DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức chi nhánh NHCSXH tỉnh Bắc Ninh 34
Bảng số 2.1: Các lớp tập huấn cho cán bộ Hội cấp cơ sở (2018- 2020) 45
Bảng số 2.2. Một số chỉ tiêu chủ yếu về hoạt động tín dụng 2018-2020 49
Bảng số 2.3: Tăng trưởng dư nợ cho vay ưu đãi 2018 -2020 50
Bảng số 2.4: Một số chỉ tiêu cho vay ưu đãi chủ yếu 2018 -2020 51
Bảng số 2.5: Ủy thác cho vay ua các tổ chức chính trị – xã hội 2018 - 2020 53
MỞ ĐẦU
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển cho vay ủy thác thông qua các tổ chức Hội, đoàn thể tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh - 1
- Cơ Sở Lý Luận Và Thực Tiễn Về Phát Triển Cho Vay Ủy Thác Của Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội
- Các Chỉ Tiêu Đánh Giá Chất Lượng Tăng Trưởng
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Tới Phát Triển Cho Vay Ủy Thác Của Nhcsxh
Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Mục tiêu xóa đói, giảm nghèo là một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu của chiến lược phát triển kinh tế xã hội nước ta. Trong những năm qua Đảng, Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ, giúp đỡ người nghèo và các xã nghèo vươn lên thoát nghèo. Một trong những chính sách đó là chính sách tín dụng ưu đãi. Ngày 4/10/2002, Chính phủ đã có Nghị định số 78/2002/NĐ-CP về tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Đồng thời Thủ tướng chính phủ có quyết định số 131/TTg thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo. Ngày 01/01/2003, Ngân hàng CSXH đi vào hoạt động. Đối tượng của Ngân hàng CSXH là hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Căn cứ Điều 5 Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ uy định “Việc cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội được thực hiện theo phương thức uỷ thác cho các tổ chức tín dụng, tổ chức chính trị - xã hội theo hợp đồng uỷ thác hoặc trực tiếp cho vay đến người vay”; Thực hiện văn bản thỏa thuận số 3948/VBLT-NHCS-HPN-HND-HCCB-ĐTNCSHCM ngày 03/12/2014 ngày giữa Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) và 04 tổ chức chính trị xã hội về việc thực hiện uỷ thác cho vay vốn đối với hộ nghèo các đối tượng chính sách khác. Chi nhánh NHCSXH tỉnh Bắc Ninh và các Hội đoàn thể tỉnh đã ký Văn bản liên tịch số 920/ VBLT-NHCS-HPN-HND- HCCB-ĐTNCSH ngày 16/12/2014.
Những năm ua, được sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, tạo điều kiện giúp đỡ của chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ của NHCSXH tỉnh Bắc Ninh và các Hội, đoàn thể nhận ủy thác ở các cấp, sự đồng thuận tham gia của người nghèo và các đối tượng chính sách khác, hoạt động cho vay của NHCSXH đã đạt được những kết quả quan trọng góp phần cùng với
NHCSXH và chính quyền địa phương thực hiện tốt chương trình uốc gia về giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội, an ninh trật tự xã hội và xây dựng nông thôn mới.
Mặc dù đạt được những kết uả nêu trên, nhưng trong uá trình tổ chức thực hiện cho vay ủy thác của NHCSXH tỉnh Bắc Ninh, còn một số nơi Hội, đoàn thể chưa thực hiện tốt các nội dung công việc được ủy thác theo uy định, có thể nêu một số hạn chế thiếu sót chính như sau:Công tác tuyên truyền về các chủ trương, chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ, uy định của NHCSXH ở một số nơi còn chưa kịp thời; Khâu chỉ đạo, uản lý hoạt động của Tổ TK&VV ở một số địa phương còn xem nhẹ, chất lượng cán bộ Tổ TK&VV có nơi chưa đáp ứng yêu cầu…
Với đề tài “Phát triển cho vay ủy thác thông qua các tổ chức Hội, đoàn thể tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh”, luận văn sẽ nghiên cứu và đề cập đến các vấn đề về cho vay theo phương thức ủy thác, đồng thời phân tích thực tế công tác phát triển cho vay theo phương thức ủy thác thông qua các Tổ chức Hội, đoàn thể tại một địa phương, cụ thể là tỉnh Bắc Ninh. Hơn thế, đề tài còn đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy hiệu quả của công tác phát triển cho vay theo phương thức ủy thác qua các Hội, đoàn thể ở NHCSXH tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới.
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan
Vấn đề xóa đói, giảm nghèo và chương trình tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác đã được nhiều người nghiên cứu trên phạm vi cả nước c ng như ở từng địa phương. Trong số các công trình đã công bố, liên quan trực tiếp đến nội dung đề tài có các công trình tiêu biểu sau:
- “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam” (2015), của TS. Nguyễn Văn Đức, Luận văn Thạc sỹ Kinh tế, Đại học Thương mại, Hà Nội. Luận văn nghiên cứu về vấn đề giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam.
- “Nâng cao chất lượng tín dụng chính sách tại chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Trị” (2019), luận văn Thạc sỹ Kinh tế của Phạm Thị Lệ Ninh. Trong công trình này tác giả đã nghiên cứu lý luận về chất lượng tín dụng chính sách của Ngân hàng CSXH, phân tích đánh giá chất lượng tín dụng chính sách của chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh Quảng Trị, từ đó đưa ra những đề xuất giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng chính sách ở chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh Quảng Trị tại chi nhánh.
- “Nâng cao chất lượng cho vay học sinh sinh viên tại chi nhánh Ngân hàng CSXH thành phố Hà Nội” (2019), luận văn thạc sỹ của Đỗ Thị Thủy, bảo vệ tại Trường Đại học Kinh doanh và công nghệ. Theo luận văn này tín dụng đối với HSSV có hoàn cảnh khó khăn trong thời gian theo học tại các trường chuyên nghiệp và dạy nghề là rất quan trọng, đối tượng HSSV được vay tại Ngân hàng CSXH Việt Nam nói chung và chi nhánh Hà Nội nói riêng hiện nay phải là những HSSV có hoàn cảnh khó khăn. Đã là những hộ gia đình khó khăn, việc thu hồi vốn của những đối tượng này c ng gặp khó khăn.
- “Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thanh Hóa” (2020), luận văn Thạc sỹ Kinh tế của Lê Thị Thúy Nga. Trong công trình này, tác giả đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về đói nghèo, tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Phân tích đánh giá thực trạng và hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác tại Ngân hàng CSXH tỉnh Thanh Hóa, đồng thời đề xuất một hệ thống giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác tại Ngân hàng CSXH tỉnh Thanh Hóa.
Mặc dù có rất nhiều công trình nghiên cứu liên uan đến cho vay của Ngân hàng CSXH từ Trung ương đến các địa phương, tuy nhiên có rất ít những công trình nghiên cứu liên uan đến mảng cho vay theo phương thức ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội và đặc biệt là qua tổ chức Hội, đoàn thể tại tỉnh Bắc Ninh, vẫn còn phải rất quan tâm, nhất là với tư cách một luận
văn thạc sỹ. Còn rất nhiều khoảng trống mà tôi cần nghiên cứu như tổng lượng vốn nhận ủy thác và doanh số cho người nghèo vay theo phương thức ủy thác ngày càng giảm, số lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác vay qua từng năm giảm, tỷ lệ nợ quá hạn chung của toàn tỉnh có xu hướng giảm rất ít, chất lượng hoạt động của các Tổ TK&VV ngày càng yếu,...
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn
Trên cơ sở hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển cho vay của Ngân hàng CSXH Việt Nam theo phương thức ủy thác và phân tích thực trạng phát triển cho vay ủy thác thông qua Tổ chức Hội, đoàn thể tại NHCSXH tỉnh Bắc Ninh, luận văn nhằm hướng tới mục đích đề xuất những giải pháp để phát triển cho vay qua ủy thác các Tổ chức Hội, đoàn thể tại tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới.
Câu hỏi nghiên cứu của đề tài là: Thực trạng phát triển cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội theo phương thức ủy thác qua Tổ chức Hội, đoàn thể tỉnh Bắc Ninh hiện nay ra sao? Tổ chức Hội, đoàn thể tỉnh Bắc Ninh cần phải làm gì để tăng cường phát triển cho vay theo phương thức ủy thác?
Để giải quyết các câu hỏi nghiên cứu trên có vai trò quan trọng cả về mặt lý luận và thực tiễn góp phần tìm hiểu các nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác phát triển cho vay theo phương thức ủy thác đồng thời đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao công tác phát triển cho vay theo phương thức ủy thác tại Tổ chức Hội, đoàn thể tỉnh Bắc Ninh.
3.2. Nhiệm vụ đặt ra đối với luận văn
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam theo phương thức ủy thác.
- Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển cho vay ủy thác thông các tổ chức Hội, đoàn thể tại NHCSXH tỉnh Bắc Ninh.
- Đề xuất những giải pháp nhằm phát triển cho vay ủy thác thông qua các tổ chức Hội, đoàn thể tại NHCSXH tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển cho vay ủy thác thông các tổ chức Hội, đoàn thể tại NHCSXH tỉnh Bắc Ninh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: hoạt động phát triển cho vay ủy thác thông các tổ chức Hội, đoàn thể tại NHCSXH tỉnh Bắc Ninh.
- Về thời gian: hoạt động cho vay giai đoạn từ 2018 - 2020. Do đó các thông tin số liệu phản ánh trong đề tài tập trung chủ yếu trong khoảng thời gian từ đầu năm 2018 đến cuối năm 2020 và đề xuất các giải pháp từ nay cho đến các năm tiếp theo.
- Về nội dung: Do giới hạn về năng lực và nguồn tài liệu, luận văn tập trung phân tích về phát triển cho vay của Ngân hàng CSXH theo phương thức ủy thác mà trọng tâm là phát triển cho vay theo phương thức ủy thác qua Tổ chức Hội, đoàn thể tại tỉnh Bắc Ninh cụ thể là uy trình cho vay theo phương thức ủy thác.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1.Phương pháp thu thập thông tin
Thu thập thông tin thứ cấp: Tác giả tiến hành thu thập số liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, cơ cấu tổ chức của tỉnh Hội, tổ chức hoạt động cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác thông qua phương thức ủy thác của Tổ chức Hội, đoàn thể phòng ban tỉnh, huyện, xã từ các báo cáo của tỉnh, huyện, xã.
Số liệu thứ cấp về những nội dung liên uan đến cho vay ua phương thức ủy thác, tín dụng ưu đãi từ NHCSXH… , c ng như các bài viết về tình hình thực hiện chương trình cho vay theo phương thức ủy thác của các tổ chức như Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh tại một số tỉnh thành phố, c ng như ở nước ngoài, các nghiên cứu về chương
trình này được tác giả thu thập qua sách báo tạp chí, Internet, các nghiên cứu của một số tác giả…
Thu thập thông tin sơ cấp: Số liệu này được thu thập được ua điều tra phỏng vấn một số cán bộ Ngân hàng CSXH tỉnh Bắc Ninh, Tổ trưởng và thành viên Tổ Tiết kiệm và vay vốn; cán bộ tỉnh Hội, huyện Hội, Hội xã, các tổ chức đoàn thể tham gia chương trình cụ thể phỏng vấn:
+ 10 cán bộ Ngân hàng CSXH; 15 Tổ trưởng Tổ TK&VV; 15 cán bộ tỉnh Hội Nông dân, Tỉnh Đoàn, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh tỉnh Bắc Ninh.
+ Thời gian phỏng vấn: từ tháng 7 đến tháng 9/2020.
5.2. Phương pháp xử lý số liệu
Trong đề tài nghiên cứu, nguồn số liệu được xử lý bằng chương trình excel trên máy tính.
- Phương pháp phân tích số liệu
Phân tích thống kê: sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối, số bình
uân để phân tích uy mô, cơ cấu, kết quả, hiệu quả mức độ điển hình trong chương trình.
Phương pháp so sánh làm rõ khác biệt của chương trình ua các năm nghiên cứu.
6. Ý nghĩa khoa học của vấn đề nghiên cứu
Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển cho vay qua Tổ chức Hội, đoàn thể tại NHCSXH tỉnh Bắc Ninh; phân tích và đánh giá thực trạng, làm rõ thêm về cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển cho vay của Ngân hàng CSXH theo phương thức ủy thác qua Tổ chức Hội, đoàn thể tỉnh Bắc Ninh.
Đề xuất phương hướng và giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý góp phần nâng cao năng lực phát triển cho vay tín dụng ưu đãi đối với cán bộ Hội các cấp tại Tổ chức Hội, đoàn thể tỉnh Bắc Ninh nhằm giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận tốt hơn và sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng CSXH có hiệu quả hơn.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính luận văn được kết cấu gồm 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển cho vay theo phương thức ủy thác của NHCSXH
Chương 2: Thực trạng phát triển cho vay ủy thác thông qua các tổ chức Hội, đoàn thể của Ngân hàng CSXH tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2018 - 2020.
Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển cho vay ủy thác thông qua các tổ chức hội, đoàn thể tại Ngân hàng CSXH tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030.