DANH MỤC BẢNG BIỂU
TÊN BẢNG
1. Bảng 2.1. Tổng hợp doanh thu từ du lịch Phú Yên giai đoạn 2005 – 2009
2. Bảng 3.1. Tổng hợp kinh phí tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử và danh thắng ở tỉnh Phú Yên đến năm 2020.
Trang 49
54
Có thể bạn quan tâm!
- Thực trạng và giải pháp khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch tỉnh Phú Yên - 2
- Tổng Quan Về Tỉnh Phú Yên 1.2.1.điều Kiện Tự Nhiên
- Tài Nguyên Sông, Hồ, Thác, Nước Khoáng
Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.
TÊN SƠ ĐỒ HÌNH ẢNH
1. Hình 2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên ở tỉnh Phú Yên
2. Hình 2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Phú Yên
3. Sơ đồ 2.1. Tuyến điểm du lịch ở tỉnh Phú Yên
4. Sơ đồ 3.1. Mô hình hình sản phẩm du lịch “Amazing Phu Yen”
5. Sơ đồ 3.2. Mô hình hình sản phẩm du lịch “Discover sea”
Trang 28
37
40
55
57
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay hoạt động du lịch có bước phát triển mạnh mẽ, nhu cầu đi du lịch của con người trở nên phổ biến. Cho nên nhiều tuyến điểm du lịch đã trở nên quá quen thuộc. Trong khi đó du khách luôn có nhu cầu tìm tòi khám phá. Vì vậy, nghiên cứu tìm ra những điểm du lịch mới trở nên rất cần thiết.
Nằm
ở khu vực Nam Trung Bộ, Phú Yên có nhiều lợi thế để
phát
triển du lịch như:
Phú Yên nằm trên tuyến quốc lộ 1A theo trục giao thông Bắc Nam, cách Nha Trang 124km, Quy Nhơn 95km, cách thị trấn Chư Sê của Gia Lai 182km theo trục giao thông Đông – Tây. Phú Yên nằm trên các trục giao thông quan trọng của Quốc gia. Đây chính là lợi thế để Phú Yên có thể phát triển hoạt động du lịch.
Tài nguyên du lịch Phú Yên đa dạng, hấp dẫn. Trên địa bàn tỉnh có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp như: gành Đá Dĩa, đầm Ô Loan, vịnh Xuân Đài, bãi biển Long Thủy,…nhiều di tích lịch sử được công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia như: núi Đá Bia, thành Hồ, vũng Rô ….
Phú Yên có cơ sở hạ tầng khá hoàn chỉnh với mạng lưới đường bộ theo hướng Bắc – Nam, Đông – Tây, đường sắt Bắc – Nam, đường hàng không với sân bay Tuy Hòa, đường thủy có cảng vũng Rô.
Chính quyền tỉnh rất quan tâm đến sự phát triển hoạt động du lịch và trong chiến lược phát triển của tỉnh coi du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn,
nên đã có nhiều chính sách cơ chế thông thoáng, kêu gọi các nhà đầu tư,
hãy đầu tư vào ngành du lịch của tỉnh như: tham gia hội chợ du lịch Quốc Tế Expo 2009, đặc biệt xin tổ chức năm du lịch Quốc gia 2011..
Người dân Phú Yên luôn phải đối mặt với thiên nhiên khắt nghiệt, nên đã rèn luyện cho con người nơi đây đức tính: cần cù, chịu thương, chịu khó, chân chất, thật thà và giàu lòng mến khách. Đặc biệt những người con của quê hương đất Phú luôn khao khát vươn lên, học hỏi, tìm tòi và tiếp thu tiến bộ khoa học – kĩ thuật để cải thiện “cuộc sống gia đình” và góp phần xây dựng quê hương xứ sở thêm giàu đẹp.
Với những thế mạnh như vậy, nhưng hiện nay thực trạng khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Phú Yên còn nhiều hạn chế như:
Nhiều điểm tài nguyên chưa được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch. Ví dụ, ở gành Đá Dĩa, bãi Môn, vực Phun chưa xây dựng khu vui chơi, nghỉ ngơi, nhà vệ sinh cho du khách.
Các tuyến đường đến vực phun, gành Đá Dĩa, hải đăng Mũi Điện, bãi
Môn….còn khó khăn. Điều này dẫn đến khả năng tiếp cận của du khách
đến các điểm tài nguyên ở tỉnh Phú Yên là rất hạn chế.
Sản phẩm du lịch ở Phú Yên chủ yếu là nghỉ dưỡng biển nên tạo ra sự trùng lắp so với các tỉnh (thành phố) ven biển khác trong khu vực Nam Trung Bộ
Khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch chưa thực hiện song song với nhau cho nên đã xảy ra tình trạng rác thải sinh hoạt của du khách còn nhiều trên các bãi biển Tuy Hòa, Long Thủy,....
Chính vì thế mà việc khai thác tài nguyên du lịch của tỉnh chưa đạt được hiệu quả về kinh tế và môi trường.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch tỉnh Phú Yên” làm khóa luận tốt
nghiệp Đại học chuyên ngành Văn hóa Du lịch, với ước mong góp phần
vào việc khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch ở tỉnh Phú Yên nhằm phục vụ mục đích du lịch.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích đề tài
Xác định thực trạng và giải pháp khai thác hiệu quả lịch tỉnh Phú Yên
2.2. Nhiệm vụ của đề tài
tài nguyên du
Để thực hiện được mục đích trên, khóa luận tiến hành giải quyết
những nhiệm vụ sau :
Xác định cơ sở lý luận và tổng quan về tỉnh Phú Yên
Phân tích thực trạng khai thác tài nguyên du lịch ở tỉnh Phú Yên
Đề xuất một số giải pháp nhằm khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch
ở tỉnh Phú Yên
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng khai thác tài nguyên du lịch ở tỉnh Phú Yên
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về mặt nội dung:
Đề tài tập trung nghiên cứu tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn ở
những nội dung cụ thể sau:
*Tài nguyên du lịch tự nhiên:
+ Cảnh quan địa hình
+ Tài nguyên biển
+ Tài nguyên sông, hồ, thác, nước khoáng
+ Tài nguyên sinh vật
*Tài nguyên du lịch nhân văn :
+ Các di tích lịch sử văn hóa
+ Các di tích khảo cổ học
+ Lễ hội
+ Công trình kinh tế Về mặt không gian:
Không gian nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Phú Yên
Về mặt thời gian:
Từ năm 2005, Uỷ ban Nhân dân tỉnh đề ra định hướng phát triển du lịch Phú Yên đến năm 2010 trong đó nhấn mạnh “phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn” và kể từ đó tình hình khai thác tài nguyên du lịch của tỉnh đã có những thay đổi đáng kể. Đó chính là lí do mà đề tài chọn mốc thời gian từ năm 2005, 2006, 2007, 2008, 2009, để tiến hành nghiên cứu.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp tổng hợp phân tích tài liệu
Đề tài sử dụng phương pháp thu thập, phân tích tài liệu nhằm mục đích kế thừa những nghiên cứu về tài nguyên du lịch. Đồng thời đề tài cũng tập trung vào tổng hợp các nguồn tư liệu khác nhau có liên quan đến du lịch Phú Yên như: các quyết định, nghị quyết về phát triển du lịch của tỉnh, tài liệu nghiên cứu của các học giả về tài nguyên du lịch Phú Yên, các số liệu thống kê và tình hình hoạt động thực tiễn của các doanh nghiệp kinh doanh
du lịch, các cơ quan quản lý du lịch cấp địa phương…từ đó chọn lọc phân tích tìm ra thực trạng khai thác tài nguyên du lịch ở tỉnh Phú Yên.
4.2. Phương pháp chuyên gia
Trong quá trình đi khảo sát, nghiên cứu đề tài, tác giả đã tham khảo ý kiến của các chuyên gia về du lịch, người lãnh đạo trong các cơ quan quản lý du lịch địa phương, nhà điều hành trong các công ty du lịch địa phương.
4.3. Phương pháp khảo sát thực địa
Thông qua việc khảo sát tình hình thực tế tại các điểm du lịch, khu
du lịch, các cơ sở
kinh doanh du lịch và cơ
quan quản lý du lịch tại địa
phương. Để từ đó cho phép tác giả nhận định chính xác về thực trạng khai thác tài nguyên du lịch ở tỉnh Phú Yên
5. Lược sử vấn đề nghiên cứu
Phú Yên là một vùng đất với bề
dày lịch sử
gần 400 năm (1611 –
2010), trải qua biết bao biến cố, thăng trầm nên vùng đất này có rất nhiều di tích lịch sử, văn hóa được Nhà nước công nhận, bên cạnh đó thiên nhiên đã ban tặng cho Phú Yên biết bao cảnh đẹp, đã đi vào thơ ca. Vì vậy mà đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về Phú Yên trên các lĩnh vực: lịch sử, văn hóa, kinh tế xã hội của các học giả trong và ngoài tỉnh.
Tác giả Nguyễn Thành Quang trong công trình sách điện tử với nhan đề: “Phú Yên thế và lực mới trong thế kỉ 21”đã giới thiệu những nét cơ bản nhất về mảnh đất và con người Phú Yên. Trong đó nhấn mạnh cần phải phát huy lợi thế đã có để tạo dựng “đường băng” cho Phú Yên “cất cánh”.
Tác giả Nguyễn Đình Chúc trong công trình “Tìm hiểu địa danh qua
tục ngữ, ca dao Phú Yên” đã dùng những lời ca, tiếng hát trữ tình, mộc
mạc, giản dị, sâu lắng để làm toát lên vẻ đẹp của quê hương đất phú. Nhà nghiên cứu Trần Huyền Ân trong cuốn sách với tựa đề
“Phú
Yên miền đất
ước vọng” đã đề
cập đến lịch sử
hình thành, vị
trí địa lý,
những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, lễ hội và những sản vật địa
phương. Nói chung, những gì là tiêu biểu, đặc trưng của quê hương xứ “nẫu”.
Tác giả Nguyễn Thị Kim Thoa trong cuốn sách với nhan đề “Phú Yên trong chiều sâu cội nguồn” đã giới thiệu những nét cơ bản nhất về các di tích lịch sử và lễ hội ở Phú Yên. Trong đó tác giả nhấn mạnh cần phải khai thác giá trị của những tài nguyên nhân văn để phát triển du lịch.
Trong đề
án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế
xã hội tỉnh Phú
Yên đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và nghị quyết về phát triển du lịch tỉnh Phú Yên đến năm 2010 của Ủy ban Nhân dân tỉnh, đã đưa ra định hướng và giải pháp phát triển du lịch tỉnh Phú Yên, trong đó nhấn mạnh phải phát huy lợi thế về tài nguyên du lịch để tạo ra những sản phẩm riêng độc đáo.
Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập
đến thực trạng khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Phú Yên. Chính vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch tỉnh Phú Yên để phục vụ mục đích du lịch, có một ý nghĩa quan trọng.
6. Bố cục đề tài
Gồm ba chương cụ thể sau :
+ Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan về tỉnh Phú Yên
+ Chương 2: Thực trạng khai thác tài nguyên du lịch ở Tỉnh Phú Yên
+ Chương 3: Một số giải pháp khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch tỉnh Phú Yên
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ TỈNH PHÚ YÊN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. khái niệm
Du lịch
Theo Liên hiệp Quốc tế
các tổ
chức lữ
hành chính thức:“Du lịch
được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú
thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức
không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống”
Tài nguyên du lịch
Theo khoản 4 (điều 4, chương 1) Luật Du lịch Việt Nam được ban hành 2005 quy định: “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố