Một Số Lý Thuyết Về Phát Triển Công Nghiệp Tại Vùng Kinh Tế Trọng Điểm


trực tiếp liên quan đến kinh tế - xã hội - môi trường; đến lợi ích kinh tế

ca nhiu bên: Chủ doanh nghiệp - Người lao động - Dân địa phương sống gần doanh nghiệp - Nhà nước.

Doanh nghiệp sản xuất công nghiệp vừa là đơn vị kinh tế; vừa là đơn vị xã hội tập trung một lực lượng lao động tương đối lớn; vừa là nơi sử dụng tài nguyên thiên nhiên và phát thải. Mục tiêu tối đa hoá lợi ích của chủ doanh

nghiệp có thể gây ra cách nhìn nhận và cách giải quyết phiến diện không

đúng với trách nhiệm pháp lý của mình đối với người lao động (những vấn đề liên quan đến tiền lương và bảo hiểm xã hội, chế độ làm việc, điều kiện vệ sinh, sức khoẻ và an toàn lao động, chế độ nhà ở và các lợi ích chính đáng khác...); thiếu trách nhiệm xã hội trong bảo vệ môi trường, ảnh hưởng tiêu cực đến thu nhập và điều kiện sống của nhân dân địa phương; thiếu trách nhiệm trong việc thực thi nghĩa vụ với nhà nước gây tổn hại nghiêm trọng đến PTBV...

Thứ bảy, phát triển công nghiệp có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nông nghiệp phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Công nghiệp là ngành kinh tế được tách ra từ nông nghiệp do sự phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội. Công nghiệp phát triển trước hết sẽ mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Công nghiệp chế biến các sản phẩm của nông nghiệp để nâng cao giá trị

của sản phẩm nông nghiệp, qua đó nâng cao khả

năng tiêu thụ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.

các sản

phẩm nông nghiệp không chỉ ở thị trường trong nước mà còn mở rộng tiêu thụ ở thị trường nước ngoài. Mặt khác, công nghiệp cung cấp các yếu tố “đầu vào” cần thiết để nâng cao trình độ công nghệ sản xuất nông nghiệp, nhờ đó, nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, tăng năng lực cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp.

Phát triển công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Việt Nam theo hướng bền vững - 6


1.1.1.2. Một số lý thuyết về phát triển công nghiệp tại vùng kinh tế trọng điểm

Lý thuyết phát triển các vành đai công nghiệp (1833) của Johann -

Heinrich Von Thunen coi các thành phố, các cảng biển, các đầu mối giao thông lớn là những nút, những trọng điểm của lãnh thổ có sức hút và sức lan toả ra xung quanh. Cách phân tích và lý luận để dẫn tới lý thuyết phát

triển các vành đai công nghiệp dưới ảnh hưởng của các thành phố (trung

tâm thị trường) có ích rất nhiều cho những nghiên cứu liên quan đến các

vùng kinh tế trọng điểm.

Trong lý thuyết định vị công nghiệp (1909), nhà kinh tế học A. Weber đã đề cập những ưu điểm và hạn chế của việc tập trung các doanh nghiệp tại một địa điểm (mô hình các KCN) mà trong kinh tế học hiện đại chúng được

gọi là các “lợi ích và chi phí ngoại ứng” của vùng lãnh thổ trong phạm vi

quyết định đầu tư. Các lợi ích ngoại ứng xuất hiện khi các doanh nghiệp có thể chia sẻ gánh nặng sử dụng chung hệ thống kết cấu hạ tầng và có thể hỗ

trợ lẫn nhau trong hoạt động, thực hiện chuyên môn hoá, hợp tác hoá, làm

tăng NSLĐ, hạ

giá thành sản phẩm, sử

dụng tiết kiệm các nguồn nguyên

nhiên liệu, năng lượng. Phi kinh tế ngoại ứng xuất hiện khi có sự quá tải của lãnh thổ và sự cạnh tranh, chèn ép lẫn nhau dẫn đến hạn chế sự phát triển của mỗi doanh nghiệp.

Lý thuyết định vị công nghiệp được vận dụng trong việc lựa chọn các vùng kinh tế trọng điểm cho phát triển: nhờ các lợi ích ngoại ứng mà những vùng hội tụ được nhiều yếu tố thuận lợi cho sự phát triển sẽ trở nên hấp dẫn đối với các hoạt động kinh tế, đặc biệt là công nghiệp; mặt khác sự tập trung phát triển của công nghiệp lại dẫn tới tăng cường tiềm lực kinh tế cho những vùng này.

Lý thuyết

vị trí trung tâm (1933) của

hai nhà bác học

người

Đức


là W. Christaller và A. Losch khám phá quy luật phân bố không gian,

nghiên cứu các hệ thống không gian cơ sở để xác định các nút trọng điểm. Việc phân chia các địa điểm không gian của các nhà sản xuất có quy mô thị trường khác nhau sẽ tạo nên một trật tự thứ bậc của các vị trí trung tâm. Các trung tâm đô thị càng lớn sẽ càng có nhiều loại sản phẩm được sản xuất và tiêu thụ, càng có chức năng đa dạng, phong phú và phức tạp hơn so với các trung tâm đô thị nhỏ. Theo quan niệm của Christaller, các thành phố là cực hút, là hạt nhân của sự phát triển, là đối tượng để đầu tư có trọng điểm trên cơ sở nghiên cứu mức độ thu hút và mức độ ảnh hưởng của các vị trí trung tâm.

Vào năm 1950, lý thuyết

cực tăng trưởng

được

nhà kinh tế học

người

Pháp Francois Perrous đề xướng và tiếp

tục

được

nghiên cứu bổ

sung, phát triển bởi Albert Hirshman, Myrdal, Friedman và Harry

Richardson. Lý thuyết này chú trọng vào những lãnh thổ làm phát sinh sự tăng trưởng kinh tế. Theo lý thuyết này, sự phát triển kinh tế của một lãnh thổ không phải là tiến hành một cách cân đối, đồng đều theo một tốc độ

như nhau trên tất

cả các vùng. Trong mỗi

thời

kỳ khác nhau, có vùng có

mức tăng trưởng

cao hơn

nhờ vào sự phát triển

của

các ngành chủ

đạo, mũi nhọn với năng lực đổi mới và khả năng mang lại lợi nhuận cao.

Các ngành mũi nhọn này thường tập trung tại một số thành phố lớn và được ưu tiên phát triển, trở thành “cực tăng trưởng”. Cực tăng trưởng thường lại là các trung tâm sản xuất, trung tâm thương mại, trung tâm tài chính, trung tâm thông tin, trung tâm giao thông hay các trung tâm dịch vụ quan trọng có tính chất quyết định đối với lãnh thổ. Tập trung hoá về lãnh thổ đạt tới một mức nhất định và sau đó hiệu ứng lan toả sẽ làm cho các cơ hội phát triển mới bắt đầu xuất hiện ở nhiều địa phương khác. Kết quả là sự phát triển của một cực như là một vùng kinh tế trọng điểm sẽ có tác dụng như những “đầu tàu” lôi kéo theo sự phát triển của các vùng lãnh thổ khác, tạo điều kiện cho nền kinh


tế cả nước phát triển nhanh và mạnh hơn.

Tác động của cực được xác định bởi cả hiệu ứng thu hút hay hiệu ứng phân cực và hiệu ứng lan toả. Hiệu ứng phân cực (hay tập trung hoá) là những tác động tiêu cực của tăng trưởng tại điểm cực tới các vùng trong phạm vi ảnh hưởng của nó, thể hiện ở sự gia tăng khoảng cách chênh lệch GDP bình quân đầu người giữa các vùng và những ảnh hưởng xấu tới sự tăng trưởng, phát triển các vùng xung quanh do sự thu hút các nguồn lực vào vùng cực. Hiệu ứng lan toả được đề cập như là những tác động tích cực của sự tăng trưởng tại điểm cực tới tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân đầu người và cơ cấu kinh tế của các vùng lãnh thổ xung quanh nó.

Lý thuyết nổi tiếng mô hình viên kim cương của M. Porter đưa ra trong trong tác phẩm “lợi thế cạnh tranh quốc gia” năm 1990. Theo lý thuyết này, Các yếu tố quyết định của mô hình là điều kiện về các yếu tố sản xuất, điều kiện về cầu, các ngành hỗ trợ và bối cảnh cạnh tranh, chiến lược và cơ cấu doanh nghiệp. Ngoài ra, còn có 2 biến số bổ sung là vai trò của nhà nước và yếu tố thời cơ. Sự thành công của các quốc gia ở ngành kinh doanh nào đó phụ thuộc vào 3 yếu tố cơ bản: lợi thế cạnh tranh quốc gia, năng suất lao

động bền vững và sự

liên kết hợp tác có hiệu quả được thể hiện

ở môi

trường phát triển địa phương. Phát triển công nghiệp tại một vùng lãnh thổ góp phần quan trọng vào kiến tạo năng lực cạnh tranh của vùng trên cơ sở đáp ứng các yêu cầu, gia tăng các yếu tố cạnh tranh theo quan điểm của M. Porter.

Trong mô hình kim cương của Porter, bốn yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh công nghiệp được kết hợp sáng tạo để gia tăng sức cạnh tranh cho công nghiệp, bao gồm: các điều kiện nhà máy; nhu cầu trong nước, các ngành công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp liên quan; chiến lược công nghiệp, cơ cấu và khả năng cạnh tranh. Doanh nghiệp công nghiệp sẽ có xu hướng


cạnh tranh bằng việc tăng năng suất, thúc đẩy cải tiến công nghệ thông qua hiệu ứng lan toả về tri thức hay thông tin.

Qua nghiên cứu các lý thuyết về phát triển công nghiệp tại vùng kinh tế trọng điểm, tác giả cho rằng, các lý thuyết đó đã ẩn chứa nội hàm của phát triển công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm theo hướng bền vững. Nội dung các lý thuyết trên đã gợi mở cho tác giả luận án này nghiên cứu, trình bày vấn đề về phát triển công nghiệp ở các vùng kinh tế trọng điểm nói

chung và vùng kinh tế

trọng điểm Bắc bộ

Việt Nam nói riêng sau khi

nghiên cứu kinh nghiệm phát triển công nghiệp theo hướng bền vững của một số nước.

1.1.2. Phát triển bền vững

Trong vài thập niên trở lại đây, phát triển bền vững đã trở thành một

chủ đề

toàn cầu, một xu thế

tất yếu, phổ

quát mà nhân loại hướng tới

trong kỉ nguyên mới. Dù còn nhiều cách hiểu khác nhau về nội hàm khái niệm, các quốc gia trên thế giới đã sớm đi đến đồng thuận khi bàn về mục tiêu của phát triển bền vững. Các Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững (Rio de janeiro 1992, Johannesburrg 2002, Rio +20 2012) đã xác định: Phát triển bền vững hướng đến sự kết hợp chặt chẽ, hợp lí, hài hoà giữa ba mặt: Phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường.

Nghiên cứu sinh cũng thống nhất rằng khi nói đến phát triển bền vững là nói tới yêu cầu bền vững của sự phát triển; yêu cầu này thể hiện

trên ba phương diện: Bền vững về

kinh tế, bền vững về

xã hội và bền

vững về môi trường. Nếu thiếu một trong ba yêu cầu này thì ý nghĩa bền vững của sự phát triển không còn đầy đủ.

Bản chất của phát triển bền vững theo ba khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường có thể được luận giải như sau:


(1) Phát trin bn vng vkinh tế đòi hỏi phải theo đuổi con đường phát triển tạo ra sự tăng thu nhập thực sự, gia tăng sản xuất xã hội, xoá bỏ nghèo đói, bảo đảm nhịp độ tăng trưởng nhanh, ổn định, hiệu quả. Để bảo

đảm sự

tăng trưởng kinh tế

nhanh, khai thác tài nguyên thiên nhiên với

cường độ lớn hơn vẫn là phương thức mà nhiều quốc gia lựa chọn. Tuy nhiên, nếu quá phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên thì dễ rơi vào khủng

hoảng khi tài nguyên bị cạn kiệt và do nhiều loại tài nguyên thiên nhiên

không thể tái tạo được. Việc khai thác tài nguyên như vậy sẽ vượt quá sức chịu đựng của các hệ sinh thái, gây ô nhiễm, suy thoái môi trường và tạo ra những nguy cơ tiềm ẩn mà con người có thể còn chưa biết đến, hoặc chưa lường hết được. Vì vậy, đây không phải là phương thức phát triển bền vững. Những vấn đề khác như vay nợ, đầu tư kém hiệu quả, thất thoát các nguồn vốn,... cũng sẽ ảnh hưởng đến mức độ bền vững về kinh tế.

(2) Phát triển bền vững về xã hội gắn chặt và có quan hệ biện chứng

với phát triển bền vững về

kinh tế, là sự

phát triển kết hợp giữa tăng

trưởng kinh tế với ổn định xã hội, không có xung đột, xáo trộn, rối loạn; huy động tối đa, hiệu quả các nguồn lực cho quá trình phát triển; bảo đảm giải quyết tốt các vấn đề về việc làm, giáo dục, y tế, công bằng về thu nhập, phúc lợi xã hội giữa các tầng lớp dân cư, giữa các vùng lãnh thổ; xây dựng, bảo vệ và phát huy những chuẩn mực của xã hội hiện tại trên cơ sở tôn giáo, truyền thống, phong tục, tập quán, bản sắc dân tộc, đạo đức, luật pháp.

(3) Phát trin bn vng vmôi trường có mối quan hệ chặt chẽ với phát triển bền vững về kinh tế và về xã hội, phản ánh mối quan hệ giữa con người và giới tự nhiên. Mọi quá trình phát triển xét đến cùng là việc sử dụng nguồn lực con người để khai thác tài nguyên thiên nhiên nhằm thoả mãn nhu cầu của con người. Vì vậy, việc khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và môi trường phải bảo đảm sự bền vững. Bền vững về môi trường cũng có nghĩa là tận dụng, tái tạo các nguồn tài nguyên, năng lượng,


phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học,

bảo đảm cân bằng sinh thái.

Nói cách khác, phát triển bền vững về

môi

trường là sự bảo đảm cho môi trường sống luôn duy trì được ba chức năng cơ bản của nó: là không gian sống của con người; là nơi cung cấp nguồn lực cho sự tồn tại, phát triển của con người và xã hội; là nơi chứa đựng, tiêu huỷ các chất thải. Chỉ một trong ba chức năng này bị tổn thương hoặc mất cân bằng là nguy cơ phát triển bền vững về môi trường sẽ bị đe dọa.

Ở Việt Nam, do sớm nhận thức được tầm quan trọng, tính bức thiết

của vấn đề

phát triển bền vững, ngay sau Tuyên bố

Rio, Đảng và Nhà

nước đã ban hành hệ

thống các cơ

chế, chính sách và

sớm đưa ra quan

điểm riêng về động lực của phát triển bền vững [31], [63], [66]. Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam khẳng định: “Mục tiêu tổng quát của phát triển bền vững là đạt được sự đầy đủ về vật chất, sự giàu có về tinh thần và văn hoá, sự bình đẳng của các công dân và sự đồng thuận của xã hội, sự hài hoà giữa con người và tự nhiên; phát triển phải kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà được ba mặt là phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường”[9]. Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 được Chính phủ ban hành năm 2012 cũng đã đưa ra ba nhóm chỉ tiêu về kinh tế, về xã hội và về môi trường, phản ánh đầy đủ ba mặt của phát triển bền vững [66]. Các chính sách, chương trình, chiến lược nêu trên đã thực sự trở thành khung chiến lược, làm cơ sở pháp lý cho các tổ chức, cá nhân có liên quan triển khai thực hiện và phối hợp hành động nhằm bảo đảm phát triển bền vững đất nước trong thế kỷ 21.

1.1.3. Phát triển công nghiệp theo hướng bền vững


vững

1.1.3.1. Khái niệm

và nội dung

phát triển công nghiệp theo hướng bền

Phát triển công nghiệp theo hướng bền vững hay nói cách khác là yêu cầu bền vững của phát triển công nghiệp là khái niệm nằm trong một khái


niệm rộng hơn: phát trin bn vng. Với cách hiểu như vậy, áp dụng vào

nghiên cứu sự phát triển của lĩnh vực công nghiệp, nghiên cứu sinh cho

rằng, phát triển công nghiệp theo hướng bền vững liên quan đến hai mặt:

Mt là, tính bền vững của bản thân, bên trong quá trình phát triển công nghiệp;

Hai là, tính bền vững của các yếu tố có liên hệ và thường xuyên tác động, ảnh hưởng tới quá trình phát triển công nghiệp. Đó là các yếu tố ngoài kinh tế của phát triển bền vững, bao gồm bền vững về môi trường và bền vững về xã hội.

Vận dụng lý thuyết phát triển bền vững đối với lĩnh vực công nghiệp, từ những công trình đã được khái quát tại phần Tng quan vn đ

nghiên cứu,

đặc biệt là từ

các công trình [33], [39], [72], dưới góc độ

nghiên cứu chuyên ngành kinh tế chính trị, nghiên cứu sinh cho rằng: Phát

triển công nghiệp theo hướng bền vững

là phương thức

phát triển công

nghiệp theo yêu cầu phát triển bền vững, trong đó tốc độ và chất lượng

tăng trưởng công nghiệp được duy trì cao và ổn định, đảm bảo yêu cầu về sự hài hoà giữa các mặt kinh tế, xã hội và môi trường.

Theo khái niệm trên, phát triển công nghiệp theo hướng bền vững là sự kết hợp hài hòa hai nội dung sau:

Mt là, duy trì tốc độ và chất lượng tăng trưởng công nghiệp cao và

ổn định. Công nghiệp là một bộ phận của hoạt động kinh tế nói chung, do

đó phát triển công nghiệp theo hướng bền vững trước hết phải duy trì

được tốc độ tăng trưởng cao, liên tục và đảm bảo chất lượng tăng trưởng

trên cơ

sở tăng giá trị

gia tăng công nghiệp, chuyển dịch cơ

cấu công

nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao hiệu quả sản xuất công nghiệp qua phương thức tăng trưởng chủ yếu dựa vào hiệu quả sử dụng các yếu tố nguồn lực và tăng đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/10/2022