Phát triển cho vay sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai - 11


(iii) Hình thức cho vay qua nhóm tổ TKVV như: hội nông dân, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, thông qua các tổ chức tín chấp được lập ra đã tập trung được nguồn khách hàng, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, giảm khối lượng công việc cho cán bộ tín dụng và đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn. Chi nhánh luôn chú trọng đa dạng hóa các loại hình cho vay và vẫn đảm bảo được chất lượng tín dụng. Chi nhánh cũng phối hợp với các tổ chức hội giúp người nghèo và tạo điều kiện cho họ sử dụng vốn vay hợp lý.

(iv) Về đối tượng cho vay: Agribank Văn Bàn cho vay tất cả các đối tượng mà pháp luật không cấm, nhưng trong những năm qua tập trung nhiều vào các ngành nông nghiệp, chăn nuôi và thương mại- dịch vụ, thể hiện ở dư nợ cho vay của hai ngành này chiếm trên 70% dư nợ cho vay SXNN. Ngoài ra Chi nhánh cũng tập trung đầu tư cho vay ngành thủy sản giúp các hộ kịp thời mua các con, giống mới có giá trị kinh tế cao giúp nâng cao hiệu quả kinh tế. Điều này là hoàn toàn phù hợp với đặc điểm kinh tế của địa phương trong giai đoạn hiện tại, cũng như định hướng phát triển kinh tế của huyện trong thời gian này.

(v) Về hiệu quả cho vay của Chi nhánh, qua số liệu về tình hình cho vay 3 năm qua, có thể thấy được công tác cho vay SXNN đã đạt hiệu quả cao, tỷ lệ thu hồi vốn cao, nợ xấu luôn thấp, quy mô và chất lượng của các khoản vay ngày càng được nâng cao, mở rộng. Việc đầu tư vốn vay có hiệu quả cũng giúp cho hoạt động kinh doanh của lĩnh vực nông nghiệp có được lợi nhuận cao, đời sống của nông dân được cải thiện rõ rệt, mức thu nhập bình quân từ SXNN tăng lên góp phần vào việc phát triển kinh tế địa phương

(vi) Trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế xã hội của huyện, định hướng phát triển tín dụng ngân hàng đối với lĩnh vực SXNN của Agribank Văn Bàn, luận văn đã đề xuất các nhóm giải pháp để Agribank Văn Bàn mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng cho vay SXNN nhằm áp dụng yêu cầu kinh doanh và phục vụ tốt hơn cho phát triển kinh tế địa phương.

2. Kiến nghị


2.1. Đối với Chính phủ, các Bộ, ngành

Chính phủ cần có sự chỉ đạo đối với các Bộ, Ngành có liên quan triển khai hướng dẫn thực hiện nghị định 116/2018/NĐ-CP một cách đồng bộ.

Tiếp tục thực hiện các chính sách ưu đãi về thu tiền sử dụng đất, về thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập DN theo tinh thần các Nghị định 98/2018 và Nghị định 57/2018 của chính phủ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 91 trang tài liệu này.

Chính phủ cần có biện pháp nhanh chóng triển khai bảo hiểm NN trên diện rộng theo nội dung của Nghị định 58/2018 ngày 18 tháng 4 năm 2018 về bảo hiểm nông nghiệp.

Có chính sách quản lý hiệu quả giá cả, thị trường tiêu thụ nông sản.

Phát triển cho vay sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai - 11

Thực hiện đồng bộ trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân.

2.2. Đối với UBND tỉnh Lào Cai

Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, chủ trang trại; Phối kết hợp các ngành chức năng để hỗ trợ nông dân trong việc xây dựng các dự án, phương án sản xuất, kinh doanh; Quy hoạch phát triển kinh tế vùng, ngành nghề, cây con... phải mang tính ổn định, bền vững; Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ ở nông thôn; Hình thành và phát triển đồng bộ các loại thị trường giúp người nông dân tiêu thụ được sản phẩm.

2.3. Đối với Agribank

Tăng cường công tác Đào tạo cho đội ngũ nhân viên.

Xây dựng điều kiện, thủ tục cho vay theo hướng tinh giản, phù hợp với năng lực tiếp cận của hộ nông dân.

Cải tiến quy trình cho vay theo hướng chặt chẽ, có sự tham gia của bộ phận thẩm định chuyên nghiệp.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Nguyễn Kim Anh (2008), Rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, Học viện Ngân hàng.

2. Hồng Anh (2015), “Chính sách tín dụng mới phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn”, Báo Nhân dân điện tử.

3. Ngô Thị Minh Châu (2009), Phân tích rủi ro tín dụng của SGD I Ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam, Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

4. Chi cục thống kê huyện Văn Bàn (2017), Niên giám thống kê huyện Văn Bàn năm 2016.

5. Chi cục thống kê huyện Văn Bàn (2018), Niên giám thống kê huyện Văn Bàn năm 2017.

6. Chi cục thống kê huyện Văn Bàn (2019), Niên giám thống kê huyện Văn Bàn năm 2018.

7. Chính phủ (2010), Nghị định số 41/NĐ-CP ngày 12/04/2010 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

8. Chính phủ (2015), Nghị định số 55/NĐ-CP ngày 09/06/2015 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

9. Chính phủ (2018), Nghị định 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;

10. Chính phủ (2018), Nghị định 58/2018/NĐ-CP ngày 18/4/2018 về bảo hiểm nông nghiệp;

11. Chính phủ (2018), Nghị định 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;

12. Chính phủ (2018), Nghị định 109/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 về nông nghiệp hữu cơ;


13. Chính phủ (2018), Nghị định 116/2018/NĐ-CP ngày 07/9/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;

14. Hồ Diệu (2003), Tín dụng Ngân hàng, NXB Thống kê.

15. Phạm Văn Dược, Đặng Kim Cương (2006),Phân tích hoạt động kinh doanh, NXB tổng hợp TP Hồ Chí Minh.

16. Thái văn Đại (2006), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, tủ sách Đại học Cần Thơ.

17. Phí Trọng Hiển (2005), Quản trị rủi ro ngân hàng: Cơ sở lý thuyết, thách thức thực tiễn và giải pháp cho hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí NHNN.

18. Nguyễn Thị Hiền (2013),Hoạt động tín dụng thúc đẩy phát triển SXNNnông thôn Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng.

19. Nguyễn Cao Hoàng (2014), “Để tăng cường tín dụng nông nghiệp, nông thôn của Agribank”, Tạp chí kinh tế và dự báo số 10, Tháng 5/2014.

20. Nguyễn Minh Kiều (2006), Tín dụng và Thẩm định tín dụng ngân hàng, NXB Tài chính.

21. Nguyễn Đại Lai (2005), Những nội dung cơ bản rút ra từ các bài viết trong kỷ yếu hội thảo: “Nâng cao năng lực quản trị rủi ro của các NHTM Việt Nam”, Chuyên đề nghiên cứu trao đổi NHNN.

22. Tô Duy Lâm (2014), “Hiệu quả phát triển tín dụng nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Ngân Hàng, số 5.

23. Nguyễn Thành Nam (2016), “Đánh giá về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn”, Tạp chí Ngân hàng, số 14.

24. Ngân hàng nhà nước Việt Nam, (2016), Tín dụng ngân hàng thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp.


25. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2012), Báo cáo công tác triển khai chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới của Ngành ngân hàng và tình hình thực hiện Nghị định 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

26. Ngân hàng NN&PTNT Văn Bàn, Báo cáo tổng kết năm 2016, 2017, 2018.

27. Lê Thị Tuấn Nghĩa, Phạm Mạnh Hùng (2015), Tín dụng ngân hàng cho khu vực nông nghiệp, nông thôn - thực trạng và một số khuyến nghị”, Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng số 154.

28. Phan Thị Thanh Tâm (2015), Chính sách tín dụng mới phát triển nông nghiệp, nông thôn, Tạp chí Tài chính, số 08 kỳ 1/2016;

29. Nguyễn Văn Tiến (2002), Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, NXB Thống kê Hà Nội.

30. http://thitruongtaichinhtiente.vn/kinh-nghiem-quoc-te-ve-phat-trien- cho-vay-tieu-dung-doi-voi-ho-gia-dinh-o-nong-thon-va-bai-hoc-cho- cac-ngan-hang-thuong-mai-viet-nam-23182.html

31. http://www.baobinhdinh.vn/viewer.aspx?macm=5&macmp=5&mabb= 122299

32. http://baothainguyen.vn/tin-tuc/kinh-te/ho-tro-von-trong-phat-trien- kinh-te-nong-nghiep-nong-thon-264073-108.html

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/10/2023