn nhân lực tại một số ngân hàng tiên tiến trên thế giới rút ra bài học kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực cho các NHTM trong nước; đồng thời phân tích yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0 đối với phát triển nguồn nhân lực của các NHTM trong nước từ đó tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực các NHTM trong điều kiện CM 4.0. [14]

1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài

- Van der Westhuizen, Gert (2010), The role of interest income and non- interest income on the relative efficiency of bank regions: The case of a large south African bank.

Nhóm tác giả đã sử dụng dữ liệu Envelopment Analysis (DEA) để ước lượng hiệu quả kỹ thuật, phân bổ chi phí của 37 chi nhánh của các NH lớn ở Nam Phi. Hai mô hình được áp dụng để xác định tác động của thu nhập lãi và thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động của NH. Kết luận của nghiên cứu là: NH có thể trở nên hiệu quả hơn bằng các di chuyển ra khỏi thu nhập lãi với thu nhập ngoài lãi như nguồn thu nhập chính của NH. Các NH cần phải được di chuyển ra khỏi vai trò truyền thống của các trung gian (cách tiếp cận trung gian) cho một vai trò cung ứng các dịch vụ khác nhau. Thu nhập lãi là đơn chiều theo ý nghĩa của NH dự trữ Nam Phi. Thu nhập ngoài lãi là đa chiều với các tùy chọn khác nhau có sẵn trong cung ứng dịch vụ cho khách hàng (ví dụ bán chéo dịch vụ và hướng tới NH 1 cửa). [34]

- Valeria Arina Balaceanu (2011), Promoting banking services and products

Nghiên cứu phân tích các yếu tố của các DVNH, sự phát triển của DVNH và thị trường sản phẩm ngân hàng, tình hình cung cấp các DVNH ở Ru- ma-ni, các tác động của toàn cầu hóa đến các DVNH, mục tiêu và vai trò của việc thúc đẩy các DVNH, …Tác giả đã phân tích cho toàn bộ DVNH, đề xuất hình thành chiến lược marketing và nêu ra quan điểm về đa dạng hóa DVNH. Tuy nhiên, nghiên cứu được thực hiện ở Rumani với các đặc điểm sử dụng dịch vụ riêng biệt của khách hàng tại đất nước đó chưa thể dùng để khái quát cho toàn bộ các quốc gia khác.

- Wahyu Yuwana Hidayat, Makoto Kakinaka, Hiroaki iyamoto (2012),

Bank risk and non-interest income activities in the Indonesian banking industry.

Nhóm tác giả đã nghiên cứu về mối quan hệ giữa rủi ro NH và thu nhập ngoài lãi của hệ thống NH ở Ấn Độ trong giai đoạn 2002 - 2008. Phân tích đã cho thấy bằng chứng rò ràng rằng tác động của hoạt động DVPTD đến rủi ro NH phụ thuộc rất lớn vào qui mô tài sản của NH. Cụ thể, mức độ thu nhập từ DVPTD thấp liên quan đến rủi ro cho các NH có qui mô tài sản nhỏ. Ngược lại, mức độ thu nhập từ DVPTD cao liên quan đến rủi ro cho các NH có qui mô tài sản lớn. Phát hiện này cho thấy cần bãi bỏ qui định khuyến khích các NH tham gia nhiều

hơn vào các hoạt động DVPTD có thể ảnh hưởng xấu đến hệ thống NH nói chung mà các NH có qui mô tài sản lớn đang đóng một vai trò quan trọng ở Ấn Độ. [35]

- Tiago Oliveira, Miguel Faria, Manoj Abraham Thomas, Ales Popovic (2014)- Extending the understanding of mobile banking adoption: When UTAUT meets TTF and ITM

Nghiên cứu của nhóm tác giả tập trung vào mô hình về tầm quan trọng và mối quan hệ giữa nhận thức của người sử dụng Mobile Banking (Mbanking), tin tưởng ban đầu trong dịch vụ Mbanking, và sự phù hợp giữa công nghệ và Mbanking. Kết hợp sức mạnh của 3 mô hình: task technology fit (TTF), Usage of technology (UTAUT), Initial trust model (ITM), nghiên cứu cho thấy: điều kiện thuận lợi và ý định hành vi trực tiếp ảnh hưởng MBanking. Đây là điều kiện tiền đề cho sự phát triển công nghệ nhằm phục vụ hành vi tiêu dùng hiện đại. Kết luận của bài nghiên cứu là một trong các kênh tham chiếu có giá trị nhằm đưa ra quyết định cho việc đầu tư các dịch vụ hiện đại của Ngân hàng, đặc biệt cụ thể là Mbanking.

Bài viết cung cấp thông tin giá trị để ra quyết định có liên quan trong việc thực hiện và triển khai các dịch vụ MBanking. Đối với các nhà nghiên cứu, bài viết nhấn mạnh tính hữu ích của việc tích hợp TTF, UTAUT, ITM trong việc quyết định để nghiên cứu áp dụng công nghệ mới. Tuy nhiên, nghiên cứu chủ yếu vẫn tập trung ở một mảng dịch vụ Ngân hàng nên chưa thể dựa trên nghiên cứu mà đánh giá tổng thể các dịch vụ khác, đặc biệt là những mảng dịch vụ truyền thống nhằm đưa ra chiến lược phát triển. [33]

- Reynold E.Byers, Phillip J.Lederer (2015), A Model of Traditional, Electronic, and Mixed Distribution Choices

Nghiên cứu nhận định thiết kế chiến lược phát triển dịch vụ NHBL gồm mô hình ngân hàng truyền thống, ngân hàng số và sự kết hợp giữa ngân hàng truyền thống và ngân hàng số đóng vai trò quan trọng đối với ngành ngân hàng. Bài báo cũng phân tích tác động của việc ứng dụng công nghệ số đến việc lựa chọn chiến lược phân phối bán lẻ của ngân hàng. Đồng thời, tác giả giới thiệu mô hình nghiên cứu về những ảnh hưởng đến sự lựa chọn chiến lược phân phối

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/07/2022