63
dựng Khu DLST Hồ Bể | Kỳ, xã Vĩnh Hải, huyện Vĩnh Châu | tầng kỹ thuật KDL, đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí, sinh hoạt nghỉ dưỡng. - Tạo không gian kiến trúc cảnh quan, bảo vệ môi trường và định hướng PTBV ngành du lịch. | xây dựng KDL 300ha | VNĐ | vốn nhà nước | hóa, Thể thao và Du lịch. | phương án công bố kêu gọi đầu tư. | |
4 | Dự án xây Tàu khách tuyến du lịch Sóc Trăng – Côn Đảo | Xã Trung Bình, huyện Long Phú | Khai thác lợi thế về khoảng cách địa lý từ Trần Đề đi Côn Đảo, hình thành tuyến du lịch liên tỉnh đến Sóc Trăng từ Côn Đảo | 40 tỷ VNĐ | 100% vốn nhà nước | Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. | Đăng ký đầu tư. | |
5 | Dự án xây dựng khu DLST ngập mặn Cù Lao Dung | Huyện Cù Lao Dung | Khai thác vùng sinh thái rừng ngập nước ven biển thành điểm tham quan, vui chơi, giải trí cho khách du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái ven biển. | Đầu tư xây dựng KDL 100 -200 ha | 60 – 70 tỷ VNĐ | 100% vốn nhà nước | Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. | Lập phương án công bố kêu gọi đầu tư. |
Có thể bạn quan tâm!
- Dân Số Trung Bình Của Sóc Trăng Phân Theo Dân Tộc
- Tình Hình Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội Ảnh Hưởng Đến Phát Triển Dlst.
- Lượng Du Khách Và Lao Động Phụ Vụ Trong Du Lịch.
- Bản Đồ Một Số Tuyến, Điểm Du Lịch Sóc Trăng
- Giải Pháp Về Cơ Chế Chính Sách Và Quản Lí Trên Địa Bàn Tỉnh.
- Mô Hình Bể Tự Hoại 3 Ngăn. (Tạp Chí Phát Triển Khoa Học Và Công Nghệ, Tập 9, Môi Trường Và Tài Nguyên – 2006)
Xem toàn bộ 155 trang tài liệu này.
CHƯƠNG 3 - ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI SÓC TRĂNG THEO HƯỚNG BỀN VỮNG
3.1. Các quan điểm cơ bản trong phát triển DLST theo hướng bền vững.
3.1.1. Quan điểm phát triển.
Trong văn kiện Đại hội đảng bộ tỉnh khóa XII đã nhấn mạnh: Phát huy ưu thế về môi trường sinh thái ven biển, sông nước để khai thác tiềm năng DLST, nghỉ dưỡng và ưu thế về đặc điểm văn hóa của cộng đồng ba dân tộc Kinh, Hoa, Khmer với các lễ hội hàng năm nhằm khai thác loại hình du lịch văn hóa, lễ hội[3]
Phát triển DLST Sóc Trăng phải hợp với mục tiêu chung trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trên cơ sở quy hoạch tổng thể du lịch của tỉnh phải phù hợp, có mối liên hệ chặt chẽ với du lịch các tỉnh khác trong khu vực và phải xây dựng đồng bộ chương trình du lịch ĐBSCL với loại hình đang phát triển mạnh là DLST gắn với sông nước miệt vườn.
Là ngành công nghiệp không khói, du lịch Sóc Trăng cần phát huy tối đa nguồn lực hiện có, kết hợp với các tỉnh trong khu vực ĐBSCL để xây dựng chiến lược phát triển SPDL cho phù hợp, tránh sự trùng lập của nhau dẫn đến lãng phí tài nguyên, tiền của đầu tư…
3.1.2. Quan điểm phát triển DLBV
Quy hoạch du lịch phải gắn với việc bảo vệ môi trường sinh thái bền vững, từ đó đặt ra các kế hoạch và cơ chế quản lý phù hợp với việc tôn tạo, khai thác các tài nguyên thiên nhiên, nhân văn sao cho môi trường cảnh quan tự nhiên và các thắng cảnh thiên nhiên không bị xâm hại mà ngày càng được tôn tạo, nâng cấp và bảo dưỡng tốt hơn. Đặc biệt đối với HST rừng như: khu bảo tồn rừng tràm Mỹ Phước, rừng bần ngập mặn Cù Lao Dung, những danh thắng quan trọng và các di tích lịch sử…
Quy hoạch DLST phải gắn với bảo vệ môi trường xã hội trong sạch. Cần có biện pháp tổ chức quản lý chặt chẽ để ngăn ngừa những ảnh hưởng tiêu cực từ các hoạt động du lịch mang lại đối với môi trường văn hóa xã hội của các địa phương.
3.1.3. Quan điểm phát triển du lịch với các ngành kinh tế khác.
Cần quán triệt nhận thức đúng đắn về phát triển du lịch trong tất cả các cấp, các ngành, không thể coi du lịch là phương tiện triệt để khai thác tài nguyên nguyên mà phải coi du lịch là một ngành sản xuất. Vì vậy, muốn có sản phẩm phải đầu tư, phải lao động để chế tạo ra sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường; từ đó có hướng chỉ đạo thống thất trong công tác tổ chức, quản lý trong du lịch; phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng để đưa việc phát triển du lịch trở thành nhiệm vụ chung của mỗi địa phương, mỗi ngành và từng người dân trong cộng động sinh sống. Từ đó tạo nên nhịp đẩy, giúp du lịch Sóc trăng phát triển và đạt được những mục tiêu đã đề ra.
3.1.4. Quan điểm phát triển du lịch gắn với an ninh quốc gia và trật tự xã hội
Phát triển du lịch phải luôn dựa trên phương châm bảo đảm an ninh chính trị và an toàn xã hội, quan điểm trên cần được quán triệt trong việc đưa ra các định hướng chiến lược, trong đề xuất các giải pháp về tổ chức quản lý du lịch, trong thiết kế quy hoạch không gian du lịch, trong việc phân tích đánh giá thi trường và định hướng tiếp thị…
3.2. Dự báo khả năng phát triển du lịch Sóc Trăng.
Dự báo du lịch là phán đoán những sự kiện sẽ xảy ra trong tương lai trên cơ sở phân tích khoa học các dữ liệu của quá khứ và hiện tại nhờ một số mô hình toán học. Dựa vào dự báo nhà quản lý sẽ có cơ sở đánh giá tình tăng trưởng của ngành du lịch và thông qua dự báo mà xây dựng chiến lược phát triển du lịch cho hợp lý.
Ngày nay trong dự báo đã được sử dụng rất rộng rãi trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội với nhiều loại và phương pháp dự báo khác nhau như: phương pháp trung bình giản đơn, phương pháp trung bình dài hạn, phương pháp san bằng hàm mũ….Sử dụng mô hình dự báo dựa vào lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân. Phương pháp này được sử dụng trong trường hợp lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn xấp xỉ nhau qua các năm (dãy số thời gian có dạng gần giống như cấp số công):
y y y
i i1 xấp xỉ nhau (i= z n).
Mô hình dự báo theo phương trình:
y y .L
Y nL = n +
Trong đó:
Y nL : Mức độ dự đoán ở thời gian (n+L)
yn : Mức độ cuối cùng của dãy số thời gian
y : Lượng tăng, giảm tuyệt đối bình quân L: Tầm xa của dự đoán ( L=1,2,3,…năm) Trong đó:
( yi yi1)
y n 1
yn y1
(i 2, n)
= n 1
Từ số liệu thực tế thông qua tính toán trên cơ sở khoa học mà ta có kết quả cụ thể thông qua kết quả dự báo qua từng năm, từng giai đoạn mà ta có chiến lược phát triển ổn định.
Số liệu thống kê du lịch trên địa bàn Sóc Trăng từ 2006 đến 2010
Bảng 3.1. Tình hình khách du lịch đến Sóc Trăng giai đoạn 2005 – 2010
Nguồn: Sở VH – TT – DL Sóc Trăng) Đơn vị: lượt khách
2005 | 2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | |
1.Tổng lượt khách lưu trú | 62,129 | 64,237 | 72,986 | 76,450 | 100,086 | 96,589 |
Lượt khách quốc tế | 4,381 | 4,420 | 4,735 | 5,250 | 5,439 | 5,945 |
Lượt khách trong nước | 57,748 | 59,817 | 68,251 | 71,200 | 94,647 | 90,644 |
2. Tổng ngày khách lưu trú | 86,407 | 95,822 | 107,192 | 105,854 | 105,068 | 101,163 |
Ngày khách quốc tế | 7,995 | 9,191 | 9,154 | 9,104 | 7,647 | 6,811 |
Ngày khách trong nước | 78,412 | 86,631 | 98,038 | 96,750 | 97,421 | 94,352 |
3. Tổng lượt khách | 420,441 | 467,842 | 514,154 | 587,700 | 597,105 | 897,542 |
Lượt khách trong nước | 414,758 | 461,950 | 508,052 | 580,050 | 590,515 | 889,721 |
Lượt khách quốc tế | 5,683 | 5,892 | 6,102 | 7,650 | 6,590 | 7,821 |
Căn cứ vào số liệu thực thế ở bảng 3.1 ta tiến hành làm các dữ liệu cho quá trình dự báo. Ta có bảng kết quả tính như bảng 3.2.
Bảng 3.2. Dự báo khách du lịch đến Sóc trăng giai đoạn 2011 – 2015
2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | |
1.Tổng lượt khách lưu trú | 103,481 | 110,373 | 117,265 | 124,157 | 131,049 |
Lượt khách quốc tế | 6,258 | 6,571 | 6,883 | 7,196 | 7,509 |
Lượt khách trong nước | 97,223 | 103,802 | 110,382 | 116,961 | 123,540 |
2. Tổng ngày khách lưu trú | 104,114 | 107,065 | 110,017 | 112,968 | 115,919 |
Ngày khách quốc tế | 6,574 | 6,337 | 6,101 | 5,864 | 5,627 |
Ngày khách trong nước | 97,540 | 100,728 | 103,916 | 107,104 | 110,292 |
3. Tổng lượt khách tham quan | 992,962 | 1.088,382 | 1.183,803 | 1.279,223 | 1.374,643 |
Lượt khách trong nước | 984,714 | 1.079,706 | 1.174,699 | 1.269,691 | 1.364,684 |
Lượt khách quốc tế | 8,249 | 8,676 | 9,104 | 9,531 | 9,959 |
Trên cơ sở dự báo bảng 3.2 thấy được lượng khách đến Sóc Trăng ngày càng tăng dự báo đến 2015 xét thấy nếu so với giá trị thực qua các năm từ 2005 đến 2010 giá trị dự báo có thể chấp nhận được. Tính theo mức độ tăng trưởng hàng năm thì giai đoạn 2005 – 2010 và 2011 – 2015 thì tốc độ tăng trưởng có mức tương đương nhau ở 5,0% chứng tỏa có thể áp dụng bảng 3.2 bảng dự báo khách du lịch đến Sóc Trăng 2011 – 2015 để xem xét, đánh giá sự tăng trưởng của ngành du lịch từ đó sẽ có chiến lược phát triển du lịch của tỉnh một cách hợp lý.
Như vậy tổng lượng khách du lịch vào Sóc Trăng tăng theo từng năm đến năm 2015 tổng lượt khách tham quan theo dự báo đạt 1.374,643 lượt khách so với năm 2010 là 897.542 người, tổng khách lưu trú là 131.409 lượt người so với 2010 là 96.589
lượt khách. Do nguồn khách du lịch đến tham quan và lưu trú chúng ta cũng cần dự báo về số khách sạn, nhà hàng, lao động du lịch…. Đáp ứng cho nhu cầu phát triển du lịch. (Phụ lục số 1)
3.3. Định hướng phát triển DLST theo hướng bền vững.
3.3.1. Phát triển không gian DLST
Tiềm năng DLST của Sóc Trăng đang từng bước khai thác một cách có hiệu quả, trên cơ sở đó kết hợp với những điều kiện khác như cơ sở vật chất, nguồn nhân lực địa phương… mà có cách tổ chức KDL cho hợp lý.
Phát triển không gian DLST cần xác định vị trí của du lịch Sóc Trăng trong hệ thống du lịch cả nước và mối quan hệ với các địa phương xung quanh, những địa phương đi đầu trong phát triển DLST như: TP. Cần Thơ, Tiền Giang, Vĩnh Long…. Liên kết với TP. Hồ Chí Minh trung tâm du lịch lớn của cả nước nơi đầy đủ về các điều kiện cho phát triển du lịch.
Bên cạnh đó, không gian du lịch cũng phải phù hợp với không gian phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội của tỉnh đến 2020 vì hoạt động du lịch luôn đan xen với các ngành dịch vụ khác và là yếu tố cấu thành trong cơ cấu kinh tế – văn hóa – xã hội của địa phương, chịu ảnh hưởng của tốc độ đô thị hóa và sự ra đời các trung tâm sản xuất hàng hóa và dịch vụ.
Trong 5 -10 năm tới, Sóc Trăng cần phải đầu tư phát triển hoàn chỉnh và tổ chức khai thác có hiệu quả không gian du lịch trên địa bàn tỉnh và trên cở sở từng bước kép kín và kết với không gian du lịch trong tỉnh bao gồm các tuyến, điểm, khu DLST trên địa bàn tỉnh. Phát triển không gian du lịch trên cơ sở lấy TP. Sóc Trăng làm trung tâm phát triển du lịch, đây là vùng có điều kiện thuận lợi về giao thông, tài nguyên tương đối phong phú, dịch vụ phát triển. TP. Sóc Trăng là nơi xuất phát các tour du lịch trong tỉnh liên kết với các tỉnh bạn cũng như các tuyến nội tỉnh.
Cần ưu tiên cho phát triển DLST vì thông qua các hoạt động du lịch sẽ tạo đà vững chắc cho phát triển du lịch của tỉnh trong hiện tại và tương lai. Vì vậy, ưu tiên phát triển không gian du lịch ngoài không gian ở các vùng trọng điểm du lịch còn có không gian ở các điểm tài nguyên có giá trị môi trường sinh thái nằm riêng lẽ nếu được đầu tư, khai thác sẽ thu hút khách du lịch và mang lại hiệu quả nhất định.
DLST Sóc Trăng ưu tiên xác định không gian phát triển ở TP. Sóc Trăng, Long Phú, Cù Lao Dung và vùng phụ cận.
3.3.2. Phát triển tuyến, điểm DLST.
Cần xác định tiềm năng cụ thể của từng vùng trên cơ sở nguồn tài nguyên sẵn có, kết hợp với các địa phương lân cận trong tỉnh để có hình thức liên kết tuyến du lịch cho hợp lí. Sóc Trăng với HST tự nhiên và nhân văn tương đối đa dạng và phong phú. Về tự nhiên hiện nay đang hình thành một số điểm du lịch dọc sông Hậu trong đó nổi bậc là điểm du lịch Song Phụng, từ điểm du lịch này kết hợp với các điểm du lịch khác như: Phong Nẫm, dự án quy hoạch cồn nổi số 3 và điểm du lịch Nông trường 30 tháng 4 của Cù Lao Dung đó là xây dựng tuyến du lịch về sinh thái bên cạnh đó chúng ta kết hợp một số điểm nhân văn như di tích chiến thắng Rạch Già, đền thờ chủ tịch Hồ Chí Minh ở An Thạnh Đông (Cù Lao Dung)…
Ngoài việc đầu tư khai thác các địa điểm di lịch tự nhiên, Sóc Trăng cần khai thác mảng du lịch nhân văn thông qua việc đầu tư tôn tạo các di tích lịch sử, hệ thống đình chùa, các lễ hội văn hóa gắn với truyền thống văn hóa, lịch sử của các dân tộc: Việt, Khmer, Hoa cũng như truyền thống đấu tranh cách mạng của tỉnh.
Hiện nay một số lễ hội cũng như làng nghề truyền thống đang bị mai một đi do quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh. Do vậy, cần phải có những chính sách ưu tiên phát triển, nghiên cứu tái tạo lại các lễ hội cũng như các làng nghề truyền thống nhằm khai thác tốt các giá trị nhân văn phục cho du lịch.
Tổ chức kết nối các điểm: cụm du lịch tạo thành các Tour, tuyến du lịch theo từng chuyên đề như: Tham quan, nghỉ dưỡng, nghiên cứu...nhằm phực vụ tốt nhu cầu của du khách
- Phát triển điểm du lịch:
Là nơi hội tụ một hoặc vài tài nguyên du lịch, có khả năng thu hút khách để tổ chức các hoạt động du lịch và có vai trò quan trọng trong các chương trình du lịch khai thác DLST Sóc Trăng chúng ta khai thác từ hai yếu tố tự nhiên và nhân văn.
+ Nhóm tự nhiên:
Các điểm DLST tự nhiên là thế mạnh đặc biệt của tỉnh. Hệ thống này bao gồm các điểm DLST như: Rừng Tràm Mỹ Phước (Mỹ Tú), vườn cò Tân Long (Ngã Năm), khu rừng phòng hộ tự nhiên Hồ Bể của Vĩnh Châu, rừng bần Cù Lao Dung gắn với hệ thống nhánh sông Hậu và các của biển Định An, Trần Đề...
Ngoài các điểm nói trên còn phải kể đến các điểm du lịch miệt vườn gắn liền với thiên nhiên như: vường Sầu Riêng, Măng Cụt ( Nhơn Mỹ, Kế Sách), bưởi Năm Roi (Kế Thành, Kế Sách), vùng DLST hạ lưu sông Hậu thuộc huyện Kế Sách Long Phú và Cù Lao Dung.
Sóc Trăng có hai khu bảo tồn có thể khai thác DLST có chất lượng cao đó là rừng tràm Mỹ Phước (Mỹ Tú) và rừng bần Cù Lao Dung. Trước mắt có thể đầu tư vào khai thác KDL rừng tràm Mỹ Phước, rừng bần Cù Lao Dung cần sớm xây dựng quy hoạch chi tiết và lập dự án gọi vốn đầu tư.
+ Nhóm nhân văn:
Sóc Trăng có hệ thống điểm du lịch nhân văn tương đối phong phú bao gồm hệ thống đình chùa, các lễ hội, các di tích lịch sử cách mạng...có thể phần thành các loại sau:
Văn hóa – tâm linh: Chùa Bà Đốp, Hiệp Châu, Hiệp Phước cổ Tự, Phước An (Kế Sách), chùa Quan Âm, lăng Ông Nam Hải (Long Phú); chùa Bốn Mặt, chùa Ông Bổn, chùa Bà Thiên Hậu, Miếu Thắt Côn (Mỹ Tú); chùa Chén Kiểu (Sà Lôn), chùa Bà Thiên Hậu (Mỹ Xuyên). Miễu bà Chúa Xứ (Ngã Năm), Thanh Minh cổ Miếu, đình Trà Niên (Vĩnh Châu)...
Văn hóa – truyền thống lịch sử:Đình thờ Nguyễn Trung Trực, bia lưu niệm đoàn tù chính trị Côn Đảo 23/9/1945 ở Đại Ngãi (Long Phú), bia chiến thắng Rạch Già, đền thờ Bác Hồ (Cù Lao Dung), bia Chắc Tức Bà Còn, tượng đài chiến thắng Ngã Năm, nơi đón đoàn tù chính trị Côn Đảo (TP. Sóc Trăng)...
Văn hóa – lễ hội: Tết Chol Chnam – Thmây, Oc Om – Boc, lễ cúng Phước biển, lễ hội Nginh Ông, lễ thội Thắc Côn, ngày hội sông nước miệt vườn mồng 5 tháng 5 âm lịch ở cồn Mỹ Phước…
Các điểm DLST nhân văn của tỉnh có thể gắn với các làng nghề truyền thống của đồng bào Kinh – Hoa – Khmer như: bánh Pía Vũng Thơm, bánh Tráng Bà Lèo,