Phân Tích Swot Về Đào Tạo Nghề Thương Mại Và Du Lịch Ở Tỉnh Thái Nguyên


3.5. Phân tích SWOT về đào tạo nghề thương mại và du lịch ở tỉnh Thái Nguyên

Bảng 3.19. Phân tích mô hình SWOT hoạt động đào tạo nghề thương mại và du lịch ở Thái Nguyên


Điểm mạnh (S)

- Chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo nghề

- Đẩy mạnh liên kết đào tạo nghề với doanh nghiệp

- Số lượng cơ sở đào tạo nghề thương mai du lịch tăng lên

Điểm yếu (W)

- Chất lượng đào tạo nghề còn thấp

- Kinh phí đào tạo nghề còn thiếu

- Hệ thống dạy nghề trong lĩnh vực thương mại và du lịch có quy mô nhỏ.

- Công tác chỉ đạo, phối hợp kiểm tra giám sát đối với các

cơ sở dạy nghề của các cơ quan chức năng chưa sát sao.

Cơ hội (O)

- Tỉnh đã xây dựng chủ trương phát triển du lịch, các loại hình dịch vụ, kinh doanh thương mại.

- Nhu cầu về đào tạo nghề trong lĩnh vực thương mại và du lịch trong tỉnh Thái Nguyên tăng

- Nhận thức của xã hội về học nghề thay đổi theo hướng tích cực hơn.

Kết hợp S/O

- Khả năng đáp ứng lao động trong lĩnh vực thương mại và du lịch đang thiếu hụt, muốn phát triển bền vững lao động phải đươc đào tạo bài bản.

- Tranh thủ sự quan tâm của các cấp chính quyền, đẩy mạnh các chương trình đào tạo nghề

- Nâng cao chất lượng đào tạo nghề thương mại, dịch vụ và du lịch

Kết hợp W/O

- Triển khai khảo sát nhu cầu đào tạo nghề của người học và cả khối doanh nghiệp

- Tăng cường chỉ đạo kiểm tra giám sát các cơ sở dạy nghề

Thách thức (T)

- Nguồn học sinh đầu vào có học lực không đồng đều

- Thiếu các nguồn lực hỗ trợ cho người học và hỗ trợ tự tạo việc làm

- Đào tạo nghề gắn với nhu cầu xã hội luôn có xu thế dịch chuyển cung cầu.

Kết hợp S/T

- Đẩy mạnh xã hội hóa đào tạo nghề

- Thay đổi mô hình, tổ chức đào tạo phù hợp với thực tế.

Kết hợp W/T

- Liên kết, hợp tác với các cơ sở đào tạo nghề bên ngoài, doanh nghiệp kinh doanh du lịch, nhà hàng, khách sạn… để nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nguồn nhân lực có chất lượng

- Dự báo nhu cầu đào tạo nghề và thực hiện quy hoạch hệ thống dạy nghề phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Phát triển đào tạo nghề thương mại và du lịch cho lao động tỉnh Thái Nguyên - 12


Chương 4

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐÀO TẠO NGHỀ THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH CHO LAO ĐỘNG TỈNH THÁI NGUYÊN


4.1. Mục tiêu phát triển hoạt động đào tạo nghề

4.1.1. Mục tiêu tổng quát

- Xác định nhu cầu về số lượng, cơ cấu và trình độ nhân lực trong từng giai đoạn phát triển với ngành nghề đa dạng trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng - khách sạn, dịch vụ du lịch, lữ hành, khu vui chơi giải trí, khu nghĩ dưỡng… phát huy vai trò quyết định của yếu tố con người để cải thiện chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đưa nhân lực trở thành lợi thế quan trọng nhất để phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Thái Nguyên.

- Tạo nguồn nhân lực có thể lực tốt, phát triển toàn diện về trí tuệ, đạo đức, tay nghề có khả năng thích ứng trong các môi trường làm việc, từng bước xây dựng đội ngũ nhân lực có chất lượng cao đáp ứng chuẩn khu vực và từng bước đạt chuẩn quốc tế.

- Giữ vững vai trò Thái Nguyên là một trong ba trung tâm đào tạo nhân lực có chất lượng cao cả nước.

4.1.2. Mục tiêu cụ thể

- Các cơ sở đào tạo nghề trong lĩnh vực thương mại, du lịch tiếp tục khắc phục hạn chế, phát triển quy mô tuyển sinh hàng năng từ 1.000 đến 1.500 học sinh sinh viên, đưa quy mô đào tạo từ 2.000 đến 3.500 học sinh, sinh viên.

- Chất lượng đào tạo ngày một được cải thiện đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu xã hội. Tỷ lệ học sinh, sinh viên đạt kết quả học tập Khá, Giỏi trở lên đạt 30- 35%, rèn luyện từ khá trở lên đạt 99%, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp trên 95% trong đó loại khá, giỏi trở lên trên 50%. Trên 90% học sinh, sinh viên ra trường có việc làm đúng ngành nghề.

- Tiếp tục khai thác các nguồn vốn như: đầu tư từ ngân sách nhà nước, các chương trình mục tiêu đào tạo nghề Quốc gia và nguồn kinh phí sự nghiệp… để tăng cường cơ sở vật chất của các cơ sở đào tạo nghề trong lĩnh vực thương mại, du


lịch như: Hệ thống nhà, xưởng thực hành chế biến món ăn, kinh doanh nhà hàng, khách sạn, nhà giáo dục thể chất, nhà ăn tập thể… Theo quy hoạch tổng thể phát triển giai đoạn (2016-2020) với tổng đầu tư trên 50 tỷ đồng. Đảm bảo trên 70% phòng học có lắp các thiết bị giảng dạy cố định, hiện đại từng bước hiện đại hóa các trang thiết bị phục vụ đào tạo.

- Xây dựng mạng lưới các cơ sở đào tạo nghề trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ và du lịch theo hướng hiện đại, đa trình độ, đa ngành nghề, phân bổ rộng khắp các huyện, xã trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Tổ chức điều tra, cập nhật nhu cầu đào tạo của xã hội, đào tạo theo đơn đặt hàng, địa chỉ hợp tác, liên kết đào tạo chất lượng cao nhằm đáp ứng nguồn nhân lực của tỉnh.

4.2. Định hướng phát triển hoạt động đào tạo nghề

Ở nước ta ngay từ Đại hội lần thứ IX, Đảng ta đã khẳng định: “Phát triển giáo dục - đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước là điều kiện để phát huy nguồn lực con người yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững” [7, tr. 654].

Đến Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng đã đề ra chủ trương phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề giai đoạn 2006-2010 là: “Mở rộng quy mô dạy nghề và trung học chuyên nghiệp bảo đảm tốc độ tăng nhanh hơn đào tạo đại học, cao đẳng”. [8,tr207]. Đặc biệt Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 tại Đại hội lần thứ XI cũng đã nêu rõ: Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục quốc dân là một trong ba khâu đột phá chiến lược… Đẩy mạnh dạy nghề và tạo việc làm, nhất là ở khu vực nông thôn và vùng đô thị hóa, hỗ trợ các đối tượng chính sách, người nghèo học nghề.

Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XIX nhiệm kỳ 2015-2017 đã nhấn mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nhiệm vụ phát triền ngành du lịch đó là “Trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, du lịch: Phát triển các loại hình dịch vụ theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, tiện ích. Xây dựng và hoàn thiện các cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư phát triển các loại hình dịch vụ. Đầu tư nâng cấp, hoàn thiện


mạng lưới thị trường cung ứng, lưu thông hàng hóa, triển khai có hiệu quả các chính sách phát triển thương mại, dịch vụ. Phát triển các loại hình dịch vụ thương mại và du lịch là một trong nhiệm vụ quan trọng trong Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XIX đã chỉ ra để thực hiện được nhiệm vụ đó cần tăng cường đầu tư phát triển đào tạo nghề thương mại và du lịch cho lao động trong tỉnh, có chính sách bảo đảm khuyến khích người học, tạo điều kiện để nhiều lao động được đào tạo nghề.

Đây là những định hướng rất cơ bản là căn cứ để phát triển đào tạo nghề trong lĩnh vực thương mại và du lịch nhằm góp phần nâng cao chất lượng nhân lực của tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn tới.

4.3. Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển hoạt động đào tạo nghề thương mại và du lịch cho lao động tỉnh Thái Nguyên

4.3.1. Nâng cao chất lượng đào tạo nghề

Trong quá trình đào tạo thì việc nâng cao chất lượng đào tạo là một vấn đề mang tính sống còn, chất lượng đào tạo quyết định việc xã hội nhìn nhận, đánh giá và chấp nhận sản phẩm đào tạo của các CSDN, sự nghiệp đào tạo hưng thịnh hay suy vong phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng đào tạo.

Giải pháp đặt ra đối với việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề chính là phải xác định được nhu cầu nguồn nhân lực theo cơ cấu nghề, trình độ đào tạo để từng bước đáp ứng nhu cầu thị tường lao động. Tiếp tục mở rộng mạng lưới và đa dạng hóa các loại hình dạy nghề, học nghề, chuyển mạnh việc dạy nghề từ hướng “cung” sang hướng “cầu” của thị trường lao động. Điều thiết yếu là phải hoàn thiện nội dung, chương trình đào tạo, cơ sở vật chất, trang thiết bị cho dạy học. Không ngừng đổi mới phương pháp đào tạo, nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ giáo viên, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Tích cực đẩy mạnh xã hội hóa công tác dạy nghề với mục tiêu huy động mọi nguồn lực, mọi thành phần kinh tế tham gia vào công tác đào tạo nghề.

4.3.1.1. Nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên dạy nghề đạt chuẩn, vượt chuẩn, gắn bó với nghề nghiệp


Đội ngũ giáo viên có vai trò quyết định đối với công tác giáo dục nói chung và công tác đào tạo nghề nói riêng. Khoa học công nghệ ngày càng phát triển hiện đại, quy mô đạo tạo nghề ngày càng được mở rộng, yêu cầu đặt ra là đội ngũ giáo viên không phải đảm bảo về số lượng mà còn phải đảm bảo chất lượng, cập nhật thông tin mới khi công nghệ kỹ thuật thay đổi, mới đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động.

- Xây dựng cơ cấu đội ngũ giáo viên hợp lý, đạt chuẩn và vượt chuẩn, đội ngũ giáo viên dạy nghề trong lĩnh vực thương mại và du lịch của tỉnh Thái Nguyên cần được quy hoạch dựa trên quy hoạch phát triển đào tạo nghề.

- Có kế hoạch hợp tác với các DN kinh doanh thương mại, các công ty du lịch, công ty lữ hành, nhà hàng, khách sạn, cơ sở kinh doanh ăn uống… để bố trí cho giáo viên dạy nghề được thực hành, trải nghiệm thực tế từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy, rèn luyện tay nghề bảo đảm cung cấp cho người học nghề những kiến thức, kỹ năng mà thị trường lao động cần, cũng như không bỡ ngỡ giữa công nghệ, thiết bị đang giảng dạy với công nghệ, trang thiết bị đang phổ biến trên thị trường. Giáo viên dạy nghề sẽ phải đi thực tế tại DN khoảng từ 2 đến 3 tháng trong 1 năm. Hình thức đi thực tế là làm việc trực tiếp tại DN ở vị trí công việc mà CSDN hiện đang đào tạo. Việc tổ chức đi thực tế cho giáo viên hàng năm sẽ do CSDN đứng ra chủ trì. CSDN sẽ kết nối và ký hợp đồng với DN về việc bố trí giáo viên dạy nghề làm việc ở một số vị trí công việc tại DN. Mỗi vị trí việc làm tại 1 DN sẽ do 1 nhóm từ 4 đến 6 giảng viên đảm nhiệm, mỗi người làm ở vị trí này với tổng thời gian từ 2 đến 3 tháng trong năm. Việc điều phối, luân chuyển công việc sẽ do người quản lý CSDN thực hiện. Thời gian đi thực tế của giáo viên dạy nghề sẽ được DN trả lương tùy theo mức độ đóng góp và được tính vào thời gian học tập nâng cao kỹ năng thực tế giáo viên.

- Thực hiện các chính sách đãi ngộ tốt để thu hút giáo viên giỏi, đồng thời đào tạo đội ngũ giáo viên mới: đối với sinh viên tốt nghiệp đại học loại khá, giỏi, có ngành nghề đào tạo phù hợp được ưu tiên xét tuyển thẳng vào các trường dạy nghề. Đồng thời


có chính sách ưu đãi đối với các sinh viên của Tỉnh đang theo học các trường Cao đẳng, Trung cấp nghề để thu hút bổ sung đủ lực lượng giáo viên dạy nghề. Đối với các sinh viên tốt nghiệp các trường đại học có ngành nghề phù hợp được tiếp cận và đào tạo, bồi dưỡng để bổ sung, phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề.

- Thu hút những người có trình độ chuyên môn cao về giảng viên kiêm chức tại các trường bằng cách mời họ tham gia giảng dạy hoặc khuyến khích, chào đón họ đến giảng dạy tại các trường, trung tâm đào tạo nghề.

- Có chính sách giữ chân những giáo viên giỏi thông qua tạo môi trường giảng dạy thân thiện, tích cực, chế độ tiền lương và thu nhập thỏa đáng, chính sách hỗ trợ tiếp tục học tập nâng cao trình độ và nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao năng lực đỗi ngũ giáo viên.

- Tiến hành phân loại đội ngũ giáo viên giảm số cán bộ hành chính để tăng thêm cán bộ giảng dạy, tránh sự lãng phí không cần thiết. Kết hợp giải pháp lâu dài và giải pháp tình thế, nhất thời (ký hợp đồng với những giáo viên đã nghỉ hưu có trình độ chuyên môn cao và có tâm huyết với công tác đào tạo nghề tham gia công tác đào tạo nghề). Có chính sách bổ nhiệm và phân phối cán bộ sao cho đội ngũ giáo viên có thể hoàn thành được nhiệm vụ dạy học đúng với chuyên ngành của mình.

- Tổ chức hội giảng giáo viên dạy nghề nhằm khuyến khích và vinh danh danh hiệu giáo viên dạy nghề trau dồi kinh nghiệm, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phát hiện những phương pháp dạy học tích cực, thiết bị dạy học có hiệu quả để phổ biến trong ngành. Đồng thời, đây cũng là dịp để đánh giá năng lực, tay nghề thực tế của đội ngũ giáo viên dạy nghề trong toàn tỉnh, từ đó giúp các cấp quản lý để bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy nghề, góp phần đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực có trình độ của các DN kinh doanh thương mại và các công ty trong lĩnh vực du lịch hiện nay.

4.3.1.2. Phát triển đổi mới nội dung môn học, chương trình đào tạo, giáo trình, phương pháp giảng dạy, đa dạng hình thức đào tạo

* Đổi mới nội dung môn học, chương trình đào tạo


- Chương trình đào tạo sẽ bỏ phần thực tập tốt nghiệp trước đây và thay bằng một số môn học thực hành nghề nghiệp (thực hành rèn nghề).

- Giảm thời lượng lý thuyết, tăng thời lượng thực hành, thực tế, đảm bảo khoảng 75% thời lượng của chương trình là thực hành, thực tế.

- Tăng thời lượng các môn học có liên quan đến kỹ năng giao tiếp và ngoại ngữ. Thực tế qua các cuộc khảo sát cho thấy, các DN trong lĩnh vực du lịch và thương mại quan tâm và nhấn mạnh nhất đến 2 kỹ năng này, còn các kỹ năng về nghiệp vụ chuyên môn có thể được đào tạo trong nội bộ sau này.

- Nội dung chương trình cần có sự linh hoạt phù hợp với nhiều đối tượng người học. Theo đó, cần có sự công nhận chuyển đổi một số kỹ năng nghề nghiệp thực tế tương đương với một số môn học. Thực hiện được điều này sẽ giúp cho nhà trường có được chương trình đào tạo linh hoạt, tương ứng với các đối tượng học đa dạng như hiện nay, đặc biệt sẽ rất phù hợp với những đối tượng người lao động vừa đi học vừa đi làm.

- Nội dung chương trình đào tạo và chương trình môn học của các chuyên ngành về du lịch, nhà hàng, khách sạn cần phải bám sát theo bộ Tiêu chuẩn Kỹ năng nghề du lịch Việt Nam (VTOS).

- Quy trình thiết kế và xây dựng chương trình đào tạo cần phải có sự tham gia của 2 chủ thể: đại diện DN và nhóm giáo viên được phân công đi khảo sát. Nội dung lấy ý kiến của DN tập trung vào chuẩn đầu ra, vào mục tiêu đào tạo, vào nội dung chính và các môn học. Các giáo viên được phân công đi khảo sát, đi thực tế để mô tả được các công việc của vị trí làm việc, để từ đó tham gia vào công tác thiết kế và xây dựng chương trình.

- Xây dựng chương trình đào tạo theo 3 cấp độ, kịp thời, phù hợp với và cập nhật nội dung đào tạo đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.

- Tiến hành xây dựng chương trình giáo trình theo phương pháp xây dựng các mô đun đào tạo độc lập.

- Nội dung, chương trình, kế hoạch giảng dạy đối với đào tạo nghề dài hạn được thống nhất quản lý và biên soạn của Tổng cục dạy nghề (Bộ lao động - Thương binh - Xã hội).


- Mục tiêu của các môn học đều được phân thành 3 nhóm: kiến thức, kỹ năng và thái độ. Khi xây dựng chương trình môn học, các CSDN cần phải bám vào chuẩn đầu ra, mục tiêu đào tạo của chương trình, sự tương thích giữa mục tiêu của môn học với mục tiêu của chương trình đào tạo.

- Các môn học rà soát lại nội dung, bỏ bớt các nội dung lý thuyết trừu tượng (các khái niệm, nguyên tắc, đặc điểm...), chú trọng nhiều đến kiến thức thực tế, các quy trình, kỹ thuật thực hiện công việc.

* Đổi mới nội dung giáo trình

- Đầu tư thỏa đáng cho việc xây dựng hệ thống giáo trình đảm bảo tính khoa học hiện đại. Để đào tạo người lao động lành nghề có chất lượng cao chúng ta cần phải giải quyết nhiều vấn đề, song điều có tính chất mấu chốt là phải có một hệ thống giáo trình tốt, vừa đảm bảo tính khoa học, vừa mang tính ứng dụng cao lại vừa mang tính hiện đại.

- Hệ thống giáo trình dùng ở các trường và trung tâm dạy nghề thương mại và du lịch trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nhìn chung đã được đổi mới khá nhiều, song vẫn chưa được hoàn chỉnh. Một số giáo trình có được cải tiến, đổi mới, song trên nhiều phương diện vẫn còn lạc hậu, chưa theo kịp được sự thay đổi của khoa học, kỹ thuật, máy móc thiết bị. Chính vì vậy, việc tập trung đầu tư để cho các trường đào tạo nghề xây dựng được một hệ thống giáo trình phù hợp với sự thay đổi của máy móc thiết bị, khoa học kỹ thuật là một đòi hỏi to lớn hiện nay.

- Thường xuyên rà soát và tập trung chỉnh sửa, đổi mới các loại giáo trình đã lạc hậu, không phù hợp với điều kiện kinh tế mới, xây dựng chương trình, giáo trình mới cho các nhóm ngành nghề mới xuất hiện hoặc các ngành nghề đào tạo mũi nhọn ở địa phương như nghề hướng dẫn du lịch, nghề bán hàng siêu thị, nghiệp vụ kinh doanh nhà hàng, khách sạn, lễ tân,…

* Đổi mới phương pháp giảng dạy

Đổi mới phương pháp dạy học bắt nguồn từ sự thay đổi nhận thức của người dạy: Người dạy cần phải thay đổi nhận thức của chính bản thân mình, phải có tư duy mở và phải tiếp cận các phương pháp dạy học tiên tiến. Người dạy là nhân tố

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 19/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí