Nội Dung Phát Triển Đào Tạo Nghề Thương Mại Và Du Lịch Tại Các Cơ Sở Dạy Nghề Của Tỉnh Thái Nguyên


hài lòng về chất

lượng lao động











Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Phát triển đào tạo nghề thương mại và du lịch cho lao động tỉnh Thái Nguyên - 8

(Nguồn: Tổng hợp và tính toán của tác giả)

Nhiệm vụ then chốt của đào tạo nghề là phải đáp ứng nhu cầu của xã hội, đáp ứng yêu cầu công việc và DN. Việc lấy ý kiến của DN về thực trạng và chất lượng lao động sau khi được đào tạo nghề trong lĩnh vực thương mạidu lịch đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tìm ra khoảng cách cung cấp dịch vụ đào tạo giữa nhà trường và DN, hay xác định mức độ đáp ứng nhu cầu xã hội của các cơ sở đào tạo nghề.

Theo điều tra khảo sát ý kiến của một số DN kinh doanh thương mại, DN kinh doanh dịch vụ và DN kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên thì kết quả chỉ có 19,9% đại diện DN được hỏi hài lòng với chất lượng lao động sau khi được đào tạo, đặc biệt chỉ có 23,4% nhà tuyển dụng cho rằng trình độ chuyên môn người lao động đáp ứng được yêu cầu công việc đặt ra và 23,3% cho rằng kỹ năng người lao động đạt yêu cầu. Số liệu trên phần nào phản ánh thực trạng chất lượng lao động sau khi được đào tạo nghề chưa thỏa mãn được yêu cầu của xã hội nói chung và DN sử dụng lao động nghề thương mại, du lịch nói riêng. Nguyên nhân của chất lượng đào tạo nghề còn thấp là do:

- Trình độ dạy nghề của đội ngũ giáo viên giảng dạy chưa được rèn luyện, trau dồi kinh nghiệm nghề nghiệp thường xuyên, chưa đáp ứng được các yêu cầu đổi mới về chuyên môn, kỹ năng mà DN cần. Số lượng giáo viên đạt chuẩn tay nghề trong đào tạo còn hạn chế do đó hoạt động giảng dạy nặng nề về lý thuyết, giảng dạy qua mô hình, hình ảnh, ít tính thực nghiệm dẫn đến “Sản phẩm” đào tạo chính là trình độ, tay nghề của người lao động còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu DN.

- Chương trình đào tạo và bồi dưỡng giáo viên chưa chú trọng 3 khâu: đào tạo

- bồi dưỡng, sử dụng đãi ngộ và kiểm tra đánh giá. Mặt khác, phương pháp dạy học truyền thống, thụ động chưa khuyến khích học sinh tham gia tích cực sáng tạo, chủ động vào các hoạt động học tập với sự trợ giúp của học liệu.

3.2.4. Nội dung phát triển đào tạo nghề thương mại và du lịch tại các cơ sở dạy nghề của tỉnh Thái Nguyên


3.2.4.1 Mở rộng quy mô đào tạo nghề tại các trường

* Triển khai hoạt động thông tin, tuyên truyền

Những năm qua, công tác tuyên truyền đã tạo sự chuyển biến tích cực, từng bước nâng cao nhận thức cho người dân, giúp người dân hiểu được lợi ích của việc học nghề. Đặc biệt là tạo điều kiện cho lao động vùng sâu, vùng xa từng bước tiếp cận chính sách về đào tạo nghề, nắm được kế hoạch đào tạo nghề của tỉnh và của các cơ sở dạy nghề trong tỉnh để tham gia học nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.

Nội dung hoạt động thông tin, tuyên truyền tập trung vào hiệu quả của việc dạy nghề gắn với việc làm, tăng thu nhập cho người lao động góp phần xóa đói giảm nghèo, nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp chủ yếu trong thực hiện công tác phát triển đào tạo nghề thương mại, du lịch tập trung phổ biến các cơ chế, chính sách hỗ trợ học nghề, tạo việc làm, đồng thời phản ánh những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai…

Trong giai đoạn năm 2013-2018, các CSDN thương mại dịch vụ và du lịch đã thực hiện đăng tải, phát sóng trên 4.500 tin, bài về phát triển dạy nghề cho lao động trên các phương tiên thông tin đại chúng như: Báo Thái Nguyên, Đài phát thanh và Truyền hình tỉnh Thái Nguyên và các huyện trong tỉnh, Tạp chí Văn nghệ và Ban Biên tập Cổng Thông tin điện tử tỉnh Thái Nguyên. Đã thành lập và duy trì hoạt động của Tổ thông tin đề án “Đào tạo nghề và giải quyết việc làm tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011 - 2015”.

Năm 2017, đã thực hiện chương trình đối thoại trực tuyến giữa Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và nhân dân trên Cổng thông tin điện tử tỉnh về chủ đề “Đào tạo nghề cho lao động và giải quyết việc làm tỉnh Thái Nguyên”.

Thông qua Ngày hội việc làm và các phiên giao dịch việc làm lưu động và định kỳ. Các cơ sở đào tạo nghề thương mại và du lịch, DN sử dụng lao động đã phối hợp với Trung tâm dịch vụ việc làm Thái Nguyên tổ chức Ngày hội Việc làm với quy mô cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã với sự tham gia của các doanh nghiệp, cơ sở đào tạo nghề để tư vấn, gặp gỡ, giới thiệu việc làm, nghề học cho người dân trong tỉnh Thái Nguyên. Tại các buổi thông tin, tuyển sinh cơ sở đào tạo nghề cũng thường xuyên


mời đại diện các trường THPT, các em học sinh - sinh viên tại các trường THPT, trường Trung cấp, Cao đẳng, Đại học trong và ngoài tỉnh tham gia tọa đàm, định hướng nghề nghiệp, trao đổi về cách lựa chọn ngành nghề và cơ hội việc làm, gặp gỡ, đối thoại trực tiếp với doanh nghiệp. “Ngày hội việc làm xuân Mậu Tuất năm 2018” với quy mô cấp tỉnh và được tổ chức hàng năm, tổ chức các Ngày hội việc làm quy mô cấp huyện như: Ngày hội việc làm huyện Võ nhai, Phú Lương, Đồng Hỷ, Phổ Yên,... cùng với đó là khoảng 80 phiên giao dịch việc làm cố định và lưu động trong năm thu hút được sự quan tâm, ủng hộ của các cấp lãnh đạo và người dân tỉnh Thái Nguyên.

Thường xuyên có sự liên hệ, liên kết giữa các Nhà trường tổ chức các chương trình định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên thông qua các buổi tư vấn tuyển sinh đào tạo nghề, tọa đàm, hội thảo chung. Các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh cũng mời các đơn vị doanh nghiệp để gặp gỡ, định hướng giúp cho các bạn học sinh trao đổi thông tin khoa học, công nghệ tiên tiến và nhu cầu về nguồn nhân lực trong thời điểm hiện tại và tương lai. Học sinh còn có thể có cơ hội tìm kiếm học bổng nhận được học bổng thông qua các chương trình du học và tiếp cận sớm với các tổ chức tuyển dụng tạo cơ hội có việc làm sau khi tốt nghiệp... Chương trình đã thành công, thu hút được một lượng lớn các bạn học sinh tham gia như: trường THPT Lương Ngọc Quyến, trường THPT Ngô Quyền, trường THPT Chu Văn An, trường THPT Chuyên Thái Nguyên tại Khu vực TP Thái Nguyên hay trường THPT Hoàng Quốc Việt - Huyện Võ Nhai, trường THPT Phú Lương - huyện Phú Lương cũng nhận được được sự quan tâm, ủng hộ nhiệt tình từ Ban Giám hiệu nhà trường và các em học sinh.

Các đơn vị dạy nghề thương mại và du lịch như Trường CĐ Kinh tế Tài chính, trường CĐ Thương mại và Du lịch, trường CĐ Kinh tế kỹ thuật, trung tâm dạy nghề và DN trong tỉnh Thái Nguyên đã chú trọng tổ chức các chương trình giao lưu, gặp gỡ, định hướng việc làm cho các tổ chức đoàn thể tại địa phương như Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân nhằm giải quyết việc làm, giới thiệu các nghề học phù hợp cho từng đối tượng mà hiện tại các cơ sở đào tạo nghề đang triển khai và phát triển. Trong tháng 9/2018 Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch đã


tổ chức chương trình giao lưu, định hướng nghề nghiệp, học nghề trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, du lịch cho Đoàn Thanh niên huyện Định Hóa, gặp mặt, trao đổi ký kết hợp tác với các trung tâm GDTX - GDNN huyện Định Hóa.

Hoạt động thông tin, truyền thông làm cầu nối cho doanh nghiệp và nhà trường, các sở đào tạo nghề có dịp gặp gỡ để tư vấn về việc sửa đổi và xây dựng nội dung chương trình đào tạo. Góp phần nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn cho người học, đảm bảo đáp ứng được yêu cầu thực tế sử dụng lao động tại các đơn vị, doanh nghiệp.

Bảng 3.8. Hoạt động quảng bá tuyển sinh



Hoạt động quảng bá tuyển sinh

Năm học

2015-2016

2016-2017

2017-2018

1. Số buổi tư vấn tuyển sinh tại trường

26

30

40

2. Số buổi tư vấn tuyển sinh tại các địa phương

15

22

27

3.Số lượng trường THCS, THPT đến tuyển sinh trên địa bản tỉnh Thái Nguyên


124


148


143


4. Tài liệu phát ra (thư)

Thông báo tuyển sinh

12.000

11.200

13.520

Thư ngỏ phụ huynh

12.000

11.200

13.520

Thông tin tuyển sinh

12.000

11.200

13.520

Thư ngỏ lãnh đạo

12.000

11.200

13.520

(Nguồn: Tổng hợp Báo cáo tổng kết công tác Quảng bá tuyển sinh các trường đào tạo nghề thương mại và du lịch)

Nhằm quảng bá rộng rãi thông tin tuyển sinh của nhà trường, hàng năm các CSDN đều tổ chức các buổi tư vấn tuyển sinh đến học sinh và phụ huynh các trường THCS và trường PTTH. Nội dung quảng bá tập trung chủ yếu vào việc giới thiệu về chương trình đào tạo, các quyền lợi và cơ hội việc làm khi theo học, tạo dựng mối quan hệ giữa nhà trường và các cơ sở sử dụng lao động. Trong 3 năm 2015-2018 hoạt động thông tin, tuyên truyền phát triển đào tạo nghề thương mại và


du lịch của các CSDN được quảng bá rộng rãi đến các điểm trường THCS, THPT các xã, huyện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Số lượng buổi tư vấn tuyển sinh tại trường và ở các địa phương đều tăng. Tuy nhiên công tác tuyển sinh, mở rộng quy mô đào tạo cũng gặp một số khó khăn đó là nguồn tuyển sinh ngày càng thu hẹp do sự đi vào hoạt động của các khu công nghiệp Điềm Thụy, Yên Bình đã thu hút một lượng lao động lớn chưa qua đào tạo vào làm việc, ngưỡng tuyển đầu vào của các trường đại học hiện rất thấp và khá dễ dàng. Để khắc phục những khó khăn này một số CSDN đã quan tâm và tập trung nhiều giải pháp cho hoạt động tuyển sinh như: huy động cán bộ công nhân viên và giáo viên của đơn vị mình đi tuyển sinh, lực lượng tham gia công tác tuyển sinh đều thể hiện tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình tích cực, dám nghĩ dám làm đối với công việc được phân công từ đó hoạt động thông tin, tuyên truyền tuyển sinh đã thu được kết quả tốt giúp các CSDN có thể mở rộng quy mô phát triển đào tạo nghề.

* Tăng cường đầu tư phát triển mạng lưới dạy nghề tại các địa phương

Cơ sở GDNN bao gồm các trường cao đẳng, trường trung cấp và TTGDNN, tuy nhiên sự tồn tại các trường CĐN, trường TCN và TTDN do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý, cùng với các trường CĐ, TCCN và các TTGDTX do Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý đang là những khó khăn trong việc quy hoạch lại mạng lưới các cơ sở GDNN khi cơ quan quản lý nhà nước trung ương về GDNN được Thủ tướng Chính phủ giao cho hai Bộ: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng quản lý. Mặc dù vậy việc quy hoạch và sắp xếp lại mạng lưới cơ sở GDNN vẫn tiếp tục thực hiện.

Nếu như năm 2006, toàn tỉnh Thái Nguyên chỉ có 34 cơ sở dạy nghề thì đến năm 2015 đã tăng lên 56 cơ sở. Trong đó, các cơ sở dạy nghề ngoài công lập tăng mạnh (24 cơ sở năm 2016, chiếm 42,9%) với quy mô đào tạo trên 10.000 người. Cơ cấu ngành nghề đào tạo đã từng bước điều chỉnh để phục vụ cho thị trường lao động theo hướng kĩ thuật, kinh doanh, dịch vụ. Hệ thống các cơ sở ĐTN đang đào tạo các trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề và đào tạo dưới 3 tháng các nghề chủ yếu như: Công nghệ thông tin, công nghiệp điện tử, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp cơ khí, công nghiệp chế biến nông sản... phù hợp với nhu cầu của thị


trường lao động. Việc đa dạng hóa các loại hình cơ sở dạy nghề, các trình độ đào tạo và các hình thức ĐTN đã huy động tốt các nguồn lực từ các doanh nghiệp, cá nhân để tăng cường xây dựng cơ sở vật chất và kinh phí cho dạy nghề.

Phát triển đào tạo nghề trong lĩnh vực thương mại và du lịch rất được chú trọng do đó trong những năm vừa qua. Sự chuyển động đồng bộ ngay sau khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch mạng lưới trường dạy nghề giai đoạn 2015-2020, trường CĐ Thương mại và Du lịch đã đã bắt tay vào việc quy hoạch và tăng cường liên kết đào tạo với các cơ sở dạy nghề trên địa bàn Tỉnh. Kết quả là trong 5 năm qua số đơn vị liên kết đào tạo nghề thương mại và du lịch của trường đã tăng lên đáng kể, năm 2014 có 9 đơn vị cơ sở liên kết đào tạo nghề thì đến năm 2018 nhà trường đã liên kết với 31 cơ sở đào tạo nghề.


35

30

25

20

15

10

5

0

Năm 2014


Năm 2015


Năm 2016


Năm 2017


Năm 2018


Số cơ sở liên kết ĐT


Biểu đồ 3.1. Số cơ sở liên kết đào tạo 2014-2018

Số cơ sở liên kết đào tạo qua các năm có tăng lên tuy nhiên số cơ sở liên kết này chưa thực sự tương xứng với năng lực của nhà trường vì hàng năm nhà trường đều đa dạng hóa, tăng số ngành, nghề đào tạo để thu hút người học. Đồng nghĩa với việc tăng ngành nghề đào tạo phải tăng cường liên kết đào tạo, thực hành nghề cho học sinh, sinh viên. Mối liên hệ giữa nhà trường và các cơ sở liên kết đào tạo đặc


biệt là các DN kinh doanh thương mại và dịch vụ du lịch chưa thường xuyên, cụ thể về mặt lợi ích và trách nhiệm dẫn đến hiệu quả đào tạo chưa cao.

Mạng lưới các trung tâm liên kết dạy nghề tại các cơ sở cấp huyện được củng cố trên cơ sở liên kết đào tạo với trung tâm dạy nghề và trung tâm GDNN-GDTX đã thống nhất về tổ chức bộ máy và nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo nghề. Trong quá trình liên kết mạng lưới các trung tâm dạy nghề tuyến huyện, trường được Bộ Công thương, Sở LĐTB&XH Tỉnh Thái Nguyên đã quan tâm chỉ đạo sát sao để phát triển công tác dạy nghề ở địa phương dành ngân sách đầu tư gần 2 tỷ đồng để đầu tư xây dựng cơ bản, trang thiết bị văn phòng và kinh phí khác để phục vụ công tác đào tạo nghề.

* Đầu tư cơ sở vật chất tương xứng với quy mô đào tạo sau khi mở rộng

Đẩy mạnh công tác xã hội hóa dạy nghề, UBND tỉnh cùng các ngành chức năng đã xây dựng Đề án xã hội hóa dạy nghề giai đoạn 2015-2020, tích cực quy hoạch chuyển đổi hàng trăm ha đất cấp cho các trường dạy nghề. Năm 2017 Bộ Công Thương đã đồng ý phê duyệt cho trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Thái Nguyên được phép đầu tư xây dựng nhà thực hành tổng hợp 8 tầng với tổng giá trị 50 tỷ đồng để đáp ứng yêu cầu của hoạt động đào tạo nghề trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ và du lịch.

Bảng 3.9. Cơ sở vật chất của một số cơ sở đào tạo nghề thương mại và du lịch trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên‌


TT


Tên cơ sở đào tạo

Diện tích (ha)

Phòng học

Phòng

máy tính

Phòng/xưởng

thực hành

DT

(m2)

Số

phòng

DT

(m2)

Số

máy

DT

(m2)

Số

phòng

1

CĐ Thương mại và Du lịch

13,2

3.968

60

576

280

264

5

2

CĐ Kinh tế Tài chính Thái Nguyên

17,8

6.351

56

360

200

140

2

3

CĐ Kinh tế Kỹ thuật Thái Nguyên

10,7

3.360

50

240

150

250

4

4

TC Nghề Thái Nguyên

10

2.740

41

164

130

170

2

(Nguồn: Báo cáo tình hình cơ sở vật chất phục vụ Đào tạo)


Ngoài hệ thống phòng học lý thuyết, xưởng thực hành nêu trên, các cơ sở dạy nghề thương mại và du lịch còn hợp đồng liên kết thêm hàng trăm phòng học lý thuyết, thực hành tại các xã để dạy nghề ngắn hạn cho lao động tại các xã vùng sâu, vùng xa phục vụ tốt quá trình học tập cho người học nghề.

Qua bảng số liệu cơ sở vật chất hạ tầng các trường đào tạo nghề thương mại và du lịch trên địa bàn tỉnh thì nhìn chung các cơ sở đào tạo đều có quy mô vừa, số phòng và diện tích phòng thực hành được trang bị rất ít máy móc, thiết bị dậy nghề, một số máy móc đã bị hư hỏng hoặc lạc hậu không phù hợp với sự phát triển của khoa học hiện đại do nguồn ngân sách đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị còn hạn hẹp. Trong 5 năm 2013 - 2018 có 3 CSDN công lập đào tạo nghề thương mại và du lịch, 1 trường trung cấp nghề công lập được hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy nghề là 47,320 tỷ đồng, trong đó kinh phí hỗ trợ từ ngân sách Trung ương là 35,329 tỷ đồng, ngân sách tỉnh hỗ trợ là 12 tỷ đồng. Các CSDN thực hiện đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị dạy nghề theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.

Mặc dù được xây dựng khang trang về cơ sở hạ tầng nhưng thư viện, phòng thí nghiệm không được chú trọng đầu tư, diện tích các xưởng thực hành còn hạn chế, thiết bị máy móc trong các xưởng thực hành chưa được chuẩn hóa ảnh hưởng trực tiếp đến kỹ năng thực hành của học sinh, sinh viên.

Diện tích phòng học lý thuyết 1,3m2/học sinh

Diện tích phòng học thực hành 1,45m2/học sinh

Theo số liệu điều tra năm 2018 thiết bị giảng dạy tại một số cơ sở đào tạo nghề thương mại và du lịch của Phòng dạy nghề - Sở LĐTB&XH Thái Nguyên thì có khoảng 28,75% các thiết bị là tương đối phù hợp với công nghệ sản xuất hiện nay, trong đó có tới 13,8% số thiết bị đã cũ và lạc hậu 9,75% thiết bị được sản xuất từ năm 1985-1995, 21,20% số thiết bị được sản xuất từ năm 1996-2005, thiết bị sản xuất 2006-2015 là 26,5%. Trong những năm gần đây đã có một số CSDN được đầu tư, trang bị máy móc hiện đại phù hợp với công tác dạy nghề và sự phát triển của khoa học, công nghệ. Nhưng nhìn chung về tổng thể trang thiết bị dạy nghề thương

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/09/2022