Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN CHO VAY ỦY THÁC CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
1.1. TỔNG QUAN VỀ CHO VAY ỦY THÁC CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
1.1.1.Khái niệm
Cho vay là mối quan hệ giao dịch giữa hai chủ thể, trong đó một bên chuyển giao tiền hoặc tài sản cho bên kia sử dụng trong một thời gian nhất định, đồng thời bên nhận tiền hoặc tài sản cam kết hoàn trả vốn gốc và lãi cho bên chuyển giao tiền và tài sản vô điều kiện theo thời hạn đã thoả thuận.
Cho vay ưu đãi của ngân hàng là quan hệ kinh tế giữa ngân hàng với các khách hàng là đối tượng chính sách, trong đó ngân hàng chuyển giao tiền cho khách hàng trong một thời gian nhất định với những thoả thuận hoàn trả cả gốc và lãi (ưu đãi) trong một thời gian nhất định giữa khách hàng và ngân hàng.
Các tổ chức chính trị xã hội là một tổ chức của Hội đoàn thể được thành lập để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên đoàn thể đó phù hợp với Pháp luật của Nhà nước. Tổ TK&VV được thành lập nhằm tập hợp các hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu vay vốn của NHCSXH để sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống; cùng tương trợ lẫn nhau trong sản xuất và đời sống; cùng liên đới chịu trách nhiệm trong việc vay vốn và trả nợ ngân hàng.
Các TC CT-XH làm dịch vụ uỷ thác từng phần cho NHCSXH có nhiệm vụ chính là cầu nối giữa NHCSXH với người nghèo và các đối tượng chính sách, thông qua tổ chức thành lập và chỉ đạo hoạt động của các Tổ TK&VV tại cơ sở có đủ điều kiện trực tiếp làm dịch vụ uỷ thác tín dụng đến khách hàng. Thực hiện Nghị định 78/2002/NĐ – CP của Chính phủ, đến nay NHCSXH đã ký văn bản thoả thuận, uỷ thác cho vay chương trình tín dụng hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác thông qua 4 tổ chức chính trị - xã
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển cho vay ủy thác thông qua các tổ chức Hội, đoàn thể tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh - 1
- Phát triển cho vay ủy thác thông qua các tổ chức Hội, đoàn thể tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh - 2
- Các Chỉ Tiêu Đánh Giá Chất Lượng Tăng Trưởng
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Tới Phát Triển Cho Vay Ủy Thác Của Nhcsxh
- Khái Quát Về Hoạt Động Cho Vay Ủy Thác
Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.
hội: Hội liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
Theo Nghị định 78/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác thì NHCSXH ngoài việc cho vay trực tiếp đối với một số dự án, còn lại chủ yếu là cho vay uỷ thác qua các tổ chức tín dụng và các tổ chức chính trị xã hội. Riêng đối với cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác NHCSXH thực hiện phương thức cho vay uỷ thác qua các tổ chức tín dụng và các tổ chức chính trị xã hội. Là việc NHCSXH ký kết các văn bản thoả thuận, hợp đồng uỷ thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác với các tổ chức tín dụng. Theo phương thức này NHCSXH giao vốn cho các tổ chức tín dụng để họ thực hiện giải ngân cho các hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác vay vốn theo đúng uy định của NHCSXH và tổ chức tín dụng được hưởng phí uỷ thác do NHCSXH trả cho họ. Loại hình uỷ thác cho vay này gọi là uỷ thác toàn phần.
Trong thực tế trước đây khi NHCSXH chưa ra đời thì Ngân hàng Phục vụ người nghèo Việt Nam do bộ máy biên chế quá nhỏ bé không thể trực tiếp quản lý được nên đã thực hiện phương thức uỷ thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác toàn phần cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Phương thức cho vay này có ưu điểm là khắc phục được tình trạng quá tải của Ngân hàng Phục vụ người nghèo do mạng lưới định biên ít không thể trực tiếp quản lý được nhưng nó c ng bộc lộ nhiều tồn tại hạn chế đó là: Ngân hàng uỷ thác không quản lý được vốn cho nên việc giải ngân vốn đến tay người nghèo hoàn toàn phụ thuộc vào Ngân hàng nhận uỷ thác dẫn đến nhiều khi vốn tồn đọng rất lớn gây lãng phí vốn, một tồn tại nữa là chất lượng hiệu quả tín dụng thấp, nợ quá hạn, nợ xấu chiếm tỷ lệ cao và phí uỷ thác lớn, gây tốn kém cho ngân sách Nhà nước.
Từ khi được thành lập theo Quyết định số: 131/QĐ-TTg ngày 04/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ, NHCSXH đã tập trung nghiên cứu và
chuyển dần việc uỷ thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác toàn phần qua các tổ chức tín dụng sang hình thức cho vay uỷ thác bán phần qua các tổ chức chính trị xã hội.
Cho vay uỷ thác bán phần qua các tổ chức chính trị xã hội là việc NHCSXH uỷ quyền cho các tổ chức chính trị xã hội thực hiện một số công việc (công đoạn) trong quy trình nghiệp vụ cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác của NHCSXH và các tổ chức chính trị xã hội được NHCSXH trả một khoản phí uỷ thác theo các văn bản thoả thuận và hợp đồng uỷ thác đã được hai bên ký kết.
Cho vay uỷ thác bán phần qua các tổ chức chính trị xã hội có những ưu điểm rõ rệt, nó khắc phục được những tồn tại, hạn chế của phương thức cho vay uỷ thác toàn phần qua các tổ chức tín dụng đó là: NHCSXH trực tiếp quản lý nguồn vốn, quản lý dư nợ nên chủ động trong quá trình cho vay không để tồn đọng lãng phí vốn, với phương thức cho vay này hiệu quả tín dụng hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được nâng cao rõ rệt, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu rất thấp. Đồng thời phương thức cho vay này tiết kiệm được chi phí (phí uỷ thác) cho ngân sách Nhà nước góp phần thực hiện tốt công tác xã hội hoá tín dụng chính sách đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, huy động được sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội vào công cuộc xoá đói giảm nghèo.
Như vậy, có thể hiểu, cho vay ủy thác của NHCSXH là việc ngân hàng uỷ quyền cho tổ chức tín dụng hay tổ chức chính trị xã hội thực hiện toàn bộ hoặc một phần công việc trong quy trình nghiệp vụ cho vay ủy thác của ngân hàng với một mức phí nhất định được thoả thuận giữa ngân hàng và các tổ chức tín dụng hay tổ chức chính trị xã hội.
1.1.2. Vai trò
Ngân hàng Chính sách Xã hội là một trong các kênh chuyển tải vốn và thực hiện cho vay ủy thác đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác
thông ua các tổ chức chính trị - xã hội là một phương pháp cho vay có hiệu
uả, tiết kiệm chi phí, phát huy sức mạnh cộng đồng.
Cho vay uỷ thác thông ua các tổ chức chính trị xã hội có ý nghĩa uan trọng về mặt thực tiễn, nó thể hiện sự uan tâm của Đảng, Nhà nước của các tổ chức chính trị xã hội đối với các đối tượng được hưởng chính sách.
Xuất phát từ mục đích và cơ chế hoạt động, hiệu uả cho vay của NHCSXH là việc đạt được những kết uả mà bao hàm trong đó cả lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội; việc lượng hoá kết uả cho vay được đánh giá thông
ua hệ thống các chỉ tiêu trung gian được xác định trên cơ sở kết uả thực hiện các chính sách xã hội theo các chương trình, dự án và theo từng nhóm đối tượng thụ hưởng và tác động của chính sách.
Hiệu uả cho vay của NHCSXH được thể hiện ở việc duy trì và phát triển được nguồn vốn cho vay thực thi chính sách xã hội.
1.1.3. Quy trình cho vay
Để được cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác theo phương thức ủy thác cần phải có những điều kiện như sau:
- Đối với hộ vay: Phải là thành viên của Tổ Tiết kiệm và vay vốn, đồng thời phải chấp hành các uy ước hoạt động của Tổ.
- Đối với Tổ TK&VV: Hoạt động của Tổ TK&VV theo đúng Quyết định số 15/QĐ-HĐQT ngày 05/3/2013 của Hội đồng quản trị NHCSXH. Tổ TK&VV phải chấp hành sự kiểm tra, giám sát của tổ chức Hội, Ngân hàng và tuân thủ nguyên tắc công khai, dân chủ, công bằng.
- Đối với tổ chức Hội, đoàn thể: Được NHCSXH ký Văn bản Thỏa thuận và Văn bản Liên tịch. Trong quá trình thực hiện nhận ủy thác cho vay tín dụng thì có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra giám sát hoạt động của Tổ TK&VV theo nội dung Hợp đồng ủy nhiệm Tổ đã ký với NHCSXH.
Quy trình cho vay vốn bao gồm 9 nội dung công việc, được thu gọn thành 03 đầu mục lớn theo như Thỏa thuận liên ngành số 3948/TTLN-HNP- HND-HCCB-ĐTNCSHCM ký mới ngày 03/12/2014, thì NHCSXH ủy thác
cho các tổ chức Hội, đoàn thể chính trị - xã hội Việt Nam thực hiện 06 nội dung công việc trong quy trình cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác và một số chương trình tín dụng chính sách khác, bao gồm:
1. Tổ chức họp các đối tượng vay vốn thuộc diện thụ hưởng các chính sách tín dụng có ưu đãi của Chính phủ. Thông báo và phổ biến các chương trình chính sách tín dụng có ưu đãi của Chính phủ đến hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.
2. Hướng dẫn thành lập Tổ Tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) theo Quyết định số 15/QĐ-HĐQT ngày 05/3/2013 của Hội đồng quản trị NHCSXH. Chỉ đạo và hướng dẫn Tổ TK & VV tổ chức họp để kết nạp tổ viên, bầu Ban quản lý Tổ, xây dựng Quy ước hoạt động của Tổ, bình xét công khai các hộ có nhu cầu xin vay vốn và đủ điều kiện vay đưa vào danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn NHCSXH (mẫu số 03) theo uy định nghiệp vụ cho vay của từng chương trình, trình Ban xoá đói giảm nghèo cấp xã xác nhận, UBND cấp xã xét duyệt và đề nghị Ngân hàng cho vay.
Nhận và thông báo kết quả phê duyệt danh sách hộ gia đình được vay vốn cho Tổ TK&VV để Tổ TK&VV thông báo đến từng hộ gia đình được vay vốn. Cùng Tổ TK&VV chứng kiến việc giải ngân, thu nợ, thu lãi của người vay tại các Điểm giao dịch của NHCSXH
3. Kiểm tra, đôn đốc hoạt động của các Tổ TK&VV thuộc phạm vi của Các tổ chức Hội, đoàn thể quản lý. Giám sát quá trình sử dụng vốn vay của các hộ. Phối hợp với Ban quản lý Tổ TK&VV đôn đốc người vay trả nợ gốc, lãi theo định kỳ đã thoả thuận. Thông báo kịp thời cho Ngân hàng nơi cho vay về các trường hợp sử dụng vốn vay bị rủi ro do nguyên nhân khách quan (thiên tai, dịch bệnh, hoả hoạn, chết, mất tích…) và rủi ro do chủ uan như: sử dụng vốn vay sai mục đích, người vay trốn, … để có biện pháp xử lý thích hợp, kịp thời. Phối hợp cùng NHCSXH và chính quyền địa phương xử lý các trường họp nợ chây ỳ, nợ quá hạn và hướng dẫn hộ vay lập hồ sơ đề nghị xử lý rủi ro do nguyên nhân khách quan (nếu có).
4. Đôn đốc Ban quản lý Tổ TK&VV thực hiện Hợp đồng ủy nhiệm đã ký với NHCSXH, chỉ đạo và giám sát Ban quản lý Tổ TK&VV trong các việc sau:
- Đôn đốc các tổ viên đem tiền đến điểm giao dịch của NHCSXH để trả nợ gốc theo kế hoạch trả nợ đã thỏa thuận;
- Thực hiện việc thu lãi, thu tiền tiết kiệm (đối với các Tổ TK&VV được NHCSXH ủy nhiệm thu) hoặc đôn đốc các tổ viên đem tiền đến điểm giao dịch của NHCSXH để trả lãi, gửi tiết kiệm (nếu có) theo định kỳ đã thỏa thuận (đối với các Tổ TK&VV không được NHCSXH ủy nhiệm thu).
Định kỳ hàng tháng, phối hợp cùng NHCSXH cấp huyện tiến hành đánh giá hoạt động của từng Tổ để xếp loại Tổ theo tiêu chí, những Tổ yếu kém, không còn khả năng hoạt động thì tổ chức sát nhập, giải thể theo ui định.
5. Chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra quá trình sử dụng vốn của người vay, đối chiếu dư nợ tiền vay, kiểm tra hoạt động của các Tổ TK&VV và của tổ chức chính trị - xã hội cấp dưới thuộc phạm vi quản lý theo định kỳ hoặc đột xuất. Phối hợp cùng NHCSXH và chính quyền địa phương xử lý các trường hợp nợ chây ỳ, nợ quá hạn và hướng dẫn hộ vay lập hồ sơ đề nghị xử lý nợ bị rủi ro do nguyên nhân khách quan (nếu có).
6. Định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ. Tổ chức giao ban, sơ kết, tổng kết theo định kỳ để đánh giá những kết quả đã đạt được, những tồn tại, vướng mắc, bàn biện pháp và kiến nghị xử lý nợ đến hạn, nợ quá hạn, nợ bị rủi ro, nợ bị chiếm dụng,… và bàn phương hướng, kế hoạch thực hiện trong thời gian tới. Theo dõi hoạt động của Tổ TK&VV, đôn đốc Ban quản lý Tổ TK&VV thực hiện Hợp đồng uỷ nhiệm đã ký với NHCSXH. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ uỷ thác cho cán bộ Hội các cấp, Ban quản lý Tổ TK&VV để hoàn thành công việc uỷ thác cho vay.
Toàn bộ 6 công đoạn trên thì tổ chức Hội cấp xã phải thực hiện tất cả 6 công đoạn từ 1 đến 6, tổ chức Hội cấp Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện thực hiện 2 công đoạn bao gồm công đoạn thứ 5 và 6.
NHCSXH thực hiện nốt 03 công đoạn còn lại bao gồm:
7. Cung ứng vốn trong phạm vi kế hoạch được duyệt hàng năm và cùng phối hợp với tổ chức hội cho vay đúng đối tượng. Tạo điều kiện cho tổ chức Hội các cấp thực hiện tốt các nội dung uỷ thác.
8. Trực tiếp thu hồi nợ gốc của từng hộ vay tại các điểm giao dịch quy định. Thanh toán đầy đủ, thuận tiện và đúng kỳ hạn phí uỷ thác theo văn bản thoả thuận giữa NHCSXH và tổ chức Hội, đoàn thể.
9. Chủ động thông báo cho Hội , đoàn thể khi Nhà nước có thay đổi, bổ sung về chủ trương, chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Phối hợp tổ chức Hội tập huấn về cơ chế, chính sách và văn bản mới. Chủ động tổ chức giao ban định kỳ để nắm bắt tình hình, kết quả thực hiện uỷ thác cho vay, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, phát sinh. Hàng năm, xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát hoạt động uỷ thác cho vay đối với từng cấp Ngân hàng. Phối hợp với các tổ chức Hội trong việc tổ chức kiểm tra, giám sát phải được lập thành văn bản để theo dõi và có cơ sở xử lý khi cần thiết.
Riêng chính quyền thực hiện công việc rà soát các hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác theo tiêu chuẩn của Thủ tướng Chính phủ ban hành theo từng thời kỳ nhất định. Phối hợp với tổ chức Các tổ chức Hội, đoàn thể cơ sở xét duyệt các hồ sơ đề nghị vay vốn của các hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn của mình quản lý. Chính quyền địa phương phối hợp với NHCSXH xử lý các trường hợp nợ chây ỳ, nợ quá hạn và hướng dẫn hộ vay lập hồ sơ đề nghị xử lý nợ bị rủi ro do nguyên nhân khách quan (nếu có).
1.2. NỘI DUNG PHÁT TRIỂN CHO VAY ỦY THÁC CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
1.2.1. Quản trị tuân thủ
Để thực hiện chính sách cho vay tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác của Nhà nước, Ngân hàng CSXH thực hiện theo phương thức ủy thác cho các tổ chức tín dụng, tổ chức chính trị - xã hội
theo hợp đồng ủy thác hoặc trực tiếp cho vay đến Người vay.
Theo uy định tại Điều 5, Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính Phủ, NHCSXH đã ký kết các Văn bản liên tịch với 04 tổ chức chính trị - xã hội về việc tổ chức thực hiện ủy thác cho vay tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác là: Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu Chiến binh Việt Nam và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Để thực hiện nhận ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác thì các cấp Hội, đoàn thể và Ngân hàng CSXH phải ký kết các văn bản đối với cấp Trung ương, cấp tỉnh và huyện gọi chung là Văn bản liên tịch, đối với cấp xã gọi là Hợp đồng ủy thác cụ thể:
Ở cấp Trung ương: Hội sở chính NHCSXH ký văn bản với cấp Trung ương của cấp Hội. Tại NHCSXH Trung ương: Tổng Giám đốc trực tiếp ký các Văn bản Liên tịch, Văn bản Thỏa thuận với các tổ chức Hội cấp Trung ương. Ngày 15/4/2003 Trung ương Các tổ chức Hội, đoàn thể Việt Nam và NHCSXH đã ký Văn bản Liên tịch số 235/VBLT về việc tổ chức thực hiện ủy thác cho vay vốn đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ.
Trong đó nêu lên các mục đích thực hiện chương trình ủy thác và nhận ủy thác đó là không chỉ nhằm giảm các chi phí quản lý cho vay mà còn là giải pháp phát huy sức mạnh cộng đồng thực hiện chủ trương dân chủ hóa, công khai hóa công tác ngân hàng, bảo đảm tiền của Nhà nước đến với người nghèo và các đối tượng chính sách khác cần vốn, hạn chế rủi ro, thất thoát vốn và giúp người vay sử dụng vốn có hiệu quả. Quy định trách nhiệm chung, trách nhiệm của mỗi bên và cơ chế tổ chức thực hiện việc ủy thác và nhận ủy thác giữa hai bên.
Sau hơn 10 năm triển khai thực hiện đã phát sinh một số bất cập nên các tổ chức Hội và NHCSXH đã ký lại các Văn bản Thỏa thuận, cụ thể: