động lực thúc đẩy cuộc sống, tạo thu nhập ổn định của chính họ và phát triển kinh tế
- xã hội của Tỉnh và của Quốc gia. Đồng thời thông qua việc tuyên truyền chúng ta phải tôn vinh vị trí xứng đáng của những người có trình độ nghề nghiệp chuyên sâu, những người lao động có “bàn tay vàng”, kỹ năng kỹ sảo điêu luyện.
- Thường xuyên tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng như: đài, báo, Internet… kết hợp với công tác giáo dục các đoàn thể quần chúng, để cán bộ và nhân dân thấy rõ lợi ích của học nghề, xóa đi mặc cảm về bằng cấp, cho học sinh sau khi tốt nghiệp THPT không thi vào các trường đại học chọn con đường học nghề, giải thích cho họ hiểu rõ lợi ích của việc học nghề, học nghề có điều kiện tạo cho họ có khả năng tìm công việc ổn định sau này. Với dẫn chứng nhu cầu nhân viên phục vụ trong nhà hàng, khách sạn, bếp ăn tập thể, khu công nghiệp, khu du lịch, dịch vụ thương mại… đang cần và sẽ cần trong tương lai. Từ đó nâng cao nhận thức của người dân và khuyến khích họ đi học nghề thương mại và du lịch.
4.3.4. Xác định đúng đắn nhu cầu đào tạo nghề trong lĩnh vực thương mại và du lịch
- Kết hợp hài hòa đào tạo và sử dụng - tạo việc làm cho người lao động đã được đào tạo là hoạt động đúng đắn bảo đảm sử dụng hợp lý nguồn nhân lực, tránh lãng phí. Tỉnh Thái Nguyên cần xây dựng cầu nối giữa thị trường lao động - trường đào tạo nghề - người lao động thiết lập các kênh thông tin lao động nhiều chiều. Những kênh thông tin lao động này cho phép tập hợp những nhu cầu, kiến nghị liên quan đến trình độ lành nghề của người lao động trong các DN kinh doanh thương mại, dịch vụ, cơ sở kinh doanh ăn uống, nhà hàng, khách sạn, DN lữ hành, công ty du lịch…để phản ánh kịp thời yêu cầu mới của thị trường lao động với các trường, trung tâm đào tạo nghề trong lĩnh vực thương mại, du lịch trong tỉnh nhằm mục đích cải tiến chương trình giáo dục, kỹ năng thực hành, đồng thời cung cấp thông tin và yêu cầu lao động của thị trường lao động tới người học nghề.
- Xây dựng quy định về trách nhiệm thu thập và chia sẻ thông tin về đào tạo nghề việc làm giữa các cơ quan quản lý nhà nước, cơ sở dạy nghề và các trung tâm hướng nghiệp, trung tâm tư vấn giới thiệu việc làm.
- Thiết lập mạng lưới thu thập thông tin về nhu cầu lao động từ các trung tâm
hướng nghiệp, tư vấn giới thiệu việc làm, các DN sử dụng lao động và kịp thời cung
cấp cho các cơ sở dạy nghề để làm căn cứ điều chỉnh, đổi mới chương trình, nội dung giảng dạy cũng như khả năng thực hành cho người học sinh học nghề.
4.4. Kiến nghị
Để phát triển đào tạo nghề thương mại và du lịch cho lao động tỉnh Thái Nguyên tại các trường và cơ sở dạy nghề trên địa bàn Tỉnh, tạo ra sự hài lòng hơn nữa cho các công ty du lịch, DN trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ các cơ sở kinh doanh nhà hàng, khách sạn tại Tỉnh, UBND Tỉnh Thái Nguyên cần phải đóng góp vai trò là trung tâm trong việc thúc đẩy sự lớn mạnh đi lên của ngành giáo dục và đào tạo của Tỉnh, phát huy vị thế một trong các trung tâm đào tạo lớn nhất cả nước. Một số kiến nghị với UBND Tỉnh Thái Nguyên như sau:
- Tăng cường đầu tư ngân sách cho việc bổ sung nhân lực, cơ sở vật chất, đồng bộ hóa theo hướng hiện đại các cơ sở dạy nghề trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ và du lịch để tiếp tục nâng cao trình độ học vấn và chất lượng giáo dục làm cơ sở vững chắc cho phát triển đạo tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao.
- Tăng cường chỉ đạo hơn nữa đối với công tác đào tạo nghề, nhất là chỉ đạo sự phối hợp giữa các DN với các cơ sở dạy nghề thương mại và du lịch.
- Tăng cường việc liên hệ hợp tác quốc tế, tạo điều kiện cho các cơ sở dạy nghề có cơ hội mở rộng quan hệ.
- Có sự chỉ đạo tích cực và các cơ chế chính sách cụ thể nhằm phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS để tăng số lượng học sinh học nghề, góp phần giải quyết vấn đề bất hợp lý về nhân lực trong xã hội hiện nay.
KẾT LUẬN
Đào tạo nghề và tạo việc làm có thu nhập ổn định cho người lao động góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Thái Nguyên được cả nước biết đến là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn thứ 3 sau Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực có trình độ đang có xu hướng tăng, hoạt động đào tạo nguồn nhân lực có vai trò mang tính cấp thiết nhằm phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của Tỉnh.
Đào tạo nghề trong lĩnh vực thương mại và du lịch có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên. Phát triển đào tạo nghề là một trong yêu cầu cấp thiết đặt ra cho nước ta trong thời gian tới. Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng và Chính quyền Tỉnh, công tác đào tạo nghề nói chung và đào tạo nghề trong lĩnh vực thương mại và du lịch nói riêng có những thành tựu bước đầu, tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng, số lượng các cơ sở dạy nghề tăng cả về số lượng và chất lượng đào tạo, số học sinh học nghề tăng qua các năm, mở rộng ngành nghề đào tạo mới đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động của Tỉnh trong thời gian qua và cho những năm tiếp theo. Bên cạnh những thành tựu đạt được thì vẫn còn rất nhiều những tồn tại, hạn chế cần giải quyết.
Với đề tài “Phát triển đào tạo nghề thương mại và du lịch cho lao động Tỉnh Thái Nguyên”, luận văn đã hệ thống hóa được các vấn đề lý luận về đào tạo nghề, vai trò đào tạo nghề với kinh tế xã hội, các nhân tố ảnh hưởng tới đào tạo nghề, kinh nghiệm thực tiễn về đào tạo nghề của một số quốc gia có những điểm tương đồng và một số tỉnh phát triển mạnh về thương mại, du lịch trong nước. Trên cơ sở kết quả phân tích thực trạng công tác phát triển đào tạo nghề thương mại và du lịch tại Trường CĐ Thương mại - Du lịch và một số cơ sở dạy nghề thương mại và du lịch trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, 4 nhóm giải pháp chủ yếu bao gồm nhiều giải pháp mang tính chất hệ thống, toàn diện, đảm bảo cả mục tiêu trước mắt và lâu dài đã được đề xuất nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo nghề như: tăng cường và nâng cao chất lượng giáo viên, đầu tư thêm cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác dạy nghề…
Có thể khẳng định rằng các giải pháp nêu trên là những hoạt động không thể
thiếu được trong phát triển đào tạo nghề thương mại và du lịch cho lao động tỉnh Thái Nguyên. Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề và gắn kết giữa nhà trường với doanh nghiệp được tác giả đánh giá là giải pháp quan trọng, quyết định đến công tác phát triển đào tạo nghề thương mại và du lịch thực hiện giải pháp đó mới có thể đạt được mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành thương mại, dịch vụ và du lịch, đáp ứng nguồn lực cho địa phương cũng như sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Hai giải pháp trên có mối quan hệ chặt chẽ và bổ sung cho nhau tạo thành một chỉnh thể thống nhất trong quá trình phát triển đào tạo nghề.
Để phát triển công tác đào tạo nghề trong lĩnh vực thương mại và du lịch Tỉnh cần có nhiều biện pháp tích cực nhằm phát triển đào tạo nghề phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thái Nguyên cấn kết hợp với các Sở, Ban Ngành, các cơ sở đào tạo nghề thương mại và du lịch và với người dân địa phương nhằm xây dựng, hoàn thiện chương trình, giáo trình đào tạo và quy hoạch tổng thể đào tạo nghề của Tỉnh trong thời gian tới sao cho phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh và từng địa phương.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2010), Xây dựng cơ chế chính sách, mô hình liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo nghề cho người lao động, Hà Nội.
2. Mai Quốc Chánh và Trần Xuân Cầu (2008), Giáo trình Kinh tế Lao động, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân. Lương Văn Úc (2003), Giáo trình Tâm lý học Lao động, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân.
3. Cục Thống kê Thái Nguyên (2018), Niên giám thống kê Tỉnh Thái Nguyên 2017, Thái Nguyên.
4. Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên (2015). Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kì 2015-2020, Thái Nguyên.
5. Nguyễn Văn Đại (2011), Phát triển đào tạo nghề cho lao động vùng Đồng bằng sông Hồng trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa, Luận Án Tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế Nông nghiệp, Đại học Kinh tế Quốc dân
6. Luật dạy nghề số 76/2006/QH11,Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 10, ban hành ngày 29/11năm 2006.
7. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Nguyên (2011). Đề án Đào tạo nghề và giải quyết việc làm tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015.
8. Nguyễn Viết Sự (2005), Giáo dục nghề nghiệp - Những vấn đề và giải pháp,
NXB Giáo dục Hà Nội.
9. Đỗ Văn Cương, Mạc Văn Tiến (2004), Phát triển lao động kỹ thuật ở Việt Nam - Lý luận và thực tiễn, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.
10. Phan Chính Thức (2003), Những giải pháp phát triển đào tạo nghề góp phần đáp ứng nhu cầu nhân sự cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Luận án Tiến sĩ Kinh tế Đại học Kinh tế Quốc dân.
11. Nguyễn Tiệp (2005), Giáo trình Nguồn nhân lực, NXB Lao động - Xã hội.
12. Tổng cục dạy nghề (2009), Đề án đổi mới và phát triển dạy nghề đến năm 2010, Hà Nội.
13. Lương Văn Úc (2003), Giáo trình Tâm lý học Lao động, NXB Đại học Kinh tế
Quốc dân.
14. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2018). Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2018, phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2019.
15. Trần Văn Xuyên (2008), Các giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng đào tạo nghề tiếp cận trình độ khu vực Đông Nam Á, Hà Nội.
16. Kinh nghiệm xây dựng mô hình đào tạo nghề của một số nước trên thế giới (2012) www.aee.edu.vn
17. Giáo dục dạy nghề ở Nhật Bản (2008). www.nhatban.net.vn
18. Web www.baoquangninh.com.vn
19. Web www. gdnn.gov.vn
20. Web www. thainguyen.gov.vn
Phụ lục 1
PHỤ LỤC
PHIẾU HỎI Ý KIẾN
(Dành cho Học sinh đang học nghề tại các cơ sở đào tạo nghề thương mại và du lịch trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên)
Để đánh giá và góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề đề nghị Anh (Chị) vui lòng cho biết ý kiến của mình bằng cách điền dấu (X) vào ô tương ứng các câu hỏi sau đây:
Họ tên người cho ý kiến:…………………………………………….. Chức vụ, đơn vị công tác:……………………………………………. Đơn vị:………………………………………………………………….
Câu1: Ý kiến Anh (Chị) về mức độ phù hợp của chương trình đào tạo nghề so với yêu cầu của các doanh nghiệp hiện nay (Mức độ 1 là rất không phù hợp; Mức độ 2 là không phù hợp; Mức độ 3 là tương đối phù hợp; Mức độ 4 là phù hợp; Mức độ 5 là rất phù hợp)
Nội dung đánh giá | Mức độ phù hợp | |||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | ||
1 | Chương trình đào tạo | |||||
2 | Nội dung | |||||
3 | Phương pháp | |||||
4 | Hiệu quả kết hợp giữa lý thuyết và thực hành |
Có thể bạn quan tâm!
- Kết Quả Công Tác Định Hướng Giáo Dục Nghề Nghiệp Cho Học Sinh Thcs, Thpt Trên Địa Bàn Tỉnh Thái Nguyên
- Phân Tích Swot Về Đào Tạo Nghề Thương Mại Và Du Lịch Ở Tỉnh Thái Nguyên
- Đầu Tư Chuẩn Hóa Cơ Sở Vật Chất, Tăng Cường Trang Thiết Bị Dạy Nghề
- Phát triển đào tạo nghề thương mại và du lịch cho lao động tỉnh Thái Nguyên - 15
Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.
Câu 2: Ý kiến của Anh (Chị) về kiến thức truyền đạt của giáo viên dạy nghề Khó hiểu
Bình thường Dễ hiểu
Câu 3: Ý kiến của Anh (Chị) về chuyên môn so với yêu cầu của giáo viên dạy nghề Tốt
Bình thường Chưa tốt
Câu 4: Ý kiến của Anh (Chị) về mức độ nhiệt tình hướng dẫn, giảng dạy của giáo viên dạy nghề
Nhiệt tình Bình thường
Chưa nhiệt tình
Câu 5: Ý kiến của Anh (Chị) về kỹ năng thực hành, khả năng tiếp cận với công nghệ mới Tốt
Bình thường Chưa tốt
Câu 6: Ý kiến của Anh (Chị) về các giải pháp nên áp dụng để nâng cao chất lượng đào tạo nghề:
……………………………………………………………………………….….….
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………….……………………
………………………………………………………………………………………
Xin trân trọng cảm ơn!