Các Nghiên Cứu Liên Quan Đến Tốc Độ Trưởng Công Nghiệp


Khái niệm “PTBV” được biết đến ở Việt Nam vào khoảng cuối thập niên 80 đầu thập niên 90. Mặc dù xuất hiện ở Việt Nam khá muộn nhưng nó lại sớm được thể hiện ở nhiều cấp độ.

Về mặt học thuật, thuật ngữ này được giới khoa học nước ta tiếp thu nhanh. Đã có hàng loạt công trình nghiên cứu liên quan mà đầu tiên phải kể đến là công trình do giới nghiên cứu môi trường tiến hành như "Tiến ti môi trường bn vng”. Công trình này đã tiếp thu và thao tác hoá khái niệm PTBV theo Báo cáo Brundtland như một tiến trình đòi hỏi đồng thời trên bốn lĩnh vực: Bền vững về mặt kinh tế, bền vững về mặt nhân văn, bền vững về mặt môi trường, bền vững về mặt kỹ thuật.

Lưu Đức Hải, Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững. Cuốn

sách đã trình bày hệ thống quan điểm lý thuyết và hành động quản lý môi

trường cho PTBV. Cuốn sách đã xác định PTBV qua các tiêu chí: bền vững kinh tế, bền vững môi trường, bền vững văn hoá, đã tổng quan nhiều mô hình

PTBV như mô hình 3 vòng tròn kinh kế, xã hội, môi trường giao nhau của

Jacobs và Sadler (1990), mô hình tương tác đa lĩnh vực kinh tế, chính trị, hành chính, công nghệ, quốc tế, sản xuất, xã hội của WCED (1987), mô hình liên hệ thống kinh tế, xã hội, sinh thái của Villen (1990), mô hình 3 nhóm mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường của Ngân hàng Thế giới.

Đề tài Nghiên cu xây dng tiêu chí phát trin bn vng cp quc gia Vit Nam - giai đon I của Viện Môi trường và PTBV, Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam. Trên cơ sở tham khảo bộ tiêu chí PTBV của Brundtland và kinh nghiệm các nước: Trung Quốc, Anh, Mỹ, các tác

giả

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.

đã đưa ra các tiêu chí cụ

thể

Phát triển công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Việt Nam theo hướng bền vững - 3

về PTBV đối với một quốc gia là bền

vững kinh tế, bền vững xã hội và bền vững môi trường. Đồng thời cũng đề xuất một số phương án lựa chọn bộ tiêu chí PTBV cho Việt Nam.


Hà Huy Thành, Nguyễn Ngọc Khánh, Phát triển bền vững: từ quan

nim đến hành đng. Cuốn sách đã nghiên cứu tổng quan nội dung cơ bản và quá trình hình thành và phát triển của khái niệm, khung khổ, chương trình hành động, chỉ tiêu PTBV của Liên hợp quốc và các quốc gia, khu vực

trên thế giới. Trên cơ sở đó, rút ra những bài học về PTBV phù hợp với

điều kiện của Việt Nam.

Nhìn chung các công trình nghiên cứu này có một điểm chung là thao tác hoá khái niệm PTBV theo Brundtland, tuy nhiên những thao tác này còn mang tính liệt kê, tính thích ứng của các chỉ báo với thực tế Việt Nam, cụ thể là ở cấp độ địa phương, vùng, miền, hay các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội vẫn chưa được làm rõ.

Nghiên cứu cơ

bản và có hệ

thống nhất về

vấn đề

PTBV

ở Việt

Nam được thực hiện trong khuôn khổ

Dự án “Hỗ

trợ

xây dựng và thực

hiện Chương trình nghị sự 21 quốc gia Việt Nam” - VIE/01/021 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì thực hiện với sự tham gia của các bộ, ngành, địa phương và sự hỗ trợ hợp tác của Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc,

Cơ quan phát triển quốc tế Đan Mạch, Cơ quan phát triển quốc tế Thuỵ

Điển. Dự án gồm 4 hợp phần chính trong đó có hợp phần nghiên cứu chính sách PTBV. Nghiên cứu này đã hệ thống, phân tích và cụ thể hoá chính sách

PTBV vào điều kiện cụ

thể

của Việt Nam trên các lĩnh vực: nông, lâm

nghiệp, thuỷ sản; phát triển các KCN; chính sách phát triển công nghiệp; chính sách năng lượng; chính sách đô thị hoá; chính sách khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài; tổng kết các mô hình PTBV.

Lun ckhoa hc cho các quan đim và chính sách chyếu nhm phát trin và bn vng nn kinh tế Vit Nam thi kỳ 2011-2020, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước do PGS, TS Bùi Tất Thắng làm chủ nhiệm đề tài. Đề tài đã tổng quan lý luận cơ bản để xác định các quan


điểm và chính sách chủ yếu nhằm phát triển và bền vững nền kinh tế. Nhóm tác giả của đề tài đã khái quát một số bài học kinh nghiệm lịch sử của một số nước về phát triển nhanh và bền vững kinh tế; Phân tích những vấn đề cấp thiết từ bối cảnh trong nước đối với yêu cầu phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế. Từ đó, Đề tài đề xuất quan điểm và giải pháp chính sách chủ yếu để phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế Việt Nam thời kỳ 2011-2020.

Chính sách công và phát trin bn vng, trường Đại học Kinh tế,

Đại học Quốc gia Hà Nội. Cuốn sách bao gồm các bài viết của Hi tho

Chính sách công và phát trin bn vng ln th8, tổ chức tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội ngày 11-9-2012. Cuốn sách đã cung cấp thêm những khía cạnh khác của phát triển bền vững trong bối cảnh khủng hoảng nợ công đang lan rộng tại các nước Liên minh Châu Âu, đe doạ sự sụp đổ khu vực đồng tiền chung Châu Âu.

1.2.2. Các nghiên cứu liên quan đến tốc độ trưởng công nghiệp

và chất lượng tăng

Hoàn thin chiến lược phát trin công nghip Vit Nam của GS.TS Kenichi Ohno và GS.TS Nguyễn Văn Thường. Trong công trình này các tác giả đã gợi ý thiết kế một chiến lược phát triển công nghiệp toàn diện và hiện thực ở Việt Nam; so sánh chiến lược phát triển công nghiệp của Việt Nam với các nước trong khu vực; nêu lên những kinh nghiệm của các nước ASEAN trong phát triển các ngành công nghiệp điện, điện tử, sản xuất ô tô, xe máy và một số ngành công nghiệp phụ trợ. Trên cơ sở đó, công trình rút ra những bài học kinh nghiệm cho ngành công nghiệp Việt Nam.

Nâng cao cht lượng tăng trưởng ca ngành công nghip Vit Nam trong quá trình công nghip hoá, hin đi hoá, của tác giả Lê Huy Đức. Bài báo đã làm rõ khái niệm chất lượng tăng trưởng công nghiệp, quan hệ giữa


chất lượng và số lượng tăng trưởng công nghiệp và yêu cầu của việc nâng cao chất lượng tăng trưởng công nghiệp. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng phát triển công nghiệp của Việt Nam trong giai đoạn 1991-2003, tác giả đã chỉ ra những thành tựu và hạn chế về chất lượng tăng trưởng công nghiệp cùng những nguyên nhân khách quan và chủ quan của nó.

Cht lượng tăng trưởng ngành công nghip đin tVit Nam trong quá trình hi nhp kinh tế quc tế, Luận án tiến sĩ kinh tế công nghiệp của Hồ Lê Nghĩa. Luận án đưa ra cách tiếp cận mới về vấn đề chất lượng tăng trưởng công nghiệp ở một nước đang phát triển như Việt Nam, khác với cách tiếp cận của các nước công nghiệp phát triển ở hai điểm: i) phân biệt rõ sự khác nhau giữa quan niệm về chất lượng tăng trưởng và phát triển bền vững trong điều kiện Việt Nam thay vì đồng nhất hai quan niệm này trong các nghiên cứu trước đây; ii) công nghiệp Việt Nam cần ưu tiên đạt

tốc độ tăng trưởng và giá trị gia tăng cao duy trì trong dài hạn, đồng thời

đảm bảo tối thiểu các yêu cầu về môi trường, tiến tới phát triển bền vững. Luận án đã đề xuất chọn hệ thống chỉ tiêu đánh giá chất lượng tăng trưởng công nghiệp Việt Nam giai đoạn đến năm 2020, trong đó ưu tiên các chỉ tiêu kinh tế thay vì đặt vai trò ngang nhau giữa ba nhóm tiêu chí: kinh tế, xã hội, và môi trường. Với cách tiếp cận trên, luận án đã có một số phát hiện và đề xuất nâng cao chất lượng tăng trưởng ngành công nghiệp điện tử Việt Nam.

Luận án sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp phân tích đánh giá tổng hợp; phân tích định lượng kết hợp với phân tích định tính để đánh giá các dữ liệu; Phương pháp thống kê so sánh; Phương pháp phỏng vấn trực tiếp.

Công trình luận án trên đã có những đóng góp không nhỏ trong việc

tiếp cận vấn đề chất lượng tăng trưởng công nghiệp, đặc biệt là đã hệ

thống hoá các tiêu chí đánh giá chất lượng tăng trưởng công nghiệp ở Việt


Nam hiện nay. Đây là những gợi ý quan trọng để nghiên cứu sinh vận dụng đánh giá chất lượng tăng trưởng của công nghiệp vùng KTTĐ Bắc Bộ. Tuy nhiên, luận án trên chưa đi sâu phân tích các khía cạnh môi trường và xã hội trong phát triển công nghiệp; các luận điểm đánh giá thực trạng và các giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng công nghiệp của luận án trên chỉ trong ngành công nghiệp điện tử, do đó chưa thể cung cấp cái nhìn bao quát về chất lượng tăng trưởng công nghiệp Việt Nam nói chung.

Phát trin công nghip htrtrong ngành đin tgia dng Vit Nam, luận án tiến sĩ kinh tế của Trương Chí Bình. Luận án đã cung cấp các luận cứ lý thuyết và thực tiễn về cách thức phát triển CNHT ngành điện tử gia dụng, làm rõ bản chất, thành phần, các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển CNHT, từ đó khẳng định quan điểm về phát triển CNHT cho Việt Nam là dựa trên mạng lưới của “lý thuyết trò chơi”, với vai trò tích cực của các tập đoàn đa quốc gia và các nhà cung ứng quốc tế.

Đặc biệt, tác giả luận án đã chỉ

ra các nguyên nhân

CNHT ngành

điện tử gia dụng ở Việt Nam chưa phát triển và khẳng định, CNHT ngành điện tử gia dụng có thể phát triển khi Việt Nam tham gia được vào các lớp cung ứng trong mạng lưới sản xuất của các tập đoàn đa quốc gia. Trên cơ sở các luận cứ này, luận án đã kiến nghị một số giải pháp để phát triển CNHT ngành điện tử gia dụng ở Việt Nam.

Báo cáo Năng lực cạnh tranh công nghiệp Việt Nam 2011 của Bộ

Công Thương Việt Nam và Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên hợp quốc. Báo cáo nhận định rằng công nghiệp hoá là cốt lõi của tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Theo Báo cáo, thúc đẩy công nghiệp chế tạo có vai trò quan trọng để Việt Nam tạo ra nhiều của cải và việc làm hơn trong tương lai. Báo cáo này lập luận rằng chuyển dịch cơ cấu hướng đến một số ngành chiến lược thâm dụng công nghệ nhất định có thể đẩy nhanh quá trình công


nghiệp hoá, nhờ đó tạo ra các điều kiện hợp lý cho tăng trưởng bền vững. Sử dụng phương pháp luận được UNIDO xây dựng, Báo cáo tập trung vào công nghiệp chế tạo nhằm hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách trong việc xác định các lĩnh vực có thể can thiệp để nâng cao năng lực cạnh tranh công

nghiệp. Báo cáo cũng xem xét khả năng xây dựng mối liên kết giữa các

ngành công nghiệp nhằm nâng cao giá trị gia tăng trong các sản phẩm hiện có và tham gia vào các ngành mới năng động hơn.

Báo cáo Đu tư công nghip Vit Nam 2011 - Tìm hiu vtác đng ca đu tư trc tiếp nước ngoài trong phát trin công nghip. Báo cáo này là kết quả hợp tác giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hợp quốc. Báo cáo đã phản ánh những mặt tác động quan trọng của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với công nghiệp Việt Nam; phản ánh một nền công nghiệp đang vươn mình đạt tới thành công trên những thị trường toàn cầu đang ngày càng cạnh tranh gay gắt hơn.

Báo cáo cho biết, các doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp có được hiệu quả sản xuất và kinh doanh cao hơn. Các khu công nghiệp cũng thu hút được nhiều doanh nghiệp có hàm lượng công nghệ cao hơn so với các địa phương bên ngoài khu công nghiệp. Báo cáo cũng cho rằng, mức độ ổn định về kinh tế, chính trị, chi phí lao động và môi trường pháp lý là yếu tố thích hợp nhất mang tính quyết định trong đầu tư và đều đã có sự cải thiện tích cực trong mắt nhà đầu tư.

Từ kết quả trên, Báo cáo đưa ra chín khuyến nghị như: đánh giá mô hình tăng trưởng dựa vào xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp FDI; tập trung phát triển nguồn nhân lực và hình thành kỹ năng; cải thiện một số điểm chưa tích cực về môi trường kinh doanh như cơ sở hạ tầng, mạng lưới điện, và các quy định chưa rõ ràng khác; đánh giá ưu đãi đầu tư và chính sách đối với khu công nghiệp; phát triển CNHT; …


Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam của GS,TS Hoàng Văn Châu. Cuốn sách là kết quả của đề tài nghiên cứu cấp nhà nước “ Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam đến năm 2020” do

Trường Đại học Ngoại thương chủ trì. Cuốn sách đã khái quát chung về

CNHT và chính sách phát triển CNHT; Trình bày chính sách phát triển CNHT của một số nước trên thế giới và rút ra bảy bài học kinh nghiệm, cả thành công và thất bại đối với Việt Nam. Cuốn sách cũng nghiên cứu thực trạng CNHT và chính sách phát triển CNHT của Việt Nam, từ đó đề xuất thể chế và chính sách phát triển CNHT nói chung và chính sách đối với một số ngành CNHT cụ thể của Việt Nam đến năm 2020.

Phát triển công nghiệp hỗ trợ - Đánh giá thực trạng và hệ quả của

PGS, TS Trần Đình Thiên. Cuốn sách đã khái quát cơ sở lý luận, kinh

nghiệm quốc tế về phát triển CNHT và rút ra tám bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Tác giả của cuốn sách cũng đã phân tích thực trạng phát triển CNHT ở Việt Nam và trên một số ngành cụ thể, xác định nguyên nhân của

những yếu kém và hệ

quả

của nó. Từ

đó, cuốn sách đã đưa ra năm định

hướng và đề xuất tám giải pháp nhằm phát triển những năm tới.

CNHT ở Việt Nam trong

Tái cơ cấu ngành công nghiệp theo yêu cầu phát triển bền vững của

GS.TS Nguyễn Kế Tuấn. Tác giả

bài báo đã đánh giá thực trạng cơ

cấu

ngành công nghiệp của việt nam trong giai đoạn 1991-2009 và rút ra kết luận: Trong khi tỷ trọng nhóm ngành công nghiệp khai thác có xu hướng giảm thì quy mô sản lượng lại tăng khá nhanh, chủ yếu là những tài nguyên không có khả năng tái tạo; Tuy công nghiệp chế biến có tỷ trọng ngày càng

lớn, nhưng chủ yếu lại là các ngành gia công cho nước ngoài hoặc chế

biến nông sản với giá trị gia tăng thấp; Sản xuất công nghiệp phụ thuộc vào nước ngoài ở cả các yếu tố vật chất phục vụ sản xuất (máy móc thiết


bị và nguyên vật liệu) và tiêu thụ sản phẩm. Do vậy, khi quy mô sản xuất

công nghiệp càng mở rộng, mức nhập siêu ngày càng tăng; Quan hệ liên

kết giữa các ngành công nghiệp còn lỏng lẻo và kém hiệu quả. Các ngành

công nghiệp phụ

trợ

còn nhỏ

bé, phần lớn nguyên phụ

liệu phải nhập

khẩu. Công nghiệp năng lượng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển

nhanh của nền kinh tế. Từ những đánh giá đó, tác giả đã đề xuất sáu định hướng cho chiến lược tái cơ cấu ngành công nghiệp Việt Nam.

1.2.3. Các nghiên cứu đề cập đến khía cạnh môi trường, xã hội trong phát triển công nghiệp

Chính sách môi trường cho phát triển bền vững - cách tiếp cận bằng

mô hình cân đối liên ngành, liên vùng

của

TS Lê Hà Thanh - Bùi Trinh -

Dương Mạnh Hùng. Bài viết đã giới thiệu mô hình đo lường tác động liên

ngành và liên vùng của các hoạt động kinh tế

cũng như

các tác động môi

trường tiềm ẩn của các hoạt động này. Phạm vi nghiên cứu tập trung chủ yếu tại Hà Nội. Theo bài báo, ô nhiễm nước được xem là vấn đề cấp bách nhất của thành phố. Chỉ tiêu được sử dụng trong bài báo để phản ánh mức độ ô nhiễm là nhu cầu oxi sinh hoá. Dựa trên kết quả phân tích, các tác giả đưa ra một số khuyến nghị về chính sách môi trường hướng tới phát triển bền vững cho Việt Nam

Tác đng xã hi vùng ca khu công nghip Vit Nam, Sách chuyên khảo của tác giả Nguyễn Bình Giang. Cuốn sách đã tập trung vào phát hiện, đánh giá và phân tích các tác động xã hội vùng của việc phát triển khu công nghiệp tới cộng đồng dân cư ở các địa phương xung quanh khu công nghiệp. Đồng thời cuốn sách cũng đã giới thiệu một số kinh nghiệm của các nước Đông Á về tác động xã hội vùng của khu công nghiệp, từ đó đề xuất một số

kiến nghị

nhằm hạn chế

tác động xã hội vùng tiêu cực của các khu công

nghiệp ở Việt Nam.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/10/2022