Tác động của biến đổi khí hậu đến tăng trưởng và phát triển kinh tế
của Việt Nam
của
Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế
trung
ương, Nhóm
nghiên cứu kinh tế phát triển của trường Đại học tổng hợp Copenhagen,
Viện nghiên cứu kinh tế phát triển thế giới của Đại học Liên hợp quốc. Báo cáo này đã trình bày phân tích tổng hợp về tác động của biến đổi khí hậu cho Việt Nam đến năm 2050. Ba yếu tố trong phân tích đã được Báo cáo đề cập gồm: Thứ nhất, các phân tích dựa vào hàng loạt mô hình cấu trúc nối những kịch bản biến đổi khí hậu với kết quả về kinh tế. Thứ hai, xem xét sáu kênh tác động quan trọng: sản lượng cây trồng, nước cho thuỷ lợi, sản xuất thuỷ điện, hệ thống đường giao thông, nước biển dâng và bão. Cuối cùng, phân tích xem xét dự báo khí hậu của 56 kịch bản của mô hình tuần hoàn tổng thể. Sự kết hợp giữa ba yếu tố trên cho phép Báo cáo phân tích chi tiết về tác động của biến đổi khí hậu cho Việt Nam.
Chính sách phát triển bền vững các vùng kinh tế trọng điểm ở Việt
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Việt Nam theo hướng bền vững - 1
- Phát triển công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Việt Nam theo hướng bền vững - 2
- Các Nghiên Cứu Liên Quan Đến Tốc Độ Trưởng Công Nghiệp
- Phát Triển Công Nghiệp Và Phát Triển Công Nghiệp Theo Hướng Bền Vững
- Một Số Lý Thuyết Về Phát Triển Công Nghiệp Tại Vùng Kinh Tế Trọng Điểm
- Tiêu Chí Phát Triển Công Nghiệp Theo Hướng Bền Vững
Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.
Nam, của Nguyễn Văn Nam, Ngô Thắng Lợi. Cuốn sách đã phân tích cơ sở lý thuyết vùng KTTĐ; vai trò của vùng KTTĐ trong quá trình phát triển kinh tế ở nước ta, nội dung và các tiêu chí đánh giá phát triển bền vững các vùng KTTĐ. Bên cạnh đó, tác giả cuốn sách đã nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về sự hình thành các vùng KTTĐ, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, chủ yếu là kinh nghiệm về vai trò của chính phủ và việc sử dụng cơ chế, chính sách có liên quan đến vấn đề tổ chức hoạt động của các vùng KTTĐ. Đặc biệt, cuốn sách đã hệ thống hoá các cơ chế chính sách về vùng KTTĐ, phân tích định tính và định lượng tác động của một số chính sách đến một số chỉ tiêu phát triển bền vững của các vùng KTTĐ cũng như phân tích tính lan toả của vùng KTTĐ đến phát triển kinh tế xã hội của quốc gia. Trên cơ sở đó, cuốn sách đã đề xuất nội dung đổi mới hoàn thiện cơ chế chính sách cho vùng KTTĐ cũng như là các khuyến nghị cần thiết để tổ chức thực hiện cơ chế
chính sách nhằm phát triển bền vững vùng KTTĐ và áp dụng vào điều kiện kinh tế của từng vùng.
Một số vấn đề kinh tế - xã hội nảy sinh trong quá trình công nghiệp
hoá, đô thị hoá ở Việt Nam hiện nay (Qua khảo sát ở các tỉnh miền núi phía
Bắc), của PGS, TS. Võ Văn Đức và TS. Đinh Ngọc Giang. Cuốn sách gồm hai chương đã trình bày cơ sở lý luận, thực tiễn về giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội nảy sinh trong quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá từ đó đưa ra quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm giải quyết những vấn đề trên ở Việt Nam hiện nay. Cuốn sách khẳng định, việc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đô thị hoá là ưu tiên phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên trên thực tế, tiến hành công nghiệp hoá, đô thị hoá lại là nguyên nhân làm phát sinh các vấn đề xã hội. Các tác giả của cuốn sách cho rằng, những vấn đề đó sẽ là lực cản, làm chậm lại quá trình đẩy mạnh
công nghiệp hoá, đô thị
hoá. Từ
việc nghiên cứu kinh nghiệm của một số
quốc gia trên thế giới, các tác giả đã cho thấy, bất cứ quốc gia nào tự đặt cho mình mục tiêu tăng trưởng kinh tế tách rời mục tiêu phát triển xã hội thì sớm muộn quốc gia đó sẽ xảy ra sự mất cân đối nghiêm trọng và sẽ sớm rời vào tình trạng bất ổn.
1.2.4. Các công trình đề theo hướng bền vững
cập trực tiếp về
Tham luận Điều chỉnh chiến lược công nghiệp để tiến tới phát triển bền vững của tác giả Lê Minh Đức, Viện Chiến lược phát triển, Bộ Công nghiệp tại Hội nghị toàn quốc về phát triển bền vững lần thứ nhất.
Tham luận gồm 4 phần: khái niệm về phát triển bền vững công
nghiệp; Tiêu chí đánh giá phát triển bền vững công nghiệp; các quan điểm và định hướng chiến lược phát triển bền vững công nghiệp; chiến lược phát triển bền vững công nghiệp của việt nam đến năm 2020.
Trong phần thứ nhất, tác giả Lê Minh Đức đã dẫn ra hai khái niệm về phát triển bền vững công nghiệp của UNIDO được ra vào những năm 90 của thế kỷ 20. Khái niệm thứ nhất cho rằng: phát triển bền vững công
nghiệp (ecologically sustainable industrial development) là một cách tiếp
cận đối với phát triển công nghiệp, cho phép giải quyết hài hoà giữa tăng dân số, tăng trưởng công nghiệp và bảo vệ môi trường. Khái niệm thứ hai của UNIDO được phát triển là những mô hình công nghiệp hoá hướng vào các lợi ích về kinh tế và xã hội của thế hệ hiện tại và các thế hệ sau mà không làm tổn hại tới quá trình sinh thái nền tảng.
Trong phần thứ 2, tác giả đưa ra 5 tiêu chí phát triển bền vững công nghiệp gồm: Phát huy được các nguồn lực, hiệu quả tài nguyên, tạo năng lực cạnh tranh; cơ cấu cân đối, thân thiện với môi trường và hội nhập; khả năng tự điều chỉnh và kiểm soát vấn đề môi trường. Có bản sắc, thương hiệu khẳng định những thế mạnh riêng; biết chia sẻ và có trách nhiệm.
Trong phần thứ 3 và phần thứ 4 của tham luận, tác giả Lê Minh Đức đã phác thảo những điểm chính của chiến lược phát triển bền vững công nghiệp của việt nam đến năm 2020.
Nghiên cứu sinh cho rằng, việc công bố các khái niệm và xác định các tiêu chí đánh giá phát triển bền vững công nghiệp của tác giả bài tham luận là những cố gắng ban đầu hết sức có ý nghĩa đối với việc vận dụng lý luận phát triển bền vững trong những ngành, lĩnh vực cụ thể, trước hết là lĩnh vực công nghiệp.
Chính sách công nghiệp theo định hướng phát triển bền vững ở Việt
Nam của tác giả
Phan Đăng Tuất và Lê Minh Đức.
Các tác giả đã đưa ra
năm tiêu chí định hướng cho phát triển công nghiệp theo hướng bền vững Việt Nam, gồm: Tăng trưởng bền vững; tạo vị thế trong phân công quốc tế; tiêu dùng bền vững công nghiệp; doanh nghiệp bền vững; chia sẻ cơ hội thực hiện công bằng xã hội, phù hợp thể chế chính trị và an ninh.
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ: Chính sách thương mại và công
nghiệp nhằm phát triển bền vững công nghiệp Việt Nam của TS Nguyễn
Thị Hường và nhóm tác giả Viện Kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. Đề tài đã làm rõ cơ sở lý luận và nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về chính sách thương mại và công nghiệp đối với PTBV công nghiệp; Phân tích và đánh giá thực trạng của chính sách thương mại và công nghiệp nhằm PTBV công nghiệp Việt Nam; Đề xuất định hướng và giải pháp hoàn thiện chính sách thương mại và công nghiệp nhằm PTBV công nghiệp Việt Nam đến 2020.
Đặc biệt, nhóm tác giả của đề tài đã đưa ra nội dung và các chỉ tiêu phát triển bền vững công nghiệp, đó là:
- Phát triển bền vững công nghiệp về kinh tế.
- Phát triển bền vững công nghiệp về môi trường.
- Phát triển bền vững công nghiệp về xã hội.
Nghiên cứu sinh kế thừa có chọn lọc các chỉ tiêu phát triển bền vững công nghiệp mà đề tài đưa ra để thực hiện mục tiêu của luận án.
1.2.5. Các nghiên cứu tiêu biểu về vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
Đối với vùng KTTĐ Bắc Bộ, trong những năm vừa qua vấn đề phát triển kinh tế nói chung đã giành được sự quan tâm của các nhà hoạch định
chính sách và giới khoa học trong nước, điều này được thể hiện trong
nhiều văn bản quan trọng như: Quyết định số 145/2004/QĐ-TTg ngày 13 tháng 8 phê duyệt phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội vùng KTTĐ Bắc Bộ đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020; Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội vùng KTTĐ Bắc Bộ đến năm 2020; Quy hoạch phát triển sản phẩm công nghiệp chủ yếu vùng KTTĐ Bắc Bộ đến năm 2010; Quy hoạch phát triển công nghiệp vùng KTTĐ Bắc Bộ đến năm 2015, có xét đến năm 2020; Báo cáo đánh giá hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội và
các vấn đề
môi trường nhằm xây dựng đề
án bảo vệ
môi trường vùng
KTTĐ Bắc Bộ. Bên cạnh đó còn nhiều công trình nghiên cứu ở các khía
cạnh khác nhau. Các nghiên cứu đáng kể nhất gần đây phải kể đến đó là:
Phát triển bền vững nông thôn đồng bằng Bắc Bộ trong quá trình xây dựng, phát triển các khu công nghiệp: Thực trạng và giải pháp, Đề tài khoa học cấp Bộ, do TS Đỗ Đức Quân làm chủ nhiệm. Đề tài đã làm rõ những vấn đề cơ bản về phát triển bền vững, phát triển bền vững nông
thôn, phát triển các khu công nghiệp, tác động qua lại giữa phát triển khu
công nghiệp với phát triển bền vững nông thôn. Đồng thời, đề tài phân tích đánh giá thực trạng phát triển bền vững nông thôn đồng bằng Bắc Bộ trong quá trình xây dựng, phát triển các khu công nghiệp thời gian qua; từ đó đề tài đã đề xuất một số quan điểm, giải pháp nhằm phát triển bền vững nông thôn đồng bằng Bắc Bộ trong thời gian tới.
Điều tra cơ bản các yếu tố phát triển bền vững vùng kinh tế trọng điểm
Bắc Bộ, Đề
tài khoa học cấp Bộ
do PGS,TS. Nguyễn Danh Sơn làm chủ
nhiệm. Đề tài đã nghiên cứu, điều tra cơ bản các yếu tố phát triển bền vững của vùng KTTĐ Bắc Bộ từ đó rút ra những cơ sở khoa học cho việc tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, hoạch định các chính sách phát triển bền vững vùng; phát hiện những tiềm năng, nguồn lực và phương thức phát triển mới phục vụ cho chiến lược phát triển bền vững của đất nước nói chung và các vùng kinh tế trọng điểm trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên quan điểm phát triển bền vững trên
địa bàn vùng KTTĐ Bắc Bộ - Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, chuyên
ngành Phân bố lực lượng sản xuất và phân vùng kinh tế của Tạ Đình Thi. Luận án đã hệ thống hoá và vận dụng vào điều kiện Việt Nam, trực tiếp là vùng KTTĐ Bắc Bộ những vấn đề chủ yếu về lý luận và thực tiễn về cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển bền vững. Từ đó, luận
giải những vấn đề cơ bản về chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên quan điểm phát triển bền vững. Phân tích, đánh giá sự bền vững của chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng KTTĐ Bắc Bộ trên cả ba mặt kinh tế, xã hội và môi trường trong thời gian qua và dự báo đến năm 2020. Trên cơ sở đó, tác giả luận án đề xuất các giải pháp bảo đảm chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên
quan điểm phát triển bền vững của vùng KTTĐ Bắc Bộ. Tác giả luận án đã
sử dụng các phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, quy nạp, diễn dịch, thực chứng, mô hình, xây dựng kịch bản và đánh giá theo kịch bản để làm rõ mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.
Phát triển bền vững làng nghề truyền thống vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Luận án tiến sĩ Kinh tế chính trị của tác giả Bạch Thị Lan Anh. Luận án đã hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển bền vững làng nghề truyền thống trong giai đoạn hiện nay ở nước ta. Trên cơ sở đó đề xuất định hướng, giải pháp chủ yếu đẩy mạnh sự phát triển bền vững làng nghề truyền thống vùng KTTĐ Bắc Bộ.
Từ nghiên cứu lý thuyết PTBV, tác giả luận án đã đưa ra kết luận: Phát triển bền vững làng nghề truyền thống phải đảm bảo kết hợp các nội dung PTBV về kinh tế với xã hội và môi trường. Đồng thời luận án đã xây dựng các tiêu chí phát triển bền vững làng nghề truyền thống trên các mặt: tăng trưởng kinh tế ổn định, tiến bộ và công bằng xã hội, khai thác tối đa các nguồn lực, sử dụng hợp lý tiết kiệm tài nguyên, hạn chế bệnh nghề nghiệp bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Luận án sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh và thống kê; Phương pháp
điều tra, khảo sát và kế
thừa kết quả
của các công trình đã nghiên cứu;
Phương pháp chuyên gia, phỏng vấn sâu; Phương pháp toán thống kê; Luận án xử lý số liệu điều tra bằng phần mềm SPSS.
Phát triển các khu công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ theo hướng bền vững, luận án Tiến sỹ kinh tế phát triển của Vũ Thành Hưởng.
Luận án đã làm rõ những vấn đề chủ yếu về lý luận và thực tiễn liên quan đến phát triển các khu công nghiệp trên quan điểm PTBV; Đặc biệt,
tác giả
luận án đã xây dựng các nhóm chỉ số
đánh giá sự PTBV các khu
công nghiệp về các mặt kinh tế, xã hội, môi trường và khái quát hoá kinh nghiệm của một số nước về chính sách PTBV các khu công nghiệp; Luận án cũng đã phân tích, đánh giá thực trạng phát triển các khu công nghiệp
vùng KTTĐ Bắc Bộ và tác động của các chính sách phát triển khu công
nghiệp tới tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội, sử dụng hợp lý tài
nguyên thiên nhiên và BVMT, từ
đó chỉ
ra các nhân tố
không bền vững
trong phát triển và hoạt động các KCN vùng KTTĐ Bắc Bộ. Tác giả luận án đã xây dựng ba quan điểm, đề xuất được bốn nhóm giải pháp chủ yếu và bốn kiến nghị bảo đảm PTBV các khu công nghiệp của vùng KTTĐ Bắc Bộ.
Luận án đã tiếp cận đối tượng nghiên cứu dựa trên cơ sở vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm phương pháp
luận chung, luận án được tiếp cận dưới giác độ nghiên cứu của chuyên
ngành kinh tế phát triển. Các phương pháp được luận án sử dụng cụ thể là: Hệ thống hoá các văn bản chính sách về phát triển các khu công nghiệp; Phân tích thống kê so sánh; Điều tra khảo sát thực tế; Phương pháp chuyên gia.
Nghiên cứu sinh thấy rằng, đây là một công trình nghiên cứu công phu về phát triển các khu công nghiệp vùng KTTĐ Bắc Bộ. Phạm vi nghiên cứu của luận án này có liên quan đến đề tài luận án mà nghiên cứu sinh lựa chọn nghiên cứu. Tuy nhiên, khu công nghiệp chỉ là một bộ phận của lĩnh vực công nghiệp nói chung, với nhiều phân ngành và cách thức tổ chức sản
xuất kinh doanh khác nhau. Do đó, nghiên cứu sinh thấy rằng đối tượng,
phạm vi và cách tiếp cận nghiên cứu của đề tài mà nghiên cứu sinh lựa
chọn không trùng lắp với luận án của tác giả Nguyễn Thành Hưởng, mặc dù luận án này đã mang lại cho nghiên cứu sinh nhiều dữ liệu quan trọng cho phép nghiên cứu sinh kế thừa, phát triển và tiếp cận nghiên cứu dưới góc độ của chuyên ngành kinh tế chính trị.
2. Những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết
Tất cả những công trình nêu trên đã tiến hành nghiên cứu vấn đề
phát triển công nghiệp theo hướng bền vững trên nhiều khía cạnh khác
nhau, một số công trình có liên quan mật thiết đến đề tài của tác giả luận án. Nội dung các nghiên cứu có thể chia thành bốn vấn đề lớn sau đây:
Thứ
nhất, các công trình nghiên cứu tổng quát về
phát triển bền
vững. Các công trình này đã nghiên cứu và thao tác hoá khái niệm phát triển bền vững, xây dựng nội dung và tiêu chí phát triển bền vững cũng như làm
rõ mối quan hệ giữa phát triển bền vững với các lĩnh vực của đời sống
kinh tế xã hội. Các công trình này đã giúp cho nghiên cứu sinh hiểu rõ hơn về tính cấp thiết, nội dung, tiêu chí của vấn đề phát triển bền vững, từ đó hình thành phương pháp luận và hướng tiếp cận để xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề phát triển công nghiệp theo hướng bền vững.
Thứ hai, các công trình nghiên cứu các khía cạnh khác nhau của vấn đề phát triển công nghiệp theo hướng bền vững. Cụ thể là tình hình phát triển công nghiệp trên các mặt chất lượng tăng trưởng, quy mô, cơ cấu, sức cạnh tranh của công nghiệp, vấn đề ô nhiễm môi trường công nghiệp... Đặc biệt, có một số ít công trình đã đề cập trực tiếp đến vấn đề phát triển công nghiệp theo hướng bền vững, đề xuất nội dung, chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững công nghiệp và các giải pháp chính sách nhằm đảm bảo tính bền vững trong phát triển công nghiệp. Các công trình này giúp tác giả luận án nhận biết một cách tổng quát về thực trạng hoạt động sản xuất công