Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Tới Phát Triển Cho Vay Ủy Thác Của Nhcsxh


chức hội với công tác xóa đói giảm nghèo ở địa phương, do đó đã góp phần tăng cường và mở rộng hoạt động của các đoàn thể chính trị - xã hội nhận ủy thác.

Tín dụng chính sách đã đem lại những hiệu quả thiết thực, từ cho vay theo hộ gia đình là chủ yếu, đã bước đầu hình thành các nhóm hộ, dự án liên kết sản xuất theo tiểu vùng để khai thác lợi thế, thế mạnh riêng có ở địa phương, hình thành nên các tiểu vùng kinh tế. Nhiều dự án sản xuất tiểu vùng đã góp phần làm thay đổi cách tư duy, từ làm ăn nhỏ lẻ manh mún chuyển sang theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung với con giống, cây trồng, vật nuôi mới mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo ra lượng hàng hóa lớn tại các vùng nông thôn, miền núi.

Việc cho vay các chương trình tín dụng ưu đãi đã bám sát các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội tại địa phương, phù hợp với sự phát triển của từng vùng, miền; nguồn vốn tín dụng ưu đãi do NHCSXH cho vay đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách đã mang lại hiệu uả thiết thực; góp phần thúc đẩy đáng kể vào việc hoàn thành tiêu trí xây dựng nông thôn mới của các xã đăng ký về đích ua các năm trên toàn tỉnh, từ đó góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp hoàn thành thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội được cấp ủy Đảng, chính uyền địa phương ghi nhận và đánh giá cao.

NHCSXH ủy thác một số nội dung công việc ua các Tổ chức Hội, Đoàn thể nhận ủy thác đã tạo được kênh dẫn vốn tín dụng chính sách nhanh nhất, gần nhất đến các đối tượng được thụ hưởng, thông ua việc bình xét cho vay công khai đã có tác động tích cực đến tính năng động, sáng tạo của các hộ vay vốn, khuyến khích việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu uả; tạo khả năng phát huy thế mạnh của các Tổ chức Hội, Đoàn thể trong việc tập hợp lực lượng từ cơ sở; việc bình xét cho vay, kiểm tra hiệu uả sử dụng vốn vay, đôn đốc trả nợ gốc, lãi của các đối tượng thụ hưởng được thuận lợi hơn. Thông

ua việc nhận ủy thác các Tổ chức Hội, Đoàn thể và Tổ TK&VV được chi trả


khoản tiền phí ủy thác và hoa hồng đã tạo điều kiện cho các tổ chức Hội, Đoàn thể có thêm nguồn kinh phí hoạt động, thu hút được nhiều hội viên, củng cố và nâng cao được chất lượng hoạt động của phong trào Hội.

1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI PHÁT TRIỂN CHO VAY ỦY THÁC CỦA NHCSXH

1.3.1. Các yếu tố bên trong chi nhánh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

Đây là những nhân tố thuộc về nội tại của bản thân NHCSXH và các tổ chức chính trị xã hội. Nhóm này gồm các nhân tố cơ bản sau:

Một, mô hình tổ chức mạng lưới của NHCSXH. Đối tượng phục vụ chính của NHCSXH là các hộ gia đình nghèo mà các hộ này lại chủ yếu nằm ở các vùng nông thôn, đặc biệt là các vùng sâu vùng xa, vùng núi cao, hải đảo... cho nên mô hình mạng lưới của NHCSXH phải được thiết lập sao cho phù hợp để tạo điều kiện thuận lợi nhất phục vụ cho các đối tượng hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Phát triển cho vay ủy thác thông qua các tổ chức Hội, đoàn thể tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh - 5

Hai, chiến lược hoạt động của NHCSXH: Đây là nhân tố ảnh hưởng quan trọng tới chất lượng, hiệu quả cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác và hoạt động của NHCSXH. Đòi hỏi NHCSXH phải nghiên cứu, hoạch định một cách khoa học chiến lược phát triển của mình, từ đó đưa ra các phương án thích hợp để hướng tới các đối tượng khách hàng của mình trong ngắn hạn c ng như trung, dài hạn để nâng cao hiệu quả hoạt động.

Ba, chính sách cho vay, quy trình nghiệp vụ cho vay ngày càng phải hoàn thiện, phù hợp với thực tế trong từng thời kỳ như mức cho vay, lãi suất cho vay, thời hạn cho vay, ..v.v. có như vậy mới đảm bảo cho cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác của NHCSXH ngày càng hiệu quả.

Bốn, phẩm chất đạo đức, trình độ năng lực của đội ng cán bộ nhân viên ngân hàng và các tổ chức chính trị xã hội: Vì đối tượng phục vụ của NHCSXH đa phần là người nghèo cho nên họ dễ mặc cảm, dễ tự ti vì vậy cán bộ nhân viên ngân hàng, cán bộ Hội đoàn thể phải luôn trau dồi đạo đức phục vụ khách hàng tận tụy, tâm huyết, thường xuyên quan tâm, gần g i với khách


hàng để người nghèo coi NHCSXH thực sự là người bạn thân thiết. Đồng thời cán bộ nhân viên, cán bộ Hội đoàn thể phải thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn, kiến thức ngoại ngành, kinh nghiệm sản xuất – kinh doanh ... để tư vấn giúp đỡ hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác sử dụng đồng vốn hiệu quả hơn.

Năm, cơ sở vật chất kỹ thuật: NHCSXH cần phải tập trung đầu tư kiện toàn cơ sở vật chất kỹ thuật như trụ sở làm việc, máy móc phương tiện đặc biệt là hiện đại hoá công nghệ tin học để đưa ra nhiều sản phẩm mới tiện ích hơn hiệu quả hơn.

Sáu, sự phối kết hợp của NHCSXH và các tổ chức chính trị xã hội trong việc triển khai thực hiện các văn bản thoả thuận, các hợp đồng uỷ thác uỷ nhiệm đã ký kết. Các bên cần nỗ lực phấn đấu làm hết trách nhiệm của mình và phải cùng nhau thường xuyên kiểm điểm, đánh giá rút kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả đồng vốn cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác vay.

1.3.2. Các yếu tố bên ngoài chi nhánh

Một, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước: Đây là nhân tố quan trọng vì Đảng và Nhà nước có những chủ trương chính sách đúng đắn giúp đỡ hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác thì NHCSXH sẽ được hỗ trợ tích cực, hoạt động ngày càng được mở rộng và hiệu quả.

Hai, môi trường tự nhiên: Môi trường tự nhiên có tác động to lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác nói riêng. Nếu môi trường thuận lợi “mưa thuận, gió hoà” thì hoạt động sản xuất kinh doanh của người nghèo sẽ đem lại hiệu quả cao, đồng vốn của NHCSXH cho người nghèo vay sẽ phát huy hiệu quả. Ngược lại nếu không thuận lợi, thiên tai dịch bệnh xảy ra thì người nghèo sản xuất kinh doanh bị thua lỗ, đồng vốn của NHCSXH cho họ vay sẽ không hiệu quả.


Ba, môi trường pháp lý: Môi trường pháp lý là nền tảng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra an toàn. Vì vậy để hoạt động NHCSXH an toàn hiệu quả thì đòi hỏi môi trường pháp lý phải đồng bộ và hoàn thiện.

Bốn, năng lực, nhận thức, kinh nghiệm của khách hàng: Năng lực quản lý, năng lực kinh doanh của khách hàng là nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả tín dụng ưu đãi hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác của NHCSXH. Nếu người nghèo vay vốn NHCSXH mà không có kinh nghiệm, năng lực sản xuất kinh doanh thì đồng vốn khó phát huy hiệu quả, thậm chí còn mất vốn do thua lỗ làm cho người nghèo càng nghèo thêm.

1.4. THỰC TẾ PHÁT TRIỂN CHO VAY CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO CHI NHÁNH TỈNH BẮC NINH

1.4.1. Thực tế tại Bangladesh

Ở Bangladesh có ngân hàng Grameen (GB) là ngân hàng chuyên phục vụ người nghèo, chủ yếu là phụ nữ nghèo. Để phát triển, GB phải tự bù đắp các chi phí hoạt động. Như vậy, GB hoạt động như các ngân hàng thương mại khác không được bao cấp từ phía Chính phủ. GB thực hiện cơ chế lãi suất thực dương, do vậy lãi suất cho vay tới các thành viên luôn cao hơn lãi suất trên thị trường. GB cho vay tới các thành viên thông qua nhóm tiết kiệm và vay vốn. GB cho vay không áp dụng biện pháp thế chấp tài sản mà chỉ cần tín chấp qua các nhóm tiết kiệm và vay vốn. Thủ tục vay vốn của GB rất đơn giản và thuận tiện, người vay vốn chỉ cần làm đơn và nhóm bảo lãnh là đủ. Nhưng ngân hàng có cơ chế kiểm tra rất chặt chẽ, tạo cho người nghèo sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả. Để phục vụ đúng đối tượng người vay phải đủ chuẩn mực đói nghèo, nghĩa là hộ gia đình phải có dưới 0,4acre đất canh tác và mức thu nhập bình uân đầu người dưới 100USD/năm. GB được quyền đi vay để cho vay và được ủy thác nhận tài trợ từ các tổ chức trong và ngoài nước, huy động tiền gửi, tiết kiệm của các thành viên, quản lý các quỹ của nhóm và được phát hành trái phiếu vay nợ. GB được Chính phủ cho phép hoạt động theo luật riêng, không bị chi phối bởi luật tài chính và luật Ngân hàng hiện hành của Bangladesh.


1.4.2. Thực tế tại Thái Lan

Ngân hàng phát triển nông nghiệp Thái Lan có nhiệm vụ hoạt động chính là trợ cấp cho nông dân thông qua đầu tư vốn tín dụng. Ngân hàng này được cung cấp các khoản vốn ưu đãi như: Ngân hàng Trung ương cho vay không lãi (trên thực tế, lãi suất từ 1-3%/năm nhưng do Ngân sách trả); các Ngân hàng thương mại phải gửi ít nhất 20% vốn vào ngân hàng này; hàng năm, Chính phủ có chỉ tiêu bắt buộc các Ngân hàng thương mại phải cho vay đối với nông nghiệp. Nếu Ngân hàng thương mại không cho vay hết chỉ tiêu bắt buộc đó thì phải gửi số tiền còn lại vào Ngân hàng Phát triển nông nghiệp Thái Lan và Ngân hàng này được Ngân hàng Trung ương bảo lãnh khi vay vốn nước ngoài đồng thời được miễn ký quỹ bắt buộc. Đối tượng được Ngân hàng này cho vay vốn là các hộ nông dân cá thể, các hiệp các tổ chức Hội, đoàn thể có thu nhập dưới 10.000 baht/ năm (khoảng dưới 400USD/năm), có ít ruộng đất, thấp hơn mức ruộng đất trung bình trong khu vực, tuổi đời từ 20 trở lên, không mắc bệnh thần kinh, có kiến thức về sản xuất nông nghiệp và phải sống ít nhất một năm ở địa phương đó. Để đảm bảo khả năng hoàn trả vốn, nông dân được tổ chức thành từng nhóm cam kết cùng chịu trách nhiệm về các khoản vay Ngân hàng. Mỗi nhóm có từ 15 - 25 người; một hộ nông dân được vay vốn tối đa là 60.000baht (tương đương 2.400 USD); người vay không cần tài sản thế chấp mà thực hiện tín chấp qua nhóm nông dân. Lãi suất cho vay đối với hộ nông dân nghèo thấp hơn so với lãi suất cho vay các đối tượng khác. Hiện nay, Ngân hàng phát triển nông nghiệp Thái Lan đang cho vay hộ nông dân nghèo vay với lãi suất 8%/năm, trong khi lãi suất cho vay thông thường là 12.5%/năm.

1.4.3. Thực tế tại Malaysia

Trên thị trường chính thức hiện nay của Malaysia, việc cung cấp tín dụng cho lĩnh vực nông thôn chủ yếu do ngân hàng nông nghiệp Malaysia (BPM) đảm nhận. Đây là ngân hàng thương mại quốc doanh, được Chính phủ thành lập và cấp 100% vốn tự có ban đầu. BPM chú trọng cho vay trung và


dài hạn theo các dự án và các chương trình đặc biệt. Ngoài ra, BPM còn cho vay hộ nông dân nghèo thông qua các tổ chức tín dụng trung và dài hạn theo các dự án và các chương trình đặc biệt. Ngoài ra, ngân hàng còn có cho vay hộ nông dân nghèo thông qua các tổ chức tín dụng trung gian khác như: Ngân hàng nông thôn và hợp tác xã tín dụng. Ngoài ra, Chính phủ còn buộc các ngân hàng thương mại khác phải gửi 20,5% số tiền huy động được vào ngân hàng trung ương (trong đó có 3% dự trữ bắt buộc) đểlàm vốn cho vay đối với nông nghiệp - nông thôn. BPM không phải gửi tiền dự trữ bắt buộc ở Ngân hàng Trung ương và không phải nộp thuế cho Nhà nước.

1.4.4. Bài học kinh nghiệm

Qua nghiên cứu trên các mặt hoạt động của các ngân hàng phục vụ cho người nghèo như nêu trên chúng ta có thể áp dụng một số bài học kinh nghiệm vào NHCSXH tỉnh Bắc Ninh:

Một là, nhận thức về người nghèo, họ là những người có lòng tin, tự trọng,có khả năng vươn lên để thoát khỏi nghèo đói, do đó họ có khả năng trả nợ sòng phẳng. Đánh giá đúng nội sinh người nghèo đã tạo ra một lòng tin và

uyết tâm cho ngân hàng phục vụ người nghèo thực hiện thành công mục tiêu giảm nghèo như các nước đã làm;

Hai là, sử dụng bộ máy nhân sự gần g i với người nghèo, hiểu biết nông thôn và tâm huyết với người nghèo;

Ba là, NHCSXH là một thiết chế tín dụng đặc biệt, hoạt động theo ui định riêng, ngoài nguyên tắc chung theo ui định của luật Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng khác phải điều chỉnh bổ sung một số điều luật cho phù hợp với đặc điểm hoạt động của NHCSXH;

Bốn là, tập trung các nguồn vốn vào một đầu mối để thực hiện mục tiêu hỗ trợ cho người nghèo theo chương trình của Chính phủ. Người nghèo nước ta c ng như các uốc gia khác, gia tài của họ rất ít . Vì vậy, phải cho họ vay bằng biện pháp tín chấp, trả nợ dần bằng kết uả sản xuất và tiết kiệm bắt buộc đối với người vay vốn;


Năm là, tín dụng cho người nghèo thường kết hợp lồng ghép với các chương trình phát triển kinh tế xã hội khác của Chính phủ, thường đem lại những hiệu uả tích cực;

Sáu là, về chính sách Nhà nước.

Hỗ trợ vốn cho người nghèo có những đặc điểm khác biệt như, có những chế độ ưu đãi nhất định của Nhà nước về thuế, lãi suất và thường không có tài sản thế chấp. Do vậy, cần phải có sự kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ kênh cho vay này, nhằm tránh tiêu cực và nâng cao hiệu uả của đồng vốn.


Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHO VAY ỦY THÁC THÔNG QUA CÁC TỔ CHỨC HỘI, ĐOÀN THỂ CỦA CHI NHÁNH NHCSXH TỈNH BẮC NINH GIAI ĐOẠN 2018-2020


2.1. KHÁI QUÁT VỀ NHCSXH TỈNH BẮC NINH

2.1.1. Lược sử hoạt động

Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Bắc Ninh là một tổ chức tín dụng của Nhà nước trực thuộc Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam.

Tên giao dịch quốc tế của chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Bắc Ninh là: Vietnam Bank for Social Policies, Bac Ninh branch.

Trụ sở hoạt động: Số 2 - Đường Phù Đổng Thiên Vương - Thành phố Bắc Ninh - Tỉnh Bắc Ninh.

Tiền thân của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Bắc Ninh là Ngân hàng Phục vụ người nghèo tỉnh Bắc Ninh được thành lập và hoạt động từ năm 1997. Là một tổ chức tín dụng của Nhà nước hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, giúp người nghèo vay vốn phát triển sản xuất, giải quyết đời sống góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo ở địa phương.

Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Bắc Ninh được thành lập theo Quyết định số 30/QĐ-HĐQT ngày 14/01/2003 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo nhằm tạo dựng kênh tín dụng ưu đãi, giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn để phát triển sản xuất kinh doanh tạo việc làm, cải thiện đời sống góp phần thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội.

Ngay từ những ngày đầu thành lập, cơ sở vật chất thiếu thốn, trụ sở làm việc hầu như không có, chủ yếu là đi thuê, mượn và còn gặp rất nhiều khó khăn khác, song được sự quan tâm chỉ đạo của NHCSXH Việt Nam, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố, các cấp ủy, chính quyền địa phương, trực tiếp là Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh Bắc Ninh đã triển

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/02/2023