Ý Nghĩa Của Việc Nghiên Cứu Chuỗi Giá Trị Trong Ngành Du Lịch


đến. Khi lập sơ đồ dịch vụ kinh doanh kèm theo vào các chuỗi giá trị, chúng ta cần chú ý dịch vụ có thể được phân loại thành các dịch vụ kinh doanh và các dịch vụ hỗ trợ. Dịch vụ kinh doanh được cung cấp bởi nhà cung cấp dịch vụ chuyên ngành trên cơ sở lệ phí cho dịch vụ từ môi trường xung quanh. Dịch vụ hỗ trợ được cung cấp như một phần của giao dịch giữa người mua và nhà cung cấp trong chuỗi.

1.3.2. Phân tích kinh tế của chuỗi giá trị

Phân tích kinh tế của chuỗi giá trị là đánh giá năng lực hiệu suất kinh tế của chuỗi. Các chỉ tiêu kinh tế của chuỗi giá trị như doanh thu, chi phí, lợi nhuận, giá trị gia tăng, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu,…Cần phân tích kỹ để tìm hiểu sự phân phối lợi ích trong chuỗi như thế nào. Một số chỉ tiêu thường sử dụng để phân tích chuỗi giá trị như: Doanh thu: Doanh thu tính bằng cách nhân số lượng hàng bán (Q) với giá bán (P) cộng thêm các nguồn thu nhập thêm như doanh thu từ việc bán phế phẩm, tư vấn, doanh thu từ các dịch vụ có liên quan,… Ta có công thức sau

Doanh thu = (Q x P) + những nguồn thu nhập khác

Giá cả khác nhau tùy theo kênh phân phối, đoạn thị trường và tùy theo loại và chất lượng hàng bán. Giá cả cũng có thể thay đổi theo mùa hoặc có thể khác nhau theo từng ngày. Chi phí và lợi nhuận: Việc phân tích chi phí và lợi nhuận có vai trò rất quan trọng đối với người phân tích chuỗi giá trị vì các thông số về chi phí và lợi nhuận có ý nghĩa quan trọng trong việc đưa ra các quyết định có liên quan đến chuỗi. Cụ thể như sau:

- Xác định các chi phí hoạt động và đầu tư đang được phân chia giữa những người tham gia chuỗi giá trị để đưa ra quyết định có thể tham gia chuỗi hay không.


- Xác định doanh thu và lợi nhuận đang được phân chia giữa những người tham gia chuỗi giá trị và đưa ra kết luận những người tham gia có thể tăng lợi nhuận trong chuỗi giá trị được không.

- Xem chi phí và lợi nhuận trong một chuỗi giá trị thay đổi theo thời gian như thế nào để làm cơ sở dự đoán tăng trưởng hoặc suy giảm trong chuỗi giá trị trong tương lai.

- So sánh lợi nhuận của một chuỗi giá trị với lợi nhuận của một chuỗi giá trị khác để đưa ra quyết định nên chuyển từ chuỗi giá trị này sang chuỗi giá trị khác hay không. - So sánh chuỗi giá trị của mình với thực tiễn tốt nhất để nâng cao hiệu quả và hiệu lực của chuỗi giá trị của mình. Sự so sánh này nhằm giúp xác định các nhu cầu và tiềm năng nâng cấp, đồng thời định dạng các cơ hội thị trường mới. Giá trị gia tăng: là thước đo về giá trị được tạo ra trong nền kinh tế. Theo McCormick/ Schmictz, giá trị gia tăng là giá trị mà được cộng thêm vào hàng hóa và dịch vụ tại mỗi khâu của quá trình sản xuất hay tiêu thụ mặt hàng đó. Với cách hiểu đó, ta có thể tính giá trị gia tăng theo công thức sau:

Giá trị gia tăng = Tổng giá trị bản sản phẩm – Giá trị các hàng hóa trung gian


Tổng giá trị bán sản phẩm

= Giá Số lượng sản phẩm cuối cùng đã bán

Giá trị gia tăng:

- Bao gồm tiền lương

- lãi suất và cho vay

- phá giá

- thuế thực thu

- lợi nhuận

Hàng hóa trung gian

- Nguyên liệu thô

- Đầu vào

- Sản phẩm cuối cùng

- Các dịch vụ vận hành


Chuỗi giá trị chỉ mang lại lợi nhuận cho các tác nhân nếu người tiêu dùng sẵn sàng chi trả giá sản phẩm cuối cùng. Người tiêu dùng không tạo ra giá trị gia tăng.

1.3.3. Quản trị chuỗi giá trị

Quản trị chuỗi giá trị được định nghĩa là các mối quan hệ giữa các bên tham gia và các cơ chế thể chế, thông qua đó các hoạt động điều phối phi thị trường được thực hiện. Quản trị chuỗi giá trị dễ dàng được nhận ra trong mối quan hệ giữa các công ty hàng đầu trong chuỗi giá trị toàn cầu. Một ví dụ rõ ràng là các siêu thị hàng đầu của Anh thực hiện kiểm soát trên toàn chuỗi cung cấp rau quả tươi, không chỉ xác định các loại sản phẩm mà họ muốn mua (bao gồm giống, chế biến và đóng gói), mà còn các quá trình như hệ thống chất lượng cần phải được đặt đúng chỗ. Những yêu cầu này được thực thi thông qua một hệ thống kiểm tra, kiểm soát kỹ lưỡng và thông qua quyết định cuối cùng giữ hay loại bỏ một nhà cung cấp. Rõ ràng, quản trị trong chuỗi giá trị là việc thực hiện kiểm soát dọc theo chuỗi. Trong ba yếu tố của môi trường xung quanh của một chuỗi giá trị là quy tắc và các quy định. Quy tắc và quy định là một phần không thể tách rời trong việc quản lý chuỗi giá trị. Quản trị đảm bảo rằng các tương tác giữa các tác nhân cùng một chuỗi giá trị được phản ánh một cách có tổ chức chứ không phải là ngẫu nhiên. Trong thực tế, quản trị đề cập đến các quy tắc và quy định được thiết lập bởi các tác nhân trong chuỗi hoặc bởi những tổ chức nằm ngoài chuỗi như các chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, và tổ chức kiểm soát chất lượng. Trong trường hợp này đơn giản có thể là yêu cầu đối với sản phẩm bán buôn nông nghiệp được thu hoạch một cách chính xác để ngăn chặn thiệt hại và suy thoái. Ngược lại, chúng có thể phức tạp như là sự thực thi đạt tiêu chuẩn quốc tế về mức độ cho phép của dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên các sản phẩm nhập khẩu của một chính phủ nước ngoài. Một ví dụ khác là thủ tục đối với một công ty đa


quốc gia như là một điều kiện tham gia cho một nhà thầu phụ trong chuỗi giá trị toàn cầu của nó. Theo Kaplinsky và Morris (2001), có ba hình thức quản trị chuỗi giá trị, cụ thể là thiết lập luật quản trị, quản trị điều hành và quản trị tư pháp. Thiết lập luật quản trị đề cập đến các vấn đề về thiết lập quy tắc và quy định điều chỉnh hoạt động của chuỗi giá trị. Một khi các quy tắc và các quy định được sinh ra, việc giám sát thực hiện để đảm bảo việc tuân thủ các quy tắc là cần thiết. Đây là chức năng quản trị tư pháp. Xử phạt cả hai tiêu cực và tích cực là chìa khoá quản trị tư pháp. Tuy nhiên, để đáp ứng những quy tắc và các quy định, các tác nhân trong chuỗi giá trị có thể cần sự trợ giúp điều hành quản trị về việc hỗ trợ người tham gia trong chuỗi giá trị để thực hiện các quy tắc và các quy định yêu cầu. Ba hình thức của quản trị có thể được thực hiện bởi cả những tác nhân bên ngoài và bên trong chuỗi giá trị. Phần lớn các cuộc thảo luận hiện tại của quản trị không nhận ra sự khác biệt này của ba loại quản trị này, bởi vì trong một số trường hợp, các bên cùng được cho là bao gồm tất cả ba loại tác động của ba loại quản trị.

1.3.4. Nâng cấp chuỗi giá trị

Nâng cấp chuỗi giá trị là thực hiện các giải pháp để tháo gỡ những khó khăn trong chuỗi nhằm đảm bảo sản phẩm đáp ứng được nhu cầu và yêu cầu của thị trường và phát triển chuỗi một cách bền vững. Có 4 loại nâng cấp chuỗi sau:

- Nâng cấp theo quy trình: tức là cải tiến công nghệ sản xuất, tiêu thụ và hậu cần. Hay nói cách khác đó là việc tăng hiệu quả của quy trình bên trong hơn so với các đối thủ, kể cả trong một khâu và giữa các khâu trong chuỗi.

- Nâng cấp sản phẩm: tức là việc đổi mới, đa dạng hóa hay cải tiến sản phẩm cuối cùng. Hay là đưa ra các sản phẩm mới hoặc cải thiện các sản


phẩm hiện có nhanh hơn các đối thủ, kể cả trong một khâu và giữa các khâu trong chuỗi.

- Nâng cấp chức năng: có nghĩa là việc chuyển các chức năng của chuỗi giá trị từ một người vận hành này sang một người vận hành khác. Hay là thêm giá trị gia tăng thông qua thay đổi một số hoạt động trong công ty hoặc chuyển trọng tâm các hoạt động tới các khâu khác trong chuỗi giá trị.

- Nâng cấp chuỗi: chuyển đến một chuỗi giá trị mới.

Bảng 1.1: Các chỉ tiêu để nâng cấp chuỗi


Loại nâng cấp

Thực hiện

Kết quả

Nâng cấp quy trình

- Trong từng khâu

Nghiên cứu và phát triển, thay đổi hệ thống hậu cần và quản lý chất lượng, đầu tư máy móc mới

Giảm chi phí, tăng chất lượng và khả năng giao hàng, giảm thời gian đưa hàng tới thị trường, cải thiện lợi nhuận, thúc đẩy thương hiệu.

- Giữa các khâu

Nghiên cứu và phát triển, cải tiến quản lý chuỗi cung ứng, khả năng kinh doanh điện tử, hỗ trợ trao đổi trong chuỗi cung ứng

Giảm giá thành sản phẩm cuối cùng, tăng chất lượng của sản phẩm cuối cùng, giảm thời gian đưa hàng đến thị trường, cải thiện lợi nhuận cho cả chuỗi, thúc đẩy thương hiệu.

Nâng cấp sản phẩm

- Trong từng khâu

Mở rộng phòng thiết kế và marketing; thiết lập và thúc đẩy các bộ phận chức năng phát triển sản phẩm mới.

Tỷ lệ phần trăm sản phẩm mới trong tổng doanh thu. Tỷ lệ phần trăm sản phẩm có thương hiệu trong tổng doanh thu.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Phát triển chuỗi giá trị du lịch tỉnh Ninh Bình - 5



- Giữa các khâu

Hợp tác với nhà cung ứng và khách hàng để phát triển sản phẩm mới - ứng dụng kỹ thuật đồng bộ

Số nhãn hiệu có bản quyền. Tăng giá sản phẩm ở mức tương đối mà không bị mất thị phần

Nâng cấp chức năng

- Trong từng khâu

Đạt được các chức năng tạo ra giá trị gia tăng mới cao hơn từ các liên kết khác trong chuỗi hoặc thuê ngoài các chức năng có giá trị gia tăng thấp.

Phân công lao động trong chuỗi. Các chức năng cốt lõi được thực hiện trong từng khâu cụ thể của chuỗi

- Giữa các khâu

Chuyển đến khâu mới trong chuỗi hoặc rời bỏ các khâu hiện tại

Tăng lợi nhuận, tăng kỹ năng, tăng tiền lương.

Nâng cấp chuỗi

Ngừng sản xuất trong chuỗi và chuyển sang chuỗi mới; thêm các hoạt động mới trong chuỗi mới

Lợi nhuận cao hơn, tỉ lệ doanh thu từ khu vực sản xuất mới

(Nguồn: Phạm Thị Hoàn Nguyên (2011), Phân tích chuỗi giá trị cá ngừ đại dương tại Tỉnh Khánh Hòa, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại Học Nha Trang)

Để nâng cấp chuỗi thành công, các tác nhân trong chuỗi đóng vai trò chủ đạo thực hiện nhiệm vụ nâng cấp và các nhà hỗ trợ đóng vai trò hỗ trợ các tác nhân trong quá trình nâng cấp. Đồng thời, liên kết ngang và liên kết dọc phải được củng cố và phát triển

1.3.5. Liên kết kinh tế trong chuỗi giá trị

1.3.5.1 Khái niệm liên kết kinh tế

Liên kết kinh tế là hình thức hợp tác và phối hợp thường xuyên các hoạt động do các đơn vị kinh tế tự nguyện tiến hành để cùng đề ra và thực hiện các chủ trương, biện pháp có liên quan đến công việc sản xuất, kinh doanh của các bên tham gia nhằm thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển


theo hướng có lợi nhất. Được thực hiện trên cơ sở nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi thông qua hợp đồng kinh tế ký kết giữa các bên tham gia và trong khuôn khổ pháp luật của các nước.

1.3.5.2 Các hình thức liên kết kinh tế trong chuỗi giá trị

- Liên kết ngang: là liên kết giữa các tác nhân trong cùng một khâu (Ví dụ: liên kết những người nghèo sản xuất/kinh doanh riêng lẻ thành lập nhóm cộng đồng/ tổ hợp tác) để giảm chi phí, tăng giá bán sản phẩm.

- Liên kết dọc: là liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi (Ví dụ: nhóm cộng đồng liên kết với doanh nghiệp thông qua hợp đồng tiêu thụ sản phẩm).

1.3.5.3 Lợi ích của liên kết kinh tế trong chuỗi giá trị

- Đối với liên kết ngang: (1) Giảm chi phí sản xuất, kinh doanh cho từng thành viên của tổ/nhóm qua đó tăng lợi ích kinh tế cho từng thành viên của tổ; (2) Tổ/nhóm có thể đảm bảo được chất lượng và số lượng cho khách hàng; (3) Tổ/nhóm có thể ký hợp đồng đầu ra, sản xuất quy mô lớn; (4) Tổ/nhóm phát triển sản xuất, kinh doanh một cách bền vững.

- Đối với liên kết dọc: (1) Giảm chi phí chuỗi; (2) Có cùng tiếng nói của những người trong chuỗi; (3) Hợp đồng bao tiêu sản phẩm được bảo vệ bởi luật pháp nhà nước; (4) Tất cả thông tin thị trường đều được các tác nhân biết được để sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường.

(5) Niềm tin phát triển chuỗi rất cao.


1.4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu chuỗi giá trị trong ngành du lịch

Phân tích chuỗi giá trị được xem như là công cụ đắc lực giúp cho những nhà quản trị du lịch, người giữ vai trò quản lý trong tổ chức, doanh


nghiệp xác định đâu là những hoạt động chính của một công ty, một sản phẩm, một ngành hàng và xác định xem mỗi hoạt động đã góp phần vào chiến lược cạnh tranh cũng như sự phát triển của công ty, của ngành hàng đó như thế nào.

Phương pháp phân tích chuỗi giá trị là một công cụ mô tả nhằm giúp cho nhà quản trị du lịch kiểm soát được sự tương tác giữa những tác nhân tham gia khác nhau trong chuỗi. Là một công cụ có tính mô tả nên nó có lợi thế ở chỗ buộc người phân tích phải xem xét cả các khía cạnh vi mô và vĩ mô trong các hoạt động sản xuất và trao đổi, nhằm chỉ ra được năng lực cạnh tranh của một công ty, một ngành hàng… có thể bị ảnh hưởng do tính không hiệu quả ở một khâu nào đó trong chuỗi giá trị.

Giúp cho nhà quản trị du lịch đo lường được hiệu quả chung của sản phẩm, của ngành hàng và xác định được mức đóng góp cụ thể của từng tác nhân tham gia chuỗi để có cơ sở đưa ra những quyết định phù hợp.

Phân tích chuỗi giá trị có vai trò trung tâm trong việc xác định sự phân phối lợi ích của những người tham gia trong chuỗi, từ đó khuyến khích sự hợp tác giữa các yếu tố trong chuỗi để việc phân phối lợi ích vươn tới sự công bằng, tạo ra nhiều hơn giá trị tăng thêm và nâng cao lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Giúp cho các nhà tạo lập chính sách có nguồn thông tin cần thiết để có những giải pháp phù hợp và không ngừng hoàn thiện chính sách vĩ mô nhằm phát triển bền vững chuỗi ngành hàng

1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển chuỗi giá trị du lịch


1.5.1. Môi trường vĩ mô

Môi trường vĩ mô bao gồm các yếu tố mang tính rộng lớn, chúng có tác động và ảnh hưởng tới toàn bộ môi trường cạnh tranh và môi trường bên trong

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/06/2023