của tổ chức. Các tổ chức không thể kiểm soát được những biến đổi của các yếu tố trong môi trường vĩ mô, nhưng tổ chức có thể vận dụng những thuận lợi và khó khăn do nó gây ra, biến nó thành cơ hội kinh doanh của mình. Các yếu tố quan trọng trong môi trường vĩ mô có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp trong ngành du lịch bao gồm: các yếu tố kinh tế, yếu tố chính trị và luật pháp, yếu tố xã hội, yếu tố tự nhiên và yếu tố công nghệ.
1.5.1.1. Tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch (TNDL) là tổng thể tự nhiên và văn hóa lịch sử cùng các thành phần của chúng góp phần khôi phục và phát triển thể lực và trí lực của con người, khả năng lao động và sức khỏe của họ, những tài nguyên này được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp và gián tiếp, cho việc sản xuất dịch vụ du lịch. TNDL có thể chia làm hai nhóm:
- Tài nguyên du lịch tự nhiên: là các đối tượng và hiện tượng trong môi trường tự nhiên bao quanh chúng ta. TNDL tự nhiên chính là môi trường sống của hoạt động du lịch. Các thành phần của tự nhiên có ý nghĩa nhất đối với hoạt động du lịch là địa hình, khí hậu, nguồn nước, động, thực vật.
- Tài nguyên du lịch nhân văn : Là các đối tượng và hiện tượng được tạo ra một cách nhân tạo là các di tích lịch sử- văn hóa- kiến, các lễ hội, các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học, các đối tượng văn hóa- thể thao và hoạt động nhận thức khác
Du lịch là một trong những ngành có định hướng tài nguyên rõ rệt. Quy mô, tính chất, sức hấp dẫn và tính mùa vụ của hoạt động du lịch trên một vùng lãnh thổ được xác định trên cơ sở khối lượng, tính chất và mức độ giá trị của nguồn TNDL. TNDL có ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức lãnh thổ của ngành du lịch, đến việc hình thành cấu trúc và chuyên môn hóa các vùng du
lịch và hiệu quả kinh tế của hoạt động du lịch.
1.5.1.2. Yếu tố kinh tế
Có thể bạn quan tâm!
- Vai Trò Của Du Lịch Đối Với Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội
- Sơ Đồ Chuỗi Giá Trị Theo Cách Tiếp Cận Của Gtz
- Ý Nghĩa Của Việc Nghiên Cứu Chuỗi Giá Trị Trong Ngành Du Lịch
- Tiềm Năng, Các Nguồn Lực Và Tình Hình Phát Triển Du Lịch Tỉnh Ninh Bình
- Phát triển chuỗi giá trị du lịch tỉnh Ninh Bình - 8
- Đánh Giá Mô Hình Chuỗi Giá Trị Du Lịch Tỉnh Ninh Bình
Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.
Các yếu tố kinh tế có vai trò quan trọng và quyết định đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Tốc độ tăng trưởng kinh tế, cơ cấu nền kinh tế, tỷ giá hối đoái là những yếu tố kinh tế thường xuyên tác động đến hoạt động của mọi tổ chức nói chung và ngành du lịch nói riêng. Đối với ngành du lịch nếu các chỉ số của nền kinh tế tăng trưởng tốt sẽ làm cho thu nhập của dân cư gia tăng, đời sống được cải thiện, nhu cầu du lịch vì thế cũng sẽ tăng cao, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành.
1.5.1.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật
Cơ sở hạ tầng (CSHT) nói chung có vai trò đặc biệt đối với việc đẩy mạnh du lịch. Bản chất của du lịch là di chuyển, do vậy nó phụ thuộc vào mạng lưới đường xá và phương tiện giao thông. Thông tin liên lạc là điều kiện cần thiết để đảm bảo thông tin giữa khách du lịch, các nhà cung cấp. Trong CSHT phục vụ du lịch còn phải đề cập đến hệ thống điện, nước phục vụ trực tiếp cho nhu cầu nghỉ ngơi giải trí của khách. Ngày nay, sự hoàn thiện của CSHT còn được coi là một hướng hoàn thiện chất lượng phục vụ du lịch, là phương thức cạnh tranh giữa các điểm du lịch, giữa các quốc gia.
Cơ sở vật chất kỹ thuật (CSVCKT): đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tạo ra và thực hiện sản phẩm du lịch cũng như quyết định mức độ khai thác các tiềm năng du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch. Sự đa dạng, phong phú trong nhu cầu của du khách đòi hỏi CSVCKT du lịch bao gồm nhiều thành phần khác nhau: các cơ sở phục vụ lưu trú, ăn uống; thể thao, giải trí... Chúng tồn tại một cách độc lập tương đối nhưng lại có một quan hệ khăng khít: tính đồng bộ của hệ thống phục vụ du lịch góp phần nâng cao tính đồng bộ của sản phẩm du lịch, tính hấp dẫn của điểm du lịch. Do vậy,
việc phát triển ngành du lịch bao giờ cũng gắn liền với việc xây dựng và hoàn thiện CSVCKT du lịch.
1.5.1.4. Hội nhập kinh tế
Toàn cầu hóa là một xu thế khách quan, ngày càng có nhiều nước tham gia, hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là một xu thế phản ánh nguyện vọng và đòi hỏi của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Trong bối cảnh đó, nhu cầu du lịch tăng cao, du lịch thế giới phát triển nhanh với xu thế chuyển dần sang khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á. Đây thực sự là một cơ hội tạo đà cho du lịch Việt Nam phát triển. Về nhu cầu khách du lịch vào Việt Nam ngày càng tăng từ các thị trường Nhật Bản, Trung Quốc, Đức, Mỹ, Đông Nam Á. Các thủ tục xuất, nhập cảnh được cải tiến đáng kể, thuận lợi cho khách vào Việt Nam du lịch. Đặc biệt việc miễn visa hay như cho phép khách Trung Quốc vào tất cả các tỉnh thành trong cả nước.
Tuy nhiên, cạnh tranh du lịch trong khu vực và thế giới sẽ được đẩy lên ở mức cao trong điều kiện toàn cầu hóa. Hiện tại, nguồn khách quốc tế do các công ty lữ hành quốc tế lớn chi phối, các biến động khó lường của khủng hoảng tài chính, năng lượng thiên tai, của chiến tranh cục bộ xung đột vũ trang, xung đột dân tộc, tôn giáo chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp lật đổ, khủng bố.
Du lịch Việt Nam đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển điểm xuất phát quá chậm so với du lịch nhiều nước trong khu vực. Cơ sở hạ tầng chưa theo kịp tốc độ phát triển, chất lượng dịch vụ thấp, giá cả cao, sản phẩm chưa phong phú... Hệ thống các chính sách, quy định pháp luật liên quan đến phát triển du lịch thiếu đồng bộ, cơ chế chưa thật thông thoáng so với yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế, chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa quản lý và phát triển. Thực tế này dẫn tới năng lực cạnh tranh thấp.
Vốn đầu tư phát triển du lịch còn rất thiếu, trong khi đó đầu tư lại chưa được đồng bộ, kém hiệu quả là một thách thức không nhỏ đối với sự phát triển của ngành du lịch. Nhận thức xã hội về du lịch vẫn còn nhiều bất cập, thiếu thống nhất trong xây dựng, chỉ đạo, quản lý và thực hiện quy hoạch ngành và lãnh thổ.
1.5.1.5. Yếu tố chính trị - pháp luật
Một thể chế chính trị, luật pháp rõ ràng, rộng mở và ổn định sẽ là cơ sở đảm bảo cho sự thuận lợi, bình đẳng cho các tổ chức trong nền kinh tế. Đặc biệt, Ngành du lịch là ngành chịu sự tác động trực tiếp toàn diện của môi trường chính trị, luật pháp và do đó nó rất nhậy cảm với những biến động của môi trường này. Ngành chịu sự tác động của đường lối phát triển của quốc gia thể hiện ở hệ thống luật và các văn bản dưới luật, các công cụ chính sách của nhà nước và tổ chức bộ máy cơ chế điều hành từ trung ương đến địa phương. Chính sách đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ quốc tế, coi trọng các quốc gia là bạn và là đối tác tin cậy của nhau là cơ hội thuận lợi cho ngành du lịch phát triển trên các phương diện khai thác thị trường, tránh được các rủi ro trong kinh doanh do bạo loạn chính trị, đảm bảo được sự an toàn và an ninh cho khách du lịch quốc tế.
1.5.1.6. Yếu tố văn hóa – xã hội
Đây là nhóm yếu tố quan trọng tạo lập nên nhân cách và lối sống của người tiêu dung, đồng thời cũng là cơ sở để các ngành kinh doanh trong đó có ngành du lịch lựa chọn và điều chỉnh các quyết định kinh doanh. Trong ngành du lịch, trình độ văn hóa và dân trí cao hay thấp quyết định đến thái độ cư xử đối với du khách trong giao tiếp, ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ du khách, tạo nên sự hấp dẫn thu hút du khách.
1.5.1.7. Yếu tố công nghệ - kỹ thuật
Sự phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin và quá trình đô thị hóa tác động sâu sắc đến toàn bộ cá hoạt động kinh tế và xã hội, trong đó có du lịch. Một mặt nó tạo điều kiện cần thiết để hình thành các nhu cầu du lịch, mặt khác các yếu tố này làm cho sự cân bằng nhịp sống bị phá vỡ, buộc con người phải nghỉ ngơi để khôi phục lại, từ đó nẩy sinh nhu cầu du lịch dưới nhiều dạng khác nhau. Ngoài ra, việc áp 26 dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật để cải tiến công nghệ trong sản xuất du lịch sẽ góp phần nâng cao năng suất, giảm chi phí sản xuất và do vậy làm tăng khả năng cạnh tranh của ngành du lịch.
1.5.2. Môi trường vi mô
Môi trường vi mô bao gồm các yếu tố trong ngành và là các yếu tố ngoại cảnh đối với doanh nghiệp, quyết định tính chất và mức độ cạnh tranh trong ngành sản xuất kinh doanh đó. Đối với hoạt động kinh doanh của ngành du lịch thì 2 yếu tố cơ bản ảnh hưởng chủ yếu đến sự cạnh tranh trong ngành đó là: đối thủ cạnh tranh và khách hàng. Sự phân tích, đánh giá chính xác các yếu tố này giúp ngành du lịch nhận ra các mặt mạnh và mặt yếu của mình liên quan đến các cơ hội và nguy cơ mà ngành đối diện.
1.5.2.1. Đối thủ cạnh tranh
Sự hiểu biết về các đối thủ cạnh tranh có một ý nghĩa quan trọng đối với các tổ chức do nhiều lý do. Các đối thủ cạnh tranh với nhau quyết định tính chất và mức độ tranh đua, hoặc thủ thuật giành lợi thế trong ngành phụ thuộc vào các đối thủ cạnh tranh. Mưc độ cạnh tranh phụ thuộc vào mối tương tác giữa các yếu tố như số lượng doanh nghiệp tham gia cạnh tranh, mức độ tăng trưởng của ngành, cơ cấu chi phí cố định và mức độ đa dạng hóa sản phẩm. Để cạnh tranh trên thị trường du lịch, ngành du lịch của một địa
phương cần xác định được thị trường nục tiêu và phát huy được lợi thế cạnh tranh của ngành để áp dụng đúng các chiến lược cho phù hợp với lợi thế cạnh tranh và thị trường mục tiêu.
1.5.2.2. Khách hàng
Sự tín nhiệm của khách hàng có thể là tài sản có giá trị lớn lao của doanh nghiệp. Sự tín nhiệm đó có được khi tổ chức thỏa mãn các nhu cầu và thị hiếu của khách hàng so với các đối thủ cạnh tranh. Các doanh nghiệp cần lập bảng phân loại khách hàng hiện tại và tương lai. Các thông tin có được từ bảng phân loại là cơ sở định hướng quan trọng cho việc hoạch định chiến lược nhất là các chiến lược liên quan trực tiếp đến marketing.
1.5.3. Môi trường nội bộ
Các yếu tố của môi trường nội bộ cấu thành năng lực cạnh tranh của ngành du lịch bao gồm các lĩnh vực chủ yếu như: nguồn nhân lực, nguồn lực vật chất, hoạt động marketing.
1.5.3.1. Nguồn nhân lực
Phân tích nguồn nhân lực thường xuyên là cơ sở giúp các doanh nghiệp đánh giá kịp thời các điểm mạnh và điểm yếu của các thành viên trong tổ chức so với yêu cầu về tiêu chuẩn nhân sự trong từng khâu công việc và so với nguồn nhân lực của đối thủ cạnh tranh nhằm có kế hoạch bố trí, sử dụng nguồn nhân lực hiện có. Đánh giá khách quan nguồn nhân lực giúp cho tổ chức chủ động thực hiện việc đào tạo và tái đào tạo cho các thành viên của tổ chức nhằm đảm bảo thực hiện chiến lược thành công lâu dài và thích nghi với những yêu cầu về nâng cao liên tục chất lượng con người trong môi trường cạnh tranh.
1.5.3.2. Nguồn lực vật chất
Phân tích và đánh giá đúng mức các nguồn lực vật chất là cơ sở quan
trọng để tổ chức hiểu rõ các nguồn lực vật chất tiềm năng, những hạn chế để có quyết định quản trị thích nghi với thực tế. Tổ chức cần đánh giá và xác định các điểm mạnh và điểm yếu về từng nguồn lực vật chất so với những đối thủ cạnh tranh trong ngành và trên thị trường theo khu vực địa lý.
1.5.3.3. Hoạt động marketing
Nghiên cứu môi trường marketing giúp tổ chức nhận diện các cơ hội thị trường, phân khúc thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị thị trường, đồng thời phân tích khách hàng và các yếu tố liên quan để hình thành các chiến lược marketing định hướng khách hàng và marketing cạnh tranh.
1.6. Những kinh nghiệm của nước ngoài và bài học cho du lịch Việt Nam
1.6.1. Singapore
Từ năm 1965 đến nay, Singapore đã hoạch định chiến lược, xây dựng 6 kế hoạch phát triển du lịch khác nhau, đó là: “Kế hoạch Du lịch Singapore” (năm 1968), “Kế hoạch Phát triển du lịch” (năm 1986), “Kế hoạch Phát triển chiến lược” (năm 1993), “Du lịch 21” (năm 1996), “Du lịch 2015” (năm
2005), “Địa giới du lịch 2020” (năm 2012).
Với “Kế hoạch phát triển du lịch” (năm 1986), Singapore chủ trương bảo tồn và khôi phục các khu lịch sử văn hóa như: Khu phố của người Hoa, Tanjong Tagar, Little India, Kampong Glam, sông Singapore. Với “Kế hoạch Phát triển chiến lược” (năm 1993), Singgapore tập trung phát triển các sản phẩm du lịch mới như: du thuyền, du lịch chữa bệnh, du lịch giáo dục, du lịch trăng mật; phát triển các thị trường du lịch mới; tổ chức các lễ hội lớn mang tầm cỡ quốc tế; tập trung phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch; trao các giải thưởng về du lịch; giáo dục, nâng cao nhận thức của người dân về du lịch…
Năm 1996, Singapore triển khai “Du lịch 21”, chuẩn bị và thực hiện tầm nhìn dài hạn cho sự phát triển của du lịch trong Thế kỷ 21, với các chiến lược thị trường du lịch mới nổi, chiến lược du lịch khu vực, chiến lược phát triển sản phẩm du lịch mới, chiến lược nguồn vốn du lịch, chiến lược “Nhà vô
địch du lịch Singapore”.
Trong “Du lịch 2015” (năm 2005), Singapore tập trung phát triển các thị trường chính với phương châm tạo sự hiểu biết tốt hơn về Singapore, phát triển Singapore thành một điểm du lịch “phải đến”, cải thiện tiêu chuẩn dịch vụ nhằm cung cấp các dịch vụ đáng nhớ cho khách du lịch, nâng cấp cơ sở hạ tầng du lịch, phát triển các doanh nghiệp du lịch và nguồn nhân lực du lịch chuyên nghiệp, phát triển các sản phẩm trọng tâm của du lịch… Năm 2012, Singapore chi 300 triệu đô Sing để tổ chức các sự kiện du lịch, chi 340 triệu đô Sing phát triển các sản phẩm du lịch, chi 265 triệu đô Sing phát triển nguồn nhân lực du lịch. Đến năm 2015, Singapore sẽ đầu tư cho Quỹ phát triển du lịch là 2 tỉ đô Sing, dự kiến đón khoảng 17 triệu lượt khách du lịch quốc tế và doanh thu từ du lịch khoảng 30 tỉ đô Sing.
1.6.2. Thái Lan
a. Liên kết du lịch chặt chẽ
Từ “3S” đến “4S” và liên kết phát triển bền vững: Có thế nói, du lịch Thái Lan có cú hích mạnh mẽ và trở thành “thỏi nam châm” thu hút du khách khắp nơi trên thế giới nhờ chủ trương phát triển du lịch theo công thức “3S”, tức là sun (mặt trời), sea (biển) và sex (tình dục) từ hơn 10 năm trước.
b. “Phần cứng thì giá mềm mà phần mềm thì giá cao”
Phần cứng thì mềm: Thái Lan có chủ trương "số đông trước" do đó họ đưa ra chính sách thu hút bằng cạnh tranh về giá. Thái Lan bắt buộc phải phối hợp với các Công ty du lịch của các nước để xây dựng tour với giá rẻ nhất. Để làm được điều đó, các khách sạn, nhà hàng, điểm vui chơi cùng thống nhất hạ giá cho khách tour. Ví dụ như hãng máy bay bán vé nhóm giá hạ 30 - 40%, khách sạn cũng giảm 40 - 50%, nhà hàng và các điểm du lịch thì bán vé đoàn, tính ra mỗi du khách chỉ mất 20% so với đi lẻ.
Phần mềm thì giá cao: Điểm khác biệt rất lớn giữa người bán hàng ở Thái Lan và những nơi khác rất khác nhau, người Thái rất hiền, buôn bán đàng hoàng, thân thiện, không hề thấy cảnh chèo kéo bán hàng. Ví dụ ngành