Vẽ kỹ thuật - ĐH SPKT Nam Định - 14

- Mọi trường hợp của mặt cắt đều có ghi chú trừ trường hợp mặt cắt là một hình đối xứng đồng thời trục đối xứng của nó đặt trùng với vết của mặt phẳng cắt hay trùng với đường kéo dài của mặt phẳng cắt. Trường hợp này không cần vẽ nét cắt, mũi tên chỉ hướng chiếu và ký hiệu bằng chữ (hình 7.22 và hình 7.24).

- Trường hợp mặt cắt không có trục đối xứng trùng với vết của mặt phẳng cắt thì chỉ cần vẽ nét cắt, mũi tên chỉ hướng nhìn mà không cần ghi ký hiệu bằng chữ (hình 7.26).

Mặt cắt được đặt theo đúng hướng mũi tên và có thể đặ t ở vị trí 1

- Mặt cắt được đặt theo đúng hướng mũi tên và có thể đặ t ở vị trí bất kỳ trên bản vẽ. Nếu mặt cắt đã được xoay thì trên chữ ký hiệu có thêm mũi tên cong (hình 7.27).



Hình 7.26 Hình 7.27

- Nếu có nhiều mặt cắt giống nhau nhưng khác nhau về vị trí và góc độ cắt thì các mặt cắt ấy có cùng chữ ký hiệu và chỉ cần vẽ một mặt cắt đại diện.

- Nếu có nhiều mặt cắt giống nhau đồng thời người ta có thể dễ dàng xác định được vị trí các mặt cắt đó trên hình biểu diễn thì chỉ cần vẽ nét cắt của một mặt cắt và ghi số lượng mặt cắt kèm theo trên hình biểu diễn mặt cắt đó.

- Nếu mặt phẳng cắt đi qua trục của lỗ tròn xoay hoặc phần lòm tròn xoay thì đường bao của lỗ hoặc phần lòm tròn xoay đó được vẽ đầy đủ trên mặt cắt (hình 7.28).

Trong trường hợp đặc biệt cho phép dùng mặt cong để cắt khi đó mặt cắt 2

- Trong trường hợp đặc biệt cho phép dùng mặt cong để cắt, khi đó mặt cắt được vẽ theo dạng hình trải và có ghi dấu trải (hình 7.29).

Hình 7 29 7 4 Hình trích 7 4 1 Định nghĩa Hình trích là hình biểu diễn thường 3

Hình 7.29


7.4. Hình trích

7.4.1. Định nghĩa

Hình trích là hình biểu diễn (thường được phóng to) trích ra từ một hình biểu diễn đã có trên bản vẽ (hình 7.30).

2,5


0,3

0,3

50°

I TL 10 : 1


I



40°

Hình 7.30. Hình trích

Khi cần thể hiện một cách rò ràng và tỷ mỷ về đường nét, hình dạng, kích thước v.v.. của vật thể mà trên hình biểu diễn chính chưa thể hiện đầy đủ thì thường dùng hình trích.

7.4.2. Những quy ước về hình trích

Hình trích cũng có thể là một loại hình biểu diễn khác với hình biểu diễn tương ứng. Ví dụ hình trích có thể là hình cắt, nhưng hình biểu diễn tương ứng lại là hình chiếu (hình 7.31).

Trên hình trích có ghi ký hiệu bằng chữ số La Mã và tỷ lệ phóng to. Còn trên hình biểu diễn tương ứng có vẽ đường tròn (hay đường ôvan) khoanh phần được trích kèm theo chữ ký hiệu tương ứng.

Hình 7 31 CÂU HỎI ÔN TẬP BÀI TẬP 1 Vì sao phải dùng hình cắt và mặt cắt 4

Hình 7.31

CÂU HỎI ÔN TẬP, BÀI TẬP


1. Vì sao phải dùng hình cắt và mặt cắt để biểu diễn hình dạng của vật thể? Nội dung của phương pháp biểu diễn này như thế nào?

2. Định nghĩa và phân loại hình cắt. Vẽ hình minh hoạ.

3. Định nghĩa và phân loại mặt cắt. Vẽ hình minh hoạ. Nêu rò sự khác nhau giữa mặt cắt rời và mặt cắt chập. Những quy định về mặt cắt.

4. Thế nào là hình trích và những quy định về hình biểu diễn này.

5. Cho hai hình chiếu biểu diễn một vật thể như các hình 7.32; 7.33; 7.34; 7.35. Hãy:

- Vẽ hình chiếu thứ 3;

- Vẽ hình cắt A-A;

- Vẽ hình chiếu trục đo biểu diễn vật thể.



A

A

A

A

Hình 7.32 Hình 7.33



A

A

A

A

Hình 7.34 Hình 7.35

Chương 8

BẢN VẼ SƠ ĐỒ

Các máy móc hiện nay làm việc bằng tổ hợp các hệ thống truyền động cơ khí, hệ thống điện…

Để thuận tiện cho việc nghiên cứu nguyên lí và quá trình hoạt động của các hệ thống đó người ta dùng các bản vẽ sơ đồ.

Bản vẽ sơ đồ được vẽ bằng những hình biểu diễn quy ước được quy định trong các tiêu chuẩn. Chúng được vẽ theo dạng hình chiếu vuông góc hay dạng hình chiếu trục đo.

8.1. Sơ đồ động

Các kí hiệu quy ước của sơ đồ hệ thống truyền dộng cơ khí được quy định trong

TCVN 15 – 85, tương ứng với ISO 3952 : 1981.

Hình vẽ sơ đồ động được vẽ theo dạng khai triển, nghĩa là tất cả các trục, các cơ cấu được quy định vẽ khai triển trên cùng một mặt phẳng.

Ví dụ, cơ cấu truyền động bánh răng gồm ba trục: I, II và III. Sơ đồ động của cơ cấu này biểu diễn bằng hình chiếu trục đo như hình 8.1a.

III

Sơ đồ động biểu diễn bằng hình chiếu vuông góc và khi khai triển trên một mặt phẳng như hình 8.1b. Trong sơ đồ này trục III được xem như quay về cùng mặt phẳng với trục I và trục II.


I


I

III


I


II



a. Dạng trục đo

b. Dạng hình chiếu

Hình 8.1. Sơ đồ truyền động

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Các phần tử được đánh số lần lượt theo thứ tự truyền động, các trục được đánh số bằng chữ số La Mã. Phía dưới các chữ số đó có thể ghi các thông số chỉ đặc tính cơ bản của phần tử được đánh số.

Động cơ điện 1 có công suất 1,3 kW và số vòng quay n = 960 vòng/phút (hình 8.2) có trục I lắp với bánh đai 2. Qua đai truyền 3 và khối bánh 4 - bánh đai bậc làm trục II quay theo tốc độ khác nhau (mũi khoan sẽ lắp với bộ phận gá 13 ở trên trục II).

I

II 3

4


5

6


7V

8

9

10III IV

11

12


2


1


23


22


21

20


19


IV


13 14 15 16 1718


Hình 8.2. Sơ đồ động máy khoan

Trục II được nâng lên hạ xuống nhờ cơ cấu bánh răng thanh răng 11 lắp trên trục II. Cơ cấu này chuyển động được là nhờ các cơ cấu ăn khớp bánh răng khác, bắt đầu từ bánh răng chủ động 6. Bánh răng này được lắp trượt trên trục II bằng then dẫn 5.

Nếu bánh răng chủ động ăn khớp với bánh răng bị động 7 cố định trên trục III thì sẽ làm cho trục III quay. Nhờ sự di chuyển của then 19 làm cho hai khối bánh răng 8, 9, 10 và 20, 22, 23 ăn khớp với nhau và trục IV sẽ quay với ba tốc độ khác nhau.

Trục V quay được nhờ cặp bánh răng 20 và 21 ăn khớp. Trục VI quay được nhờ cặp bánh răng côn 18 và 17 ăn khớp. Qua bộ truyền trục vít 14 và bánh vít 16, bánh răng 15 quay theo, do đó thanh răng 11 chuyển động lên xuống. Thanh răng lắp cố định trên ống 12, ống này được lồng vào trục II.

8.2. Sơ đồ điện

Sơ đồ điện chỉ rò nguyên lí làm việc và sự liên hệ giữa các khí cụ, các thiết bị của hệ thống mạng điện.

Các kí hiệu quy ước của sơ đồ điện được quy định trong TCVN 1164 – 75. Hình 8.3 là sơ đồ nguyên lý hệ thống điện máy cắt kim loại.


A B

C

1

2

8

14

15

12

N3

9

13 a 7

b

16

M

3

10

5

M6

M11

4


Hình 8.3. Sơ đồ nguyên lý hệ thống điện máy cắt kim loại

Nguyên lý hoạt động của hệ thống: đóng cầu dao qua các cầu chì 2, ấn nút 1 dòng điện đến bộ khởi động (nếu ta bật công tắc 7 về vị trí kia), động cơ M6 có điện. Để duy trì việc cấp điện cho M6 sau khi bỏ tay ra vị trí M, cuộn dây 8 được cấp điện qua tiếp điểm được duy trì K8. Chiều chuyển động của động cơ phụ thuộc vào vị trí của công tắc 7. Khi công tắc ở vị trí a (giả sử động cơ quay thuận), khi công tắc ở vị trí b dòng điện qua bộ khởi động từ 9, các tiếp điểm 5 đóng và động cơ quay theo chiều ngược lại.

Nếu đóng cầu dao 10, thì động cơ làm lạnh 11 quay. Biến thế 12 hạ áp dòng điện xuống 36V dùng để thắp sáng chỗ làm việc. Trong trường hợp động cơ làm việc nhiều, qua nóng thì rơ le nhiệt N3 sẽ ngắt mạch và động cơ ngừng chạy. Các tiếp điểm thường đóng 13, 14 dùng để khóa chéo, các tiếp điểm thường mở 15, 16 dùng để duy trì dòng điện cấp cho công tắc tơ 8, 9.

8.3. Sơ đồ thủy lực, khí nén

Sơ đồ hệ thống thủy lực, khí nén trình bày nguyên lý làm việc và sự liên hệ giữa các khí cụ điện, các thiết bị của hệ thống thủy lực, khí nén.

Các kí hiệu quy ước một số khí cụ và thiết bị hệ thống thủy lực, khí nén theo TCVN 1806 – 74. Tiêu chuẩn này tương ứng với ISO 1219 – 1976 Hệ thống thủy lực, khí nén.

Các khí cụ và thiết bị của hệ thống được đánh số thứ tự theo dòng chảy, chữ số viết trên gia ngang của đường dẫn. Các đường ống được đánh số thứ tự riêng, chữ số viết cạnh đường dẫn (không có giá).

Hình 8.4 là sơ đồ nguyên lý của hệ thống thủy lực cung cấp dịch vụ làm nguội các chi tiết gia công trên máy cắt gọt.

3

M

Y

6

2 (1)

2 (2)

1

4



5


Hình 8.4. Sơ đồ hệ thống cung cấp dung dịch làm nguội

Dung dịch từ thùng chứa 1 chảy qua bộ lọc 2 (1) đến bơm bánh răng 3, sau đó chảy qua van 4 để đến bộ phận làm nguội.

Sau khi làm nguội, dung dịch chảy vào thùng chứa 5 và qua bộ lọc 2 để trở về thùng chứa 1. Khi không cần làm nguội thì đóng van 4. Nếu đóng van 4 mà bơm 3 vẫn làm việc thì áp suất dung dịch sẽ tăng lên, lúc đó van bảo hiểm 6 sẽ mở và dung dịch lại chảy về thùng chứa 1.


CÂU HỎI ÔN TẬP


1. Sơ đồ dùng để làm gì?

2. Sơ đồ được vẽ bằng loại hình vẽ như thế nào?

3. Nêu cách đánh số thứ tự các phần tử trong sơ đồ.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/07/2022